Tóm lại, hôn nhân ở nhà chồng có liên quan đến một trong những con đường để giải
tỏa "sức ép tái sinh sản", là một trong những chiến lược đối phó với nó của đa số người Việt ở
đồng bằng sông Hồng, đúng theo câu tục ngữ: "Trẻ cậy cha, già cậy con". Xưa nay chữ hiếu,
tục thờ cúng tổ tiên, sự siêu nhiên hóa và thiêng liêng hóa cha mẹ là những chiến lược bổ
sung để dù nếu con cái chỉ chung sống trong mẫu hình hôn nhân này một thời hạn nào đó rồi
tách hộ, thì quan hệ con cái lớn - cha mẹ già không bị phá vỡ, mà vẫn được duy trì nhằm giảm
bớt "sức ép tái sinh sản" cho cả hai thế hệ.
10 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nơi cư trú sau hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4(72), 2000 33
Nơi c− trú sau hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng
Mai Huy Bích
"R−ớc dâu", "đón dâu" và "đ−a dâu" là những lời cửa miệng của ng−ời Việt khi nói tới
một nghi thức trong mỗi lễ c−ới. Chúng cho thấy h−ớng đi của đám c−ới, và qua đó phần nào
bộc lộ nơi c− trú của cặp vợ chồng trẻ sau đó. Bài viết này bàn về một mẫu hình c− trú sau
hôn nhân phổ biến của ng−ời Việt ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong khoảng 40 năm
qua, và những lô gích xã hội đằng sau, chi phối nó. Dựa trên kết quả nhiều nghiên cứu hiện
có, bài viết kết hợp dữ liệu thực nghiệm với những suy ngẫm lý thuyết nhằm cố gắng lý giải
mẫu hình c− trú ấy.
I. Hôn nhân ở nhà chồng và biến thể của nó
Lâu nay, những nghiên cứu của nhiều nhà sử học, dân tộc học và nhân học: Phan Kế
Bính (1915/1992:56), Đào Duy Anh (1938/1992:210-212), v.v. đã cho thấy vào đầu thế kỷ XX,
ng−ời Việt ở đồng bằng sông Hồng theo mẫu hình c− trú ở nhà chồng sau hôn nhân (thuật
ngữ chuyên môn quốc tế là "patrilocal residence pattern" hay "virilocal pattern"). Nếu Yu
Insun (1990:93) là đúng thì mẫu hình này thịnh hành ít nhất từ các thế kỷ XVII-XVIII, và
nh− vậy sự phổ biến của nó ở thế kỷ XX là sự tiếp nối tập quán đó. Tiếc rằng những ý kiến
trên đây mới chỉ dựa trên những quan sát và nhận xét thuần túy, không có dữ liệu định
l−ợng làm căn cứ.
Thực trạng này khiến một số ng−ời đặt câu hỏi: có thực hôn nhân ở Việt Nam là hôn
nhân ở nhà chồng hay không? Câu hỏi này trở thành một vấn đề nóng hổi, nhất là sau khi có
một công trình nghiên cứu bằng cả tiếng Anh công bố ở n−ớc ngoài lẫn tiếng Việt, phê phán
tình trạng "chỉ với khối l−ợng thực nghiệm rất hạn chế, nhiều học giả có khuynh h−ớng dựa
trên những bằng chứng đầy ấn t−ợng để khái quát" về mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng. Hai
tác giả của nghiên cứu này nghi ngờ sự tồn tại của mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng, và cố
gắng xác định thực chất gia đình Việt Nam là gì, có phải là theo mẫu hình hôn nhân ở nhà
chồng không, và do đó có thuộc gia đình Khổng giáo không? (Hirschman và ng−ời khác,
1994). Từ đó tới nay, đã có hai cuộc điều tra xã hội học khá lớn dùng bảng hỏi để tìm hiểu về
mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng, do Viện Xã hội học tiến hành, với sự chỉ dẫn của cùng một
chuyên gia ngoại quốc. Kết quả những cuộc điều tra này đều đ−ợc đăng tải ở các bài viết trên
hai số khác nhau của tạp chí Xã hội học. Điều không thể bỏ qua là hai cuộc điều tra đã cho
những kết quả hoàn toàn trái ng−ợc.
Theo cuộc điều tra thứ nhất, ở làng miền Bắc thuộc đồng bằng sông Hồng, chỉ 14%
những ng−ời đ−ợc hỏi sống với họ hàng bên bố; 80% không sống với họ hàng bên bố hoặc bên
mẹ (Hirschman và ng−ời khác, 1994:21). Theo kiến giải của hai tác giả này, điều đó nghĩa là
đa số gia đình không theo mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng.
Còn kết quả cuộc điều tra thứ hai gần đây hơn cho thấy độ phổ biến của cụm từ cửa
miệng của các cô dâu mới - "về nhà chồng". 80% ng−ời đ−ợc hỏi (cả nam lẫn nữ) đã từng sống
với bố mẹ chồng sau khi kết hôn, và xu h−ớng này ổn định trong suốt nửa thế kỷ qua
(Nguyễn Hữu Minh và ng−ời khác, 2000).
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Nơi c− trú sau hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng 34
Điều lý thú là hai kết quả này hoàn toàn trái ng−ợc với nhau không chỉ về luận điểm
chung (một bên nói đa số không có hôn nhân ở nhà chồng, bên kia nói có), mà còn đ−a ra cùng
một dữ liệu định l−ợng (80%) để hậu thuẫn cho những luận điểm t−ơng phản của mình.
Vậy đâu là sự thật? Gia đình ng−ời Việt ở nông thôn đồng bằng sông Hồng có theo
mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng không? Th−ờng thì dữ liệu định l−ợng vẫn giúp làm sáng tỏ
những vấn đề gây tranh cãi do thiếu tài liệu thực nghiệm đ−ợc thu thập một cách khoa học.
Nh−ng ở đây nó không những không làm sáng tỏ đ−ợc, mà còn khiến cho độc giả thông
th−ờng bối rối. Muốn hay không muốn, độc giả vẫn phải hoài nghi và mong tìm ra lời đáp cho
câu hỏi đặt ra trên đây.
Th−ờng thì có hai cách tìm câu trả lời. Một là xem xét, đánh giá những phẩm chất
của kết quả hai cuộc điều tra đã tiến hành nh− tính chân thực (validity), tính đại diện
(representativeness) và độ tin cậy (reliability). Muốn vậy, độc giả phải có thông tin hay tiếp
cận đ−ợc cách thu thập dữ liệu của mỗi cuộc điều tra. Hai là dựa vào những nghiên cứu thực
nghiệm khác (hay tiến hành một cuộc điều tra mới). Việc này đòi hỏi phải sẵn có những
nghiên cứu tr−ớc đó hay điều kiện mọi mặt để tiến hành nghiên cứu mới.
