Nông nghiệp - Sinh lý động vật

Câu 8: Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng chất lượng tinh dịch, các chỉ tiêu đánh giá, chất lượng số lượng tinh dịch? * Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng chất lượng tinh dịch. - Loài, giống: +lượng và thành phần tinh dịch ở các loài gia súc khác nhau thì khác nhau. + Gia súc phóng tinh tử cung như lợn, ngựa, chó thì lượng tih dịch lớn nhưng nồng độ tinh trùng không cao, những loài phóng tinh âm đạo lượng tinh ít nhưng nồng độ tinh dịch cao. - Tuổi: chất lượng tinh trùng giảm xuống theo độ tuổi. - Chế độ sử dụng: Sử dụng hợp lý nhưng khoảng cách giữa 2 lần phóng tinh vừa phải hợp với thời gian cần thiết để hình thành và chất tiết của tuyến sinh dục phụ được đảm bảo, lượng và thành phần tinh dịch đều tốt. - Dinh dưỡng: Nuôi dương đây đủ chất dinh dương sẽ cho ra chất lượng tinh trùng tôt nhất.

pdf14 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông nghiệp - Sinh lý động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SINH LÝ ĐỘNG VẬT Câu 1: Trình bày cơ chế hành thành tác dụng sinh lý của HCl trong dạ dày? Câu 2: Giải thích hệ nhóm máu A B O ở người, ứng dụng? Câu: 3 cho biet vai trò hocmon sinh dục trong quá trình chín và rụng của trứng , một số ứng dụng thực tiễn: Câu 4: Ứng dụng Vi sinh vật dạ cỏ. Câu 5: vai trò các loại enzym trong dịch vị Câu 6: Áp lực âm xoang màng ngực được hình thành ntn? Các trị số chính của xoang màng ngực trong hô hấp. Câu 7: Giải thích cơ chế hđ của hệ đêm trang máu cho ví dụ Câu 8: Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng chất lượng tinh dịch, các chỉ tiêu đánh giá, chất lượng số lượng tinh dịch? CÂU 9: các đặc điểm hô hấp của gia cầm? Câu 10 : các gia đoạn của chu kỳ động dục ? ứng dụng trong thực tiến sản xuất? CÂU 11: những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành tinh trùng? ứng dụng trong thực tiễn sản xuất? BÀi Làm Câu 1: Trình bày cơ chế hành thành tác dụng sinh lý của HCl trong dạ dày? * cơ chế hình thành HCL. HCL được hình thành trong tế bào vách vùng thân vị. Trong tế bào vách nhờ tác dụng xúc tác của enzym anhydrase cacbonic, sản phẩm chuyển hóa của trao đổi chất tế bào là co2 và h20 kết hợp với nhau tạo thành H2CO3 , H2CO3 phân ly thành H+ và HCO3 - tỷong máu do dạ dày có NACL, muối này cũng phân ly thành Na+ và Cl-, Cl- từ máu đi vào vách kết hợp với H+ tạo thành HCL. 2 Ta có  Phương trình ion: CO2 + H2o anhydrase H2CO3 ↔ H+ + HCO3- Nacl → Na+ + Cl- H+ + Cl- → HCL ( trong tế bào vách).  Phương trình tổng quát: CO2 + H2O + Nacl → Hcl + NaHCo3. Còn HCO3 - từ TB máu kết hợp với Na+ thành NaHCo3 ở lại trtong máu tạo thành chất kiềm dự trữ trong máu, phần còn lại theo máu chuyển đến tuyến nước bọt tạo nên đọ kiềm của nước bọt nhất là đối với động vật nhai lại. * Tác dụng của HCL. - Hoạt hóa pepsinogen thành pepsin để tiêu hóa protein. - làm trươmh nở protein, tan colagen tạo điều kiện cho tiêu hóa. - Tạo PH thích hợp cho enzyme pepsin hoạt động. - Diệt khuẩn: Nhờ tác dụng này các vi khuẩn lẫn trong thức