Nông nghiệp - Chương 4: Chọn tạo giống nhóm cây lấy củ

Một số giống khoai lang được trồng phổ biến ở Việt Nam 1. Giống khoai lang Hoàng Long  Nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.  Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981).  Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981.  Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày.  Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình

pdf80 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nông nghiệp - Chương 4: Chọn tạo giống nhóm cây lấy củ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4 CHỌN TẠO GIỐNG NHÓM CÂY LẤY CỦ Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ 4.1. CHỌN TẠO GIỐNG KHOAI LANG Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ 4.1.1. Giá trị cây khoai lang  Khoai lang chứa nhiều vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, các axit amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ cơ thể như: canxi, kẽm, sắt, magie  Ngoài giá trị dinh dưỡng nêu trên, khoai lang còn là sự lựa chọn số 1 cho những người muốn giảm cân. Năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây.  Loại củ này không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể Món ăn từ khoai lang Canh khoai Mứt Khoai nướng Một số thành phần dinh dưỡng chính của củ khoai lang:  Chất khô: Biến động từ 13,6- 35%  Gluxit: Chiếm khoảng 80- 90% hàm lượng chất khô.  Tinh bột: Là thành phần quan trọng của Gluxit, chiếm khoảng 60- 70% hàm lượng chất khô.  Đường: Khoảng 0,38- 5,64% trọng lượng chất tươi.  Xơ tiêu hoá: Gồm các hợp chất pectin, hemixenlulo và xenlulo.  Protein và các acid amin: Khoảng 5% trọng lượng chất khô • Ở các nước trên thế giới, khoai lang được sử dụng rộng rãi với mục đích: • Làm lương thực thực phẩm: Củ được sử dụng làm luơng thực, ngọn lá non được dùng để chế biến các mon ăn (rau luộc, rau sào). • Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: Dùng làm rượu, cồn, bánh mì, mứt, xiro, mì miến • Làm thức ăn gia súc: Thân lá và củ nhỏ Bảng 5.1: Thành phần dinh dưỡng trong củ khoai lang tươi Thành phần Đơn vị A B C D E Nước % 70,0 73,0 59,1 – 77,7 68 - 70 70,0 Protein g/100g 1,0 2,0 2,0 – 2,9 4,13 - Lipid tổng số g/100g 0 0 0,3 – 0,8 0,87 - Cholesterol g/100g 0 - - - - Carbohydrate g/100g 28,0 24,0 13,4 – 29,2 90,13 33,5 Chất xơ g/100g 2,6 3,0 1,3 – 3,8 2,19 2,9 Ash g/100g 0,9 1,0 0,6 – 1,7 2,68 1,0 Năng lượng Kcal/100g 114,0 105,0 110,0 – 125,0 - - Các khoáng chất Potassium mg/100g 340,0 204,0 273,0 - 420,0 Phosforus mg/100g 36,0 28,0 49,0 - - Calcium mg/100g 21,0 22,0 30,0 - - Magnesium mg/100g 17,0 10,0 24,0 - - Sodium mg/100g 9,0 13,0 13,0 - - Iron mg/100g 0,4 1,0 0,8 - - Manganese mg/100g 0,2 - - - - Zine mg/100g 0,2 - - - - Copper mg/100g 0,11 - - - - Selenium mg/100g - 1,0 - - - Sulfur mg/100g - - 26,0 - - Các Vitamin Thiamine mg/100g 0,06 - 0,1 - - Riboflavin mg/100g < 0,02 - 0,06 - - Ascorbic acid mg/100g - 23,0 25,0 - 40,0 40,0 - ß- carotene mg/100g - - 1,0 - 12,0 0,514 0,682 Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam  Khoai lang là cây lương thực quan trọng, đứng thứ 3 sau lúa và ngô. Ở những vùng sản xuất lúa gặp khó khăn, vùng đất bạc màu, đất cát ven biểnkhoai lang đã chiếm vị trí ngang hoặc cao hơn sản xuất lúa.  