Về cách thứ nhất. May thay, công trình của Hirschman và ng−ời khác (1994) có cung
cấp một vài thông tin cần thiết để cho bạn đọc tự đánh giá kết quả nghiên cứu. Đây là điều
hiếm thấy ở Việt Nam, và cần ghi nhận điểm tích cực này.
Các tác giả cuộc điều tra thứ hai chỉ nêu vắn tắt hai thiếu sót của cuộc điều tra thứ
nhất ("tính chất không đại diện của mẫu" và "việc đo cấu trúc gia đình vào thời điểm những
ng−ời đ−ợc phỏng vấn còn nhỏ (...) không phản ánh chính xác mức độ phổ biến của mô hình
chung sống với gia đình bố mẹ" (Nguyễn Hữu Minh và ng−ời khác, 2000:42). Nhận xét quá
ngắn ngủi và chung chung này không đủ luận chứng cho sự cần thiết phải tiến hành cuộc
điều tra thứ hai, và cơ bản hơn, ch−a đạt mức giúp độc giả đánh giá dữ liệu của cuộc điều tra
thứ nhất. Vì vậy, trong khi ch−a có một giải đáp chính thức nào với độc giả bài viết về cuộc
điều tra thứ nhất, độc giả nên l−u ý tới cuộc điều tra này bởi nó đặt ra nhiều vấn đề, nhiều
bài học về ph−ơng pháp nghiên cứu xã hội học.
Chẳng hạn, để xác định có hay không mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng, các tác giả
đặt cho những ng−ời trong độ tuổi từ 15 đến 65 trong các hộ đ−ợc chọn mẫu các câu hỏi sau:
"Khi còn bé ông (bà) có sống cùng làng hoặc gần gia đình bố đẻ hoặc gia đình mẹ đẻ không?"
và "Khi còn nhỏ, anh (chị) có sống với ông (bà) hoặc bà con họ hàng không?" (Hirschman và
ng−ời khác, 1994:19-20).
Bằng suy luận lôgich thuần túy, ta có thể thấy những thiếu sót của hai tác giả trên
trong thiết kế nghiên cứu, soạn bảng hỏi và chọn mẫu của họ. Cần nhấn mạnh điều đó, vì
thiếu sót loại này nằm ở khâu gốc, tr−ớc khi thu đ−ợc dữ liệu, tức là khâu thiết kế một cuộc
điều tra. Trong khi đó, nhiều nhà nghiên cứu có xu h−ớng chỉ thừa nhận mình sai nếu dữ liệu
thực nghiệm mới chứng minh điều ng−ợc lại với dữ liệu đã có của họ, chứ ít khi chịu thừa
nhận thiếu sót về lôgich và thiết kế nghiên cứu. Nh− tác giả bài viết này đã có dịp nêu ra
(Pham Van Bich, 1997: 305-306), thiếu sót của họ là nh− sau:
Thứ nhất, câu hỏi đặt chung chung và dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau. Rõ ràng hai
câu hỏi quá mông lung, không xác định về mặt thời gian. Tuy các tác giả khoanh lại đến tr−ớc
tuổi 15 (Hirschman và ng−ời khác, 1994), nh−ng cụm từ "khi còn bé (nhỏ)" chỉ một khoảng
thời gian có thể là 1, 2, 3 cho tới 14 tuổi, nghĩa là một khoảng thời gian gần nh− vô định,
trong đó bao nhiêu biến đổi có thể xảy ra mà câu hỏi đặt nh− thế không nắm bắt đ−ợc, nên dễ
dẫn đến thông tin sai lệch. Ví dụ, tr−ớc khi một ng−ời đ−ợc hỏi 5 tuổi, anh ta có thể sống cùng
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Mai Huy Bích 35
nhà với ông bà nội, nh−ng từ năm đó trở đi, bố mẹ anh ta tách hộ ở riêng. Gặp câu hỏi đặt
nh− trên, anh ta có thể hiểu (hoặc chỉ nhớ) "khi còn nhỏ" là thời khoảng bố mẹ anh ta đã tách
hộ, và trả lời "Không". Một ng−ời khác có thể lại hiểu, nhớ và trả lời "Có" dù ở hoàn cảnh t−ơng
tự. Nh− vậy, ng−ời ta thu đ−ợc thông tin không đáng tin cậy. Bài học sơ đẳng về đặt câu hỏi - cụ
thể là câu hỏi phải hết sức xác định về đối t−ợng (ai, cái gì), về thời gian và không gian v.v.
nhằm tạo ra cách hiểu thống nhất ở mọi ng−ời đ−ợc hỏi - đã bị lãng quên ở đây. Giống nh− vậy,
"gia đình bố đẻ (mẹ đẻ)" cũng rất mông lung, hàm chỉ nhiều ng−ời khác nhau, dễ gây nhiều
cách hiểu khác nhau, không trực tiếp đề cập đến mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng. Không khó
suy đoán rằng cách đặt câu hỏi nh− thế dễ dẫn đến những thiếu sót nh− thế nào.
Thứ hai, các tác giả không hỏi trực tiếp những ng−ời đã và đang kết hôn về nơi ở của
họ sau khi c−ới. Đặt câu hỏi cho những ng−ời ấy là cách tốt nhất để biết hôn nhân có phải là ở
nhà chồng hay không. Lẽ ra làm nh− vậy, thì các tác giả nghiên cứu lại đặt câu hỏi cho mọi
ng−ời, cả đã và đang kết hôn lẫn ch−a bao giờ lấy vợ lấy chồng, về sự chung sống của ông bà
nội (ngoại) của họ d−ới cùng một mái nhà hay cùng một làng. Đối với nhiều ng−ời đ−ợc hỏi,
nhất là những ng−ời già, không thể đảm bảo rằng không có sai sót về trí nhớ, đặc biệt do phải
nhớ lại những gì không trực tiếp liên quan đến họ. Càng không thể đảm bảo tránh đ−ợc thiếu
sót về khả năng và trình độ nhận thức, nếu cha mẹ những ng−ời đ−ợc hỏi rời khỏi nhà ông bà
nội tr−ớc khi họ ra đời hoặc tr−ớc khi họ đủ phát triển trí tuệ để nhận biết về sự chung sống.
