(Iprodione): Rovral 50WP nồng độ 0,1 0,2% trừ nấm Botrytis
hại nho, sà lách, bắp cải, cây cảnh, cây hoa, trừ nấm
Alternaria, Fusarium, Helminthosporium, Rhizoctonia hại rau,
cây ăn quả. Dùng lượng 1,5 1,7kg/ha trừ bệnh khô vằn hại
lúa.
(Chlorothalonil, Bravo): Daconil W – 75 nồng độ 0,125
0,25% phun phòng trừ bệnh thối nhũn, đốm lá, gỉ sắt, phấn
trắng, sương mai rau, dưa chuột, dưa hấu, khoai tây, cà chua,
lạc, đốm lá chuối, bệnh loét cam quýt. ở nồng độ 0,5% trừ
bệnh gỉ sắt cà phê; trừ bệnh đốm nâu, khô vằn lúa.
- Rhidomil MZ 72WP: thuốc nội hấp phòng trừ các bệnh nấm
sương mai
44 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 3001 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nông nghiệp - Chương 4: Biện pháp phòng trừ Bệnh hại Nnông sản sau thu hoạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4. Biện pháp phòng trừ
Bệnh hại NS STH
Mục tiêu: Cung cấp cho xã hội nông sản có chất lượng tốt, giá thành hợp lý
Phương hướng phòng trừ bệnh hại NS STH
- Tránh sự lan truyền của bệnh từ cây vào sản phẩm thu hoạch
- Tránh sự lây nhiễm của bệnh từ đất và các cây trồng khác vào
sản phẩm thu hoạch
- Tránh sự lây nhiễm của bệnh từ các dụng cụ chăm sóc, thu
hái, đồ chứa đựng, phương tiện vân chuyển và kho bảo quản
Nguyên tắc :
- Trường hợp bệnh chưa xuất hiện và gây hại
Ngăn chặn và hạn chế sự xâm nhập của bệnh bằng các biện pháp
Kiểm dịch thực vật (trong vùng, trong nước và quốc tế)
- Bệnh đã gây hại và ảnh hưởng đến cây trồng
+ Giảm nguồn bệnh:
Trong đất: Luân canh, xử lí đất (lí học, hoá học)
Tiêu diệt kí chủ phụ là cỏ dại tiêu huỷ tàn dư cây bệnh
Trên hạt: Chế biến hạt giống, bảo quản hạt, kiểm nghiệm và cấp
chứng chỉ hạt giống, xử lí hạt giống
Vệ sinh đồng ruộng dụng cụ thu hái chứa đựng và kho BQ
+ Hạn chế sự phát triển và lan truyền của bệnh và tạo điều
kiện cho cây phát triển tốt
Thay đổi điều kiện ngoại cảnh (thời vụ, các biện pháp canh tác
kĩ thuật và chăm sóc, bảo quản)
Biện pháp kiểm dịch thực vật (KDTV)
- Biện pháp KDTV nhằm phát hiện, ngăn chặn và tiêu diệt
triệt để, hoặc nghiêm cấm đưa các dịch hại thuộc đối tượng
kiểm dịch từ vùng này đến vùng khác của một nước hoặc
từ nước này đến nuớc khác.
- Ở nước ta Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về KDTV
- Một số quốc gia như Mỹ Nhật đã qui định các luật lệ KDTV
nghiêm ngặt đe tránh đưa sâu bệnh lạ vào lãnh thổ của họ.