Khoai lang được trồng phổ biến ở cả 8 vùng sản xuất nông nghiệp ở nước ta.  Diện tích trồng khoai lang cả nước ( 2001): 244.600 ha; Năng suất 67,7 tạ/ha; Sản lượng 1.655.000 tấn.  Trong đó Nghệ An có diện tích trồng khoai lang lớn nhất 30300 ha. Năng suất cao nhất Vĩnh Long 263,3 tạ/ha. 4.1.2. Nguồn gốc, phân loại và đa dạng khoai lang a. Nguồn gốc  Những bằng chứng khảo cổ, ngô ngữ và lịch sử đến nay chỉ ra rằng khoai lang có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Taay Bắc và Nam Mỹ.  Mức độ đa dạng lớn nhất nguồn gen của khoai lang là Columbia, Ecuador, Guatemala và Peru (CARDI, 2010).  Những nghiên cứu marker phân tử gần đây gợi ý rằng khoai lang có nguồn gốc từ Trung Mỹ (Gichuki et al., 2003).  Khoai lang trồng cách đây khoảng 3000 năm trước công nguyên sau đó phổ biến khắp thế giới bao gồm vùng Nhiệt đới và Châu Phi. (Bester và Louw, 1992). Hình 1-12 Phát tán và phân bố của cây khoai lang (Nguồn Caroline Roullier và cs, 2012) b. Đa dạng nguồn gen khoai lang Bảng 5.2: Chỉ dẫn địa lý các mẫu giống khoai lang trong ngân hàng gen tại CIP Khu vực và nước Số lượng mẫu Khu vực và nước Số lượng mẫu Châu Mỹ Argentina (ARG) 106 Bolivia (BOL) 78 Brazil (BRA) 149 Chile (CHL) 1 Colombia (COL) 174 Ecuador (ECU) 172 Peru (PER) 1.099 Paraguay (PRY) 73 Uruguay (URY) 2 Venezuela (VEN) 86 Panama (PAN) 47 Costa Rica (CRI) 40 Nicaragua (NIC) 11 Honduras (HND) 8 Cuba (CUB 207 Dominican Republic (DOM) 114 Jamaica (JAM) 52 Puerto Rico (PRI) 38 Saint Vincent (VCT) 10 Guatemala (GTM) 100 Mexico (MEX) 22 United States (USA) 212 Châu Phi Burudi (BDI) 5 Cameroon (CMR) 4 Ai Cập (EGY) 2 Madagascar (MDG) 2 Kenya (KEN) 2 Nigeria (NGA) 18 Rwanda (RWA) 4 Nam Phi (ZAF) 2 Uganda (UGA) 4 Bảng 5.2: Chỉ dẫn địa lý các mẫu giống khoai lang trong ngân hàng gen tại CIP Khu vực và nước Số lượng mẫu Khu vực và nước Số lượng mẫu Châu Á Bangladesh (BGD) 4 Burma (BUR) 3 China (CHN) 38 Morocco (MOR) 1 Hong Kong (HKG) 1 Korea (KOR) 10 Indonesia (IDN) 31 Japan (JPN) 142 Lào (LAO) 8 Malaysia (MYS) 12 Phillipines (PHL) 51 Papua New Guinea (PNG) 474 Singapore (SGP) 3 Sri Lanka (LKA) 5 Taiwain (TWN) 324 Thailand (THA) 94 Việt Nam (VNM) 2 Australia (AUS) 3 Cook Islands (COK) 6 Fiji (FJI) 4 New Caledonia (NCL) 2 New Hebrides (NHB) 2 New Zealand (NZL) 7 Solomom Island (SLB) 63 Tonga (TON) 18 Niue (NIU) 5 Khu vực khác Nước không rõ 11 Các dạng lai từ Peru 282 Các dạng lai từ AVRDC 38 Các dạng lai IITA 1.038 Tổng 5.526 c. Phân loại Khoai lang (Ipomoea batatas L. Lam) thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), trong họ có 50 chi và hơn 1000 loài, chỉ có loài I. batatas là có