Phân công lao động nội trợ trong gia đình

Mô hình mà chúng tôi nêu ra để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công việc nội trợ của người phụ nữ đã đề cập đến những biến số phản ảnh xu hướng chuyển đổi của gia đình theo định hướng công nghiệp hóa. Cùng với xu hướng ấy là quan hệ giới đòi hỏi ngày càng bình đẳng hơn giữa vợ và chồng trong các lĩnh vực của đời sống gia đình, kể cả lĩnh vực nội trợ. Hơn nữa, bản chất của công việc nội trợ cũng ngày càng thay đổi nhanh khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang kinh tế thị trường. Khái niệm công việc nội trợ cần được định nghĩa và thao tác chi tiết hơn trong những nghiên cứu có thể so sánh, để dự báo những yếu tố tác động tiềm năng và sự chuyển đổi của mô hình phân công lao động gia đình.

pdf10 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân công lao động nội trợ trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4(72), 2000 43 Phân công lao động nội trợ trong gia đình Vũ Tuấn Huy & Deborah S.Carr1 1. Giới thiệu Đặc tr−ng của phân công vai trò giới truyền thống trong gia đình là ng−ời chồng giữ vai trò trụ cột về kinh tế còn ng−ời vợ làm nội trợ. Trong mô hình đó, cả hai giới đều có quan niệm chung là ng−ời phụ nữ gắn liền với vai trò ng−ời vợ, ng−ời nội trợ. Quan niệm đó cũng cho rằng công việc nội trợ là những hoạt động nhẹ, không căng thẳng, và điều quan trọng hơn là không có giá trị kinh tế. Chủ đề này ít đ−ợc nghiên cứu ngay ở các n−ớc đã phát triển, "Khoảng 20 năm tr−ớc đây, hầu nh− không có nghiên cứu của khoa học xã hội về công việc nội trợ" (Huber và Spitzer 1983). Nh−ng từ khi sự phát triển công nghệ và sản xuất đòi hỏi phụ nữ tham gia ngày càng tăng vào lực l−ợng lao động xã hội và việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt gia đình tăng lên, ngày càng có nhiều nghiên cứu về chủ đề này để hiểu đ−ợc bản chất của sự biến đổi phân công vai trò giới trong gia đình. Các nghiên cứu không chỉ tập trung vào mô hình phân công giữa các thành viên trong các loại hình gia đình khác nhau, mà còn phân tích những hậu quả của phân công lao động nội trợ. Cơ sở cho các nghiên cứu đối với loại hình hộ gia đình đầy đủ là vấn đề bình đẳng giữa vợ và chồng, sự thay đổi việc làm của phụ nữ, sự biến đổi các chức năng của gia đình (Ferree 1990; Thompson 1991). Mặt khác, nghiên cứu hoạt động nội trợ trong các hộ gia đình thiếu do ch−a kết hôn, ly thân, ly hôn, góa ngày càng tăng để hiểu đ−ợc tình trạng hôn nhân ảnh h−ởng nh− thế nào đến việc thực hiện các hoạt động này (Scott J. South và Glenna Spitze, 1994). Mặc dù các nhà nghiên cứu có ý kiến khác nhau về ý nghĩa của sự biến đổi trong mô hình phân công lao động nội trợ trong gia đình, bản chất của sự chuyển đổi gần đây là rõ ràng. Phụ nữ vẫn là ng−ời chủ yếu làm các công việc nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên, so với quá khứ họ làm ít hơn và nam giới phần nào chia sẻ với phụ nữ trong các hoạt động này. Các nhà xã hội học cố gắng giải thích sự biến đổi của phân công lao động gia đình từ nhiều quan điểm. Lý thuyết nguồn lực tập trung vào khía cạnh kinh tế với những yếu tố ảnh h−ởng nh− học vấn, thu nhập, uy tín nghề nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu đều đ−a đến kết quả đồng nhất: khoảng cách thu nhập giữa ng−ời vợ và ng−ời chồng càng nhỏ thì phân công lao động nội trợ giữa vợ và chồng càng bình đẳng (Blair và Lichter 1991, Kamo 1994, Shelton và John 1993). Từ quan điểm giới, định h−ớng tâm thế của vợ chồng càng bình đẳng thì phân công lao động nội trợ trong gia đình cũng bình đẳng hơn. ảnh h−ởng của yếu tố này đến phụ nữ mạnh hơn đối với nam giới (Brayfield 1992), mặc dù mối liên kết giữa tâm thế và công việc nội trợ th−ờng là yếu. 1 PGS. TS. Deborah S. Carr, Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Đại học Michigan, Mỹ. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Phân công lao động nội trợ trong gia đình 44 ở Việt Nam, nghiên cứu công việc nội trợ cũng đã đ−ợc đặt ra. Trong giai đoạn nền kinh tế bao cấp, nghiên cứu mối quan hệ giữa nội trợ gia đình và nội trợ xã hội nhằm hoàn thiện tổ chức mạng l−ới th−ơng nghiệp dịch vụ ở khu vực đô thị. “Về mặt kinh tế xã hội, giải quyết vấn đề các công việc nội trợ bằng cách động viên sự tham gia của nam giới là cần thiết, song rõ ràng không thể là h−ớng đi chủ yếu và có tính chất quyết định. H−ớng đi chủ yếu và có tính chất quyết định ở đây là phải tạo điều kiện để rút ngắn và giảm nhẹ lao động nội trợ thay thế dần lao động này bằng những hình thức do xã hội đảm nhận” (Trịnh Duy Luân, 1983). Nghiên cứu về thực trạng gia đình nông thôn, trong công việc gia đình “Ng−ời phụ nữ vẫn giữ vai trò chủ yếu từ công việc chợ búa, cơm n−ớc giặt giũ, chăm sóc con cái, nhắc nhở con học bài và liên hệ với nhà tr−ờng” (L−u Thị Kim Oanh và Ban nghiên cứu, Trung −ơng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 1990). Nghiên cứu mối quan hệ giữa nghề nghiệp và công việc gia đình ở khu vực công nhân viên chức cho thấy một sự thay đổi tâm thế h−ớng đến công việc nội trợ. “Vấn đề đặt ra không phải là cho phụ nữ quay trở về với bếp núc, mà cần giúp chị em có hạnh phúc gia đình, và hạnh phúc trong cống hiến. Điều này đòi hỏi nhà n−ớc phải có chính sách hỗ trợ cho ng−ời phụ nữ trong sản xuất và trong lao động gia đình. Đồng thời tạo những điều kiện để cho nam giới tham gia vào công việc chăm sóc gia đình và con cái (Đỗ Thị Thiệp-Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 1990). Nghiên cứu những tác động của biến đổi kinh tế - xã hội đến đời sống gia đình, đời sống hôn nhân cho thấy quan hệ bất bình đẳng về phân công vai trò giới, nhất là trong lĩnh vực truyền thống của đời sống gia đình là hoạt động nội trợ. “Ng−ời phụ nữ muốn ng−ời chồng tham gia nhiều hơn vào những công việc nội trợ trong gia đình, mặc dù họ hiểu một thực tế rằng những công việc nh− vậy không đ−ợc đánh giá cao: những chuẩn mực không đi theo những gì đ−ợc quan niệm theo họ là lý t−ởng (Magali và Vũ Tuấn Huy, 1995). Các hoạt động nội trợ trở thành vấn đề quan tâm khi đặt gia đình trong khung cảnh của biến đổi xã hội, sự biến đổi chức năng của gia đình trong mối quan hệ với các thiết chế xã hội khác, vấn đề bình đẳng giới. Trong phân công lao động nội trợ hiện nay, ng−ời vợ vẫn là ng−ời đảm nhiệm chính, tuy nhiên giải thích cho hiện t−ợng này ở Việt Nam vẫn còn thiếu những chứng minh bằng số liệu thực nghiệm. Mục đích của bài viết này nhằm tìm hiểu những yếu tố nào tác động đến vai trò nội trợ của ng−ời phụ nữ trong gia đình. 2. Số liệu và ph−ơng pháp 2.1 Khung lý thuyết Mô hình chi phí đ−ợc sử dụng rộng rãi trong kinh tế học với luận điểm cơ bản là ng−ời phụ nữ làm các công việc nội trợ trong gia đình và ng−ời nam giới lao động kiếm sống ở bên ngoài gia đình thì sẽ hợp lý hơn vì thu nhập của nam giới th−ờng cao hơn phụ nữ đối với cùng công việc. Nếu ng−ời đàn ông làm những công việc nội trợ thay cho những công việc đ−ợc trả l−ơng thì thu nhập của gia đình sẽ bị giảm so với việc ng−ời phụ nữ không tham gia lực l−ợng lao động để đảm nhận các trách nhiệm gia đình. Tuy nhiên, nếu luận điểm này là đúng, làm sao chúng ta có thể hiểu đ−ợc tỷ lệ lớn phụ nữ tham gia sản xuất của hộ gia đình sau khi kiểm soát các biến số ảnh h−ởng tiềm năng đến thu nhập của phụ nữ nh− học vấn, nghề nghiệp. Chúng ta có thể đặt ra hai cách giải thích, mà cả hai cách này đều liên quan đến xã hội hóa vai trò giới. Một mặt, phụ nữ thích các công việc nội trợ. Mặt khác, phụ nữ có thể chịu những sức ép xã hội - từ ng−ời chồng của họ và những ng−ời khác, để làm những công việc này. Nếu tâm thế của phụ nữ h−ớng đến vai trò giới hoặc những quan niệm của họ về Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Vũ Tuấn Huy & Deborah S.Carr 45 hành vi vai trò giới thích hợp là biến số dự báo có ý nghĩa đối với công việc nội trợ, thì chúng ta có thể xem xét tác động của biến đổi xã hội và vai trò của phụ nữ theo những h−ớng mới. Một số vấn đề quan tâm đ−ợc đặt ra trong bài viết này: Khi phụ nữ đạt đ−ợc sự bình đẳng hơn về kinh tế và học vấn, liệu phân công lao động trong gia đình giữa vợ và chồng có trở nên bình đẳng hơn? Hoặc cần phải có sự chuyển đổi tâm thế nào nếu muốn đạt đến sự phân công lao động bình đẳng trong gia đình? Phải