Ô nhiễm do rác thải đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh: Nguyên nhân và giải pháp

MỤC LỤC Phần 1: Giới thiệu chung 2 Phần 2: Phương pháp phân tích 5 2.1 Khu vực thành phố Hồ Chí Minh 5 2.2 Hệ thống quản lý rác thải 5 2.3 Hệ thống thu gom và quản lý rác tại thành phố 7 2.3.1 Các giai đoạn thu gom và quản lý rác 7 2.3.2 Định nghĩa hệ thống và các chỉ tiêu 11 Phần 3: Tác động của rác thải đến môi trường 12 3.1 Ô nhiễm mùi 12 3.2 Mỹ quan đô thị 14 3.3 Vấn đề dịch bệnh 15 Phần 4: Các phương pháp làm giảm ảnh hưởng đến môi trường 17 4.1 Giải pháp để giảm thiểu dịch bệnh lây lan 17 4.1.1 Giải pháp về công nghệ 17 4.1.2 Giải pháp về quản lý 18 4.2 Phương pháp làm giảm mùi hôi của rác thải 18 4.3 Giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của rác đến mỹ quan đô thị 20 4.3.1 Nhà Nước 20 4.3.2 Nhân dân 21 Phần 5 Kết luận 22 Tài liệu tham khảo 23

doc25 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2716 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ô nhiễm do rác thải đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh: Nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – & — Đề Tài: Ô NHIỄM DO RÁC THẢI ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYÊN NHÂN & GIẢI PHÁP GVHD: PHẠM THỊ ANH SVTH: LÊ THỊ LỆ THU NG. LÊ PHƯƠNG UYÊN HUỲNH THỊ MĨ TRANG HỒ NGỌC TOÀN NGUYỄN TIẾN THÀNH VÕ THỊ HẢI YẾN VŨ THỊ BÍCH NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 05 năm 2010 MỤC LỤC Phần 1: Giới thiệu chung 2 Phần 2: Phương pháp phân tích 5 2.1 Khu vực thành phố Hồ Chí Minh 5 2.2 Hệ thống quản lý rác thải 5 2.3 Hệ thống thu gom và quản lý rác tại thành phố 7 2.3.1 Các giai đoạn thu gom và quản lý rác 7 2.3.2 Định nghĩa hệ thống và các chỉ tiêu 11 Phần 3: Tác động của rác thải đến môi trường 12 3.1 Ô nhiễm mùi 12 3.2 Mỹ quan đô thị 14 3.3 Vấn đề dịch bệnh 15 Phần 4: Các phương pháp làm giảm ảnh hưởng đến môi trường 17 4.1 Giải pháp để giảm thiểu dịch bệnh lây lan 17 4.1.1 Giải pháp về công nghệ 17 4.1.2 Giải pháp về quản lý 18 4.2 Phương pháp làm giảm mùi hôi của rác thải 18 4.3 Giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của rác đến mỹ quan đô thị 20 4.3.1 Nhà Nước 20 4.3.2 Nhân dân 21 Phần 5 Kết luận 22 Tài liệu tham khảo 23 Phần 1 Giới thiệu chung Môi trường sống hiện nay trên trái đất đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Từ các hoạt động sống của con người, hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông… chủ yếu là ở các đô thị phát triển đã sinh ra các chất gây ô nhiễm môi trường và tàn phá các hệ sinh thái tự nhiên, trong đó lượng rác thải tăng lên quá nhanh và ngày càng mang tính chất độc hại là một trong những nguyên nhân chính gây nên những hậu quả đó. Các thành phố trên thế giới đang đối mặt với một sự tăng trưởng dân số nhanh chóng, tăng trưởng GDP và kết quả là tăng số lượng các thứ khác, trong đó có số lượng chất thải. Do lối sống khác nhau và mô hình tiêu dùng, chất lượng và thành phần chất thải đã được đa dạng hơn và thay đổi. Công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế đã sản xuất số lượng chất thải nhiều hơn, bao gồm cả chất thải nguy hại và độc hại. Theo số liệu toàn cầu đối với chất thải đô thị có nhiều thành phần khác nhau. Chất thải rắn đô thị (MSW) nói chung chiếm khoảng 14-20 phần trăm của tất cả các chất thải phát sinh trên toàn thế giới, với các loại chất thải khác bao gồm xây dựng và chất thải phá hủy (30%), sản xuất (20%), khai thác mỏ và khai thác đá (23%), và các nguồn khác . (Urban Environmental Management, 2003) Việt Nam là một nước đang phát triển, các ngành công nghiệp, dịch vụ và các hoạt động kinh tế đang trong thời kì phát triển nhanh chóng. Một trong những đô thị phát triển bậc nhất của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (HCM CityWeb).Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ (Vietmark, 2009). Đồng nghĩa với việc phát triển về kinh tế thì thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp phải những vấn đề ô nhiễm môi trường, và một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm là số lượng rác thải tăng lên quá nhanh mà chưa có những biện pháp xử lý triệt để. Tuy thành phố có một nền công nghiệp phát triển nhưng công nghệ lại lạc hậu so với thế giới, hiệu suất sản xuất không cao mà còn sinh ra lượng chất thải nhiều hơn. Thực tế cho thấy, các chất thải công nghiệp hầu hết là không được xử lý nếu có chỉ là một số lượng nhỏ, không kể các chất thải độc hại chỉ được xử lý một cách đơn nhất là lưu trữ an toàn chứ chưa được xử lý hoàn toàn. Đối với các đô thị thì dân số quá đông là một đặc trưng và ở thành phố Hồ Chí Minh cũng không là ngoại lệ, dân số tập trung tại các đây quá lớn, các hoạt động sống hàng ngày đã sinh ra lượng rác thải sinh hoạt vượt khả năng thu gom và công suất các công trình xử lý của thành phố. Thêm vào đó là việc quản lý rác thải chưa được thực hiện triệt để và quá lỏng lẻo của chính quyền. Hiện tượng rác thải không được thu gom hết; không thu gom thường xuyên; ô nhiễm tại nơi tập kết rác, bãi chôn lấp; rơi vãi rác trên đường vận chuyển gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân… là hiện trạng đang diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc rác chất đống do không được thu gôm trên các con đường và tại các khu dân cư gây mùi hôi thối, thu hút ruồi, muỗi, gián…không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh mà còn làm mất đi vẻ mĩ quan của đô thị. Ngoài ra, rác và nước rỉ rác bị rơi vãi trên đường vận chuyển