giá trị kinh tế quan trọng. Khoai lang thuộc chi Ipomoea, chi phụ Eriospermum, phân chi Eriospermum, nhóm Batatas, loài Ipomoea batatas (L.) Lam. Trong họ Convolvulaceae ước tính có 400 loài Ipomoea hoang dại, nhóm Batatas có 13 loài dại có liên quan với khoai lang là: I. cordatotriloba (= I. trichocarpa) I. ramosissima I. cynanchifolia I. tabascana I. grandifolia I. tenuissima I. lacunosa I. trifida I. x leucantha I. triloba I littoralis I. umbraticola I. tiliacea Số nhiễm sắc thể (NST) của khoai lang 2n = 6x = 90. Điều này chỉ ra rằng cây lục bội với bộ NST cơ bản x = 15. Trong các loài dại I. tabascana và I. tiliacea là tứ bội 2n = 4x = 60. Các loài khác lưỡng bội 2n = 2x = 30. Các loài đa bội là I. cordatotriloba là 2x và 4x, loài I. trifida là 2x, 3x, 4x, và 6x. Chi Ipomoea là một trong những chi lớn nhất trong họ với khoảng trên 500 loài, gồm có các dạng thân thảo, thân bụi và cả thân gỗ. 4.1.3. Đặc điểm thực vật học a. Thân, cành:  Cây thân thảo dạng dây leo, thân bò nằm ngang hoặc thân đứng.  Thân gồm thân chính và nhánh  Thân khoai lang dài ngắn khác nhau tuỳ giống và tuỳ điều kiện chăm sóc, canh tác.  Trên thân có nhiều lóng (đốt), ở các đốt này có thể có các rễ mọc ra.  Tiết diện thân khoai lang thường tròn hoặc có cạnh. Màu sắc thân: trắng vàng, xanh đậm, xanh nhạt.  Trên thân có lông hoặc không. b. Lá khoai lang:  Hình dạng lá phụ thuộc vào giống có thể là: hình tim, mũi mác, có khía (khía nông hoặc sâu).  Màu lá: màu vàng nhạt, xanh, xanh đậm  Lá mọc cách, có cuống dài (trên dưới 10 cm). Nhờ có cuống dài mà lá khoai lang có thể xoay chuyển phiến lá ra ngoài ánh sáng mặt trời. c. Hoa  Khoai lang ra nụ hoa khoảng 20-30 ngày sau trồng trong điều kiện ngày ngắn. Từ khi có nụ đến khi trổ khoảng 20-30 ngày.  Hoa giống hoa bìm bìm hình chuông có cuống dài. Hoa thường mọc ở nách là hoặc đầu ngọn thân moc riêng rẽ hay thành chùm 3-7 hoa.  Tràng hoa hình phễu màu hồng tía cánh hoa dính liền. Mỗi hoa có 1 nhị cái và 5 nhị đực không đều nhau và đều thấp hơn nhị cái.  Sau khi nở hoa nhị đực mới tung phấn. Phấn chín chậm, cầu tạo lại không thuận lợi cho tự thụ phấn, nên thường trong những quả đậu, tỉ lệ tự thụ phấn khoảng 10%, còn 90% thụ phấn khác cây, khác hoa. Thụ phấn tốt nhất vào khoảng 8-9h Hoa khoai lang d. Quả và hạt khai lang. • Quả khoai lang thuộc dạng quả sóc, hình tròn. Sau khi thụ tinh khoảng 1-2 tháng thì quả chín. Khi quả chín, quả tự tách làm hạt bắn ra ngoài. • Mỗi quả có từ 1-4 hạt màu nâu đen, hay hình bầu dục hay đa giác, vỏ hạt cứng, khi reo cần phải xử lí hạt để hạt chóng mọc ngâm trong nước nóng 50oC trong 3-4h để phá ngủ nghỉ của hạt. e. Củ khoai lang  Củ khoai lang do rễ củ hình thành  Củ có thể có đặc điểm khác nhau tuỳ giống: Củ có thể màu đỏ, màu trắng, màu tím hay màu vàng  Củ khoai lang được hình thành và phát triển qua hai giai đoạn, giai đoạn phân hoá bên trong rễ củ và giai đoạn phát triển (phình to) của củ.  