ăn đều bị tiêu diệt, bình thường môi trường dạu dày là vô khuẩn. - kích thích tiết dịch tụy, thông qua cơ chế làm tăng tiết secre ở niêm mạc tá tràng, chất này ngắm vào máu đi tới tuyến tụy gây tăng tiết - Kích thích đóng mở cơ vòng hạ vị, thức ăn toan tính xuống tá tràng kích thích đóng cơ vòng hạ vị, khi dịch tá tràng trung hòa hết gây mở. Câu 2: Giải thích hệ nhóm máu A B O ở người, ứng dụng? Trả lời:  Qua nghiên cứu người ta phát hiện: - Trên màng hồn cầu có hai ngưng kết nguyên A, B. - Trong huyết tương có 2 ngưng kết tố a và b. 3 Dựa vào sự có mặt hay không của ngưng kết nguyên hay ngưng kết tố, ta chia được 4 nhóm máu. - Nhóm máu A: hồng cầu có ngưng kết nguyên A, huyết tương có ngưng kết tố b. - Nhóm máu B: hồng cầu có ngưng kết nguyên B, huyết thanh có ngưng kết tố a. - Nhóm máu AB: hồng cầu có ngưng kết nguyên A và B, huyết thanh không có ngưng kết tố. - Nhóm máu O: hồng cầu không có ngưng kết nguyên, huyết thanh có ngưng kết tố a và b. * Ngưng kết tố a luông đối lập với ngung kết nguyên A, ngưng kết tố b đối lập với ngưng kết nguyên B. * Khi A gặp a, B gặp b thì hồng cầu bị ngưng kết. * sơ đồ hệ nhóm máu ABO:  Ý nghĩa và ứng dụng: - khi truyền máu phải xác định nhóm máu của người cho và người nhận để tránh sự ngưng kết. - Nhóm máu liên qua đên sức đề khang của cơ thể . + nhóm máu A thường liên quan đến các bệnh đường hô hấp: + nhóm O: mắc bệnh đường tiêu hóa. 4 - nhóm máu liên qua đến công tác chon giống gia súc theo quy định hướng khác nhau vì nhóm máu có liên qua đến sức sản xuất con vật. - Căn cứ nhóm máu có thể xác định được mối liên hệ học hàng, quan hệ huyết thống. - Nghiên cứu chữa trị các bệnh liên quan tới máu. Câu: 3 cho biet vai trò hocmon sinh dục trong quá trình chín và rụng của trứng , một số ứng dụng thực tiễn: Vai trò của các loại hormone sinh dục trong chín và rụng trứng. * Hormone Gonadotropin . - Là hormone được tiết ra từ các nơtron của vùng dưới đồi . - Nó kích thích Tuyến yên tiết các hormone FSH và LH. * Vai trò của các hormone Gonadotropin: - FSH (Follicle Stimulating Hormone): làm trứng chín nhanh, có tác dụng chủ yếu lên nang trứng, kích thích tế bào trứng phát sinh, phát triển. - LH (Luteinsing Hormone): hormone này tăng cường sự phát dục của trứng, làm cho trứng chín và rụng, giải phóng noãn nang, đảm bảo cho hình thành thể vàng. * Estrogen Hormone - Hormone này do nang trứng tiết ra, gồm estradiol, estron, estrion. Trong đó, Estradiol có hoạt lực mạnh nhất. - Nó đặc trưng cho hormone của con cái: duy trì các đặc điểm sinh dục, kích thích sự phát triển của tuyến vú, ... - Nó gây ra hành vi động dục ở con cái. - Tác động lên tuyến yên để tăng cường tiết LH, góp phần gây rụng trứng. * Prostaglandin hormone - Là hormone được tiết ra từ nội mạc ống sinh dục (tử cung, âm đạo) của con cái. Ở con đực cũng có hormone này, nó do tuyến tiền liệt tiết ra. - Tác dụng của nó là: + Phá vỡ noãn bao để gây rụng trứng + Phá hủy thể vàng, nang nước trên buồng trứng (làm tăng lượng Estrogen). + Gây động dục, gây hưng phấn ống sinh