Các mặt hàng nông sản cần phái kiểm nghiệm và xử lí đối
với các đối tượng KDTV
- Biện pháp kiểm dịch bệnh cây nhằm mục đích ngăn cấm,
phát hiện, tiêu diệt những loại nguồn bệnh hại ở trên hạt
giống, củ giống, hom giống, cây giống, trên nông sản mà từ
trước tới nay không có ở trong nước nhưng qua sự nhập
giống, nông sản mang sẵn nguồn bệnh đó từ nước ngoài
xâm nhập
Các biện pháp cụ thể
1. Hệ thống quản lí cây trồng trước thu hoạch
1.1. Chọn vùng sản xuất
1.2. Sử dụng giống chống bệnh, giống sạch bệnh
Sử dụng giống chống bệnh, giống sạch bệnh có chất lượng
tốt để gieo trồng sẽ tránh được bệnh, bảo đảm năng suất cao,
giảm chi phí BVTV, an toàn sản phẩm và môi trường.
Hạt giống đậu tương đã được
xử lý
Giống cà chua MAGIC : Kháng bệnh xoăn lá, quả
chín đỏ đẹp - Phù hợp ăn tươi và chế biến
Là giống cà chua chịu nhiệt – kháng
sâu bệnh tốt, đặc biệt bệnh vàng xoăn
lá virus
Vụ sớm tháng 7-tháng 8 ; chính vụ T9
– T10 ; vụ muộn tháng12 - tháng 2 năm
sau ( dương lịch)
Năng suất cao TB 2-4 tấn/sào Bắc bộ
(chăm sóc tốt đạt trên 4 tấn /sào).
Quả đồng đều, trọng lượng bình quân
90 - 120 gram.
Dạng quả đẹp - chín sớm, mầu sắc
chín đỏ đẹp
Quả rất cứng - ít hao hụt khi vận
chuyển đi xa
Thị trường tiêu thụ ưa chuộng , giá cao
C¸c gièng rau qu¶ kh¸c
B¾p c¶i chÞu nhiÖt BM 741 (KS Cross)
Khả năng chịu nhiệt cao
Thích hợp trồng quanh năm ở ĐBSH và
Bắc Trung bộ.
Sinh trưởng và phát triển tốt
Chống chịu bệnh thối nhũn rất tốt
BM 741
Nuôi cấy mô kết hợp với chuyển
nạp gen kháng bệnh
Sử dụng giống chống chịu bệnh: qua chọn lọc để lựa chọn những giống
chống chịu tốt, năng suất cao hoặc sử dụng phương pháp chuyển nạp
gen nhằm tăng khả năng chống bệnh...
Sơ đồ chung của quá trình chuyển nạp gen
1.3. Biện pháp canh tác
Bón phân
- Bón phân đúng lúc, cân đối, hợp lý tăng tính chống
chịu bệnh của cây. Bón quá nhiều đạm, bón nhiều
đợt cây sinh trưởng kéo dài, tích luỹ nhiều đạm tự do
làm giảm sức chống bệnh của cây, ảnh hưởng xấu
đến chất lượng NS
-Tăng cường bón lân, kali và phân vi sinh để cung
cấp đủ dinh dưỡng và tăng sức chống chịu của cây
Tưới tiêu hợp lý
Luân canh cây trồng
Lúa- rau – đậu
Lạc – lúa – rau
Vệ sinh đồng ruộng
-Dọn sạch tàn dư
-Tiêu diệt cỏ dại là kí chủ phụ của tác nhân gây bệnh
và môi giới
Các phương hướng phòng trừ cỏ dại
Thuốc trừ cỏ dại
+phân bón
Thuốc trừ cỏ dại Nhổ cỏ
Đối với những bệnh có nguồn bệnh tồn tại trong đất và trên hạt giống
cần sử lí đất (methyl bromide reduces teliospore viability to 98%)
2. Hệ thống quản lí NS sau thu hoạch
2.1. Giảm lây nhiễm bệnh sau thu hoạch
- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ tàn dư cây bệnh, phun
thuốc trừ bệnh để giảm nguồn bệnh có khả năng lây
nhiễm vào hạt trong quá trình thu hoạch.
- Tránh gây các vết thương xây sát trong quá trình thu
hái.
- Tẩy trùng vệ sinh các thùng chứa đựng nông sản bằng
phương pháp xông hơi hay fun thuốc tiệt trùng.
