Nội dung ôn tập môn hệ thống thông tin kế toán (phần 2)

Câu 30. Mục tiêu và dữ liệu đầu vào của một hệ thống, quy định? A. Phạm vi của thông tin B. Chức năng của hệ thống C. Nội dung của hệ thống D. a, b, c sai Câu 31. Chọn câu Sai? A. DFD luận lý chú trọng đến các chức năng mà hệ thống thực hiện B. DFD luận lý thể hiện dữ liệu được xử lý chi tiết qua các quá trình gì C. DFD luận lý cho chúng ta biết dữ liệu được truyền đi dưới hình thức gì, từ ai, cho ai, lưu trữ ở đâu D. a, b, c sai Câu 32. Đánh dấu chứng từ sau khi ghi sổ, nhập liệu hay xử lý là thủ tục kiểm soát? A. Kiểm soát quá trình nhập liệu B. Kiểm tra tính hợp lý C. Kiểm tra tính có thực D. Kiểm soát nguồn dữ liệu

pdf11 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập môn hệ thống thông tin kế toán (phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KT – TC – NH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN (PHẦN 2) I. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN Hình thức thi: Trắc nghiệm Thời lượng thi: 60 phút. Sinh viên không sử dụng tài liệu. II. NỘI DUNG ÔN TẬP BÀI 1: TỔ CHỨC DỮ LIỆU 1. Khái niệm hệ thống và hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT). 2. Tổ chức thực hiện HTTTKT. 3. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong HTTTKT. 4. Vai trò của việc lập tài liệu hệ thống. 5. Sơ đồ dòng dữ liệu (Tìm hiểu hệ thống ký hiệu; ý nghĩa và ứng dụng). 6. Sơ đồ chứng từ (Tìm hiểu hệ thống ký hiệu; ý nghĩa và ứng dụng). BÀI 2: TỔ CHỨC VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 1. Tổ chức dữ liệu xử lý hoạt động kinh doanh của HTTTKT. 2. Tổ chức dữ liệu theo mô hình REA (Tổ chức, thu thập, xử lý, mã hóa). BÀI 3: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1. Khái niệm và hạn chế của kiểm soát nội bộ. 2. Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ 3. Kiểm soát HTTTKT. 4. An toàn và trung thực dữ liệu. BÀI 4: CHU TRÌNH NGHIỆP VỤ 1. Chu trình doanh thu. 2. Chu trình chi phí. 3. Chu trình sản xuất (Ý nghĩa, hoạt động chính). 4. Chu trình tài chính (Ý nghĩa, hoạt động chính). 5. Chu trình nhân sự (Ý nghĩa, hoạt động chính). BÀI 5: TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 1. Tổng quan về chu kỳ phát triển hệ thống. 2. Phân tích hệ thống. 3. Thiết kế hệ thống. 4. Thực hiện hệ thống. 5. Vận hành hệ thống BÀI TẬP LÀM THÊM VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP A. BÀI TẬP Bài tập 1: Trình bày các sai phạm và đưa ra các thủ tục kiểm soát cần thiết 1/ Một công ty mất toàn bộ dữ liệu cần thiết sử dụng cho chương trình kế toán sau khi thay đổi máy tính mới. 2/ Trong báo cáo liệt kê hóa đơn GTGT mua vào bán ra được in ra từ 1 chương trình kế toán có những dòng hóa đơn không có mã số thuế 3/ Trong bảng kê bán hàng, có ngày của hóa đơn bán hàng phát sinh trước ngày đặt hàng của khách hàng. 4/ Trong phần hành chi tiền, có 2 nghiệp vụ chi tiền thanh toán cho cùng 1 hóa đơn vào 2 ngày 14 và 28 trong tháng. 