Nếu đ−ợc hỏi về nơi ở của bản thân sau khi c−ới, chắc chắn ng−ời ta sẽ biết và nhớ tốt hơn là
hỏi về ông bà nội (ngoại) hồi ng−ời ta còn nhỏ. Nói cách khác, để xác định mẫu hình nơi c− trú
sau hôn nhân, việc đặt câu hỏi về sự chung sống hay không của ông bà nội (ngoại) là vòng vo,
loanh quanh; và gặp cả những ng−ời ch−a kết hôn để hỏi là nhầm đối t−ợng.
Tóm lại, về lôgich và cách đặt câu hỏi, chọn mẫu, cuộc điều tra trên mắc không ít
thiếu sót, có thể dẫn đến những kết quả không chính xác về mẫu hình c− trú sau khi c−ới, cho
dù kỹ thuật xử lý dữ liệu có thể rất tinh vi.
Về cách thứ hai, tức là việc dựa vào nghiên cứu khác. Trong khi việc tiến hành điều
tra mới đòi hỏi nhiều thứ về nhân - vật lực, tài chính, thời gian v.v., có thể nêu ra ở đây một
số nghiên cứu đã có nh−ng ít đ−ợc l−u ý.
Một trong những khảo sát sớm nhất về mẫu hình hôn nhân là của Nancy
Wiegersma. Khi tác giả hỏi nhiều phụ nữ nông thôn rằng họ sống ở đâu sau khi kết hôn,
những phụ nữ này coi đó là một câu hỏi "lạ lùng, kỳ cục" và đáp: "Tất nhiên là chúng tôi
sống với bố mẹ chồng chứ sống ở đâu khác?" (Wiegersma, 1988:248). Chính đây là một trong
những nghiên cứu mà hai tác giả nói trên phê phán vì họ cho rằng bà chỉ "với khối l−ợng
thực nghiệm rất hạn chế" nh−ng lại dựa trên những bằng chứng về "ấn t−ợng" để khái quát
hóa (ý họ muốn nói là bà dùng mẫu quá nhỏ và dựa vào ấn t−ợng thuần túy, chứ không
phải bằng chứng khoa học). Tuy mẫu nghiên cứu có thể nhỏ, nh−ng nữ tác giả này đã hỏi
trực tiếp các phụ nữ có chồng về nơi ở của họ sau khi c−ới - một −u điểm rõ rệt so với cuộc
điều tra của hai tác giả dẫn ra trên đây.
Một cuộc điều tra 206 phụ nữ có chồng tại hai xã thuộc huyện Tiền Hải, Thái Bình
trong đó có câu hỏi về nơi ở của họ sau khi c−ới cho thấy 93,7% bắt đầu đời sống gia đình
bằng cách ở cùng một nhà với bố mẹ chồng, nghĩa là theo mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng;
chỉ 6,3% lập hộ riêng ngay sau khi c−ới (Vo Phuong Lan, 1994).
Một cuộc điều tra khác cho thấy: trong số 1.200 phụ nữ có chồng ở 6 xã miền Bắc, hầu
hết thích lập hộ riêng sau khi c−ới, nh−ng trong thực tế 73% sống chung với bố mẹ chồng, chỉ
10% ở nhà riêng ngay sau khi c−ới (Havanon, N. và ng−ời khác, 1997).
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Nơi c− trú sau hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng 36
Nh− vậy, có thể nói những cuộc điều tra khác nhau, nh−ng sử dụng cách tốt nhất để
nhận diện mẫu hình c− trú sau hôn nhân, tức là trực tiếp hỏi những ng−ời kết hôn về nơi ở
của họ sau khi c−ới, đều xác nhận mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng. Qua đó có thể nói: kết
luận của hai tác giả cuộc điều tra thứ nhất nêu trên là không khớp với thực tế, còn kết quả
cuộc điều tra thứ hai phản ánh đúng hiện thực. Nói cách khác, ở nông thôn, không kể một số
l−ợng nào đó những ng−ời rời khỏi quê quán đi sinh sống tại nơi xa bố mẹ hoặc có khả năng
lập hộ riêng sau khi c−ới, hay đã mất bố mẹ v.v., đa số các cặp vợ chồng trẻ bắt đầu cuộc sống
hôn nhân tại nhà bố mẹ chồng, theo mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng.
Nh−ng điều cần nêu rõ tiếp theo là: trừ những cặp vợ chồng mà theo phong tục sẽ ở
lại cùng nhà với bố mẹ chồng để chăm sóc khi bố mẹ về già (th−ờng là con trai cả, song tại
một số nơi lại là con trai út), thì thời gian chung sống với cha mẹ chồng không kéo dài, mà có
thể từ một vài tuần, vài tháng đến vài năm. Theo Nguyễn Hữu Minh và ng−ời khác (2000), tỉ
lệ những ng−ời chung sống với bố mẹ chồng lâu hơn 3 năm đã giảm đi trong thời gian qua.
Cặp vợ chồng trẻ có thể tách hộ bằng cách hoặc đi dần dần từng b−ớc (tr−ớc tiên thì ở chung
ăn chung, rồi ăn riêng nh−ng vẫn ở chung, và cuối cùng thì ở riêng ăn riêng) hoặc chỉ đi một
b−ớc (cùng một lúc vừa ở riêng vừa ăn riêng). Có thể dẫn ra ở đây một tr−ờng hợp sau: một
ng−ời vợ trẻ c−ới xong thì về ở với gia đình nhà chồng. Ban đầu cặp vợ chồng trẻ ăn chung với
bố mẹ chồng. Sáu tháng sau, họ nấu ăn riêng, nh−ng vẫn sống chung d−ới cùng một mái nhà.
Hai năm sau, họ đ−ợc cho một miếng đất để làm ngôi nhà hai gian mái rạ. Họ vừa làm việc
vừa để dành, rồi dần dà mua gạch ngói để xây nhà mới (Pham Van Bich, 1999:214).
Nói cách khác, ta thấy tại nông thôn đồng bằng sông Hồng nổi lên cả mẫu hình hôn
nhân ở nhà chồng lẫn biến thể của nó (tức là sống với bố mẹ chồng chỉ trong một thời
khoảng nhất định rồi tách ra), chứ không phải một mẫu hình nguyên dạng và bất biến.