chăng các biến số dự báo cho phân công lao động trong gia đình khác nhau giữa các nhóm tuổi khác nhau? 2.2 Số liệu Bài viết này dựa trên nguồn số liệu từ cuộc nghiên cứu đề tài cấp Bộ “Biến đổi cơ cấu gia đình và vai trò giới” đ−ợc tiến hành tháng 7/1997 tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Dung l−ợng mẫu nghiên cứu là 500 hộ gia đình, trong đó chọn 200 hộ gia đình tại một ph−ờng ở khu vực đô thị và 300 hộ gia đình ở một xã thuộc khu vực nông thôn. Trong mỗi khu vực này, một danh sách các hộ gia đình dựa trên đăng ký nhân khẩu đ−ợc liệt kê. Các hộ gia đình đ−ợc chọn ngẫu nhiên vào trong mẫu từ danh sách này. Với mục đích nghiên cứu là tìm hiểu sự biến đổi vai trò giới, tiêu chuẩn chọn mẫu là hộ gia đình có đầy đủ cả vợ và chồng, và ng−ời vợ trong độ tuổi sinh đẻ. 2.3 Đo l−ờng và các biến số Biến số độc lập: Đây là biến số liên tục đ−ợc mã hóa từ 1 đến 6 để chỉ số công việc nội trợ mà ng−ời vợ làm là chủ yếu. Để đo l−ờng biến số này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: "Trong hộ gia đình của chị, ai là ng−ời th−ờng xuyên làm những công việc sau đây: (1) Nấu ăn; (2) Giặt giũ; (3) Mua thức ăn hàng ngày; (4) Dọn dẹp nhà cửa; (5) giúp con cái học hành ở nhà; và (6) Chăm sóc con cái. Các ph−ơng án trả lời đ−ợc phân loại nh− sau:” Vợ, chồng, con trai, con gái, ông bà”. Mỗi ng−ời trả lời chỉ chọn một trong các ph−ơng án phân loại nêu trên. Trong phân tích b−ớc đầu, chúng tôi cố gắng tập trung vào các công việc cụ thể. Tuy nhiên, phân bố của các câu trả lời có độ lệch. Ví dụ, 95% phụ nữ nói rằng họ là ng−ời th−ờng mua thức ăn hàng ngày, trong khi 87% phụ nữ là ng−ời nấu ăn hàng ngày. Để đo l−ờng biến số này, chúng tôi đã tạo ra một thang đo chỉ tổng số công việc mà ng−ời vợ làm là chủ yếu. Biến số phụ thuộc: Các biến số dự báo đáng quan tâm trong bài viết này là các biến số nhân khẩu học nh− nhóm sinh, những biến số đặc tr−ng về vốn con ng−ời nh− học vấn, nghề nghiệp, những đặc điểm liên quan đến con cái nh− giới tính, tuổi, tình trạng việc làm của trẻ em, và những tâm thế h−ớng đến vai trò giới trong gia đình. Các biến số này thể hiện 4 mô hình giả thuyết: Yếu tố nhân khẩu học đo bằng biến số nhóm sinh của ng−ời vợ. Phù hợp với mục đích của nghiên cứu này, chỉ có 483 phụ nữ hiện đang có chồng đ−ợc phân tích. Ba nhóm sinh của những phụ nữ này đ−ợc phân loại nh− sau: sinh tr−ớc năm 1960, sinh trong giai đoạn 1960- 1969 và sinh sau năm 1970. Những biến số đo chi phí cơ hội phản ánh những đặc điểm của ng−ời vợ nh− trình độ học vấn, nghề nghiệp và tình trạng việc làm. Trình độ học vấn đ−ợc xây dựng thành biến số phân đôi với hai giá trị: trình độ học vấn thấp (mã 1) và trình độ học vấn cao (mã 0). Học vấn thấp đ−ợc xác định là từ phổ thông trung học trở xuống và trình độ học vấn cao là từ Cao đẳng và Đại học trở lên. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Phân công lao động nội trợ trong gia đình 46 Nghề nghiệp của ng−ời trả lời đ−ợc phân loại là làm việc trong doanh nghiệp gia đình nh− nông dân, ng−ời buôn bán, thợ thủ công, hoặc làm việc trong doanh nghiệp nhà n−ớc nh− công nhân, kỹ thuật viên, quản lý. Phân công lao động trong hộ gia đình hầu nh− bị tác động bởi đặc điểm nghề nghiệp của ng−ời vợ và ng−ời chồng. Do không có sự khác nhau đáng kể về nghề nghiệp của ng−ời vợ và ng−ời chồng trong mẫu nghiên cứu này, chúng tôi đã chú ý đến nghề nghiệp của ng−ời vợ với sự hiện diện của ng−ời chồng trong gia đình. Có một số nguyên nhân dẫn đến việc xem xét sự có mặt hoặc vắng mặt của ng−ời chồng trong hộ gia đình. Một mặt, trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa và phát triển của đô thị, đặc biệt là các thành phố lớn đã dẫn đến những dòng di c− từ nông thôn đến thành thị. Trong hoàn cảnh ấy, hộ gia đình sẽ xem xét các chiến l−ợc để cải thiện thu nhập gia đình của họ. Trong mẫu này, một bộ phận hộ gia đình nông dân có ng−ời chồng làm việc xa nhà để kiếm thu nhập. Mặt khác, so sánh trong số các hộ gia đình có sự hiện diện của ng−ời chồng để biết đ−ợc yếu tố này đã ảnh h−ởng nh− thế nào đến những công việc mà ng−ời vợ làm trong gia đình. Vì hầu nh− những