dục, tăng cường nhu động tử cung, kích thích mở cổ tử cung. Một số ứng dụng thực tiễn: 5 - Tính toán thời điểm giao phối thích hợp, giao phối ghép nhiều lần ở lợn để đat được tỉ lệ thụ thai cao nhất. - Người ta có thể giao phối nhân tạo cho tinh trùng trực tiếp vào cổ tử cung để tăng khả năng thụ thai. - áp dụng điều kiên nuôi dưỡng tốt, hợp lý để tăng năng suất thụ thai và rụng trứng. - sản xuất một số loại thuốc, hormon kích thich sinh sản. - áp dụng một số biẹn pháp nhằm tăng tiết hormone như: cho ngửi mùi và tiếng kêu con đực để tăng khả năng động dục như trong chăn nuôi heo. Câu 4: Vi sinh vật dạ cỏ. * ý nghĩa: - vsv chuyển hóa cenllucose ko có giá trị dinh dưỡng đối với nhiều loại động vật thành nguồn acid béo bay hơi có giá trị dinh dưỡng đối với loài nhai lại. - vsv có khả ăng biến nito phi protein thành protein và cung cấp 1/3 nhu cầu protein cho loài nhai lại. - vsv chuyển hóa protein thực vật có giá trị sinh học thấp tyhành nguồn protein vsv có giá trị cao. - vsv còn tổng hợp nhiều loại vitamin nhóm B, B1,B2,............B12, K,PP vì vậy ít khi trâu bò thiếu vitamin, * Ứng dụng: - Bổ sung carbamit vào khẩu phần của trâu bò với lượng 25-30% so với nhu cầu protein tiêu hóa trên một ngày đêm. - Tốc độ phân giải urê của vsv thành Nh3 nhanh gấp 4 lần quá trình sử dụng NH3 đểv tổng hợp nên protein của bản thân chúng, dẫn đến NH3 thừa chưa được sử dụng kịp được hấp thu qua vách dạ cơ vào máu gây trúng độc kiềm. Vì thế khi bổ sung carbamit cần chú ý cho thức ăn đngs kĩ thuật. - Tạo ra các sản phẩm bổ sung vi sinh vật cho tiêu hóa. - Ứng dụng ure vào ủ rơm làm tăng khả năng tiêu hóa rơm. 6 Câu 5: vai trò các loại enzym trong dịch vị * Cơ chế hình thành: HCL được hình thành trong tế bào vách vùng thân vị. Trong tế bào vách nhờ tác dụng xúc tác của enzym anhydrase cacbonic, sản phẩm chuyển hóa của trao đổi chất tế bào là co2 và h20 kết hợp với nhau tạo thành H2CO3 , H2CO3 phân ly thành H+ và HCO3 - tỷong máu do dạ dày có NACL, muối này cũng phân ly thành Na+ và Cl-, Cl- từ máu đi vào vách kết hợp với H+ tạo thành HCL. Ta có  Phương trình ion: CO2 + H2o anhydrase H2CO3 ↔ H+ + HCO3- Nacl → Na+ + Cl- H+ + Cl- → HCL ( trong tế bào vách).  Phương trình tổng quát: CO2 + H2O + Nacl → Hcl + NaHCo3. Còn HCO3 - từ TB máu kết hợp với Na+ thành NaHCo3 ở lại trtong máu tạo thành chất kiềm dự trữ trong máu, phần còn lại theo máu chuyển đến tuyến nước bọt tạo nên đọ kiềm của nước bọt nhất là đối với động vật nhai lại. * Tác dụng của HCL. - Hoạt hóa pepsinogen thành pepsin để tiêu hóa protein. - làm trươmh nở protein, tan colagen tạo điều kiện cho tiêu hóa. - Tạo PH thích hợp cho enzyme pepsin hoạt động. - Diệt khuẩn: Nhờ tác dụng này các vi khuẩn lẫn trong thức ăn đều bị tiêu diệt, bình thường môi trường dạu dày là vô khuẩn. - kích thích tiết dịch tụy, thông qua cơ chế làm tăng tiết secre ở niêm mạc tá tràng, chất này ngắm vào máu đi tới tuyến tụy gây tăng tiết - Kích thích đóng mở cơ vòng hạ vị, thức ăn toan tính xuống tá tràng kích thích đóng cơ vòng hạ vị, khi dịch