Chính biến thể này là điều hai tác giả cuộc điều tra thứ nhất không tính tới, và nó đã đánh
lừa họ khi họ muốn thông qua các câu hỏi về thời thơ ấu của những ng−ời đ−ợc hỏi để nhận
diện mẫu hình c− trú sau hôn nhân của bố mẹ những ng−ời này. Hai tác giả cho rằng từ
thời điểm một cặp vợ chồng kết hôn đến lúc sinh con đẻ cái, họ không thay đổi nơi c− trú,
trong khi thực ra đối với những ng−ời không gánh trách nhiệm trực tiếp chăm sóc bố mẹ ở
tuổi già, thì nơi ở có thay đổi. Cách đặt câu hỏi vô định về mặt thời gian trên đây của họ còn
thiếu sót ở chỗ nó cho rằng gia đình không biến đổi trong khoảng thời gian này. Nói theo
ngôn ngữ lý thuyết, gia đình là một quá trình, không phải một cấu trúc tĩnh; và nh− vậy,
nhóm c− trú hình thành do quá trình đó chắc chắn có thay đổi theo giai đoạn trong sự phát
triển của chu trình gia đình. Song cách đặt câu hỏi nh− trên vừa quá mông lung về mặt
thời gian vừa coi gia đình nh− một cấu trúc tĩnh.
Nh− vậy đối với nhiều gia đình trẻ, thời gian chung sống với bố mẹ chồng chỉ là một
thời kỳ quá độ tr−ớc khi tách ra lập hộ riêng. Nh−ng câu hỏi đặt ra là khi tách hộ, gia đình
trẻ ở đâu? Một câu trả lời là cho đến khoảng năm 1990, đa số gia đình trẻ nông thôn vẫn
sống gần với nhà bố mẹ chồng (cùng lô đất, cùng làng v.v.). Những nhân tố quan trọng chi
phối điều đó là đất thổ c− hạn hẹp trong khi sức ép dân số mạnh mẽ; chính sách đăng ký và
quản lý hộ khẩu của chính phủ khiến cặp vợ chồng trẻ khó di c−; bên cạnh đó là khả năng ít
ỏi để gia đình trẻ có thể lập nghiệp và tự lực ở nơi xa cũng nh− năng lực tự lập của cha mẹ
già, cùng sức mạnh truyền thống v.v. Đây là những nhân tố vĩ mô không thể bỏ qua. Nói
theo ngôn ngữ của một song đề lý luận trong xã hội học mà ng−ời ta gọi là song đề "cấu trúc
khách quan-nhân tố chủ quan", đây là những ràng buộc về cấu trúc, hạn chế sự tự do lựa
chọn của các gia đình trẻ.
Một điểm l−u ý tiếp theo là dù lập hộ riêng, nh−ng nếu khoảng cách không xa, thì con
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Mai Huy Bích 37
cái lớn vẫn giữ quan hệ qua lại chặt chẽ với cha mẹ già, chứ không tạo thành cái mà nhiều
nhà xã hội học ph−ơng Tây gọi là "gia đình hạt nhân biệt lập" (isolated nuclear family). Hai
tác giả cuộc điều tra nói trên đã hiểu gia đình hạt nhân theo nghĩa biệt lập khi họ quy quan
hệ qua lại giữa gia đình hạt nhân của con cái lớn với cha mẹ già chỉ thành một khía cạnh duy
nhất - sự "đi thăm lẫn nhau" - dù rằng 75% ng−ời có bố mẹ còn sống viếng thăm bố mẹ hàng
ngày hoặc hàng tuần (Hirschman và ng−ời khác, 1994). Nh−ng nh− vậy họ đã không thấy
rằng thăm bố mẹ không đơn thuần chỉ là gặp mặt bố mẹ, mà rất có thể hàm nghĩa khác. Một
nhà nghiên cứu ng−ời Anh đã vạch rõ, "về mặt xã hội học, hệ vấn đề lý thú nhất là những vấn
đề về ý nghĩa" của các hành động và sự kiện (Morgan, 1985:163). Nói cụ thể hơn, thăm bố mẹ
rất có thể hàm nghĩa trao đổi sự giúp đỡ lẫn nhau với bố mẹ. Quy giản quan hệ qua lại giữa
gia đình hạt nhân của con cái lớn với bố mẹ già chỉ thành sự thăm viếng là không thấy hoặc bỏ
qua sự giúp đỡ lẫn nhau của họ - cái lôgich xã hội chi phối mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng.
II. Một mục tiêu của hôn nhân ở nhà chồng
Một nhà triết học đã nói, những gì đang tồn tại đều là hợp lý. Nói cách khác, chuẩn
mực truyền thống về hôn nhân ở nhà chồng có hạt nhân hợp lý của nó.
Hạt nhân hợp lý ấy là gì? Đây là một vấn đề lý thuyết lớn, nh−ng không nhất thiết
phải là lý thuyết vùng văn hóa và gia đình. Nói cách khác, không nhất thiết khi nghiên cứu
mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng và biến thể của nó, ta phải tìm cách trả lời cho câu hỏi mà
nhiều ng−ời đã và đang cố trả lời: Việt Nam thuộc vùng văn hóa Đông á-Khổng giáo hay
Đông Nam á-phi Khổng giáo? Câu hỏi này không mới và không hứa hẹn những tìm tòi có sức
thuyết phục. Hơn thế nữa, đánh đồng gia đình Khổng giáo với gia đình ở nhà chồng - nh− hai
tác giả bài viết của Hirschman và ng−ời khác (1994) đã làm - là vi phạm tinh thần Khổng
giáo. Nh− một bài viết đã phân tích, điều quan trọng đối với gia đình Khổng giáo và tinh thần
Khổng giáo không chỉ là con cái lớn chung sống với bố mẹ, mà cơ bản nhất là phải tôn kính và
có hiếu với cha mẹ (Mai Huy Bích, 1999).
Vấn đề lý thuyết đáng quan tâm là điều gì lý giải mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng và
biến thể của nó?
Phải vạch rõ rằng có nhiều nhân tố chi phối sự ra đời và tồn tại của mẫu hình hôn
nhân ở nhà chồng: chế độ nam trị, chế độ phụ hệ và các giá trị của nó, tập tục, sự hạn chế về
không gian v.v. Nh−ng một trong những nhân tố hết sức quan trọng đó là cái mà nhà nghiên
cứu Robertson (1991) đặt tên là "sức ép tái sinh sản" (reproduction's pressure). Nói một cách
dễ hiểu, "sức ép tái sinh sản" là những khó khăn thách thức mà các cá nhân và gia đình phải
v−ợt qua để sống còn và tồn tại trong chu trình sống của mình. Lôgích xã hội chi phối mẫu
hình gia đình ở nhà chồng và biến thể của nó là để đối phó với những "sức ép" này.