Thời kì tạo củ và phát triển của củ quyết định mạnh mẽ đến năng suất và phẩm chất của củ. f.Rễ cây khoai lang Ở hom giâm thì:  Hom bắt đầu bén rễ từ 5-15 ngày sau khi giâm.  Rễ đầu tiên có ở mắt thứ hai gần mặt đất, sau đó đến những mắt kế tiếp. Những rễ mọc gần mặt đất to mập sẽ dễ cho củ sau này.  Rễ có thể lan rộng 110 cm và sâu đến 180cm khi gặp đất xốp, đủ ẩm.  Ở cây con (gieo hột): Sau 3-5 ngày cây ra rễ chính, 5-7 ngày sau sẽ ra rễ phụ. Về hình dáng và kích thước, khoai lang có 3 loại rễ:  Rễ phụ:  Đặc điểm: Nhỏ, trắng, thường phát triển ở lớp đất mặt, mọc nhiều nhất trong 2 tháng đầu  Nhiệm vụ: Hút nước và dinh dưỡng cho cây phát triển.  Tuy nhiên trong giai đoạn tạo củ, nếu nhiều rễ phụ năng suất củ sẽ giảm  Rễ đực:  Là rễ có khả năng cho củ nhưng gặp điều kiện bất thuận nên không phát triển được.  Đây là loại rễ vô dụng tiêu hao chất dinh dưỡng nuôi cây.  Rễ củ:  Thời gian tạo rễ củ thay đổi tuỳ giống và môi trường.  Giống ngắn ngày là 30-35 ngày sau trồng, giống muộn là 40-50 ngày.  Rễ củ được tạo ở lớp mặt (sâu 10-25 cm), trên những hom gần mặt đất (mắt thứ 2-4). 4.1.4. Di truyền của một số tính trạng của khoai lang Bảng 5.3: Giá trị hệ số di truyền của một số tính trạng ở khoai lang Tính trạng Hệ số di truyền Nghĩa rộng Nghĩa hẹp Khối lượng củ 0,71 0,25 - 0,57 Số lượng rễ 0,4 - 0,83 0,24 - 0,43 Hàm lượng chất khô 0,93 0,48 - 0,65 Hàm lượng tinh bột thô - 0,57 Chất xơ - 0,47 Protein thô - 0,57 Màu sắc vỏ củ 0,97 0,81 Nứt củ (do tăng trưởng) 0,76 0,37-0,51 Màu thịt củ 0,97 0,53 - 0,66 Phản ứng với bệnh héo gốc (Fusarium Wild) 0,96 0,5 - 0,89 Kháng bệnh thối rễ - 0,75 Tổn thương rễ 0,84 - Tổn thương thân 0,79 - Khả năng kháng virus 0,48 - 0,95 - Hàm lượng Fe 0,74 - Hàm lượng Zn 0,82 - Di truyền một số tính trạng của củ như vỏ củ màu nâu (B) và vỏ củ màu nhạt (r). Màu trắng của thịt củ trội không hoàn toàn so với màu cam. Hoạt động của ß-amylase trong rễ củ đã tìm ra hoạt động của enzym này do 2 gen quy định. Đa số các tính trạng nông học chính ở khoai lang đều là các tính trạng số lượng. Nhân biết có 03 QTL liên kết với dạng củ, 01 QTL liên kết với tính trạng số rễ. 4.1.5. Mục tiêu chọn tạo giống a. Sử dụng làm lương thực:  Nhằm đạt mục tiêu năng suất càng cao càng tốt, chú ý đến hàm lượng tinh bột trong củ.  Mục tiêu cụ thể: rút ngắn thời gian sinh trưởng, các giống có khả năng.  Thâm canh cao, tăng cường khả năng chống chịu được một số sâu bệnh. 2. Sử dụng làm cây thực phẩm: • Có thể lấy lá làm rau nên chọn cây khoai lang lấy lá (cây trẻ lâu, phân nhánh nhiều, ra lá nhanh); ngoài lá thì củ cây khoai lang cũng có thể làm rau. • Sử dụng ăn tươi: củ khoai lang phải có độ ngọt nhất định (hàm lượng đường và tinh bột cân đối). • Sử dụng làm khoai quà: khoai ngọt, khoai vôi 3. Sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến:  Làm nguyên liệu cho ngành bánh kẹo:  Làm sản phẩm đóng hộp: chất lượng củ là điều quan trọng nhất (cân đối tinh bột và đường, ngoài ra còn có thêm các loại vitamin).  