Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường khu công nghiệp Tiên Sơn

Bắc Ninh là tỉnh mới được tái lập nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là một trong những đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng về đất đai, con người và khả năng phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 2 khu công nghiệp (KCN) lớn và 19 cụm công nghiệp làng nghề. KCN Tiên Sơn là một KCN lớn tập trung nhiều ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, có vị trí địa lý thuận lợi, có thể phát huy được mối quan hệ với thủ đô Hà Nội về mọi lĩnh vực, nguồn nhân lực, nguồn vốn, sự ảnh hưởng lan toả về nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội. Các phương tiện giao thông đường bộ, cảng biển, hàng không, đường sắt nối đến mọi miền tổ quốc, tới những vùng phát triển năng động như: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng bằng Bắc bộ

doc53 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2900 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường khu công nghiệp Tiên Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hằn Lằn và các loại côn trùng, nhưng hiện nay đã bị nhân dân tiêu diệt nhiều. 1.1.5. Đặc điểm môi trường nước. Xung quanh khu vực nghiên cứu có nguồn nước mặt tương đối dồi dào có sông Ngũ Huyện Khê chảy, qua đồng thời tiếp giáp với hai hệ thống sông chính là sông Đuống, sông Cầu và sông Lục Nam thuộc hệ thống sông Thái Bình. Theo nghiên cứu của viện Kinh tế Địa chất cho thấy tổng lưu lượng nước chứa trong các sông này là 176.106m3 (đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh). Theo sự khảo sát hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu do Trung tâm Kỹ thuật môi trường Đô thị và KCN tiến hành có kết quả như sau: - Vị trí lấy mẫu: Điểm W1: Cuối mương thuỷ lợi cạnh quốc lộ 1A. Điểm W2: Nước mương thuỷ lợi cạnh trạm bơm khu vực dự án. Điểm W3: Nước mương tưới tiêu chảy qua quốc lộ 1B. - Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 1-2. Bảng 1-2: Bảng phân tích chất lượng nước mặt. TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Điểm W1 Điểm W2 Điểm W3 TCVN 5942-1995 1 Nhiệt độ oC 26,3 27,2 26,3 - 2 PH - 7,13 6,58 7,13 5,5 – 9,0 3 Tổng các chất hoà tan mg/l 95,0 70,0 75,0 - 4 Độ dẫn điện Ms/cm 190 140 150 - 5 Độ đục NTU 19,8 39,8 23,4 - 6 Oxy hoà tan mg/l 3,38 3,38 4,10 >2 7 Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l 24,0 50,0 29,5 28 8 NH4+ mg/l 0,16 0,13 0,11 0,05 9 Cl- mg/l 25,56 17,75 14,91 - 10 PO43- mg/l 4,8 4,7 4,8 - 11 NO3- mg/l 0,8 0,9 0,9 10,0 12 COD mg/l 36,0 27,0 33,0 35,0 13 BOD5 mg/l 23,2 15,8 19,5 25,0 14 Cr tổng mg/l Vết Vết Vết - 15 As Mg/l 0,08 0,09 0,09 - 16 Coliform, coli/100ml - 23.102 12.102 21.102 5.103- 104 Nhận xét: Căn cứ vào tiêu chuẩn nước mặt TCVN 5942 - 1995 và kết quả phân tích các mẫu nước W1, W2, W3 cho thấy tại các điểm lấy mẫu trên kênh tưới tiêu chảy qua khu vực nghiên cứu, các chỉ tiêu đo được hầu hết nhỏ hơn TCCP đối với nguồn nước mặt loại B. 1.1.6. Đặc điểm môi trường không khí. Theo tài liệu của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn (1998) thì khí hậu khu vực mang tính khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa Đông lạnh, mưa ít. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ dệt: Mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ không khí: Tại khu vực có: Nhiệt độ không khí trung bình năm: 22,7 - 23,8oC. Nhiệt độ trung bình lớn nhất : 28,6 - 30,0oC (tháng VII). Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 15,2 - 17,2oC (tháng I). Độ ẩm không khí trong khu vực tương đối cao: Độ ẩm trung bình năm: 80%. Độ ẩm trung bình lớn nhất: 86%. (tháng I - IV, tháng VII - IX). Độ ẩm trung bình thấp nhất: 73%. (tháng XI - I năm sau). Tốc độ gió và hướng gió: Tại khu vực nghiên cứu trong năm có 2 mùa gió chính, mùa Đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc từ tháng XI đến tháng IV năm sau, mùa Hè gió có hướng Nam và Đông Nam từ tháng IV đến tháng VIII hàng năm. Tốc độ gió trung bình hàng năm: 2,5m/s. Tốc độ gió cực đại trong năm: 3,2m/s. * Nắng và Bức xạ: Tổng số giờ nắng trong năm từ 1327 - 1429 giờ, tháng có nhiều giờ nắng nhất trong năm là tháng VII và tháng VIII, tháng có ít giờ nắng nhất trong năm là tháng II. Số giờ nắng trung bình tháng từ 1997 - 2001 được thể hiện như sau Bảng 1 - 3: Số giờ nắng các tháng trong một số năm gần đây. STT Tháng 1997 1998 1999 2000 2001 1 Tháng 1 52 75 68 56,9 47.7 2 Tháng 2 43 71 15 29 23 3 Tháng 3 21 50 19 44.1 50.3 4 Tháng 4 110 109 19 89.3 55.2 5 Tháng 5 212 105 198 130 148.5 6 Tháng 6 213 166 166 140.2 175 7 Tháng 7 188 172 177 193.5 179.7 8 Tháng 8 222 134 158 157.1 183.5 9 Tháng 9 201 194 93 140.7 174.6 10 Tháng 10 120 110 167 142.5 131.4 11 Tháng 11 145 89 147 173.2 189 12 Tháng 12 88 156 56 103.7 84.5 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê 2002. Nhìn chung khí hậu khu vực nghiên cứu có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, số giờ nắng trong năm cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt bằng phương pháp sinh học. Đặc biệt khu này không có điều kiện bất thường sảy ra. 1.2. Đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội 1.2.1. Đặc điểm môi trường kinh tế. 1.2.1.1. Đặc điểm hiện trạng sử dụng đất. Hiện nay đã có 18 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đất đã sử dụng là 89,61 ha trong đó đất sử dụng cho các mục đích khác nhau của KCN được thể hiện trong bảng 1 - 5, còn lại là đất nông nghiệp của KCN và các xã bao quanh KCN. Bảng 1 - 4: Bảng hiện trạng sử dụng đất KCN Tiên Sơn. TT Danh mục Lô Diện tích (ha) Phần trăm 1 Đất trung tâm điều hành KCN A 0,65 0,48 2 Đất xây dựng nhà máy B,C,D,E 59,86 44,4 3 Đất cho kho tàng bến bãi F 2,7 2 4 Đất cây xanh H 9,4 7 5 Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật G 2 1,48 6 Đất giao thông 15 11,13 7 Tổng 89,61 66,5 1.2.1.2. Đặc điểm môi trường Nông nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 1.531,83ha, trong đó diện tích của từng xã được thống kê như sau: Bảng 1- 5: Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu. TT Danh mục Diện tích đất Nông nghiệp (ha) 1 Hoàn Sơn 394,07 2 Nội Duệ 259,74 3 Đồng Nguyên 460,50 4 Tương Giang 417,19 Các loại cây trồng chủ yếu là Lúa nước, Ngô lai, Đậu tương…Do bị mất đất nông nghiệp, đồng thời lực lượng lao động nông nghiệp giảm xuống đã làm cho sản lượng lương thức mấy năm gần đây có xu hướng giảm. 1.2.1.3. Đặc điểm môi trường Lâm nghiệp Các xã đều có chủ chương phát động nhân dân bỏ cây tạp trong các vườn thay bằng các loại cây ăn qủa có giá trị kinh tế cao, tận dụng đất bờ mương, đất giao thông trồng cây bóng mát cải thiện môi trường. Những cây được trồng chủ yếu trong khu vực này là: + Vườn nhà: Cây ăn quả như Nhãn, Vải thiều, Sấu, Táo, Bưởi, Đu Đủ. + Trường học, bờ mương: Cây bạch đàn. + Đường giao thông: Xà cừ, Phi lao. ở các xã có đồi núi như: xã Nội Duệ, xã Hoàn Sơn thì ngoài những loại cây trên còn có các loại cây như: Keo, Thông và một số ít cây khác. 1.2.1.4. Đặc điểm môi trường Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp. Đối với mỗi xã trong khu vực có một mô hình phát triển khác nhau: - Xã Đồng Nguyên: Chủ yếu sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ hiện nay xã có khoảng 58 doanh nghiệp HTX và 1520 hộ sản xuất. - Xã Tương Giang: Ngành nghề sản xuất kinh doanh của xã Tương Giang phong phú và đa dạng các mặt hàng sản phẩm như Dệt nhuộm, Khăn mặt, Vải, Vật liệu xây dựng… - Xã Nội Duệ và Hoàn Sơn: Ngành nghề của 2 xã này tương đối giống nhau và cũng đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu với quy mô nhỏ (quy mô hộ gia đình), ngành nghề chủ yếu là sản xuất Bếp lò, May mặc, Cơ khí, Gò hàn, Xay xát, thương nghiệp thu hút hơn 60% lực lượng lao động phục vụ cho khu vực sản xuất. - Ngoài ra trong KCN còn có các nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động, đó là môi trường công nghiệp chính của KCN sẽ được đề cập rõ ở chương 3. 