tá tràng trung hòa hết gây mở. 7 * vai trò enzym trong dich vị -enzyme tiêu hoá protein + Pepsin: tác dụng nó là cắt các polipeptid. + Catepsin: hoạt dọng phân giải protein dạ dày . + Chymosin:tác dụng làm đông sữa, phân giả cazeinogen dưới dạng kết tủa, phần chất lỏng còn lại là nhũ thành được đưa xuong ruột non để tiêu hoá. -enzyme tiêu hoá lipid: tác dụng làm hãm nhũ hoá mỡ sữa. - enzyme tiêu hoá glucid: giúp tiêu hóa gluxit. lực âm xoang màng ngực được hình thành ntn? Các trị số chính của xoang màng ngực trong hô hấp. * Cấu tạo, hình thành áp lực tâm xoang màng ngực: - Màng phổi gồm hai là: Lá tạng và lá thành tạo thành một túi kín - Ơ giai đoạn bào thai hai lá dính sát nhau, toàn bộ phổi là mội khối không có không khí. - Lồng ngực được giãn nở rộng , đồng thời nở to dần, khi cất tiếng khóc chào đời và là lúc phổi bắt đầu hđ. - Tốc tộ giãn nở của ngực nhanh hơn phổi. Do dc cấu tạo từ mô xốp có tính đàn hồi cao khi co giãn phổi có xu hướng co lại. Vì vậy khoang màng phổi giữa lá thành và lá tạng cũng được tách rộng ra. - Áp lực không khí trong khoang màng phổi luôn thấp hơp áp lực khí quyển và được gọi là áp lực âm của lòng ngực. * Các trị số của xoang màng ngực: - Trị số trong khoang màng phổi: + Lúc bình thường khoảng 2 – 4mmHg + Lúc hít vào khoảng 8mmHg + Khi hít vào cố sức có thể đạt 15mmHg – 30mmHg + Khi thở ra hết sức áp suất âm khoảng 1mmHg hoặc = 0 8 Khi khoan lồng gực bị thủng, không khí tràn vào làm mất áp lực âm, do đó phổi xẹp đi, mất cử động hô hấp - Trị số trong phế nang: + Hít vào bt khoảng - 3mmHg + Hít vào cố sức khoảng – 57 đến – 80mmHg + Thở ra bt khoảng + 3mmHg + Thở ra cố sức 80 – 100mmHg * Ỹ nghĩa của áp lực âm: - Duy trì hđ sinh lý bt của hai ls phổi - Tạo ra 1 lực hút để kéo máu về tim dễ dàng. + Nếu áp lực âm mất đi hoặc giảm thì hô hấp yếu hoặc ngừng. + Nếu bị thủng thành ngực cân bằng bó để tránh không khí ở ngoài lùa vào gây mất áp lực âm. Câu 7: Giải thích cơ chế hđ của hệ đêm trang máu cho ví dụ * Hệ đệm của máu: - Hệ đệm được hình thành hoàn toàn ở gia súc trong những tháng đầu tiên khi sinh ra - Có tác dụng duy trì sự ổn định của PH trong máu - Hệ đệm trong máu được sắp xếp thành các đôi đệm gồm hai phần: axit yếu và muối iềm mạnh của axit ấy. Hệ đệm gồm: 𝐻2𝐶𝑂3 𝐾𝐻𝐶𝑂3 ; 𝐾𝐻2𝑃𝑂4 𝐾2𝑃𝑂4 ; 𝐻𝐻𝑏 𝐾𝐻𝑏 ; 𝐻𝐻𝑏𝑂2 𝐾𝐻𝑏𝑂2 ; 𝐴𝑥𝑖𝑡 ℎữ𝑢 𝑐ơ 𝑀𝑢ố𝑖 𝐾 𝑎𝑥𝑖𝑡 đó Hệ đệm tong huyết tương gồm có 4 đôi: 𝐻2𝐶𝑂3 𝑁𝑎𝐻𝐶𝑂3 ; 𝑁𝑎𝐻2𝑃𝑂4 𝑁𝑎2𝑃𝑂4 ; 𝐻.𝑃𝑟𝑜𝑡𝑒𝑖𝑛 𝑁𝑎.𝑃𝑟𝑜𝑡𝑒𝑖𝑛 ; 𝑎𝑥𝑖𝑡 ℎữ𝑢 𝑐ơ 𝑀𝑢ố𝑖 𝑁𝑎 𝑎𝑥𝑖𝑡 đó * Hoạt động của hệ đệm theo theo nguyên tắc của phản ứng trung hòa: 9 - Đệm với bazơ: khi có một chất bazo vào máu như BOH thì sẽ được kết hợp với H2CO3 theo phản ừng BOH+ H2CO3 = BHCO3 + H2O - Đệm với acid: acid hữu cơ nhhư acid lactic đi vaiò máu sẽ ssược kết hợp với NaHCO3 theo pư: Axit lactic + NaHCO3 = Na- latat + H2CO3. - Đệm với CO2: trong quá trình trao đổi chất khí CO2 sinh ra kết hợp với H2O tạo thành H2CO3 của hồng cầu, và chịu tác động của hệ đệm trong hồng cầu hoặc trong huyết tương. trong hồng cầu: khí co2 chuyển thành H2CO3 theo pư: CO2+ H2O anhydrase