hộ gia đình có ng−ời chồng làm việc xa nhà trong mẫu nghiên cứu này đều là những hộ nông nghiệp trong khu vực nông thôn, những hộ gia đình này đ−ợc tách thành hai loại: một loại ng−ời vợ là nông dân với ng−ời chồng có mặt ở nhà, và một loại khác ng−ời vợ là nông dân và ng−ời chồng làm ăn ở xa. Đối với những phụ nữ đã nghỉ h−u, hoặc không tham gia hoạt động sản xuất để kiếm thu nhập, chúng tôi gộp lại làm một loại là những ng−ời không làm việc và kết hợp những thông tin này thành một một biến số tích hợp mới với hai giá trị: Vợ là nông dân có chồng làm ăn xa nhà = 1; Khác = 0 Vợ và nông dân có chồng làm việc ở nhà = 1; Khác = 0 Vợ là buôn bán và thợ thủ công = 1; Khác = 0 Vợ làm trong khu vực nhà n−ớc = 1; Khác = 0 Vợ không làm việc = 1; Khác = 0 Những nguồn trợ giúp khác: Một yếu tố có thể ảnh h−ởng đến mức độ làm các công việc nội trợ của ng−ời phụ nữ là số con. Với giả định rằng có con lớn sẽ giảm công việc nội trợ và có con nhỏ sẽ làm tăng các công việc này. Mặt khác, con trai và con gái có thể làm các công việc nội trợ giúp gia đình khác nhau ngay cả cùng lứa tuổi. Các biến số này đ−ợc đo bằng số con trai, số con gái, số con d−ới 6 tuổi và đây là những biến liên tục. Chúng tôi cũng đ−a vào phân tích thông tin về việc con cái có tham gia các công việc gia đình mà ng−ời trả lời khẳng định (có = 1). Việc tách riêng biến số có con d−ới 6 tuổi với giả định rằng có nhiều con nhỏ ở độ tuổi này sẽ làm tăng công việc nội trợ. Các biến số tâm thế: là những quan niệm và ý kiến của ng−ời trả lời về vai trò của ng−ời vợ trong gia đình. Chúng tôi sử dụng ph−ơng pháp phân tích yếu tố để xây dựng một thang đo tâm thế của phụ nữ h−ớng đến công việc nội trợ và sự thăng tiến xã hội. Những kỳ vọng về phẩm chất của ng−ời vợ đ−ợc xây dựng thành hai biến số. Một biến số liên quan đến những đặc điểm nh−: biết nội trợ giỏi, biết nuôi dạy con cái và đối xử tốt với họ hàng. Với giả định rằng, giá trị trung bình của biến số này càng cao thì định h−ớng đến các hoạt động bên trong gia đình càng mạnh. Một biến số khác là những tâm thế định h−ớng đến học vấn cao, nghề nghiệp có uy tín cao và có địa vị trong xã hội. Điểm số cao trung bình của ng−ời trả lời ở biến số này đ−ợc kỳ vọng là định h−ớng tâm thế mạnh hơn của ng−ời vợ đến các hoạt động ở bên ngoài gia đình. Những đặc điểm này của ng−ời vợ đ−ợc mã hóa là: Rất không quan trọng = 1; Không quan trọng = 2; Quan trọng = 3; và Rất quan trọng = 4. Ng−ời trả lời chọn một trong bốn ph−ơng án trả lời đối với mỗi đặc điểm. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Vũ Tuấn Huy & Deborah S.Carr 47 Khía cạnh khác của biến số tâm thế này đ−ợc đ−a vào trong phân tích là ý kiến của ng−ời vợ về sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc đóng góp vào thu nhập của hộ gia đình- một tâm thế h−ớng đến mô hình hôn nhân hiện đại. Các câu trả lời đối với những đặc điểm này đ−ợc mã hóa nh− sau: Rất không đồng ý = 1; Không đồng ý = 2; Đồng ý = 3; Rất đồng ý = 4. Chiến l−ợc phân tích của chúng tôi là dự báo những yếu tố tác động đến số công việc nội trợ mà ng−ời vợ thực hiện. T−ơng ứng với những biến số độc lập này, có năm mô hình sẽ đ−ợc thử nghiệm. Thứ nhất, mô hình cơ bản bao gồm biến số nhân khẩu học là nhóm tuổi của phụ nữ với nhóm tuổi tham khảo là phụ nữ sinh sau năm 1969. Thứ hai là mô hình chi phí cơ hội đ−ợc bổ sung thêm những biến số nh− học vấn và nghề nghiệp của ng−ời vợ, nhóm tham khảo là những ng−ời vợ có học vấn thấp. Thứ ba là mô hình trợ giúp gia đình với những biến số nh− số con trai, con gái là biến số liên tục. Biến số con cái làm công việc nội trợ với nhóm tham khảo là trẻ em có tham gia vào công việc gia đình. Cuối cùng là các biến số quan niệm và tâm thế về vai trò giới trong gia đình là biến số liên tục đ−ợc đ−a vào để phân tích. 3. Kết quả phân tích Thống kê mô tả cho tất cả các biến số đã phân tích đ−ợc trình bày trong Bảng 1. Trong mẫu này, biến số phụ thuộc mà chúng tôi quan tâm là số công việc nội trợ trung bình ng−ời vợ làm trong gia đình. Kết quả cho thấy rằng ng−ời vợ làm 4,6 công việc trong 6 công việc nội trợ. Điều đó hình nh− phản ánh một