- Vệ sinh an toàn đóng gói có thể hạn chế sự lây lan,
phát triển của bệnh.
• Giảm thiểu các tổn thương
cơ học trước và sau TH
• Vệ sinh trong đóng gói
• Rửa NS bằng nước sạch
hoặc nước khử trùng
Chlorine với nồng độ đủ để
tiêu diệt VSV trong 1phút ở
pH - 7
Nấm – 30-40 ppm
Vi khuẩn - 20 ppm
2.2. Biện pháp vật lí
• Nhóm biện pháp này rất có hiệu quả đối với các loại
nấm gây bệnh đã tồn tại trên NS.
• Lµ biện pháp mang tính trị liệu và an toàn không để lại
dư lượng thuốc hoá học trên môi trường và luôn tác
động lên cả kí chủ lẫn vi sinh vật
• Làm lành vết thương là kĩ thuật đang được áp dụng để
giảm sự thối nhũn sau thu hoạch đối với nhiều loại củ
như khoai tây, khoai lang.
VD. Kĩ thuật giữ cho rau trái tươi ở nhiệt độ 30-55o C và
ẩm độ 95-98% trong vòng 2-3 ngày. Các chất như
phenol và tương tự lignin (có tính kháng nấm) sẽ kết tủa
trong vỏ trái cây bị thương dưới điều kiện này, gia tăng
tính kháng của rau quả củ đối với vi sinh vật hại n«ng
sản sau thu hoạch gi¶m sù huỷ hoại của vỏ quả.
• Xử lí bằng nước nóng và không khí nóng
• Chiếu tia phóng xạ gamma và đèn tử ngoại UV ngăn
chặn sự phân chia tế bào, tiêu diệt bào tử nấm và vi
khuẩn gây hại có mặt ở bên trong nông sản
• Bảo quản trái cây trong nhiệt độ thấp làm cho trái
chín chậm hơn, dưỡng chất trong trái được duy trì lâu
hơn, hạn chế các loại nấm bệnh phát triển, vỏ trái ít bị
nhăn nheo...
• Mỗi loại trái cây có thể chịu đựng những ngưỡng nhiệt
độ khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra
ngưỡng nhiệt độ tốt nhất cho từng loại trái cây là rất
cần thiết
- Bao trái bằng bao PE đã được sử dụng khá phổ biến trên
nhiều loại trái cây khác nhau, ở nhiều nơi trên thế giới
nhằm hạn chế sự bốc hơi nước, làm giảm bớt cường độ
hô hấp và sinh tổng hợp ethylene giúp kéo dài thời gian tồn
trữ trái.
VD. Bảo quản trái bằng bao màng Chitosan ở nồng độ 0,25% kết hợp
với bao Polyethylene (PE) đục 5 lỗ với đường kính mỗi lỗ 1 mm và ghép
mí lại bằng máy ép. Sau đó, bảo quản ở nhiệt độ 12oC. Với phương pháp
này, phẩm chất bên trong trái như: hàm lượng đường, hàm lượng vitamin
C... luôn ổn định, tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp, màu sắc vỏ trái đồng đều và
đẹp. Thời gian tồn trữ kéo dài đến 9 tuần.
• Ảnh hưởng của nhiệt độ
Figure 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của
nấm Monolinia fructicola (gây bệnh thối nâu) quả đào
(Redrawn from Journal of Agricultural Research 37:507-43.)
Xử lý nhiệt đối với giống hành Hytech
Xử lý nhiệt đối với giống tỏi “Red baron”
Xử lý nhiệt nóng (370C) và lạnh xen kẽ để
hạn chế nguồn bệnh khoai tây
Có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên để
xử lý hạt giống
2.3. Các phương pháp sinh học
Hiện nay phòng trừ sinh học đối với bệnh hại nông
sản có triển vọng và được quan tâm đặc biệt do tính
ưu việt là an toàn cho so với các loại hoá chất.