carbonic >>> H2CO3. -Trong thực tế khả năng đệm với CO2 chủ yéu của máu là do hàm lượng Hb trong máu quết định. Các phản ứng trên đề thuận nghịch nhờ tác dung đẹm như như trên mà Ph máu duy trì không đổi, trong đó tác dụng của NaHCO3 lớn hơn của H2CO3. Vì thế quá trình đệm với acid mạnh hơmn với đệm với kiềm,. Câu 8: Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng chất lượng tinh dịch, các chỉ tiêu đánh giá, chất lượng số lượng tinh dịch? * Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng chất lượng tinh dịch. - Loài, giống: +lượng và thành phần tinh dịch ở các loài gia súc khác nhau thì khác nhau. + Gia súc phóng tinh tử cung như lợn, ngựa, chó thì lượng tih dịch lớn nhưng nồng độ tinh trùng không cao, những loài phóng tinh âm đạo lượng tinh ít nhưng nồng độ tinh dịch cao. - Tuổi: chất lượng tinh trùng giảm xuống theo độ tuổi. - Chế độ sử dụng: Sử dụng hợp lý nhưng khoảng cách giữa 2 lần phóng tinh vừa phải hợp với thời gian cần thiết để hình thành và chất tiết của tuyến sinh dục phụ được đảm bảo, lượng và thành phần tinh dịch đều tốt. - Dinh dưỡng: Nuôi dương đây đủ chất dinh dương sẽ cho ra chất lượng tinh trùng tôt nhất. 10 - Khí hậu: mùa xuân, thu mát mẻ ấm áp sự hình thành và chất lượng tinh trùng cũng tốt hơn mùa đông giá rét và mùa hè nóng nực. - Thời tiết: sự nóng lanh đột ngột, ẩm độ cao ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng. -Trạng thái sinh lý: con đực thoải mái sẽ cho chất lượng tinh tốt. * các chỉ tiêu đánh giá, chất lượng số lượng tinh dịch. - Thể tích tinh dịch- V(ml): là số ml tinh dịch trong một lần xuất tinh của đực giống. Nó phụ thuộc vào loài, giống, cá thể, tuổi tác. Ví dụ: Ngựa, lợn thì lớn hơn trâu, bò; con trưởng thành lớn hơn con non. - Hoạt lực tinh trùng – A(%): Là % tinh trùng có khả năng tiến thẳng so với tổng số tinh trùng. - Nồng độ tinh trùng – C (triệu/ml tinh dịch): khác nhau ở những loài phóng tinh tử cung và phóng tinh âm đạo. Trong thực tế người ta thường tính tích số: V.A.C = Số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh hay một liều phối. - Sức kháng – R: là khả năng chịu đựng của tinh trùng trong dung dịch nước muối loãng. - Tỷ lệ kỳ hình – K (%): là % số tinh trùng kỳ hình, dị tật trong tổng số tinh trùng. Việc kiểm tra các chỉ tiêu trên đây là cần thiết và phải tiến hành thường xuyên để sớm phát hiện và loại trừ những tinh dịch kém phẩm chất, không sử dụng phối giống, để nâng cao tỷ lệ thụ thai. Việc kiểm tra tinh dịch giúp cho người chăn nuôi biết được chất lượng của đực giống cũng như cho những gợi ý để điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý... CÂU 9: các đặc điểm hô hấp của gia cầm? - Điểm thích nghi với điều kiện bay lượn nên lồng ngực, đặc biệt là các cơ vùng ngực của gia câm rất phát triển. Xương ức tương đối lớn. gia 11 cầm không có cơ hoành. Phổi gia câm có khả năng đàn hồi kém , diện tích phổi hẹp, nó năm cố định tựa vào các xương sườn. - Gia cầm có 9 túi khí gồm 4 cặp nằm đối xứng nhau và một túi lẻ, có lợi khi bay. - Gia cầm hô hấp kép, đó