Theo Robertson, thời khoảng mà ông gọi là chu trình đời ng−ời đầy những khó khăn
đối với con ng−ời. Chúng ta sinh ra ban đầu là những đứa trẻ yếu ớt, không thể tự lực sống
độc lập, rồi lớn lên tr−ởng thành đầy sức sáng tạo, và dần dần lão hóa, mắt mờ chân chậm,
tuổi già sức yếu, cuối cùng thì chết. Sự tăng tiến từ khi sinh ra đến lúc chết đi đ−a chúng ta
từ chỗ hoàn toàn bất lực đến năng lực dồi dào của tuổi tr−ởng thành, rồi lại trở về sự hoàn
toàn bất lực.
Nh− vậy, có những "sức ép nội tại định kỳ" hay "sức ép tái sinh sản có chu kỳ" đối với
các cá nhân cũng nh− gia đình. Để sống sót, ng−ời ta phải may mắn và biết phục tùng, phải
có năng lực sinh sản để sinh con đẻ cái, và tr−ớc hết phải có khả năng tạo ra các nguồn lực
vật chất để nuôi con và đảm bảo sự sống tối thiểu của cả hộ gia đình.
Quan hệ tái sinh sản của con ng−ời đã đ−ợc sắp xếp về mặt thời gian sao cho một
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Nơi c− trú sau hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng 38
đứa trẻ yếu ớt bất lực đ−ợc đặt vào tay những ng−ời lớn đủ năng lực là cha mẹ nó. Nh−
vậy khi còn nhỏ, chúng ta lệ thuộc vào cha mẹ chúng ta, và cha mẹ chúng ta hi vọng rằng
khi chúng ta lớn lên sẽ chăm sóc các cụ khi các cụ già yếu, bất lực. Thế là đ−ờng cong lệ
thuộc hình chữ U của mỗi thế hệ sẽ chồng phần nào lên chữ U của các thế hệ khác, làm
nhẹ bớt "sức ép tái sinh sản".
Đối với một hộ nhỏ, thì gia đình hạt nhân rất dễ th−ơng tổn tr−ớc "sức ép tái sinh
sản". Hình thái này cung cấp rất ít sự bảo vệ tr−ớc "sức ép tái sinh sản" nếu không có các thể
chế xã hội bên ngoài hỗ trợ. Để sống sót, họ phải đối phó với những thăng trầm lên xuống của
chu trình sống theo nhiều cách khác nhau: bằng cách tận dụng, vắt ra nhiều hơn nỗ lực của
những thành viên có khả năng lao động, bằng cách để dành trong thời kỳ ăn nên làm ra để có
lối thoát khỏi khó khăn trong thời kỳ suy kiệt, và bằng cách kêu gọi và dựa vào sự hỗ trợ của
mạng l−ới bên ngoài - từ gia đình mở rộng (họ hàng ngoài phạm vi hạt nhân nói trên) và cộng
đồng, hay từ các ch−ơng trình phúc lợi của nhà n−ớc v.v. Còn khi những cách đó đều không
hoạt động hoặc không hiệu quả thì nhiều ng−ời đành phó thác cho số phận, nh−ng nói chung
việc tổ chức quá trình tái sinh sản "là một thách thức có tính chiến l−ợc" (Robertson, 1991:6).
Nh− vậy, sự hợp tác của mạng l−ới họ hàng mở rộng thông qua hình thái gia đình
nhiều thế hệ là một trong những cách đối phó với "sức ép tái sinh sản". Bằng cách kéo dài
thời kỳ hợp tác giữa các thành viên để "làm phẳng đ−ờng cong lệ thuộc hình chữ U" trong chu
trình đời mỗi cá nhân, có thể đạt đ−ợc an sinh chung. "Khi vài ba đơn vị gia đình đ−ợc hợp
nhất vào một khuôn khổ duy nhất, sự mất ổn định bên trong mỗi đơn vị đ−ợc san phẳng rất
nhiều. Nói cách khác, có thể lợi dụng sự phát triển chênh nhau của các đơn vị gia đình, kẻ
yếu và ng−ời khỏe đảm bảo an ninh cho nhau ở các giai đoạn khác nhau trong chu trình tăng
tr−ởng và suy thoái của họ" (sách đã dẫn, tr.29).
Trên đây là tóm tắt nội dung chính của lý thuyết về "sức ép tái sinh sản" và sự chi
phối của nó đối với những cách sắp xếp tổ chức xã hội mà một trong số đó là sự tồn tại của gia
đình nhiều thế hệ ở nhiều nơi trên thế giới. Thành công của lý thuyết này là đã nêu ra rằng
những "sức ép" có chu kỳ xảy ra không chỉ khi một cá nhân đã già (nh− lâu nay ta th−ờng
quan niệm), mà cả ở thời thơ ấu và đầu tuổi tr−ởng thành. Hơn nữa, lý thuyết đã gắn đ−ợc
những sự kiện trong đ−ờng đời cá nhân và chu trình gia đình với các cách thức sắp xếp xã
hội. "Sức ép tái sinh sản" hiểu theo nghĩa đó không chỉ tác động đến các khuôn mẫu hình
thành gia đình, không chỉ là việc gia đình, mà còn nhào nặn nhiều khía cạnh và thể chế của
các xã hội hiện đại. Dù đ−ợc định danh là "sức ép tái sinh sản" hay là gì đi nữa, khái niệm
này chỉ một thực tế không thể phủ nhận và phổ biến ở hầu hết các xã hội: những khó khăn,
thách thức mang tính chất chu kỳ trong đ−ờng đời mỗi cá nhân mà họ phải khắc phục để
sống còn từ khi sinh ra đến lúc chết già. Mọi cá nhân đều gặp những khó khăn thách thức
này. Trong khi ch−a tìm ra đ−ợc một thuật ngữ chung đ−ợc chấp nhận rộng rãi nào để chỉ
những khó khăn thách thức trong đ−ờng đời cá nhân và chu trình gia đình, bài viết này m−ợn
tạm thuật ngữ "sức ép tái sinh sản" và sử dụng theo nghĩa nêu trên.
Tuy nhiên, cần vạch rõ rằng trong khi "sức ép tái sinh sản" có thể giống nhau ở nhiều
xã hội, thì con đ−ờng và mức độ để giải tỏa "sức ép tái sinh sản" là không giống nhau ở các xã
hội khác nhau. Ngay trong một xã hội, cũng có khác biệt giữa các nhóm, các giai tầng về cách
thức đối phó với "sức ép" đó (đ−ơng nhiên mỗi cách này có những −u thế và yếu thế riêng mà
nhà nghiên cứu không thể coi cách nào là hơn). Điều khác biệt này không đ−ợc nói đến trong
lý thuyết trên. Vốn nặng về các xã hội ph−ơng Tây, lý thuyết "sức ép tái sinh sản" không giúp
ta thấy đ−ợc một ví dụ về sự khác biệt đó - cụ thể là ng−ời Việt ở đồng bằng sông Hồng.