Biện pháp sinh học là biện pháp dùng các sinh vật có
ích hoặc các chất kháng sinh do chúng sản sinh ra,
hay dịch chiết thực vật để diệt các vật ký sinh gây
bệnh cây.
Biện pháp sinh học có ưu điểm an toàn cho cây,
người và gia súc, không gây ô nhiễm môi trường. Tuy
nhiên, biện pháp này còn ít được nghiên cứu, việc
ứng dụng trong sản xuất còn hẹp, giá thành cao.
Tại sao phải phòng trừ
bệnh bằng biện pháp sinh học
• Thị trường cần:
– Nông sản sạch
– Chế phẩm thay thế thuốc trừ nấm đã
bị kháng thuốc
Afla-Guard
Sử dụng chủng nấm Aspergillus flavus không sinh độc
tố để cạnh tranh với chủng sinh độc tố, nhằm giảm thiểu
mức độ nhiễm nấm A. flavus sinh độc tố
Chế phẩm sinh học Bacillus subtilis (QST713)
“Phòng trừ các bệnh hại rau quả như đốm quả,
thối xám Botrytis, thối chua, gỉ sắt, thối hạch, phấn
trắng, đốm vi khuẩn...” (from company web site)
Serenade –
Agraquest, Inc.
Sử dụng các hợp chất tự nhiên
• Tỏi Garlic – allicin antimicrobial compound
• Cây có tinh dầu (bạch đàn, sả .)
Công thức Số khuẩn lạc
vi khuẩn
(cfu)
n=4
Số điểm
(5 = Nâu, 1 =
trắng)
NS bọc trong túi giấy
bên ngoài là túi PE
có tinh dầu bạch đàn
(5 g/kg)
42 a 1.58 a
NS bọc trong túi PE có
tinh dầu bạch đàn (5
g/kg)
85 a 1.58 a
NS bọc trong túi giấy
bên ngoài là túi PE
264 b 2.83 b
NS bọc trong túi PE 405 c 3.08 c
Sử dụng các chế phẩm sinh học
• Pseudomonas syringae Van Hall, phòng trừ Botrytis,
Penicillium, Mucor and Geotrichum spp., Tên chê phẩm
Bio-Save 100, Bio-Save 110 and Bio-Save 1000 của
Công ty EcoScience Corp.
• Yeast product Candida oleophila Montrocher, phòng trừ
Botrytis and Penicillium spp., Tên chế phẩm Aspire của
Công ty Ecogen Inc.
• Yeasts – phương thức tác động chủ yếu là cạnh tranh
về thức ăn và khong gian đối với VSV gây bệnh và
chúng có thể phát triển trong thời gian dài ở điều kiện
ẩm độ thấp và it nhạy cảm với thuôc trừ nấm
Ví dụ về phòng trừ sinh học đối với
NSSTH
• Sử dụng nấm và vi khuẩn đối kháng để ngăn ngừa hiện
tượng thối quả sau thu hoạch và trong bảo quản
• Một số chế phẩm nấm men đã được thử nghiệm trong
phòng trừ bệnh do chúng có khả năng phát triển tốt trên bề
mặt nông sản ở mọi điều kiện môi trường
• Nhóm vi sinh vật hại nông sản sau thu hoạch thường có
tính kí sinh yêu, chúng thường xâm nhập vào nông sản qua
vết thương cơ học. Biện pháp xử lí nhúng quả trong dung
dịch chứa vi sinh vật đối kháng hay phun lên quả vi sinh vật
đối kháng trước thu hoạch để tránh nâm và vi khuẩn xâm
nhập qua vết thương trong quá trình thu hái và chế biến.