là các đặc điểm điển hình của cơ quan hô hấp. Khi hít vào, không khí bên ngoài qua mũi để vào phổi, sau đó vào các túi khí bụng (túi khí hít vào), trong quá trình đó, diễn ra quá trình trao đổi khí lần thứ nhất. Khi thở ra, không khí từ các túi khí bụng và ngực sau, bị ép và đẩy ra qua phổi, trong quá trình đó, diễn ra quá trình trao đổi khí lần thứ hai. - Vận động của xương sườn đóng vai trò quan trọng trong động tác hô hấp. Lúc xương sườn gián, không gian xoang ngực gián và mở rộng làm cho áp lực xoang ngực giảm thấp hơn áp lực khí trời, nên không khí từ ngoài tràn vào thực hiện động tác hít vào. Lúc xương ngực co sẽ gây ra động tác thở ra. - Nhịp thở của 1 số gia cầm ( lần/phút): gà: 20-25; vịt: 15-18; ngỗng: 9- 10. - Gia cầm mẫn cảm với oxygen. Nếu thiếu từ 1,5- 2% lượng oxygen cần thiết cho cơ thể thì nó dã thở tăng ( tăng tần suất hô hấp ) còn trong điều kiện thừa carbonic thì ảnh hưởng k rõ rệt = thiếu oxygen. Câu 10 : các gia đoạn của chu kỳ động dục ? ứng dụng trong thực tiến sản xuất? * các giai đoạn của chu kỳ động dục: chu kỳ đông dục gồm 4 gia đoạn. - GĐ trược động dục : + là giai đoạn từ khi thể vàng tiêu hủy tới lần dộng dục tiếp theo. +GĐ này mang trứng phát triển nhanh, dẫn tới sự cảm thụ sinh dục dưới sự ảnh hưởng của oestrogen cơ quan sinh dục có nhiều biến đổi như: Tb 12 vách ống dẫn trứng phát triển cso nhiều nhung mao để chuẩn bị đón trứng rụng. Màng nhầy tử cung âm đạo tăng sinh, được cung cấp nhiều máu. + Tử cung, âm đạo , âm hộ bắt đầu xung huyết. + biểu hiện về hành vi sinh dục # tùy loài . >>>Nói chung GĐ này là GĐ chuẩn bị môi trường ở đường sinh dục cái để đón trứng rụng và tinh trùng từ ngoài vào - GĐ động dục : + Gồm 3 thời kỳ liên tiếp : Hưng phấn , chịu đực và hết chịu đực. + là thời kỳ xuất hiện cảm thụ sinh dục ở con cái do do lượng oestrogen tiết ra đạt cực đại biểu hiện điển hình bằng phản xạ đứng yên khi tiếp xúc với con đực hoặc người dẫn tinh. + Cuối giai đoạn này trứng rụng những thay đôi của đường sinh dục cái ở gia đoạn trước càng thêm sâu sắc hơn để chuẩn bị tích cực đón trứng. + Những biểu hiện vê hanh vi sinh dục là: đứng yên cho cn khác nhảy, kéo rộng thân kính nhạy cảm , bồn chồn thích nhảy lên lưng cn vật khác , ăn ít hoặc bỏ ăn, tìm đực một cách vộ vã, âm hộ ướt và đỏ, dịch nhày tiết nhiều càng tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ đỏ tím, dịch tiết kéo lại mặt đơ đấn. - Giai đoạn sau động dục: + là gia đoạn phát triển sớm của thể vàng bắt đâu sau khi kết thúc đồng dục và kéo dài một và kéo dài 1 vài giơ thơi ky nay buông trứng đã xuất hiện thể vàng tiết progestron để ức chế động dục . + Sự tăng sinh và tiết dịch của tử cung ngùng lại , biểu hiện môi nhày tử cung bong ra cùng với lớp tế bào biểu mô âm đạo hóa sừng thải ra ngoài. + Biểu hiện về hành vi sinh dục là không muốn gần con đực , không cho con khác nhảy. con vật gần ở trạng thái bình thương. - Giai đoạn yên tính: + là gia đoạn tể vàng hoạt động , thường khởi động vào ngày thứ tư sau khi rụng trứng và kết thúc khi thể vàng tiêu