5/ Trong quá trình nhập liệu khoản thanh toán 108.000.000 từ khách hàng, kế toán nhập số 0 thành chữ “O”. Do đó, chương trình đã không xử lý được nghiệp vụ, số dư của khách hàng cũng không thay đổi. 6/ Sau khi hoàn tất quá trình khai báo và nhập liệu số dư đầu kỳ các tài khoản, đối tượng chi tiết của một phần mềm kế toán mới đưa vào sử dụng, kế toán đã tiến hành khóa số dư đầu kỳ. Khi đối chiếu số dư nợ của tài khoản 131 thì lại không khớp với số dư tổng hợp của các khoản phải thu của các khách hàng. 7/ Khi xem báo cáo tồn kho của một mặt hàng, có những thời điểm lượng hàng tồn kho của mặt hàng này bị âm do đó đã dẫn đến việc tính toán giá xuất hàng tồn kho bị sai. Bài tập 2: Trong một cuộc kiểm tra gần đây, công ty ABC đã tìm ra một vấn đề khá nghiêm trọng liên quan đến hệ thống KSNB. Thiệt hại ước tính từ vấn đề này là $1.000.000 với rủi ro là 5%. Có 2 thủ tục kiểm soát được đề nghị để hạn chế rủi ro: Thủ tục A có chi phí là $29.000 có thể làm giảm rủi ro xuống còn 1%; thủ tục B có chi phí là $20.000 có thể làm giảm rủi ro xuống còn 2%; nếu áp dụng cùng 1 lúc 2 thủ tục A và B rủi ro giảm xuống còn 0,1%. Thủ tục nào nên được lựa chọn? Bài tập 3: Hệ thống thông tin có mức độ tin cậy 90% Thiệt hại ước tính (liên quan đến rủi ro) là 30.000.000đ Có 2 thủ tục để đối phó với rủi ro. - Thủ tục A với chi phí 1.000.000 sẽ làm giảm rủi ro xuống còn 6% - Thủ tục B với chi phí 1.400.000 sẽ làm giảm rủi ro xuống còn 4% - Nếu thực hiện cả 2 thủ tục chi phí sẽ là 2.200.000 và rủi ro chỉ còn 2% Thủ tục nào nên được lựa chọn? Bài tập 4: Thiết kế phương án mã hóa phù hợp cho tình huống sau: Công ty ABC sản xuất các loại thảm trải sàn nhà và các loại tấm trần bằng nhựa. Thảm có trên 300 nhóm sản phẩm, mỗi nhóm sản phẩm bao gồm 5 loại, với 17 loại màu sắc khác nhau. Các tấm trần cũng tương tự, có trên 160 nhóm khác nhau, mỗi nhóm có 3 mẫu mã, mỗi mẫu mã có 7 loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm có 6 màu sắc khác nhau. Bài tập 5: Thiết kế phương án mã hóa phù hợp cho tình huống sau: Công ty XYZ sản xuất kinh doanh các mặt hàng trang trí nội thất. Khách hàng chính của công ty là những cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra, nhiều công ty kinh doanh các mặt hàng trang trí nội thất lớn khác cũng mua sản phẩm trực tiếp từ công ty. Thêm vào đó, các công ty xây dựng công trình cũng mua các sản phẩm trực tiếp từ công ty để được giảm giá. Công ty còn có nhiều đại lý bán lẻ sản phẩm của công ty. Công ty chia thị trường thành 8 khu vực: Hà Nội, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây nguyên, các tỉnh miền Đông, các tỉnh miền Tây và khu vực TP HCM. Mỗi khu vực bao gồm từ 4-10 khu phân vùng nhỏ với hơn 120 khách hàng. B. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Khi nhập liệu cho ô dữ liệu “Đơn giá” phần mềm báo lỗi “Đơn giá không cho phép âm”. Đây là thủ tục kiểm soát? A. Kiểm tra vùng dữ liệu B. Kiểm tra tính đầy đủ C. Kiểm tra giới hạn D. Kiểm tra dấu Câu 2. Khi vẽ lưu đồ chứng từ các hoạt động xử lý liên tiếp nhau có thể gộp chung thành 1 hoạt động xử lý (nếu cần)? A. Đúng B. Sai Câu 3. Giám đốc tài chính được ủy quyền xét duyệt bán chịu cho những hóa đơn dưới 10 triệu. Đây là hoạt động kiểm soát? A. Ủy quyền theo chính sách B. Xét duyệt cụ thể C. a và b sai. D. a và b đúng. Câu 4. Trong hệ thống kế toán máy, thông tin có hay không có phụ thuộc vào phần mềm kế toán và người sử dụng phần mềm? A. Đúng B. Sai Câu 5. Dữ liệu bị trùng lắp khi xử lý và lưu trữ là nhược điểm của? A. Hệ thống kế toán thủ công B. Hệ thống kế toán máy C. Hệ thống kế toán bán tự động D. Hệ thống tự động hóa công tác quản lý toàn DN Câu 6. Dữ liệu tham chiếu dùng để? A. Mô tả các dữ liệu tổng hợp của các hoạt động đã qua B. Đối chiếu với dữ liệu tổng hợp C. Mô tả những thông tin về sự biến động của thực thể D. Mô tả những thông tin ít thay đổi về thực thể Câu 7. Chọn câu Đúng? A. Tập tin nghiệp vụ luôn chứa trường Ngày của sự kiện nghiệp vụ B. Tập tin về nghiệp vụ không chứa dữ liệu về Đơn giá C. Tập tin chính không chứa dữ liệu tham chiếu D. Tập tin chính luôn chứa dữ liệu về Số lượng Câu 8. Mục đích của việc rà soát lại quá trình thực hiện là? A. Phát hiện các biến động bất thường B. Ngăn chặn việc truy cập vào hệ thống đánh cắp dữ liệu C. a và b đúng D. a và b sai Câu 9. Các hoạt động chuyển và nhận dữ liệu giữa các thực thể? A. Là hoạt động xử lý dữ liệu B. Là hoạt động chức năng C. Không phải là hoạt động xử lý dữ liệu D. a, b, c sai Câu 10. Không có tính mô tả thuộc tính của dữ liệu là nhược điểm của phương pháp mã hoá? A. Mã khối/ nhóm B. Mã gợi nhớ C. Mã phân cấp D. Mã trình tự/ mã liên tiếp Câu 11. Một trong những hạn chế cơ bản của hệ thống kế toán thủ công là? A. Rủi ro mất mát dữ liệu cao B. Dữ liệu bị trùng lắp khi xử lý và lưu trữ C. a và b đúng D. a và b sai Câu 12. Trình tự nào sau đây là thích hợp cho quá trình đánh giá rủi ro? A. Nhận dạng nguy cơ, đánh giá rủi ro và tổn thất, xác định thủ tục kiểm soát, ước tính lợi ích chi phí B. Xác định thủ tục kiểm soát, đánh giá rủi ro và tổn thất, nhận dạng nguy cơ, ước tính lợi ích chi phí C. Đánh giá rủi ro và tổn thất, xác định thủ tục kiểm soát nhận dạng nguy cơ, ước tính lợi ích chi phí D. Ước tính lợi ích chi phí, nhận dạng nguy cơ, xác định thủ tục kiểm soát, đánh giá rủi ro và tổn thất Câu 13. Các mức độ ứng dụng CNTT trong công tác kế toán bao gồm? A. Bán tự động, Tự động hóa công tác kế toán B. Tự động hóa công tác kế toán, Tự động hóa công tác quản lý toàn doanh nghiệp C. Tự động hóa công tác quản lý toàn doanh nghiệp, Tự động hóa công tác kế toán, Bán tự động D. Bán tự động, Tự động hóa công tác quản lý toàn doanh nghiệp Câu 14. Đặc điểm quá trình xử lý nghiệp vụ trong hệ thống kế toán máy là? A. Cập nhật một lần, ảnh