do phương tiện vận chuyển quá lạc hậu cũng gây mất đi vẻ mĩ quan của đô thị. Hiện nay, ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển có trình độ khoa học kĩ thuật còn thấp nên việc xử lý rác thải chủ yếu là bằng phương pháp chôn lấp. Cho đến thời điểm này, ở TP HCM chỉ còn 2 bãi rác hoạt động: Phước Hiệp (huyện Củ Chi) và Đa Phước (huyện Bình Chánh); còn 2 bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) và Gò Cát (quận Bình Tân) đã đóng cửa, không tiếp nhận rác nữa; do đó toàn bộ hơn 6.800 tấn rác thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày được đưa về 2 bãi rác Phước Hiệp và Đa Phước xử lý. Tuy nhiên, với việc rác thải tăng nhanh như hiện nay đã gây ra tình trạng quá tải ở các bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân xung quanh. Rác thải được chôn lấp ngoài trời nhưng không được che lấp cẩn thận và không có các công trình thu gom khí từ quá trình phân hủy rác thải, đã làm thất thoát một lượng khí khổng lồ ra ngoài môi trường. Mà thành phần chính của hỗn hợp khí này là khí CH4, một loại khí góp phần gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, vì đây là một vấn đề chưa nêu bật nên được những tác động trực tiếp của rác thải đến cuộc sống hàng ngày của con người mà còn mang tính chất ảnh hưởng lâu dài, nên vấn đề này nằm ngoài biên giới hệ thống của chúng ta. Trong bài viết này thêm vào một số những nghiên cứu gần đây về những tác động đến môi trường của quá trình ô nhiễm do rác thải gây ra ở các đô thị ở các nước đang phát triển, cung cấp các phân tích hệ thống về các tác động của việc gia tăng và ô nhiễm rác thải ở các đô thị lớn của các nước đang phát triển. Các mục tiêu cụ thể của bài viết là phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm mùi, sự tích lũy ô nhiễm, lây lan dịch bệnh từ rác thải và ảnh hưởng của việc quản lý rác thải kém đến vẻ đẹp mĩ quan của một đô thị. Để thực hiện mục đích này chúng ta tập trung chú ý vào khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện điển hình về tự nhiên và xã hội của một đô thị ở một quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 2 phần. Đầu tiên, chúng tôi thực hiện phân tích hệ thống về hoạt động quản lý rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một khu vực đô thị phát triển của Việt Nam và là nơi có lượng rác thải thải ra hàng ngày lên đến 6.800 tấn/ngày, thuộc vào hàng cao nhất nước (báo Người Lao Động, 2007). Thứ hai, chúng tôi mở rộng phân tích hệ thống bằng việc xác định các yếu tố để làm giảm các tác động môi trường do rác thải gây ra. Chúng tôi tập trung vào các yếu tố mà đều áp dụng được cho những khu vực khác nhau ở Việt Nam hoặc ở những nơi mà có tiềm năng áp dụng cho các kinh nghiệm đó ở các quốc gia khác với hoạt động qunar lý rác thải và có khả năng tương thích với pháp luật nhà nước đó. Phần 2 Phương pháp phân tích Khu vực thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh nằm nam ở phía nam Việt Nam với toạ độ địa lý khoảng 10 0 10' – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22' – 106 054 ' kinh độ đông (hochiminhcity). Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Với dân số là 7.123.340 người (2009), hàng ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra 6.800 tấn rác thải, lượng rác thải này đã vượt quá khả năng xử lý của các bãi chôn lấp ở thành phố. Ngoài ra, lượng rác thải quá lớn nhưng việc quản lý rác thải ở còn yếu kém, phương tiện vận chuyển thô sơ và không đủ số lượng đã xảy ra tình trạng làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đô thị của thành phố. Rác thải ở các khu dân cư không được thu gom, nằm chất đống trên các vỉa hè, bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh. Vấn đề là lượng rác thải ngày càng gia tăng nhưng quá trình thu gom, vận chuyển rác chưa được quản lý và vận hành tốt nên rác thải luôn bị tồn đọng, không thu gom hết và bị rơi vãi trên đường vận chuyển. Quá trình rác bị rơi vãi đã làm ô nhiễm đường phố, phân tán các vi sinh vật gây bệnh có trong rác vào môi trường xung quanh. 2.2 Hệ thống quản lý rác thải Các tiêu điểm phân tích trong quá trình quản lý rác thải đô thị đặc biệt chú ý đến các hoạt động lưu trữ, thu gom, vận chuyển và xử lý. Hoạt động lưu trữ rác tại nhà bao gồm việc tích lũy rác lâu ngày. Hoạt động thu gom bao gồm việc tho gom rác thải tại các khu dân cư, tại nơi công cộng và đưa rác về trạm trung chuyển. Hoạt động trung chuyển gồm việc tập kết rác tập trung và lưu trữ rác tại nơi tập kết. Và cuối cùng là quá trình vận chuyển rác về nơi xử lý, tại nơi xử lý rác thải sẽ được xử lý bằng phương pháp đốt, chôn lấp và tái chế. Một số qui trình trong việc quản lý rác thải đô thị này ẩn chứa các tác động đến môi trường, trong đó chúng ta tập trung vào các quá trình lưu trữ, thu gom, vận chuyển. Qui trình nghiên cứu ở đây được biểu diễn trong hình 2. Bảng: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2006) STT Quận/Huyện Lao động thu công (người) Công lập Dân lập 1 Quận 1 270 73 2 Quận 2 30 50 3 Quận 3 131 370 4 Quận 4 68 130 5 Quận 5 140 200 6 Quận 6 158 185 7 Quận 7 86 120 8 Quận 8 150 125 9 Quận 9 33 160 10 Quận 10 136 140 11 Quận 11 100 250 12 Quận 12 32 110 13 Quận Phú Nhuận 96 288 14 Quận Bình Thạnh 236 220 15 Quận Tân Bình 325 464 16 Quận Tân Phú 96 130 17 Quận Thủ Đức 32 115 18 Quận Bình Tân 120 95 19 Quận Gò Vấp 74 165 20 Huyện Hóc Môn 23 40 21 Huyện Nhà Bè 30 85 22 Huyện Bình Chánh 96 215 23 Huyện Củ Chi 60 50 24 Huyện Cần Giờ 19 - Tổng cộng 2.541 3.780 Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập. - Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ công ích của các Quận. Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác. Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị để vận chuyển rác trên địa bàn. - Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình. Rác dân lập chịu trách nhiệm quét dọn rác trong các ngỏ hẻm, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc đường hoặc bô rác trung chuyển và chuyển giao rác cho các đơn vị vận chuyển rác.(ThS.Trần Nhật Nguyên) Sau đó, rác được chuyển dến các trạm trung chuyển rác tập trung, được lưu trữ ở đó. Sau khi rác được thu gom về trạm xong trong một ngày sẽ được tiếp tục vận chuyển về nơi xử lý là các bãi chôn lấp Phước Hiệp (huyện Củ Chi) và Đa Phước (huyện Bình Chánh). 2.3 Hệ thống thu gom và quản lý rác tại thành phố 2.3.1 Các giai đoạn thu gom và quản lý rác Các tiêu điểm phân tích trong qui trình thu gom quản lý rác ở đô thị là việc đặc biệt chú ý đến các giai đoạn lưu trữ rác tại nhà, việc thu gom và các quá trình vận chuyển đến nơi xử lý. Hiện tại, các hộ gia đình lưu trữ rác tại nhà bằng cách sử dụng các thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, kim loại hoặc tre nứa, tập trung vào các loại như thùng nhựa có nắp đậy, xô, thùng sơn không có nắp đậy, sọt, cần xé bằng tre nứa. Loại thùng chứa thường không đồng nhất tại từng khu dân cư. Dung tích thay đổi từ 15 – 25 lít đối với các hộ gia đình không kinh doanh buôn bán. Đối với các hộ có kinh doanh buôn bán (thực phẩm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp) thì dung tích thùng lớn hơn. Các thiết bị lưu chứa này thường được đặt phổ biến ở trong nhà hoặc đưa ra trước cửa đem ra để trước nhà vào buổi sáng chờ xe thu gom, do đó làm mất mỹ quan khu phố, cũng như góp phần nhân rộng môi trường lan truyền dịch bệnh (Nguyên, Hệ thống lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh). Quy trình thu gom của lực lượng thu gom công lập - Quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng, công nhân đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở một bên tuyến đường sau đó quay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp. Nếu tuyến thu gom có một người thì người công nhân có thể đẩy từ 1 tới 2 thùng 660L, tuyến có 2 người có thể đẩy từ 2-3 thùng 660L đến khoảng giữa tuyến đường, đẩy từng thùng đi thu gom rác hộ dân dọc theo 2 bên đường đến khi đầy, sau đó đẩy các thùng đến điểm hẹn. - Quy trình thu gom cơ giới: Một xe lam chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyến được quy định trước, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy, chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định. - Đối với các khu vực phát sinh chất thải lớn: Công ty cho xe tới thu gom một hoặc vài cơ sở vào ngày thoả thuận trước rồi vận chuyển về trạm trung chuyển để xe lớn vận chuyển đi bãi chôn lấp. Quy trình thu gom của lực lượng dân lập Lực lượng rác dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hay theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải rắn có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó, một số rác dân lập đẩy xe (thùng) đến điểm hẹn đổ vào xe cơ giới theo giờ quy định của đơn vị vận chuyển, một số khác đến đổ rác trực tiếp tại bô rác gần nhất. Tại các điểm hẹn, chất thải rắn từ xe đẩy tay sẽ được đưa lên các xe ép nhỏ (2-4 tấn) và đưa về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn) tiếp nhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp. (ThS.Trần Nhật Nguyên Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh) Việc thu gom được tiến hành thủ công hay cơ giới tuỳ vào khả năng kinh tế và mức độ phát triển mỹ thuật. Thu gom thủ công là chuyển bằng tay các bao rác, thùng rác đổ lên xe tải hoặc xe tay. Thu gom cơ giới áp dụng được khi các loại thùng chứa phải được tiêu chuẩn hoá. Tần số thu gom phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thành phần rác. Đối với địa phương có đặc điểm nhiệt độ cao, rác có thành phần hữu cơ lớn thì mức độ phân huỷ rác do vi sinh sẽ nhanh hơn, gây mùi khó chịu tại điểm chứa rác và do vậy việc gom rác phải được làm thường xuyên hơn. Rác có thể được chuyển trực tiếp từ nơi chứa tạm thời đến điểm xử lý nếu điều kiện về giao thông cho phép (khoảng cách đến bãi rác gần). Khi nơi xử lý cách xa khu đô thị thì có thể thành lập các điểm trung chuyển gom rác trong thời gian ngắn nhất về đây, sau đó dùng các phương tiện có công suất lớn chuyển rác đến nơi xử lý. Những phương pháp xử lý chính là tái chế, đốt, chôn lấp, làm phân rác. Tuỳ điều kiện cụ thể và thành phần rác mà người ta lựa chọn phương pháp phù hợp từ các phương pháp cơ bản trên. (Bộ tài nguyên môi trường) Sơ đồ tổng quan hệ thống quản lý rác thải tại thành phố Hồ Chí MinhSub – System Activity Pollutant Effect Ý thức con người Vận chuyển Trạm trung chuyển Thu gom Lưu trữ tại nhà Thu gom tại khu dân cư Rác để lâu ngày Xả rác Thu gom tại nơi công cộng Lưu trữ rác Chuyển rác đến nơi xử lý Tập kết rác Rác bừa bãi Mùi hôi ( H2S, NH3) Đốt Ruồi, muỗi Rác Rơi vải Phân tán mầm bệnh Khói (CO2,CO,NOx) VSV gây bệnh Tái chế Xử lý Chôn lấp Nước rỉ rác ( COD, BOD cao) Chất tẩy, phụ gia Bụi Mất mỹ quan đô thị Ô nhiễm nguồn nước Hiệu ứng nhà kính Ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Ô nhiễm mùi Lây lan dịch bệnh 2.3.2 Định nghĩa hệ thống và các chỉ tiêu Từ những mô tả trước của qui trình quản lý rác thải, chúng ta phân biệt năm hệ thống phụ quan trọng của qui trình