Chế phẩm sinh học bảo quản for
• Cam chanh
• Mận, đào, mơ
• Táo
• Khoai tây
a.i.: Pseudomonas syringae
- ESC-10: EcoScience strain
- ESC-11: USDA strain
Bio-Save
Không xử lí
Xử lí Bio-Save
2.4. Biện pháp hoá học
• Xử lí NS bằng thuốc hóa học
Không xử lí
Có xử lí
bin dump
chlorine spray
Xử lý Chlorine
Xử lý thuốc trừ nấm
fungicide in wax
Xử lý quả bằng thuốc trừ nấm và sáp
Triene và diene ức chế sự nảy mầm của bào tử nấm
Colletotrichum sp.
Phun thuốc trừ nấm
• Botrytis
• Xử lí sau TH bằng carbendazim nóng, prochloraz @ 52o
C trong 1 min để phòng trừ bệnh thán thư soài
• Rửa cọ NS bằng nước sạch
Nguyên tắc sử dụng thuốc: 4 đúng
1. Đúng thuốc
2. Đúng lúc
3. Đúng cách (kỹ thuật)
4. Đúng nồng độ, liều lượng
Gây độc trực tiếp lên VSV gây bệnh: Phần lớn thuốc trừ
bệnh tác động trực tiếp vào qúa trình xâm nhiễm gây
bệnh, vào quá trình trao đổi chất, vào sự hình thành màng
và các cấu trúc khác của tế bào.
• Các ion kim loại (Cu, Zn, Mn...) của thuốc tương tác với
nhóm -SH của axit amin và gây biến tính protein và enzim.
Các thuốc dị vòng cũng có tác dụng tương tự.
• Nhiều thuốc lân hữu cơ nội hấp (VD kitazin và hynosan) và
kháng sinh ức chế sự tổng hợp chitin, sterol – là cấu trúc
màng tế bào nấm.
Cơ chế tác động của thuốc trừ bệnh
Một số loại thuốc trừ bệnh
1. Nhóm thuốc chứa đồng
- Thuốc Boocdo:
Thuốc Boocdo ở nồng độ 0,5 1% có hiệu lực trừ bệnh mốc
sương cà chua, khoai tây (Phytophthora infestans), gỉ sắt cà
phê (Hemilia vastarix), phồng lá chè (Exbasidiim vexans), giác
ban bông (Xanthomonas malvacearum), bệnh chất xám lá chè
(Pestalozzia theae), bệnh đốm lá đậu tương (Septoria glycines),
đốm nâu cam quýt (Septoria spp.), loét cam quýt (Xanthomonas
citri), bệnh đốm lá hại chuối (Cercospora musae).
- Oxyclorua đồng [3Cu(OH)2 . CuCl2 . H2O]
Tác dụng phòng trừ các bệnh như thuốc Boocdo.
2. Nhóm thuốc chứa lưu huỳnh
Thuốc lưu huỳnh vô cơ
-Lưu huỳnh nguyên tố: dạng lưu huỳnh bột 80WP, hoà nước ở
nồng độ 0,2 0,3% trừ bệnh sẹo hại cam quýt, phấn trắng hại
nho, bầu bí dưa
Thuốc lưu huỳnh hữu cơ
-Zineb: Zineb 80WP ở nồng đọ 0,2% trừ bệnh sương mai thuốc
lá, hành tỏi.
- TMTD (Thiuram, Thiram, Thianosan): Thuốc bột 85% dùng để
xử lý khô hạt giống cà chua (0,6% theo trọng lượng hạt); đậu đỗ
(0,4%); củ cải (0,5%); hành tỏi (0,2%); lạc, ngô, khoai tây (0,2
0,4%). Thuốc bột thấm nước dùng nồng độ 0,2 0,3% để trừ
các bệnh nấm sương mai, thán thư.
- Thiophanate – Methyl (Topsin M, Cercosin): chế phẩm
Topsin M 70WP dùng trừ bệnh sẹo cam, bệnh mốc xanh cam,
bệnh phấn trắng, thối quả nho, thối quả đu đủ, xoài (0,05
0,1%); thối quả dưa chuột, dưa lê, dưa hấu, cà, cà chua, cải
bắp, hành, xà lách dùng 500 700g a.i/ha; ngoài ra còn dùng trừ
nấm Botrytis, Sclerotinia
3. Những hợp chất dị vòng
- Benlate (Fudazol, Benomyl) thuốc nội hấp, phổ tác động rộng,
liều lượng dùng cho rau là 140 550g a.i/ha cho cây ăn quả, cây
công nghiệp là 550 1.100g a.i/ha.