hưởng tới nhiều dữ liệu B. Quá trình xử lý được thực hiện tự động C. Khả năng cài đặt các tính năng kiểm soát trong phần mềm kế toán D. a, b, c đúng Câu 15. Chọn câu Đúng? A. Lưu đồ mô tả quá trình xử lý bằng thủ công B. Chứng từ có thể là biểu tượng kết thúc của lưu đồ C. Lưu đồ chỉ cho biết các đối tượng tham gia thực hiện các hoạt động xử lý D. Hình thang cân biểu diễn cho phương thức xử lý bằng thủ công Câu 16. Tập tin nghiệp vụ, tập tin chính là các tập tin dữ liệu kế toán được phân loại theo? A. Phương thức xử lý B. Cách thức lưu trữ C. Kỹ thuật xử lý D. Nội dung ghi chép Câu 17. Các khái niệm cần lưu ý trong định nghĩa KSNB là? A. Con người, quá trình, đảm bảo hợp lý, các mục tiêu B. Con người, quá trình C. Con người, các mục tiêu, đảm bảo hợp lý D. Quá trình, đảm bảo hợp lý, các mục tiêu Câu 18. Mẫu tin? A. Lưu trữ dữ liệu về 1 loại thực thể B. Lưu trữ dữ liệu về 1 thực thể C. Lưu trữ dữ liệu về 1 nhóm thực thể D. a, b, c sai Câu 19. Nguyên tắc của hoạt động kiểm soát “kiểm tra độc lập việc thực hiện” là? A. Người kiểm tra phải là cấp trên của người thực hiện B. Người thực hiện và người kiểm tra phải khác phòng ban C. Người kiểm tra phải độc lập với người thực hiện D. a và c đúng Câu 20. Nguyên tắc sandwich có nghĩa là? A. Bất kỳ ký hiệu xử lý nào đều bị kẹp giữa 2 ký hiệu đầu vào và đầu ra B. Ký hiệu chứng từ luôn phải có số liệu C. Các chứng từ không thể là điểm bắt đầu và điểm kết thúc của lưu đồ D. Hướng di chuyển của dòng thông tin là từ trên xuống dưới Câu 21. Các thủ tục kiểm soát nhập liệu cần thiết cho ô dữ liệu “Số lượng” là? A. Kiểm tra kiểu dữ liệu B. Kiểm tra giới hạn C. Kiểm tra dấu D. a, b, c đúng Câu 22. Hệ thống thông tin bán hàng là hệ thống con của? A. Hệ thống thông tin kế toán B. Hệ thống thông tin sản xuất C. Hệ thống thông tin quản lý D. Hệ thống thông tin tài chính Câu 23. Kiểm soát nội bộ là một quá trình được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu? A. Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả B. Báo cáo tài chính cung cấp kịp thời C. Lợi nhuận cao D. Chi phí thấp hơn lợi ích Câu 24. Kiểm soát nội bộ bị chi phối bởi? A. Hội đồng quản trị, nhà quản lý B. Nhà quản lý, nhân viên C. Hội đồng quản trị, nhà quản lý, nhân viên D. Hội đồng quản trị, nhân viên Câu 25. Tất cả dữ liệu được lưu trữ và sử dụng bởi doanh nghiệp tạo thành? A. Cơ sở dữ liệu của DN B. Tập tin dữ liệu của DN C. a và b đúng D. a và b sai Câu 26. Hoạt động chi tiền thanh toán nợ phải trả 10.000.000 là? A. Thông tin B. Dữ liệu C. a và b đúng D. Tất cả đều sai Câu 27. Những thủ tục kiểm soát nào sau đây liên quan đến hoạt động thiết kế và sử dụng chứng từ sổ sách? A. Khóa tủ giữ các phiếu chi tiền B. So sánh số tồn kho thực tế và sổ sách C. Trên mỗi phiếu nhập kho phải có chữ ký của thủ kho D. Kế toán phải thu được quyền xét duyệt xóa nợ khó đòi Câu 28. Sắp xếp các công việc của quá trình xử lý