Theo tác giả trên, kể từ thời trung cổ, ng−ời châu âu đã và đang tìm cách đảm bảo an
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Mai Huy Bích 39
sinh cho tuổi già của họ một cách độc lập với mạng l−ới gia đình. Đến cuối thế kỷ XIX, nhờ sự
thịnh v−ợng kinh tế, xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng, đấu tranh giai cấp thông
qua xây dựng chính sách và pháp luật về nhà n−ớc phúc lợi v.v. hầu hết mọi ng−ời dựa vào
tiền tiết kiệm gửi ngân hàng và l−ơng h−u hơn là dựa vào con cái để đảm bảo tuổi già. Ng−ời
ta có thể mong đợi đ−ợc chu cấp trong tuổi già bất kể họ có con hay không (sách đã dẫn, tr.
31). Cần thêm: với sự hỗ trợ của các thể chế xã hội khác, khi kết hôn, thanh niên cũng có thể
lập hộ riêng và sống độc lập với cha mẹ.
Trong khi châu âu đi theo con đ−ờng xây dựng thể chế phúc lợi, thì ở Việt Nam, tình
hình khác hẳn, và ngay trong nội bộ ng−ời Việt cũng có khác biệt giữa các vùng khác nhau.
Theo truyền thống, ng−ời Việt ở đồng bằng sông Hồng từ lâu đã chọn một dạng gia đình
nhiều thế hệ, cụ thể là mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng cùng biến thể của nó làm một cách để
giải tỏa "sức ép tái sinh sản". Bốn m−ơi năm qua, sự tăng tr−ởng của các thể chế phúc lợi, từ
y tế đến hệ thống ngân hàng để cho vay tín dụng và gửi tiền tiết kiệm an toàn, l−ơng h−u,
nhà d−ỡng lão v.v., đều chậm và không đủ hiệu quả giải tỏa "sức ép tái sinh sản".
Kết quả là cho tới nay đa số ng−ời ở đồng bằng sông Hồng vẫn phải dựa vào gia đình,
kể cả thế hệ già lẫn thế hệ trẻ. Hôn nhân ở nhà chồng và gia đình nhiều thế hệ cung cấp chỗ
dựa ấy. Lý do cơ bản khiến thế hệ trẻ cần hôn nhân ở nhà chồng và biến thể của nó nh− sau:
điều kiện cần để tách hộ là con cái lớn có khả năng lập hộ riêng. Muốn thế, họ phải đủ tiềm
lực vật chất để có nhà riêng. Nh−ng trừ một số ít ngoại lệ, giai đoạn đầu tiên trong chu trình
gia đình th−ờng gắn với tình trạng nghèo nàn do ch−a có khả năng kiếm sống tự lập hoặc mới
bắt đầu kiếm sống, ch−a tích luỹ đủ v.v. Trong khi đó, gia đình trẻ lại chịu "sức ép tái sinh
sản" rất lớn không chỉ để có nhà riêng, mà còn nhằm đáp ứng những đòi hỏi tiêu thụ ngày
càng tăng do họ đang trong giai đoạn mở rộng của chu trình gia đình với việc con cái lần l−ợt
ra đời, cần sự chu cấp, chăm sóc và giáo dục, v.v...
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chứng minh rằng nói chung có 3 thời kỳ nghèo khó
trong đời một ng−ời: thời thơ ấu, giai đoạn mới thành ng−ời lớn và tuổi già. Riêng đối với hộ,
"sự phát triển hộ gia đình có một dấu ấn nổi bật là cảm giác về sự khẩn cấp: một cặp vợ chồng
chỉ có vài năm thoáng qua để v−ợt qua những đòi hỏi tiêu dùng mà con cái đặt ra cho họ, và
để bảo vệ họ khỏi tác động của sự suy sút tuổi già của chính họ. Vào những năm còn trẻ khỏe
sung sức, họ phải nắm lấy các quá trình sản xuất, tiết kiệm và đầu t−, đánh liều một cách
sáng tạo và đặt niềm tin vào bất kỳ thể chế nào có thể đảm bảo an sinh lâu dài của họ (...)
Trong khi con cái rất ít hoặc không đóng góp vào việc kiếm sống, thì khoản học hành, nhà ở,
quần áo và tiền tiêu cá nhân của chúng lại là một gánh nặng cho ngân sách hộ gia đình cho
đến khi chúng sắp vào tuổi 20. Kể từ sau đó, "sự thịnh v−ợng t−ơng đối" của hộ đ−ợc phục
hồi, nh−ng lại mất đi khi cha mẹ về h−u và già đi" (Robertson, 1991:39, 37).
Trong lúc hiện ch−a có một nghiên cứu t−ơng tự về các giai đoạn nghèo khó trong chu
trình sống của ng−ời Việt Nam, có thể đặt giả thuyết rằng kết quả khảo sát n−ớc ngoài cũng
áp dụng đ−ợc với đa số ng−ời Việt. Nghĩa là vào đầu thời kỳ mới lớn, đông đảo thanh niên còn
nghèo, ch−a đủ năng lực để lập hộ riêng; điều đó khiến họ coi hôn nhân ở nhà chồng và việc
dựa vào cha mẹ anh chị em là một giải pháp. Chính vì thế, tục lệ đòi hỏi rằng khi con trai đến
tuổi tr−ởng thành, ng−ời ta trông đợi cha mẹ có trách nhiệm c−ới vợ, làm nhà cho con, và sắm
cho con một số đồ dùng gia đình nhất định v.v. Một gia đình càng nhiều con trai thì trách
nhiệm của cha mẹ càng nặng. Nhiều bậc cha mẹ phải lo xa ngay từ khi con trai họ còn nhỏ,
vậy mà khi họ đã già, vẫn ch−a lo xong hết cho các con trai (Mai Huy Bích, 1993:28-29). Theo
cuộc điều tra 6 xã miền Bắc đã dẫn trên đây, đa số phụ nữ đ−ợc hỏi thích ở riêng ngay sau
khi c−ới, nh−ng không đủ khả năng tự lập, nên chung sống với bố mẹ chồng một thời gian, để
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Nơi c− trú sau hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng 40
bằng nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ của bố mẹ anh chị em, họ hàng... dần dà chuẩn bị điều
kiện vật chất tách hộ.