quản lý rác thải đô thị: (1) lưu trữ tại nhà, (2) thu gom, (3) chuyển rác đến trạm trung chuyển và (4) vận chuyển rác đến nơi xử lý. Sự phân tích và đánh giá các hệ thống phụ khác như ý thức con người, xử lý rác thải không được bao gồm trong nghiên cứu này. Năm hệ thống phụ xem xét bao gồm 4 hoạt động, các phát thải gây ra bởi việc thu gom và vận chuyển rác không được quản lý tốt. Những điều này bao gồm việc thu gom không hết, ô nhiễm mùi, khả năng phát sinh dịch bệnh tại các bãi tập trung rác và rác xả bừa bãi trong khu vực đô thị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nêu bật riêng cái gì được xem xét chung trong các vấn đề môi trường chính của qui trình quản lý rác thải trong đô thị, bao gồm việc rác thải không được thu gom hết gây mất vẻ mỹ quan đô thị, các chất phân hủy trong rác gây ô nhiễm và phát tán bệnh tật. Các tác động môi trường có liên quan được đánh giá bởi sự khẩn cấp về môi trường hoặc các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm. Đối với ô nhiễm mùi do rác thải gây ra thì các chỉ tiêu sau đây được sử dụng: nồng độ khí H2S, NH3. Đối với vấn đề gây dịch bệnh do các vi sinh vật gây bệnh sinh ra khi rác thải phân hủy thì chỉ tiêu là các bệnh tật có thể gây ra cho con người, mức độ nguy hiểm và khả năng lây lan của chúng. Phần 3 Tác động của rác thải đến môi trường 3.1 Ô nhiễm mùi Hiện nay, mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 6.000 tấn rác các loại, trong đó có trên 4.000 tấn là rác hữu cơ dễ bị phân hủy và bốc mùi gây ô nhiễm môi trường... Do vậy việc thu gom, bảo quản và vận chuyển rác hữu cơ phải nhanh chóng trước khi gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên hiện nay toàn Thành phố mới có 4 trạm ép rác kín đảm bảo theo quy định, còn lại trên 400 điểm thu gom rác hở không đảm bảo quy định vệ sinh môi trường (Hoàng Anh, 2008 Hiện nay, ở quận, huyện nào cũng có nhiều điểm thu gom, trung chuyển rác đang trở thành bãi rác lộ thiên rất lớn gây ô nhiễm môi trường trên một diện tích rộng lớn như điểm thu gom rác dưới chân cầu Chánh Hưng (quận 8), bãi rác trên đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức)..... Bên cạnh đó việc thu gom, vận chuyển rác từ hộ dân đến các trạm trung chuyển của các tổ dân lập ở các quận huyện còn nhiều bất cập như giờ giấc không hợp lý, phương tiện thu gom chuyên chở chưa đúng quy định, thiếu thùng đựng rác có nắp đậy kín ... làm cho rác ở các điểm trung chuyển phải lưu lại khá lâu nên bị phân hủy, bốc mùi gây ô nhiễm môi trường xung quanh. (Hoàng Anh, 2008) Mùi từ rác thải phát sinh do rác thừa có nguồn gốc hữu cơ dễ phân huỷ như: vây cá, vỏ bí, lá rau bị sâu,..Khi các chất này phân huỷ hị khí sinh ra CH4, H2S…gây mùi hôi. Và mùi sinh ra khi tồn trữ chất thải rắn trong thời gian dài giữa các khâu thu gom, trung chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở những vùng khí hậu nóng do quá trình phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ có trong chất thải rắn sinh hoạt (T.S Mỹ Diệu) Do các chất hữu cơ chứa đựng trong các túi nilon nên một phần chúng phân huỷ trong điều kiện hiếu khí lẫn kị khí. Phương trình sinh hoá trong điều kiện kị khí (Lê Thị Kim Oanh, 2006) Chất hữu cơ à Tế Bào Mới + CH4 + H2S + CO2 + H2S + H2O Mùi khó chụi ấy có thể phát trong giai đoạn: lưu trữ tại nhà, thu gom và vận chuyển.. Giai đoạn lưu trữ tại nhà có thời gian đối đa là 24h (vì ngừơi thu gom chỉ thu gom một lần trong ngày) trong giai đoạn này các chất hữu cơ dần dần phân huỷ nên lượng khí CH4, H2S sinh ra đương đối ít. Sau đó là đến giai đoạn thu ngừơi thu gom đến từng hộ dân để lấy rác để vận chuyển đến nơi chung chuyển. Các loại phương tiện tại TPHCM rất đa dạng, chủ yếu là các loại xe thô sơ, điển hình như các loại xe đẩy tay, xe ba gác đạp, ba gác máy, xe lam. Ngoài ra còn có các loại xe khác như xe tải, xe công nông cải tiến, xe máy cày cải tiến,… Chính các phương tiện thu gom thô sơ này đã không bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường, gây bốc mùi, để rơi vải rác dọc đường vận chuyển.(Trần Nhật Nguyên) Từ nhiều năm nay, việc thu gom rác ở thành phố Hồ Chí Minh luôn là một vấn đề gây rất nhiều khó khăn cho các nhà quản lí. Chỉ ở một điểm hẹn trước chợ Tân Bình, vào khoảng 17h mà đã có hàng trăm xe ba gác rác lần lượt kéo đến, rác đổ vung vãi trên diện tích 50 m2 kéo dài nhiều giờ liền, bốc mùi hôi thối,. Đây không phải là điểm duy nhất mà có đến hàng trăm trường hợp tương tự tên khắp địa bàn thành phố (Việt Báo, 2001) Tiếp đến giai đoạn trung chuyển, là khâu cần thiết trong việc bảo đảm vệ sinh đô thị khi vận chuyển, xử lý rác vì xe thu gom rác nhỏ (xe lam, xe ba gác, xe đẩy tay...) không thể đưa rác từ hộ gia đình đến nơi xử lý, còn các xe tải lại không thể gom rác trực tiếp từ hộ gia đình. Tại trạm trung chuyển, rác được làm giảm thể tích bằng phương pháp ép, nén hoặc các công nghệ khác trước khi vận chuyển đến công trường xử lý (Kỹ sư Hà Minh Châu, 2008) Các xe đẩy tay thu gom rác đưa đến điểm hẹn, đối với những khu vực không có trạm trung chuyển thì được chuyển từ xe đẩy tay lên thẳng xe ép rác rồi đưa đến trạm trung chuyển ở các Quận khác hoặc đưa thẳng đến bãi chôn lấp. Tùy theo sự bố trí và điều kiện kỹ thuật của trạm trung chuyển hoặc các bô rác mà các hoạt động vận chuyển rác được tiến hành theo phương thức đổ trực tiếp hoặc sang xe ép nhỏ đổ xuống trạm trung chuyển, tại trạm trung chuyển xe xúc thực hiện công đoạn xúc rác lên xe tải ben, xe ép lớn để chuyển đến bãi rác.