Là nguyên liệu chính để làm miến (chú ý đến hàm lượng Decterin để tăng độ dai cho sợi miến).  Khoai lang cũng có tiềm năng lớn trong ngành sản xuất rượu, làm bánh mỳ, nước giải khát không chứa cồn. 4. Hiện nay cây khoai lang còn được phát triển theo 1 số hướng mới như: Khoai lang cảnh, tổ chức gây đột biến làm thay đổi màu sắc hình dạng lá, hoa 4.1.6. Quỹ gen Tại Trung tâm di truyền thực vật lưu giữ 534 mẫu giống khoai lang. Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Viện Cây lương thực & CTP Viện KHKT NN miền Nam Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam  Tại miền Bắc đã sưu tập khoảng 700 giống khoai địa phương và nhập nội, gồm 4 nhóm chính:  Năng suất cao phẩm chất kém: Hồng Quang, Bất Luận Xuân Năng suất: 18-25tạ/ha, protein thấp (0.89-0.95%), nhiều nước chỉ dùng cho chăn nuôi.  Nhóm năng suất phẩm chất tốt: Lim (Bắc Ninh), Bông thuyền (Nghệ An), Chiêm, LượngNăng suất: 15-20tạ/ha, có 21-26% tinh bột, 1,63-1,87% protein.  Nhóm năng suất thấp phẩm chất tốt: Nghệ, Vỏ Vàng, Ruột đỏ  Nhóm năng xuất phẩm chất kém: Sương, Chiêm Ngạn..  Ở Miền Nam trước năm 1970 cũng đã có hơn 40 giống địa phương được sưu tập, trắc nghiệm, và nhiều dòng có triển vọng. 4.1.7. Các phương pháp chọn giống khoai lang Những nghiên cứu ở các phần trên cho thấy khoai lang là cây sinh sản hữu tính nhưng nhân giống vô tính bằng củ hoặc đoạn thân, Khoai lang trồng là cây có bộ NST lục bội, có hiện tượng tự bất hợp, hạt có khả năng ngủ nghỉ. Những đặc điểm, tính trạng và di truyền của khoai lang như đã đề cập là cơ sở đưa ra các phương pháp chọn tạo giống đang sử dụng hiện nay chủ yếu là: 1.Chọn dòng vô tính 2.Lai hữu tính 3.Lai tế bào sô ma 4.Đột biến 5.Chuyển gen •Phương pháp 1: Chọn dòng vô tính Hình 5.3. Chọn dòng vô tính khoai lang (nguồn Cristina Fonseca và cs., 1994) •Phương pháp 2: Lai và chọn dòng vô tính Hình 5.4. Sơ đồ tổng quát chọn giống của các cây trồng nhân vô tính (nguồn Becker, 1992) Hình 5.5. Đề xuất chọn giống khoai lang hiệu quả (nguồn CIP, 1989) Hình 5.6. Sơ đồ phương pháp chọn lọc chu kỳ phát triển quần thể cho lai ở khoai lang (nguồn Wolfgang J. Grüneberg, 2013) Hình 5.7. Quá trình lai tạo giống khoai lang ở Nhật Bản (nguồn CIP, 1989) •Phương pháp 3: Đa giao tạo giống khoai lang Hình 5.8. Các bước chọn tạo giống khoai lang bằng đa giao (nguồn Jill E. Wilson và cs, 1989) •Phương pháp 4: Phương pháp đột biến Khoai lang có mức độ đa bội thể lớn dẫn đến phân ly các tính trạng rất phức tạp, thêm vào đó, khó ra hoa và rào cản tự bất hợp và bất hợp cũng gây nhiều hạn chế cho phương pháp lai (Ahn và cs., 2002). Chọn giống đột biến trên khoai lang chủ yếu dựa vào 2 nguồn: đột biến tự nhiên và đột biến nhân tạo nhờ các tia phóng xạ. Đột biến tự nhiên ở khoai lang xảy ra với tần số khá lớn và thường quan sát thấy biến đổi về một số tính trạng chất lượng như màu sắc vỏ củ và thịt củ; tần số đột biến trên các yếu tố cấu thành năng suất