Nh−ng vì sao rút cục cặp vợ chồng trẻ lại tách hộ nếu họ không phải ở lại lâu dài
với cha mẹ chồng để chăm sóc cha mẹ khi về già theo tục lệ? Ch−a có một nghiên cứu nào
trả lời câu hỏi này bằng thực nghiệm, song kinh nghiệm thông th−ờng gợi ý rằng: cha mẹ
muốn con cái ở riêng để biết tự lo, hoặc để tạo điều kiện cho các con khác lập gia đình khi
không gian c− trú hạn hẹp v.v.; còn con cái muốn đ−ợc độc lập. Xét trên lý thuyết, dù gia
đình nhiều thế hệ giúp con ng−ời ít chịu sức ép có chu kỳ hơn, nh−ng cái giá cơ bản phải
trả của nó là cần có nhiều nỗ lực quản lý để chống lại sự chia tách hộ, nh− Robertson
(1991:29) đã nêu. Do đó, giải pháp "tách hộ nh−ng vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ", "ở riêng
nh−ng gần" đ−ợc ng−ời Việt −a thích hơn.
Nh− vậy, hôn nhân ở nhà chồng và biến thể của nó là có lợi cả cho thế hệ trẻ lẫn thế hệ
già, chứ không chỉ cho riêng thế hệ già. Cần l−u ý điều đó vì một số tác giả th−ờng quên nó.
Với những ng−ời già, theo một nghiên cứu năm 1991 ở làng An Điền, Hải H−ng,
nguồn thu nhập của họ là nh− sau: thu từ làm ruộng đ−ợc 95,7% số ng−ời nêu ra; chăn nuôi -
53,2%; con cái giúp - 38,3%; từ v−ờn - 21,3%; tiền h−u và trợ cấp l−ơng thực của hợp tác xã -
10,6% (Bùi Nguyễn Ph−ơng Linh, 1993:18). Có vẻ nh− ng−ời già phải tự lực cánh sinh rất cao
để tồn tại. Tuy nhiên, nh− tác giả nêu rõ, kể cả trong làm ruộng - nguồn thu nhập chính của
đại đa số ng−ời già -, nhiều ng−ời không tự cày cấy chăm bón và thu hoạch đ−ợc, mà phải nhờ
con cái làm (bài đã dẫn, tr.19). Nghĩa là con cái đóng vai trò quan trọng trong chu cấp cho
ng−ời già, bằng sự hỗ trợ tài chính lẫn góp công góp sức. Khi ng−ời già ốm đau, chỉ vợ (chồng)
và con cái chăm sóc họ (bài đã dẫn). Dữ liệu điều tra gần đây hơn, trên quy mô lớn hơn cũng
xác nhận điều đó: trong số 3 nguồn sống chính của ng−ời già thì thứ nhất là tự giúp (lao động
bản thân hoặc tài sản đã tích lũy từ tr−ớc), thứ hai là giúp đỡ của con cái và thứ ba là sự trợ
cấp nhà n−ớc. T−ơng tự nh− trong nghiên cứu tr−ớc đó, ngoài hỗ trợ tài chính cho cha mẹ, con
cái góp sức để giúp cha mẹ làm kinh tế hộ gia đình nông nghiệp (Bùi Thế C−ờng, 2000).
Nói cách khác, "sức ép tái sinh sản" ở giai đoạn cuối của đ−ờng đời cá nhân đ−ợc giải
tỏa nhờ dựa vào con cái lớn, và hôn nhân ở nhà chồng cùng biến thể của nó đáp ứng đ−ợc chức
năng này.
Nh− vậy, nên l−u ý là dù chỉ sống chung với bố mẹ một thời gian nhất định hay lâu
dài, dù tách hộ hay không, gia đình con cái lớn và cha mẹ già th−ờng vẫn cố gắng hỗ trợ
nhau. M−ợn lời nhà nghiên cứu Castillo, gia đình Việt Nam dù "c− trú trong hình thái hạt
nhân, nh−ng về chức năng lại là gia đình mở rộng". Tầm quan trọng kéo dài của quan hệ thân
tộc bên ngoài gia đình hạt nhân bắt nguồn từ thực tế là chúng cung cấp sự hỗ trợ chủ yếu, nếu
không phải là duy nhất mà ng−ời ta, cả già lẫn trẻ, không thể nhận đ−ợc từ đâu khác.
Lý do thứ hai của việc cặp vợ chồng trẻ khởi đầu cuộc sống hôn nhân ở cùng nhà với bố
mẹ chồng (mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng và biến thể của nó) là: theo quan niệm của ng−ời
Việt, cặp vợ chồng trẻ không biệt lập với mạng l−ới thân tộc rộng hơn, mà là một bộ phận của
nó. Họ phải có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ qua lại mà hệ thống thân tộc giao cho. Để
làm đ−ợc điều đó, cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt là cô dâu mới, cần sống với bố mẹ chồng ít nhất một
thời gian để có một vài ý niệm về hệ thống thân tộc bao quanh mình (Pham Van Bich, 1999).
Cuối cùng, cần thêm rằng con đ−ờng đối phó với "sức ép tái sinh sản" ở Việt Nam đi
xa hơn mẫu hình hôn nhân ở nhà chồng và biến thể của nó nhiều. Từ bao đời nay những
truyền thống nh− chữ "hiếu" và tục thờ cúng tổ tiên là nhằm tạo dựng và giữ gìn quan hệ mật
thiết giữa con cái và cha mẹ.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Mai Huy Bích 41
Thờ cúng tổ tiên dựa trên nền tảng một niềm tin rằng: quan hệ giữa cha mẹ và con
cái vẫn tiếp tục sau khi cha mẹ qua đời, nó chỉ mang hình thái khác, và vẫn là quan hệ qua
lại hai chiều. Chính vì thế, dù đã khuất, cha mẹ vẫn cần con cái chu cấp l−ơng thực, quần áo
và đồ dùng v.v. nhân những dịp thờ cúng. Về phần mình, con cái cần cha mẹ đã khuất hỗ trợ,
nh−ng không phải bằng cách thông th−ờng nh− khi còn sống, mà d−ới hình thức "phù hộ độ
trì" bằng sức mạnh "siêu nhiên" của mình. Nói cách khác, ng−ời Việt tin rằng sau khi mất đi,
cha mẹ họ có sức mạnh siêu nhiên (Mai Huy Bích, 1993).
Theo nghĩa đó, việc thờ cúng tổ tiên đã biến các thành viên của một gia đình thành
những ng−ời có cùng một đức tin, rằng cha mẹ đã khuất của họ vẫn quan hệ qua lại với họ và
có sức mạnh siêu nhiên, phù hộ độ trì hay thậm chí có thể gây thiệt hại cho họ (nếu cha mẹ
không đ−ợc thờ cúng chu đáo và hạnh phúc ở cõi âm). Những gì ng−ời ta làm trong thờ cúng
tổ tiên chỉ có thể thực hiện trong nhóm ng−ời không những thân thuộc với nhau, mà còn có
chung một đức tin; chứ không thể đ−ợc tiến hành bởi những ng−ời không thân thích nhau và
không cùng một đức tin. Bản thân việc thờ cúng không chỉ khiến những ng−ời có quan hệ họ
hàng thân thích mang chung một đức tin, mà còn tách họ ra khỏi những ng−ời không phải họ
hàng và không chia sẻ cùng một đức tin.
Đức tin vào cái siêu nhiên này khiến một số tác giả coi thờ cúng tổ tiên là một tôn
giáo (còn gọi là đạo ông bà); điều đó đ−a ta tới định nghĩa về tôn giáo của Durkheim. Ông coi
"tôn giáo là một hệ thống thống nhất các đức tin và thực tiễn liên quan tới những vật thiêng
liêng, tức là những vật đ−ợc đặt riêng ra và cấm đoán - những đức tin và thực tiễn này thống
nhất tất cả những ng−ời trung thành với chúng lại thành một cộng đồng đạo đức duy nhất gọi
là giáo hội" (Durkheim, 1976:47). Định nghĩa này phân biệt cái thiêng liêng và cái trần tục.
Cái thiêng liêng đ−ợc đặt riêng khỏi những các khía cạnh th−ờng lệ hàng ngày của sinh tồn,
và cấm đụng chạm, đề cập tới.
Hiểu cái thiêng liêng theo nghĩa đó, ta có thể nói đối với con cái ng−ời Việt, cha mẹ là
thiêng liêng. Nhà nghiên cứu Phan Kế Bính ở đầu thế kỷ XX đã nêu ra tục lệ kiêng tên: "Tục
ta coi tên cha mẹ rất kính trọng, hễ đọc đến thì phải kiêng. Ví nh− tên Kèo thì đọc chạnh ra
là Cừu, tên Cột thì đọc chạnh ra là Kẹt v.v.". Không những thế, nhiều ng−ời muốn cả ng−ời
khác cũng phải kiêng tên cha mẹ mình nên yêu cầu khách vào nhà phải hỏi tên húy để mà
kiêng (Phan Kế Bính, 1915/1992:27). Mặt khác, đối với ng−ời Việt, không gì xúc phạm lớn
hơn là bị kẻ khác chửi cha mẹ ông bà tổ tiên mình (Vuong Gia Thuy, 1976:20).
Tất cả những điều đó cho thấy ng−ời Việt đặt riêng cha mẹ ra, và cấm nói động chạm
đến, cấm xúc phạm cha mẹ. Nói cách khác đối với đông đảo ng−ời Việt, cha mẹ họ chính là cái
thiêng liêng.
Tóm lại, hôn nhân ở nhà chồng có liên quan đến một trong những con đ−ờng để giải
tỏa "sức ép tái sinh sản", là một trong những chiến l−ợc đối phó với nó của đa số ng−ời Việt ở
đồng bằng sông Hồng, đúng theo câu tục ngữ: "Trẻ cậy cha, già cậy con". X−a nay chữ hiếu,
tục thờ cúng tổ tiên, sự siêu nhiên hóa và thiêng liêng hóa cha mẹ là những chiến l−ợc bổ
sung để dù nếu con cái chỉ chung sống trong mẫu hình hôn nhân này một thời hạn nào đó rồi
tách hộ, thì quan hệ con cái lớn - cha mẹ già không bị phá vỡ, mà vẫn đ−ợc duy trì nhằm giảm
bớt "sức ép tái sinh sản" cho cả hai thế hệ.
Sách báo trích dẫn:
1. Bùi Nguyễn Ph−ơng Linh. 1993. Ng−ời già ở Việt Nam hôm nay: một vài nhận xét b−ớc đầu.
Tạp chí Xã hội học, Số 1.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Nơi c− trú sau hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng 42
2. Bùi Thế C−ờng. 2000. Ba nguồn lực vật chất cơ bản của tuổi già đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Xã
hội học, Số 1.
3. Đào Duy Anh. 1938/1992. Việt Nam văn hóa sử c−ơng. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
4. Durkheim, E. 1976. The Elementary Forms of Religious Life. London: George Allen & Unwin.
5. Havanon, N. other people. 1997. Production, Reproduction and Family Well-being. The Analysis of
Gender Relations in Vietnamese Households. Hanoi: The population council.
6. Hirschman và ng−ời khác. 1994. Gia đình và cơ cấu hộ gia đình Việt Nam. Vài nét đại c−ơng từ một
cuộc khảo sát xã hội học dân số gần đây. Tạp chí Xã hội học, số 3.
7. Mai Huy Bích. 1993. Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng. Hà Nội: Nhà xuất bản văn hóa
thông tin.
8. Mai Huy Bích. 1999. Nâng cao tính khoa học của nghiên cứu gia đình. Tạp chí Khoa học về
phụ nữ, Số 3.
9. Morgan, D.H.J. 1985. The Family, Politics and Social Theory. London: Routledge and Kegan Paul.
10. Nguyễn Hữu Minh và ng−ời khác. 2000. Mô hình sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn ở
đồng bằng Bắc bộ và các nhân tố tác động. Tạp chí Xã hội học, Số 1.
11. Pham Van Bich. 1997. The Changes of the Vietnamese Family in the Red River Delta. Doctoral
dissertation. Department of sociology, university of Goteborg, Sweden.
12. Pham Van Bich. 1999. The Vietnamese Family in Change. The Case of the Red River Delta. Surrey:
Curzon Press.
13. Phan Kế Bính. 1915/1992. Việt Nam phong tục. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
14. Robertson A. F. 1991. Beyond the Family. The Social Organization of Human Reproduction.
Cambridge: Polity press.
15. Vo Ph−ơng Lan. 1994. A study of the reproductive life of women by the method of reproductive
history life lines. Vietnam Social Sciences, N.1.
16. Vuong Gia Thuy. 1976. Getting to Know the Vietnamese and Their Culture. New York: Frederick
ungar publishing co.
17. Yu Insun. 1990. Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century Vietnam. Seoul: Asiatic
Research Center, Korea University.
18. Wiegersma N. 1988. Vietnam: Peasant Land, Peasant Revolution. Patriarchy and Collectivity in the Rural
Economy. Basingstocke: Macmillan Press.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_cu_tru_sau_hon_nhan_o_dong_bang_song_hong.pdf