( Trần Nhật Nguyên) Hiện cả thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 17 trạm trung chuyển rác, trong khi nhu cầu cần từ 72-96 trạm (Kỹ sư Hà Minh Châu, 2008). Thiếu trạm trung chuyển để giải quyết lượng rác thải hằng ngày, TP tiếp tục tồn tại các bô rác hở, các điểm hẹn tập kết rác trên đường phố hoặc tại các khu đất trống. Hiện, TP tồn tại khoảng 26- 30 bô rác hở và hơn 400 điểm lấy rác (Kỹ sư Hà Minh Châu, 2008). Theo số liệu thống kê từ Công ty Môi trường đô thị, hiện trên toàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn khoảng 400 điểm hẹn lấy rác. Trong đó, chỉ có 4 trạm ép rác kín, còn lại là các điểm hẹn ép rác nổi(Ngọc Lữ, 2008) các bô/trạm trung chuyển rác của thành phố chỉ một số có kiến trúc kín, có mái che, ít gây ô nhiễm, còn đa số những bô/trạm xây dựng cũ, lưu chứa tạm thời không có máy che (Trần Nhật Nguyên) điều này gây ô nhiễm mùi nghiêm trọng tại các khu vực ép rác không đúng kĩ thuật. Giai đoạn vận chuyển là giai đoạn vận chuyển rác tới nơi xử lý Theo số liệu báo cáo của Phòng Quản lý Chất thải rắn, vào năm 2005 thành phố Hồ Chí Minh có 283 xe vận chuyển rác các loại như xe tải ben, xe ép, xe hooklift. Năng lực thu gom vận chuyển 6.059 tấn rác/ngày từ các nơi phát sinh rác (điểm hẹn, chợ, cơ sở sản xuất, trạm ép rác kín, nơi có nguồn rác lớn) vận chuyển rác trực tiếp lên bãi xử lý với cự ly vận chuyển trung bình là 32,66 km (Trần Nhật Nguyên) Các xe chở rác này đều được giữ kín cho nên đã hạn chế được mùi hôi thối. 3.2 Mỹ quan đô thị Hiện nay việc thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp vẫn đang còn ở tình trạng chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khoẻ cộng đồng. Phương tiện thu gom rác ở TP Hồ Chí Minh hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi địa bàn sử dụng phương tiện thu gom khác nhau, có khi một địa bàn sử dụng cùng lúc nhiều loại phương tiện tùy vào mức độ tiện dụng và tổ chức thu gom sử dụng. Các loại phương tiện rất đa dạng, chủ yếu là các loại xe thô sơ, điển hình như các loại xe đẩy tay, xe ba gác đạp, ba gác máy, xe lam. Ngoài ra còn có các loại xe khác như xe tải, xe công nông cải tiến, xe máy cày cải tiến,… Chính các phương tiện thu gom thô sơ này đã không bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường, gây bốc mùi, để rơi vải rác dọc đường vận chuyển ( ThS. Trần Nhật Nguyên, 2008) Hơn nữa ý thức của người dân chưa tốt, hằng ngày, không ít người dân phố lầu thản nhiên ném bịch vỏ trái cây hay túi rác bẩn xuống đường; việc tổ chức họp phổ biến, vận động đóng tiền thu gom rác ở một số khu dân cư nhiều lần vấp phải phản ứng tiêu cực của một số hộ dân với nhiều lý do khó chấp nhận được. Phí vệ sinh hàng tháng tùy khu vực tính bình quân cho một hộ gia đình rất nhỏ nhưng vẫn có nhiều hộ trì hoãn, viện nhiều lý do để khỏi phải đóng; có nhiều hộ lại chọn cách vứt rác ở nơi công cộng như trụ điện, vỉa hè hay vứt xuống kênh, rạch để tránh phí này. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước kênh rạch, ô nhiễm môi trường công cộng đáng báo động hiện nay ở thành phố và làm mất đi vẻ mỹ quan đô thị. (Nguyễn Kim,2009) 3.3 Vấn đề dịch bệnh Hiện nay vấn đề phát sinh dịch bệnh do rác thải tại trạm trung chuyển cũng là một vấn đề cần được quan tâm rất nhiều. Rác thải của các thành phố, khu công nghiệp là vấn đề lớn cần giải quyết tại các khu công nghiệp cũng như khu đô thị. Kết quả nghiên cứu của Viện YHLĐ và VSMT tại khu dân cư cạnh các bãi rác cho thấy: nồng độ hơi khí H2S 0,02-0,036 mg/m3, NH3 0,033-0,25mg/m3 vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép 2,5-4,3 lần. Các chỉ tiêu về vi sinh vật như tống số vi khuẩn hiếu khí, tổng số cầu khuẩn tan máu và tổng số nấm vượt quá giới hạn cho phép từ vài lần đến hàng nghìn lần. Tất cả các mẫu xét nghiệm nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn Coliform cao gấp 7-114 lần tiêu chuẩn cho phép. Về lí hoá học, nước thải từ bãi rác có màu nâu đục đến đen nhạt, mùi thối, chỉ số DO đều thấp hơn giới hạn cho phép, các chỉ số DBO5 và COD cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1-3 lần. Đất ở khu dân cư lân cận xếp loại nhiễm bẩn. Chất lượng nước ăn uống của người dân có pH hơi axit chiếm 45%, độ oxy hoá có 13% và 71% không đạt tiêu chuẩn cho phép, mẫu Coliform tổng số không đạt tiêu chuẩn cho phép là 97,5%. Kết quả khám lâm sàng cho thấy, các triệu chứng bệnh hô hấp, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, xương khớp ở nhóm nghiên cứu cao hơn (có ý nghĩa thống kê) so với nhóm đối chứng (Hạnh, báo động! Ô nhiễm môi trường sống) Vấn đề phát sinh và phân tán mầm bệnh tại trạm trung chuyển là do các nguyên nhân chính sau: (1) thu gom, tập kết rác tại trạm, (2) lưu trữ rác tại trạm, (3) quá trình chuyển rác đến nơi tập trung vận chuyển đến nơi xử lý rác. Việc thu gom, tập kết rác tại trạm trung chuyển tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Rác thải sinh hoạt hằng ngày chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ và có nhiều chất độc hại khác nhau nhưng không được phân loại tại nguồn, chỉ được thu gom bởi các xe thu gom thô sơ tại nhà do đa số các xí nghiệp tư nhân tự mở dịch vụ. Quá trình thu gom này làm cho các loại rác thải lẫn lộn với nhau,rất khó xử lý triệt để. Và trong rác thải sinh hoạt hằng ngày cũng đã có sẵn các mầm mống vi sinh vật gây bệnh. Chính quá trình thu gom, tập kết đến trạm trung chuyển sẽ phân tán mầm bệnh. Thời gian lưu trữ rác tại trạm trung chuyển lâu làm cho các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sẽ phân hủy gây nên mùi khó chịu, nhất là trong những ngày nắng nóng. Một số trạm trung chuyển không có đủ các loại hóa chất khử trùng cho rác trong thời gian lưu trữ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, chủ yếu là các bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp và do các sinh vật phát tán như ruồi, muỗi, chuột, gián,…nước rĩ rác từ rác lưu trữ cũng là môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển, và làm mất mỹ quan. Trong quá trình vận chuyển rác từ trạm trung chuyển đến nơi tập trung sẽ phân tán mầm bệnh qua đường không khí, nước rĩ rác rơi chảy xuống đường và cả rác bị rơi vãi do phương tiện vận chuyển không đảm bảo hoặc lượng rác vận chuyển quá nhiều. Các bệnh thông thường do rác thải gây ra thường là tiêu chảy, vàng da, sốt xuất huyết, dịch hạch,… Ngoài ra thì hiện tại hệ thống ép rác tại một số trạm trung chuyển thường bị hỏng, thiếu hệ thống hút và xử lý mùi hôi nên càng ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Phương thức chuyển rác từ thùng rác lên xe cuốn ép thực hiện tại các đường phố vừa không đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa gây mất mỹ quan, đồng thời không khai thác được hiệu quả hoạt động của các trạm trung chuyển… Và thêm một vấn đề nữa là do các trạm trung chuyển nằm gần các khu dân cư, càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tán mầm bệnh từ rác. Dạo quanh các địa phương khác, tình trạng các trạm trung chuyển rác, những "điểm hẹn" ép rác gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ lây lan dịch bệnh từ các thùng rác không được che kín... cũng đang rất phổ biến.( Sài Gòn Giải Phóng, 2009) Thậm chí, người ta ngang nhiên biến trạm chờ xe buýt thành một trạm ép rác, với hàng chục xe thu gom nối đuôi nhau từ sáng đến tối, vừa gây ô nhiễm cho người dân, vừa gây cản trở giao thông cả đoạn đường, vốn đã rất hẹp do phân luồng. (Ngọc Lữ, 2008) Còn tại quận Thủ Đức, các trạm trung chuyển rác không những đang lấn sâu vào các khu dân cư, chợ (như bãi rác "nổi tiếng" về ô nhiễm môi trường trên đường Kha Vạn Cân, khu phố 7 phường Hiệp Bình Chánh) mà còn tấn công vào cả bệnh viện đa khoa, khu nhà lưu trú của công nhân (như trạm trung chuyển nằm trên đường Lê Văn Chí, khu phố 1 phường Linh Trung). (Công ty môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh, 2010) Mỗi ngày tình trạng ô nhiễm môi trường từ các trạm trung chuyển rác càng trầm trọng thêm, khi mà giờ giấc hoạt động của các trạm trung chuyển gần như đang thả nổi, thay vì chỉ hoạt động vào những thời gian nhất định trong ngày thì nay hoạt động gần như suốt ngày đêm...(báo Sài Gòn Giải Phóng, 2009) Phần 4 Các phương pháp làm giảm ảnh hưởng đến môi trường 4.1 Giải pháp để giảm thiểu dịch bệnh lây lan 4.1.1 Giải pháp về công nghệ Phương tiện vận chuyển, thiết bị thu gom rác Đầu tư thay thế các phương tiện cũ kỹ, quá hạn sử dụng. Các phương tiện này khi thu gom rác do đã hư hỏng nên rác có thể rơi vải dọc đường trong quá trình thu gom và mầm bệnh sẻ phân tán đi từ nơi này đến nơi khác. Thay thế cách thức vận chuyển rác hở bằng hình thức vận chuyển rác khép kín, như trước đây chỉ vận chuyển rác bằng đường bộ vừa gây tắc nghẽn giao thông trong thành phố vừa dể phân tán mầm bệnh từ rác qua con người. Hiện nay nhà nước đang đầu tư hình thức vận chuyển rác bằng đường song. Theo chương trình này, TP. Hồ Chí Minh sẽ xây dựng các bô rác nổi (xà lan) di động trên sông và cũng làm triệt tiêu các bô rác trung chuyển trên các khu phố. Xây dựng 7 bến sông để tập kết rác xuống xà lan, phân bổ đều trên các khu vực thành phố. Mỗi bến tiếp nhận xà lan chở rác có trọng tải 300 tấn/chiếc, mỗi ngày có thể nhận từ 500 đến 1.000 tấn rác. Dự án cũng đưa ra được một quy trình thu gom - vận chuyển - xử lý rác khép kín. Theo đó, rác sẽ được chôn theo quy trình công nghệ hiện đại, với sự tư vấn của Công ty Black & Veatc (Mỹ), đảm bảo môi trường, khai thác rác một cách hiệu quả. Dự án do Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng - Giao thông Đức Hạnh làm chủ đầu tư với số vốn tự có và vay ưu đãi từ Quỹ Đầu tư và phát triển của thành phố.Tận dụng điều kiện địa lý tự nhiên của thành phố với hệ thống sông Sài Gòn, Nhà Bè, sông Đồng Nai, Soài Rạp chạy suốt từ bắc đến nam, bao quanh thành phố; hệ thống kênh rạch chằng chịt như kênh Đôi, kênh Tè, Phú Xuân, Thị Nghè, Lò Gố, Tàu Hũ..., theo dự án toàn bộ rác của thành phố (4.000-4.500 tấn/ngày) có thể vận chuyển dễ dàng bằng đường thủy về khu xử lý rác Đa Phước đã quy hoạch để chôn và xử lý rác. (Người lao động, 2001) Trạm chung chuyển, bải chôn lấp, xử lý rác. Quy hoạch, xây dựng các trạm chung chuyển cách xa khu dân cư, nhà ở, bố trí các cống thoát nước xung quanh khu vưc trạm trung chuyển để nước rĩ ra từ rác không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. ( Phông Khê, 2009) Xây dựng hệ thống mương phong tỏa nước mặt; xây dựng khu xử lý nước rỉ từ rác. Các trạm trung chuyển phải có thiết bị che đậy, phun hóa chất diệt trùng nhằm giảm mùi hôi và lượng vinh sinh vật gây bệnh trong rác. Ngoài trạm ép rác kín trên mặt đất, các quận, huyện cũng phải tính đến phương án xây dựng trạm ép rác kín dưới mặt đất, kết hợp phía trên trồng cỏ làm công viên).