là tương đối thấp. Đột biến dựa vào tác nhân vật lý (tia phóng xạ) do có tác động mạnh hơn nên có thể cải tiến giống khoai lang trên nhiều tính trạng như năng suất, hàm lượng một số chất: tinh bột, đường thô hay các carotenoid. Đột biến bằng tác nhân vật lý còn có thể cải tiến tính cảm quang. Tác nhân đột biến vậy lý hay được sử dụng là tia X và tia gamma từ nguồn Co60. Bộ phận xử lí thích hợp nhất là mầm nách, đỉnh sinh trưởng. Chiếu xạ nguồn 60Co với liều lượng 30, 50 và 70 Gy. Các mầm nách sau khi xử lý cắt thành các đoạn, mỗi đoạn 2 – 3 lóng đốt và trồng ngay ra ngoài đất, phủ bằng vải polyvinyl để giữ ẩm. Những mầm sống sót được nhân bằng nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, hoặc sử dụng cho xử lý tiếp phóng xạ lần 2 Nhân giống lấy từ nuôi cấy in vitro hoặc trực tiếp trên từ các mần xử lý trồng ra ngoài đất. Đánh giá sau trồng về các tính trạng của củ như số củ, dạng củ, kích thước củ. Phân tích DNA sử dụng marker phân tử, phân tích hàm lượng tinh bột, đường trong củ bằng phương pháp hóa sinh. •Một số công cụ mới trong chọn giống khoai lang Ngày nay, trên cơ sở những tiến bộ của di truyền phân tử được ứng dụng trong chọn tạo giống khoai lang như: Lai tế bào soma Gây đột biến tế bào soma Chọn lọc nhờ chỉ thị phân tử Chuyển gen Một số giống khoai lang được trồng phổ biến ở Việt Nam 1. Giống khoai lang Hoàng Long  Nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.  Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981).  Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981.  Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày.  Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. 2. Giống khoai lang Hưng Lộc (HL4)  HL4 là giống khoai lang phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ.  Nguồn gốc Việt Nam. HL4 là giống lai [khoai Gạo x Bí Dalat] x Tai Nung 57 do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1987).  Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1987.  Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày.  Năng suất củ tươi 18 – 33 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đẹp, dây xanh phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng trung bình, nhiễm nhẹ sâu đục dây. 3. Giống khoai lang HL518  Giống HL518 do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518.  Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị.  Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày.  Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. 4. Giống khoai lang Kokey 14  Giống Kokey 14 có nguồn gốc Nhật Bản do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1997.  Thời gian sinh trưởng: 110-120 ngày.  Năng suất củ tươi: 15-34. tấn/ha; tỷ lệ chất khô 29-31%.  Chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh, nhiễm nhẹ sâu đục dây (Omphisia anastomosalis) virus xoăn lá (feathery mottle virus), bệnh đốm lá (leaf spot: Cercospora sp), bệnh ghẻ (scab) và hà khoai lang (Condorus sp). 