thực tế rằng công việc nội trợ là trách nhiệm chủ yếu của ng−ời vợ. Bảng 1: Mô tả các biến số độc lập tác động đến công việc nội trợ mà ng−ời phụ nữ làm trong gia đình Các biến số độc lập Trung bình Ph−ơng sai Số công việc nội trợ do ng−ời vợ làm 4,61 1,4 Vợ sinh tr−ớc năm 1960 (mã = 1) 0,37 0,48 Vợ sinh trong giai đoạn 1960-1969 (mã = 1) 0,39 0,49 Vợ sinh sau năm 1969 (mã = 1) 0,23 0,42 Vợ có học vấn thấp (mã = 1) 0,92 0,27 Hộ nông dân, chồng làm xa nhà (mã = 1) 0,15 0,36 Hộ nông dân, chồng làm việc gần nhà (mã = 1) 0,43 0,49 Vợ làm nghề buôn bán và thủ công (mã = 1) 0,15 0,36 Vợ làm việc trong khu vực nhà n−ớc (mã = 1) 0,21 0,4 Vợ làm nội trợ 0,06 0,25 Số con gái 1,23 1,06 Số con trai 1,23 0,94 Số con d−ới 6 tuổi 0,51 0,5 Con cái làm công việc nội trợ (mã = 1) 0,19 0,39 Điểm số trung bình của tâm thế h−ớng đến các hoạt động bên trong gia đình 3,13 0,32 Điểm số trung bình của tâm thế h−ớng đến các hoạt động bên ngoài gia đình 2,62 0,54 Quan niệm của ng−ời vợ về bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình 2,94 1,21 Số tr−ờng hợp 483 Trong các biến số giải thích, theo cách phân loại học vấn trong mẫu này là 92% phụ nữ thuộc trình độ học vấn thấp. Cơ cấu nghề nghiệp trong mẫu cũng cho thấy rằng hơn một nửa phụ nữ làm nông nghiệp. Trong số những hộ gia đình nông nghiệp này, có khoảng gần một Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Phân công lao động nội trợ trong gia đình 48 phần ba ng−ời chồng đi làm ăn ở xa nhà; 15% hộ gia đình có phụ nữ làm nghề buôn bán nhỏ hoặc thợ thủ công. Đối với những loại hình nghề nghiệp này, hầu hết là loại hình doanh nghiệp gia đình. Chỉ có 21% phụ nữ làm việc trong khu vực nhà n−ớc và hầu hết là ở khu vực đô thị. Số con khá cao với trung bình 3 con trên một hộ gia đình, trong đó khoảng một nửa số hộ gia đình có con nhỏ d−ới 6 tuổi. Không có sự khác biệt về số con trai và con gái trung bình trong mỗi hộ gia đình. Trong quan niệm của ng−ời phụ nữ, những kỳ vọng về vai trò của ng−ời vợ định h−ớng mạnh hơn đến mô hình vai trò giới truyền thống, với điểm số trung bình của thang đo tâm thế h−ớng đến các hoạt động bên trong gia đình là 3,13. Trong khi đó, điểm số trung bình định h−ớng đến các hoạt động bên ngoài gia đình là 2,62 và sự bình đẳng giữa vợ và chồng là 2,94. Bảng 2 trình bày kết quả phân tích hồi quy một số công việc nội trợ do ng−ời vợ thực hiện. Trong mô hình thứ nhất, nhóm tuổi là yếu tố tác động đến vai trò nội trợ của ng−ời vợ. Sự khác nhau giữa nhóm tuổi trẻ nhất và già nhất trong mẫu nghiên cứu này cho thấy ý nghĩa thống kê của biến số tuổi. Đối với những phụ nữ ở nhóm tuổi cao, đặc biệt đối với những phụ nữ sinh tr−ớc những năm 1960, số công việc nội trợ mà họ làm giảm so với những phụ nữ sinh sau năm 1969. Hệ số hồi quy cho thấy rằng, số công việc nội trợ của những phụ nữ ở nhóm tuổi sinh tr−ớc những năm 1960 giảm so với những phụ nữ sinh sau năm 1969 gần một công việc (0,89). Khi biến số học vấn đ−ợc kiểm soát, tác động của biến số tuổi không những vẫn có ý nghĩa thống kê, mà số công việc nội trợ ng−ời vợ đảm nhận vẫn có xu h−ớng giảm khi tuổi tăng lên. Đối với phụ nữ trong nhóm tuổi sinh tr−ớc năm 1960, số công việc ng−ời vợ đảm nhận giảm 0,92 công việc, cao hơn so với khi ch−a có tác động của biến số học vấn. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là ảnh h−ởng của biến số học vấn đến số công việc nội trợ mà ng−ời vợ làm không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này. Mô hình thứ ba đ−a thêm biến số loại hình nghề nghiệp của ng−ời vợ, trong đó những ng−ời phụ nữ không làm việc là loại hình tham khảo. Mặc dù những đặc điểm khác nhau giữa các nghề và sự hiện diện hoặc vắng mặt của ng−ời chồng ở nhà, hiển nhiên rằng những phụ nữ này làm công việc nội trợ ít hơn so với những ng−ời phụ nữ không tham gia hoạt động sản xuất. Trong mô hình này, tác động của biến số tuổi vẫn có ý nghĩa thống kê trong việc giảm số công việc nội trợ mà ng−ời vợ thực hiện. Điều đặc biệt đối với biến số nghề nghiệp của ng−ời vợ, chỉ có loại hình hộ gia đình nông dân có chồng làm việc gần nhà thì ng−ời vợ làm ít công việc nội trợ hơn và