hủy . + Cơ quan sinh dục không có biểu hiện những hoạt động chức năng. 13 + Những biểu hiện về hành vi sinh dục không có. + Đây là gia đoạn ngỉ ngơi , yên tính để phục hồi lại cấu tạo, chức năng cũng như năng lượng cho hoạt động chu kỳ tiếp theo. VD: ở lợn chu kì động dục là 21 ngày, thời gian động duc là 48h, với biểu hiện âm hộ sưng tấy, đỏ, kêu la, kém ăn , hoạt động nhiều. * ứng dung: - căn cứ vào biểu hiện động dục để xác định thời điểm phối giống thích hợp. - dựa vào chu kỳ tính đẻ tính toán các kế hoạch phối giống và các kế hoạch khác trong chăn nôi. - Chủ động được kế hoạch chuẩn bị đực giống hoặc tih dịch để phối giống - Gây động dục hàng loạt , điều khiển sinh sản cảu con gia xúc cái. - sản xuất một số hormone, thuốc kích thích động dục sinh sản. - có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt. - sử dụng công nghệ thụ tinh nhiều lần trên lợn để tăng số lượng con non đẻ ra. CÂU 11: những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành tinh trùng? ứng dụng trong thực tiễn sản xuất? * Những yếu tố ảnh hưởng tới hình thành tinh trùng. Hoocmon là yếu tố nội tạng quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự hình thành tinh trùng theo tác giả Paul Hughes, (1980) thì trong quá trình phân chia nguyên nhiễm các testoteron và STH (kích thích trưởng tố) cùng ảnh hưởng đến quá trình này. Còn quá trình phân chia giảm nhiễm thì testoteron là yếu tố kích thích quan trọng nhất FSH thì ảnh hưởng sâu sắc tới việc sinh tổng hợp protein cho sự hoàn thiện cấu tạo tinh trung từ tinh tử . 14 - Giống các giống khác nhau do vốn gen khác nhau nên sự mở gen cho quá trinh sinh tinh cũng # nhau. Tuy nhiên những giống được chọn và cải tạo thì chất lượng tinh trinh cũng tố hơn những giống không được chọn, cải tao. - Chết độ dinh dưỡng vật chất cấu tao chủ yếu là protein, vì vậy nó là yếu tố dinh dưỡng quan trong, ảnh hưởng sâu sắc tớ sự hình thành tớ chất lượng của tinh trùng. Ngoài ra các vitamin E, VTM A,VTM D là những VTM càn thiết cho sự hình thành và nâng cao chất lượng cảu tinh trùng - Tuổi : tinh trùng có sức sống mạnh nhất vào thời kỳ thành thục thể vóc tuổi càng cao ( càng già) thì sức sống giảm đi. - Chết đổ sử dụng, chăm sóc: khoảng cách giữa các lần phóng tinh phải hợp lý, k ngắn quá cũng không dài quá. Sau mỗi lần phóng tinh càn phải bổ sung thức ăn giàu protein và các VTM A,E thương xuyên tắm chải cho gia súc vân động. - Khí hậu mùa xuân, thu mát mẻ, ấm áp sự hình thành và chất lượng tinh trùng tốt hơn mùa đông giá rét và mùa hè nóng nực. - Thời tiết : sự nóng lạnh đột ngột , ẩm độ cao đều là nhưng yếu tố stress ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh tinh trùng.  Ứng dụng thực tiến sản xuất - lưa chọn được những con giống tốt. - san xuất thức ăn phù hợp với đực giống. - xây dựng chuồng trai, điều kiện nuoi dưỡng tốt để có chẩt lượng tinh dịch tốt. - loại thải những con đực giống khi đã hết thời gian sử dụng tôt nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsinh_ly_dong_vat_ban_in_9297.pdf
Tài liệu liên quan