5. Giống Murasa Kimasari  Có nguồn gốc Nhật Bản, do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1994.  Giống tuyển chọn và giới thiệu năm 2002 và hiện được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.  Thời gian sinh trưởng: 105-110 ngày.  Năng suất củ tươi: 10-22. tỷ lệ chất khô 27-30%.  Chất lượng củ luộc khá ngon, vỏ củ màu tím sẫm, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây tím xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đục dây. 6. Giống khoai lang HL284  Thuộc nhóm giống khoai lang tỷ lệ chất khô cao, nhiều bột.  Nguồn gốc AVRDC (Đài Loan) /Japan.  Giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội, tuyển chọn và đề nghị khảo nghiệm năm 2000.  Thời gian sinh trưởng 90-105 ngày.  Năng suất củ tươi 18 – 29 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 28-31%, chất lượng củ luộc khá, độ bột nhiều hơn độ dẽo, vỏ củ màu trắng, thịt củ màu trắng kem, dạng củ đều, dây xanh, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. 7. Giống khoai lang KB1  Là giống khoai lang hiện đang phát triển ở vùng đồng bằng sông Hồng.  Giống do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn và giới thiệu.  Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận giống năm 2004.  Thời gian sinh trưởng 95 -100 ngày.  Năng suất củ tươi 22 – 32 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-29%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng cam, thịt củ màu cam đậm, dạng củ hơi tròn, dây xanh, ngọn tím, nhiễm sâu đục dây trung bình. 8. Giống Bí Đường Xanh: • Vỏ đỏ, ruột vàng, mã số giao dịch quốc tế 606, thường dùng để chế biến trong các nhà máy. 9. Giống khoai lang CIP 63-2  CIP63-2 thuộc nhóm giống khoai lang tỷ lệ chất khô cao, nhiều bột.  Nguồn gốc Trung tâm Khoai tây Quốc tế CIP (Peru). Giống do Trung tâm Hưng Lộc nhập nội, tuyển chọn và đề nghị khảo nghiệm năm 2002.  Thời gian sinh trưởng 90-105 ngày.  Năng suất củ tươi 14 – 31 tấn/ ha.  Tỷ lệ chất khô 29-32%.  Chất lượng củ luộc khá, độ bột nhiều hơn độ dẽo, vỏ củ màu trắng, thịt củ màu trắng kem, dạng củ đều, dây xanh.  Mức độ nhiễm bọ hà và sâu đục dây trung bình CIP63-2 4.1.8. Các phương pháp nhân giống khoai lang a. Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào - in vitro b. Phương pháp nhân giống bằng chồi củ c. Phương pháp nhân giống bằng hom Chọn hom: Hom phải mập mạnh, không sâu bệnh, có nhiều mắt (đốt), trung bình hom tốt dài khoảng 30-40 cm, phải có từ 6-8 mắt. Vị trí cắt hom: Hom ngọn cho năng suất củ tốt nhất, kế đến những hom giữa, hom gốc thường cho năng suất thấp nhất. Hom ngọn cho ít củ nhưng củ to hơn. Ủ hom: Cắt hom xong đem để rải nơi thoáng mát (không được để chất đống) từ 1-2 ngày trước khi trồng sẽ giúp hom nhanh ra rễ, nẩy chồi hơn. Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ Bọ hà khoai lang Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_4_chon_giong_khoai_lang_1686.pdf
Tài liệu liên quan