có ý nghĩa thống kê khi các biến số tuổi và học vấn đ−ợc kiểm soát. So sánh mức giảm công việc nội trợ của phụ nữ trong các nhóm hộ gia đình có ng−ời vợ làm các nghề khác nh− buôn bán hoặc nghề thủ công, hoặc làm việc trong khu vực nhà n−ớc, hoặc với hộ gia đình nông dân có chồng làm việc ở xa nhà, mức độ giảm này là nh− nhau mặc dù tác động của các biến số này không có ý nghĩa thống kê. Điều đó có thể thấy rằng ng−ời chồng chia sẻ công việc nội trợ là yếu tố quan trọng để giảm công việc nội trợ của ng−ời phụ nữ trong gia đình khi so sánh nghề nghiệp khác nhau của ng−ời vợ. Khi đ−a biến số con cái vào trong mô hình phân tích, điều đáng quan tâm là sự khác nhau giữa các nhóm tuổi không có ý nghĩa đối với công việc nội trợ của phụ nữ. Chỉ có hai biến số tác động đến việc giảm công việc nội trợ của ng−ời vợ là sự tham gia của ng−ời chồng trong loại hình hộ gia đình nông dân có chồng làm việc ở gần nhà và số con gái trong hộ gia Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Vũ Tuấn Huy & Deborah S.Carr 49 đình. Đối với loại hình nghề nghiệp này, sự khác nhau giữa số công việc nội trợ mà ng−ời vợ làm so với những phụ nữ không hoạt động kinh tế đã giảm cả mức độ và ý nghĩa thống kê. Con cái là một nguồn giúp đỡ trong công việc nội trợ, nh−ng mức độ không phải là nh− nhau giữa con trai và con gái. Mặc dù số con trai và số con gái trung bình trong mỗi hộ gia đình của mẫu này là nh− nhau, tuy nhiên có con gái là yếu tố đáng kể trong việc giảm công việc nội trợ của ng−ời vợ trong gia đình. Hơn một nửa số hộ gia đình có con nhỏ d−ói 6 tuổi, nh−ng biến số này không làm tăng đáng kể công việc nội trợ của phụ nữ và không có ý nghĩa thống kê. Bảng 2: Hệ số hồi quy số các công việc nội trợ ng−ời vợ làm và các biến số giải thích khác Các biến số độc lập Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Mô hình 5 Vợ sinh tr−ớc năm 1960 (mã=1) -,89*** -,92*** -,91*** -,24 -,27 (,16) (,16) (,16) (,26) (,26) Vợ sinh giai đoạn1960-1969 (mã=1) -,22 -,23 -,24 8,07E-02 9,92E-02 (,16) (,16) (,16) (,18) (,19) Vợ có học vấn thấp (mã=1) - -,35 -6,88E-02 -2,46E-02 -1,4E-02 - (,22) (,24) (,24) (,24) Hộ nông dân, chồng làm xa nhà (mã=1) - - -,44 -,19 -,24 - - (,29) (,30) (,30) Hộ nông dân, chồng làm gần nhà (mã=1) - - -,92*** -,72** -,77** - - (,26) (,27) (,27) Vợ làm nghề buôn bán và thủ công (mã=1) - - -,44 -,46 -,51 - - (,29) (,29) (,29) Vợ làm việc trong khu vực nhà n−ớc (mã=1) - - -,45 -,50 -,55* - - (,28) (,27) (,27) Số con gái - - - -,23** -,23** - - - (,08) (,08) Số con trai - - - -7,96E-02 -7,41E-02 - - - (,09) (,09) Số con d−ới 6 tuổi - - - ,24 ,23 - - - (,16) (,17) Con cái tham gia công việc nội trợ (mã=1) - - - -,44 -,39* - - - (,18) (,18) Tâm thế h−ớng đến các hoạt động bên trong gia đình - - - - -,24 - - - - (,20) Tâm thế h−ớng đến các hoạt động bên ngoài gia đình - - - - ,13 - - - - (,12) Quan niệm về bình đẳng trong công việc nội trợ - - - - ,11* - - - - (,05) Hằng số 5,027*** 5,361*** 5,725*** 5,519*** 5,626*** R2 0,75 0,113 0,142 0,153 0,167 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Phân công lao động nội trợ trong gia đình 50 Mô hình thứ năm phân tích tác động của các biến số tâm thế đến vai trò nội trợ của ng−ời vợ trong gia đình. Kết quả cho thấy rằng quan niệm của ng−ời vợ về sự bình đẳng trong việc đóng góp thu nhập giữa ng−ời vợ và ng−ời chồng là có ý nghĩa, tuy nhiên yếu tố này làm tăng số công việc nội trợ do ng−ời vợ thực hiện. So với những mô hình tr−ớc đây, số con gái và việc con cái có tham gia vào công việc gia đình đã giảm đáng kể số công việc mà phụ nữ phải đảm nhận. Sự hiện diện của ng−ời chồng trong gia đình nông dân vẫn là yếu tố tác động có ý nghĩa trong việc giảm nhẹ gánh nặng công việc nội trợ cho ng−ời vợ trong gia đình. Hơn nữa, những phụ nữ làm việc trong khu vực nhà n−ớc cũng là yếu tố góp phần giảm số công việc nội trợ trong gia đình. So sánh hệ số quyết định R2 giữa các mô hình để thấy đ−ợc sự khác nhau của các yếu tố tác động đến vai trò nội trợ của ng−ời vợ trong gia đình. Trong những yếu tố ảnh h−ởng, đặc điểm nghề nghiệp của ng−ời vợ là yếu tố đóng góp lớn nhất