thông tin theo trình tự hợp lý? A. Tổng hợp dữ liệu B. Lưu trữ dữ liệu/ thông tin C. Thu thập dữ liệu D. Truyền thông tin E. Phân loại dữ liệu A. A, B, C, D, E C. B, D, E, C, A B. C, E, A, B, D D. C, B, E, A, D Câu 29. Các thiết bị xử lý thông tin có thể là? A. Hệ thống máy tính B. Hệ thống truyền thông C. Sổ sách giấy tờ bằng tay D. a, b, c đúng Câu 30. Mục tiêu và dữ liệu đầu vào của một hệ thống, quy định? A. Phạm vi của thông tin B. Chức năng của hệ thống C. Nội dung của hệ thống D. a, b, c sai Câu 31. Chọn câu Sai? A. DFD luận lý chú trọng đến các chức năng mà hệ thống thực hiện B. DFD luận lý thể hiện dữ liệu được xử lý chi tiết qua các quá trình gì C. DFD luận lý cho chúng ta biết dữ liệu được truyền đi dưới hình thức gì, từ ai, cho ai, lưu trữ ở đâu D. a, b, c sai Câu 32. Đánh dấu chứng từ sau khi ghi sổ, nhập liệu hay xử lý là thủ tục kiểm soát? A. Kiểm soát quá trình nhập liệu B. Kiểm tra tính hợp lý C. Kiểm tra tính có thực D. Kiểm soát nguồn dữ liệu Câu 33. DFD khái quát cho biết dữ liệu bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? A. Đúng B. Sai C. Không xác định Câu 34. Chọn câu Sai? Thực thể bên ngoài hệ thống là A. Những thực thể cung cấp dữ liệu cho hệ thống B. Những thực thể không xử lý dữ liệu C. Những thực thể vừa tham gia xử lý dữ liệu vừa cung cấp dữ liệu cho hệ thống D. Những thực thể nhận dữ liệu của hệ thống Câu 35. Mối liên kết giữa tập tin Khách hàng và tập tin Hóa đơn là mối liên kết? A. Một – Nhiều B. Nhiều – Nhiều C. Nhiều – Một D. Một – Một Câu 36. Những câu nào sau đây không phải là 1 trong 5 thành phần của HTKSNB theo COSO? A. Đánh giá rủi ro B. Các chính sách kiểm soát nội bộ C. Giám sát theo dõi D. Thông tin truyền thông Câu 37. Chọn câu Đúng? A. Các thành phần của 1 hệ thống phải có mối quan hệ tương tác với nhau B. Một hệ thống luôn luôn phải có mục tiêu C. Không phải bất kỳ hệ thống nào cũng phải có mục tiêu D. a và b đúng Câu 38. Những chức năng kế toán nào sau đây phải được tách biệt để đạt được việc phân chia các chức năng hiệu quả? A. Kiểm soát, ghi chép và theo dõi B. Xét duyệt, ghi chép và bảo quản tài sản C. Kiểm soát, bảo quản tài sản và xét duyệt D. Theo dõi, ghi chép và hoạch định Câu 39. Chọn câu Sai? A. Lưu trữ dữ liệu không phải là 1 trong những thành phần của hệ thống thông tin B. Mục tiêu của hệ thống thông tin là cung cấp thông tin C. Thông tin là kết xuất đầu ra của 1 hệ thống D. a và c sai Câu 40. Các hoạt động sau đây là hoạt động kiểm tra độc lập ngoại trừ? A. Lập bảng đối chiếu với ngân hàng B. Lập bảng cân đối số phát sinh C. Đối chiếu sổ chi tiết với sổ cái D. Đánh trước số thứ tự các hóa đơn Câu 41: Dãy số điện thoại sau 084-064-8237980 (mã quốc gia-mã vùng-sđt) được mã hóa theo? Câu 42: Mã tài khoản trong hệ thống kế toán Việt Nam được mã hóa theo? HẾT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_on_tap_htttkt2_8722.pdf
Tài liệu liên quan