( Báo Sài Gòn giải phóng, 2009) 4.1.2 Giải pháp về quản lý Đề xuất bốn loại hình tổ chức chính tùy điều kiện cụ thể của từng quận huyện, trong đó hai loại hình đang hoạt động là Công ty Công ích quận huyện và Hợp tác xã cần phải được củng cố lại tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động, đề xuất hình thành loại hình tổ chức mới là doanh nghiệp tư nhân và tổ hợp tác thu gom rác, cụ thể: -  Việc sắp xếp, tổ chức lại Công ty công ích quận huyện cần chú trọng đến việc nâng cao năng lực để có thể thực hiện đấu thầu công tác thu gom-vận chuyển rác cho từng địa bàn, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu thu gom và vận chuyển trong một qui trình thống nhất.  - Củng cố lại tổ chức hoạt động của các Hợp tác xã thu gom rác phải chú trọng đến việc nâng cao công tác quản trị điều hành của Ban Chủ nhiệm, mở rộng dần qui mô, nâng cao năng lực để đảm nhiệm cả việc vận chuyển rác, tiến tới có thể tham gia đấu thầu thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên một khu vực dân cư.  ( Ths. Hoàng Thị Kim Chi, 2009) - Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, khuyến khích các chủ đường rác có qui mô hoạt động lớn thành lập doanh nghiệp tư nhân thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường, hoạt động theo luật doanh nghiệp năm 2005. - Xử lý triệt để các bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị vận chuyển rác. - Bố trí các đường dây thu gom, vận chuyển rác một cách hợp lý và đồng bộ, - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thu gom vận chuyển rác, nhất là vào các thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh để từ đó có giải pháp cách ly, kết hợp phun hóa chất diệt khuẩn tại khu vực đó. 4.2 Phương pháp làm giảm mùi hôi của rác thải Hiện nay mùi hôi ở các bãi rác đang là vấn đề bức xúc của người dân và đay cũng là ở thành phố Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm vấn đề nan giải của các cơ quan chức năng. Hầu hết các bãi rác ở nước ta nói chung và mùi nghiêm trọng. Đặc biệt những giờ buổi chiều khi lượng xe rác tập kết về đổ rác vào bãi lớn, bãi rác phải giở bạc che phủ để đỗ rác vào nên có phát sinh mùi hôi, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Vì thế mà hiện nay ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam người ta đã và đang nghiên cứu tìm ra các phương pháp để giảm thiểu mùi ở các bãi rác. Tại Trung Quốc người ta khư mùi hô từ các bãi rác bằng cách phun nước hoa (Phan Anh, 2010), ở nhà máy rác thải Gao'antun ở ngoại ô Bắc Kinh đã lắp đặt 100 vòi phun nước hoa ở các “điểm nóng” quanh thành phố, công suất phun hàng chục lít mỗi phút với tầm xa 50m. Mỗi ngày người ta phun vài lần vào lúc dân cư tập trung đông như giờ ngủ dậy, giờ tan tầm về nhà nấu cơm, giờ đi ngủ... Ngoài ra, họ còn phủ bạt lên bãi rác và dùng ống hút khí metal sinh ra trong quá trình phân hủy để làm chất đốt. Tuy nhiên, đây chỉ là một biện pháp cấp bách để đối phó với bầu không khí quá “nặng mùi”. Và các quan chức địa phương thừa nhận dùng súng phun nước hoa là phương án tốn kém tiền bạc nhưng dù sao cũng làm người dân dễ chịu hơn trong một thời gian ngắn trước khi họ bắt tay vào giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường. (An Bình, 2010) Tại Việt Nam, Trường Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên (Vĩnh Phúc) vừa nghiên cứu và điều chế thành công hợp chất NIFA khử mùi hôi thối tại các bãi rác thải sinh hoạt, nhà vệ sinh công cộng, chuồng trại (TTXVN, 2009) và hoên tại giá thành NIFA rất rẻ và không có hại cho người sử dụng nên việc sử dụng chúng là điều thhuận lợi để giảm mùi hôi của rác. Còn hiện nay tại các bãi rác người ta khử mùi hôi thối của rác bằng cách phun thuốc và lấp đất đúng quy trình. (Lâm Đào An, 2009) Ở công ty trách nhiệm hữu hạn xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) đã đưa vào sử dụng máy phun xịt phủ lấp rác Posi - Shell, công nghệ tiên tiến của Mỹ, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam và châu Á. (Nguyễn Thanh, 2009) Đây là một nỗ lực rất lớn của VWS trong việc khống chế mùi hôi của rác được ghi nhận tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Ông David Dương, Tổng giám đốc VWS, cho biết, công nghệ tiên tiến này mới được sử dụng tại Mỹ 2 năm qua. Theo đó, chất phụ gia keo được trộn chung với xi măng và bột vôi rồi phun lên bề mặt của rác. Công nghệ che phủ này hiện đại hơn phương pháp che phủ rác thông thường là dùng đất và bạt. Lớp che phủ này được phun rải đều và đầm chặt, với công dụng khử mùi hôi, diệt côn trùng, ngăn gió thổi rác bay ra bên ngoài, phòng ngừa hỏa hoạn xảy ra trong khu xử lý rác. (Môi trường ngành xây dựng, 2009). Lớp phủ này còn giúp tách nước mưa ra khỏi bãi rác để giảm lượng nước rỉ rác cần phải xử lý, đồng thời giúp thu hồi khí gas để chạy máy phát điện sau này (giai đoạn đầu khí gas được đốt bỏ bằng một thiết bị đốt tự động). Mùi phát sinh từ rác còn được khống chế bằng máy phun sương khử mùi được xịt hằng ngày. Toàn bộ rác tại khu xử lý sẽ được che phủ bằng hợp chất này và hằng ngày, rác được tiếp nhận tới đâu thì phun xịt đến đó. ( Adin,2008) Về mùi hôi do nước rỉ rác từ các xe chở rác chảy xuống đường trong quá trình vận chuyển, công ty đảm nhận luôn việc rửa toàn bộ tuyến Quốc lộ 50, nếu được chấp thuận, công ty sẽ nhập xe rửa đường về trong vòng vài tháng tới. Hiện nay, Công ty môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh đảm nhận việc rửa đường để hạn chế mùi. Tuy nhiên, vì hai bên đường có nhiều đất cát không được quét dọn, nước rỉ rác thấm vào, nên còn gây mùi tanh. Với những phương pháp trên thì việc giảm mùi được nghiên cứu rất kỹ tuy nhiên hiện nay vẫn chưa được phổ biến rộng rãi vì còn nhiều hạn chế và chi phí đầu tư cho các công trình hơi cao. 4.3 Giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của rác đến mỹ quan đô thị. 4.3.1 Nhà Nước Nhà nước cần phải ban hành những luật bảo vệ môi trường, nghiêm khắc xử lí những hành vi vi phạm của người dân và các đơn vị xí nghiệp. Cần tăng cường đào tạo cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực quản lí rác thải với những kĩ năng chuyên môn cần thiết, giúp thúc đẩy tốt hơn quá trình phân loại rác và nâng cao ý thức công đồng, có phong cách làm việc chuyên nghiệp và sẽ được cấp kinh phí trong suốt quá trình hoạt động. Tăng cường vốn đầu tư cho việc xử lí rác thải. Thu hút vốn, mua sắm trang thiết bị của nước ngoài. Nâng cấp và cải tiến phương tiện thu gom và vận chuyển. Tiến hành củng cố xây dựng mới mở rộng các cơ sở xử lí rác thải. Điều chỉnh và thống nhất giá thành thu gom và xử lý rác trên toàn thành phố, giữa các đợn vị thu gom, vận chuyển và xử lý; giữa các công ty tư nhân và công ty nhà nước. Phải có chính sách ưu tiên đãi ngộ cho công nhân và các tình nguyện viện tham gia vào quá trình thu gom xử lí rác thải. Cần có mối liên hệ giữa sở tài nguyên môi trường với các doanh nghiệp đã phối hợp với nhau trong xử lí rác thải một cách nhịp nhàng. Sở Tài nguyên - Môi trường (Phòng Quản lý chất thải rắn) cần phối hợp với Phòng Tài nguyên Môi trường các Quận liên quan tổ chức càc đợt khảo sát công tác thu gom và xử lý rác, sẽ áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính về môi trường nếu như phát hiện các đợn vi hoâc cá nhân vi phạm. Tổ chức các đội tuần tra thường xuyên tuần tra và xử lý những trường hợp vứt rác bừa bãi ngoài đường phố và những nơi công cộng. Cần tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Cụ thể là đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học, cấp ngành, trên các phương tiện thông tin đại chúng. 4.3.2 Nhân dân Để giàm tối đa lượng rác thải tồn đọng tại các khu vực nhạy cảm trong đô thị thì mỗi người trong chúng ta cần phải có ý thức : + Giữ gìn và bảo vệ MT. Cần phải tìm hiểu sự tác hại của rác thải gây ô nhiễm MT. + Trong mọi lúc mọi nơi, chúng ta không nên xả rác bừa bãi, tiến hành thu gom rác thải xung quanh nhà ở của mình đang ứ đọng và đặt đúng nơi qui định + Cần vận động tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tham gia các chiến dịch: Chủ nhật xanh, giữ gìn mĩ quan đô thị… + Hưởng ứng các tích cực những chương trình vì môi trường của Sở TN và Phòng TN của quận, huyện… + Thực hiện chiến dịch 3R vì chiến lược phát triển môi trường bền vững. Tuân thủ những qui định về bảo vệ môi trường, tham gia phòng chống và tố giác tội phạm gậy ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi trường độ thì văn minh và sạch đẹp. Phần 5 Kết luận Trong bài viết này đã đánh gía tác động môi trường về vấn đề ô nhiễm rác thải tại đô thị và tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu và xử lý các vấn đề về rác thải tại Việt Nam. Chúng tôi trình bày về việc đánh giá tác động môi trường của quá trình quản lý rác thải đô thị, theo 4 hệ thống con cần được xem xét: lưu trữ rác thải tại gia đình, thu gom, trung chuyển và vận chuyển rác. Trong những hệ thống này, các hoạt động có thể được chọn như các nguồn gây ô nhiễm quan trọng khác: lưu trữ lâu ngày, thu gom tại nhà, nơi công cộng, chuyển rác đến trạm trung chuyển và vận chuyển rác về nơi xử lý. Những vấn đề môi trường quan trọng nhất gây ra bởi quá trình quản lý rác thải là liên quan đến ô nhiễm mùi, mất mỹ quan đô thị và lây lan dịch bệnh. Các giải pháp được đưa ra để giải quyết các vấn đề ô nhiễm gây ra bởi rác thải đô thị: giảm thiểu lượng rác phát sinh, cải tiến biện pháp quản lý và áp dụng công nghệ mới trong xử lý rác thải. Các biện pháp giảm thiểu rác như tái chế, tái sử dụng rác thải, sản xuất phân compost từ rác... đang đóng góp một phần giảm thiểu lượng rác phải đem chôn lấp và xử lý. Quản lý rác thải trong việc thu gom, vận chuyển được nâng cao bằng cách mua mới các trang thiết bị tiên tiến, các phương tiện chuyên chở và thu gom được cải tiến, để không gây ô nhiễm do rác bị rơi vãi trên đường vận chuyển gây ô nhiễm môi trường và mất vẻ mỹ quan đô thị. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nguyễn Thanh, 2009 - Adin, 2009 - Môi trường xây dựng, 2009 - Lâm Đào An, 2009, Bộ tài nguyên và môi trường - An Bình, 2010 học viện phòng không không quân - - Báo Sài Gòn Giải Phóng, 2009 - Báo Người Lao Động, 2007 - Urban Environmental Management, 2003 http:/www.gdrc.org/uem/waste/waste.htm - Vietmark, 2009 - ThS.Trần Nhật Nguyên - ThS.Trần Nhật Nguyên, Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh - Hạnh, 2007 Báo động! Ô nhiễm môi trường sống, - Công ty môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh, 2010 - Ngọc lữ, 2008 - Ngọc Minh, 2007 - Nguyễn Huy Côn, 2009 - Hoàng Lam, 2009 - Phông Khê, 2009 - Người lao động, 2001 vietbao.vn/Xa-hoi/TP-HCM-van-chuyen-rac-bang-duong-thuy/10747156/157/) - Báo Sài Gòn giải phóng, 2009 - Lê Thị Kim Oanh, khoa công nghệ và quản lý môi trường, trường đại học dân lập Văn Lang - Hoàng Anh, 12/5/2008, - Trần Nhật Nguyên, - Việt Báo, 6/7/2001, htpt://vietbao.vn/Xa-hoi/Thu-gom-rac-o-TP-HCM-lai-be-tac-vi-dieu-hanh/10729675/157/ - Kỹ sư Hà Minh Châu, 2008 - Trần Nhật Nguyên - Ngọc Lữ, 22/4/2008 - ThS. Trần Nhật Nguyên, 2008, - Nguyễn Kim,2009, - TS. Trần Thị Mỹ Diệu, khoa công nghệ và quản lý môi trường, trường đại học dân lập Văn Lang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÔ nhiễm do rác thải đô thị tại thành phố hồ chí minh nguyên nhân & giải pháp.doc