đến việc giảm công việc nội trợ đối với ng−ời phụ nữ. Thật vậy, khi đ−a các biến số nghề nghiệp, con cái và các biến số tâm thế vào mô hình phân tích, giá trị của R2 tăng lên, nh−ng sự khác biệt của R2 đ−ợc giải thích bởi yếu tố nghề nghiệp và sự tham gia của ng−ời chồng lớn hơn sự khác biệt của R2 đ−ợc giải thích bởi các biến số khác. 4. Thảo luận và kết luận Xét về hình thức, nếu hầu nh− những nhu cầu đ−ợc thỏa mãn ở bên ngoài gia đình là có tính biểu t−ợng thì có lẽ nhiều nhu cầu, trong đó có những nhu cầu cơ bản nhất của con ng−ời đ−ợc thỏa mãn một cách trực tiếp lại chính ở trong khung cảnh gia đình. Là một trong các chức năng của gia đình, công việc nội trợ là những hoạt động nhằm thỏa mãn trực tiếp những nhu cầu của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, nội dung và ý nghĩa của công việc nội trợ cho đến nay đã có những biến đổi. Trong khung cảnh kinh tế Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị tr−ờng, đời sống gia đình có nhiều lĩnh vực đang biến đổi nh− quyền quyết định hôn nhân, dàn xếp nơi ở sau khi kết hôn, chức năng sinh đẻ của gia đình, và ngay trong lĩnh vực nội trợ không phải không có những biến đổi so với mô hình phân công lao động truyền thống là ng−ời chồng trụ cột về kinh tế và ng−ời vợ là nội trợ. Trong mẫu nghiên cứu này, chỉ có 6% ng−ời vợ nói rằng nghề nghiệp của họ là làm nội trợ. Điều đáng quan tâm từ hiện t−ợng này là nếu nh− ng−ời vợ tham gia vào lĩnh vực sản xuất vì nhu cầu của nền sản xuất xã hội, vì sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc đóng góp thu nhập vào hộ gia đình, thì trong lĩnh vực nội trợ cũng cần phải có sự chia sẻ, tuy nhiên tình hình lại không phải hoàn toàn nh− vậy. Kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy rằng, ng−ời vợ vẫn là ng−ời làm chính các công việc nội trợ trong gia đình. Đây là một lĩnh vực của đời sống gia đình thể hiện sự bất bình đẳng giới. Ng−ời phụ nữ gắn liền với vai trò ng−ời vợ, ng−ời mẹ, ng−ời nội trợ trong gia đình. Ng−ời phụ nữ phải chịu gánh nặng kép. Tuy nhiên, h−ớng phân tích của chúng tôi không phân tích ý nghĩa của tình trạng đó, mà đi sâu tìm hiểu những yếu tố nào tác động chủ yếu đến vai trò nội trợ của ng−ời phụ nữ trong gia đình và những hậu quả của sự tác động đó. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy rằng phân công lao động nội trợ trong gia đình bị tác động bởi yếu tố nghề nghiệp của ng−ời vợ và ng−ời chồng không đi làm ăn ở xa nhà. Biến số này phản ánh sự có sẵn về mặt thời gian của ng−ời vợ và ng−ời chồng mà yếu tố Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Vũ Tuấn Huy & Deborah S.Carr 51 này bị chi phối bởi đặc tr−ng nghề nghiệp và tình trạng việc làm của họ. Đối với những hộ gia đình cả hai vợ chồng đều làm nông nghiệp, ng−ời chồng làm việc ở gần nhà thì khả năng chia sẻ công việc nội trợ với ng−ời vợ sẽ tăng lên. Đối với những hộ gia đình phi nông nghiệp, ng−ời vợ làm những nghề khác nh− buôn bán hoặc nghề thủ công, những hộ gia đình cả hai vợ chồng làm việc trong khu vực nhà n−ớc thì yếu tố chồng làm việc gần nhà ảnh h−ởng đến việc giảm công việc nội trợ của ng−ời vợ cũng giống nh− hộ gia đình nông nghiệp có chồng đi làm ăn ở xa. Tuy nhiên, khả năng giảm công việc nội trợ của ng−ời vợ làm việc trong khu vực nhà n−ớc và nghề buôn bán và thủ công tăng lên, trong khi hộ gia đình cả hai vợ chồng làm nông nghiệp lại giảm xuống khi kiểm soát thêm các biến số khác. Hai gợi ý có thể rút ra từ kết quả này. Một là, xu h−ớng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp là một đòi hỏi thực tế khi nền kinh tế đang có sự chuyển đổi theo định h−ớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đó là xu h−ớng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp so với khu vực dịch vụ và công nghiệp, và mặt khác tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực l−ợng lao động xã hội ngoài gia đình tăng lên. Sự phát triển của khu vực dịch vụ sẽ làm giảm công việc nội trợ trong gia đình. Hai là, cùng với xu h−ớng chuyển đổi này, sự tham gia của ng−ời chồng vào công việc nội trợ sẽ là yếu tố quan trọng để giảm gánh nặng nội trợ của ng−ời