Benlate 50WP nồng độ 0,05% trừ bệnh phấn trắng hoa hồng, cây
ăn quả, nho dâu tây; nồng độ 0,1% trừ thối nhũn su hào, bắp cải,
vết đen cây cảnh. Dùng để xử lý hạt giống hành, hoa (2kg/hạt).
- Carbendazim(Carbendazole, BCM): Thuốc nội hấp, tiếp xúc
yếu. Thuốc có hiệu lực cao đối với nhóm nấm Ascomycetes,
Basidiomycetes hại rau, cây ăn quả.
- Anvil (Hexaconazole) : Thuốc nội hấp, trừ được nhiều loại nấm
bệnh. Dạng chế phẩm thuốc: Anvil 5SC Anvil 50L. Dùng 30
100g a.i/ha trừ nấm phấn trắng và bệnh thối quả nho; dùng 20
50 50g a.i/ha trừ đốm lá lạc; dùng 30 100g a.i/ha trừ gỉ sắt, đốm
lá cà phê, đốm lá chuối; dùng 20 50 g a.i/ha trừ các bệnh phồng
lá chè, gỉ sắt, phấn trắng hại cây quả, hoa, dùng 50 100 g a.i/ha
trừ bệnh khô vằn hại lúa.
4. Thuốc lân hữu cơ
- Aliette (Fosetyl – aluminium): Thuốc nội hấp Aliette 80WP
nồng độ 0,25% trừ bệnh thối nõn dứa, nấm Phytophthora trên
cao su, cam quýt, cây ăn quả khác, nấm sương mai hại dưa
hấu, dưa chuột, hành tây, cây con thuốc lá.
5. Thuốc kháng sinh
-Validacin (Validamycin A): chất kháng sinh của Streptomyces
hygroscopicus var. limoneus, trừ nấm Rhizoctonia solani hại
khoai tây, bông, bệnh khô vằn lúa. Dạng chế phẩn Validacin
3L 1,5 1,7 lít/ha trừ bệnh khô vằn lúa, 1,7 2 lít/ha trừ bệnh
khô vằn ngô.
- Kasumin (Kasugamycin): kháng sinh của Streptomyces
kasugaensis nồng độ 0,1% trừ bệnh phấn trắng, thối dưa
chuột, dưa hấu, một số bệnh vi khuẩn và nấm hại chè, cam,
chanh, cà chua, khoai tây.
6. Một số thuốc khác
(Iprodione): Rovral 50WP nồng độ 0,1 0,2% trừ nấm Botrytis
hại nho, sà lách, bắp cải, cây cảnh, cây hoa, trừ nấm
Alternaria, Fusarium, Helminthosporium, Rhizoctonia hại rau,
cây ăn quả. Dùng lượng 1,5 1,7kg/ha trừ bệnh khô vằn hại
lúa.
(Chlorothalonil, Bravo): Daconil W – 75 nồng độ 0,125
0,25% phun phòng trừ bệnh thối nhũn, đốm lá, gỉ sắt, phấn
trắng, sương mai rau, dưa chuột, dưa hấu, khoai tây, cà chua,
lạc, đốm lá chuối, bệnh loét cam quýt. ở nồng độ 0,5% trừ
bệnh gỉ sắt cà phê; trừ bệnh đốm nâu, khô vằn lúa.
- Rhidomil MZ 72WP: thuốc nội hấp phòng trừ các bệnh nấm
sương mai,...
Xây dựng hệ thống phòng trừ tổng hợp IPM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bg_mon_vsv_hai_nssth_4_5_8211.pdf