vợ khi tham gia vào lao động xã hội. Bên cạnh yếu tố nghề nghiệp của ng−ời vợ và sự tham gia của ng−ời chồng, số con cũng là một nguồn làm giảm hoặc tăng công việc nội trợ của ng−ời phụ nữ. Đặc biệt trong nghiên cứu này, kết quả phân tích cho thấy rằng con gái có vai trò quan trọng hơn so với con trai trong việc giảm công việc nội trợ của ng−ời phụ nữ. Tuy nhiên, điều này sẽ đặt ra những vấn đề lớn đối với công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình cũng nh− chức năng xã hội hóa vai trò giới đối với trẻ em. L−u ý rằng trong mẫu nghiên cứu này, hơn một nửa số hộ gia đình có con nhỏ d−ới 6 tuổi. Trong giả thuyết của chúng tôi khi đ−a vào phân tích biến số này với kỳ vọng rằng có nhiều con nhỏ sẽ làm tăng công việc nội trợ của ng−ời phụ nữ. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy cho thấy mức độ tăng không đáng kể và số liệu không hỗ trợ cho giả thuyết này. Trong quan niệm chung của ng−ời phụ nữ, định h−ớng tâm thế h−ớng đến vai trò giới truyền thống khá mạnh. Những phẩm chất đối với ng−ời phụ nữ nh− biết nội trợ giỏi, biết nuôi dạy con cái đ−ợc đánh giá quan trọng hơn đối với những đặc điểm nh− có học vấn cao, nghề nghiệp có uy tín và có địa vị trong xã hội. Hơn nữa, quan niệm về bình đẳng có thể vẫn bị ảnh h−ởng mạnh của mô hình phân công vai trò giới truyền thống. Ng−ời phụ nữ vẫn đánh giá cao vai trò trụ cột kinh tế của ng−ời chồng và bằng lòng với vai trò ng−ời nội trợ. Điều lý thú là trong mô hình hồi quy, tác động của biến số này đã làm tăng công việc nội trợ của ng−ời phụ nữ và có ý nghĩa thống kê. Những tâm thế về vai trò giới đ−ợc hình thành từ rất sớm qua chức năng xã hội hóa của gia đình. Chuyển đổi tâm thế này qua việc nâng cao nhận thức về bình đẳng là điều cần thiết đối với cả phụ nữ và nam giới. Cơ sở cho chuyển biến nhận thức ấy không chỉ là việc tuyên truyền giáo dục, sự chuyển đổi của cơ cấu nghề nghiệp để thu hút nhiều hơn lao động nữ trong lực l−ợng lao động xã hội, mà cả chức năng xã hội hóa vai trò giới trong gia đình ngay từ tuổi ấu thơ; giáo dục trẻ em trai và trẻ em gái tham gia không có sự phân biệt trong các công việc gia đình. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Phân công lao động nội trợ trong gia đình 52 Mô hình mà chúng tôi nêu ra để phân tích những yếu tố ảnh h−ởng đến công việc nội trợ của ng−ời phụ nữ đã đề cập đến những biến số phản ảnh xu h−ớng chuyển đổi của gia đình theo định h−ớng công nghiệp hóa. Cùng với xu h−ớng ấy là quan hệ giới đòi hỏi ngày càng bình đẳng hơn giữa vợ và chồng trong các lĩnh vực của đời sống gia đình, kể cả lĩnh vực nội trợ. Hơn nữa, bản chất của công việc nội trợ cũng ngày càng thay đổi nhanh khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang kinh tế thị tr−ờng. Khái niệm công việc nội trợ cần đ−ợc định nghĩa và thao tác chi tiết hơn trong những nghiên cứu có thể so sánh, để dự báo những yếu tố tác động tiềm năng và sự chuyển đổi của mô hình phân công lao động gia đình. Tài liệu tham khảo: 1. Trịnh Duy Luân. Công việc nội trợ và màng l−ới dịch vụ ở Hà Nội. Tạp chí Xã hội học số 3/1983. 2. Ng−ời phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội-1991. 3. Tác động của biến đổi kinh tế-xã hội đến một số khía cạnh của gia đình Việt Nam, nghiên cứu tr−ờng hợp tỉnh Thái Bình. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội-1996. 4. Christpher Carlson, Perspectives on the Family- History, class and Feminism. Wadsworth Publishing Company, 1990. 5. J. Ross Eshleman, the family, An Introduction. Allyn and Bacon Inc, 1988. 6. Scott J. South & Glenna Spitze, Housework in marital and nonmarital households, American Sociological Review, 1994, Vol, 59. Trao đổi với ng−ời dân trong ch−ơng trình nghiên cứu “Tìm hiểu nhận thức về hành vi tình dục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” tại xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, tháng 5/2000, do tổ chức UNAIDS phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và T− vấn về Phát triển thực hiện. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_cong_lao_dong_noi_tro_trong_gia_dinh.pdf
Tài liệu liên quan