1.2.1.5. Đặc điểm cơ sở hạ tầng. - Hệ thống giao thông: Khu vực nghiên cứu có vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu với các cơ sở bên ngoài thông qua quốc lộ 1A, 1B mới Hà Nội - Lạng Sơn và tuyến đường sắt xuyên việt, cảng Hàng không Nội Bài cách KCN khoảng 20 km theo quốc lộ 18, giao lưu đường thuỷ gồm có sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cầu. - Hệ thống cấp thoát nước: Nguồn nước cấp chính cho sinh hoạt và sản xuất cho KCN hiện nay là nước ngầm từ trạm bơm của KCN với công xuất là 6.500m3/ng.đ và được cấp bằng đường ống áp lực ngang, khép kín có đường kính từ D100 - D300mm tới hàng rào nhà máy. Trong KCN đã có bể xử lý nước thải tập trung, có hệ thống thu gom nước thải từ các nhà máy bằng bê tông có đường kính 400 - 500mm đặt ngầm dưới đất trước hàng rào nhà máy, đồng thời theo thiết kế các nhà máy đều phải có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ, nước sau khi thải ra khỏi nhà máy đổ vào cống thải chung của KCN phải đạt cấp độ B theo TCVN 5945 - 1995. - Hệ thống thu gom chất thải rắn: ở KCN hiện nay chưa có bãi thải tập chung mà chất thải từ các nhà máy sẽ được thu gom và phân loại, một phần họ bán cho cơ sở tái chế còn phần không sử dụng được họ ký hợp đồng với Công ty môi trường Đô thị Bắc Ninh thu gom 1ngày/lần vào cuối giờ làm việc của ngày và đổ vào bãi thải của Thị xã. - Hệ thống cấp phát điện: Năng lượng điện được cấp cho KCN chủ yếu từ lưới điện quốc gia 110 KV đi từ Đông Anh - Lạng Sơn. Trong KCN sẽ được lắp đặt 4 máy biến áp với công suất mỗi máy là 20 MVA, hiện nay KCN có đường đây 35KV, 10KV là đường đây cấp điện cho khu vực qua Trạm biến áp Đồng Nguyên, Nội Duệ, hệ thống đường dây này chạy dọc theo dải cây xanh và đường nội bộ trong KCN song song với quốc lộ 1A. 1.2.2. Đặc điểm môi trường xã hội 1.2.2.1. Đặc điểm Dân số, Dân cư. Theo kết quả thống kê 2002 thì dân số ở khu vực nghiên cứu là: Bảng 1 - 6: Đặc điểm dân số trong khu vực nghiên cứu. STT Danh mục Tổng số dân (người) Số hộ dân (hộ) Mật độ trung bình (người/km2) Tỷ lệ tăng dân số (%) 1 Hoàn Sơn 8401 1951 1293 1,3 2 Nội Duệ 6582 1428 1895 6,5 3 Đồng Nguyên 7412 1901 1152 2,1 4 Tương Giang 9069 2184 1602 1,12 Ngoài dân số kể trên còn có một số dân ở các nơi khác được thu nhận vào làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp, chiếm khoảng 25% 1.2.2.2. Đặc điểm văn hoá. Các xã trong khu vực nghiên cứu đều được đánh giá là có trình độ dân trí cao so với mặt bằng chung của huyện, chính sách tôn giáo, tự do tín ngưỡng, thuần phong mỹ tục được tôn trọng và phát huy, các di sản văn hoá của làng được giữ gìn và tôn taọ. Tất cả các thôn trong huyện đều xây dựng quy ước, hương ước phù hợp luật pháp và tập quán của địa phương. 1.2.2.3. Đặc điểm giáo dục. - Xã Hoàn Sơn: Trường tiểu học Hoàn Sơn đã đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1997 - 2002, cả 3 trường trong xã có 18 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 50 lượt giáo giáo viên giỏi cấp huyện. Năm học 2001 - 2002 có 7 học sinh thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng. - Xã Nội Duệ: trường tiểu học Nội Duệ được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng 3 và tăng 38% số giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh. Năm học 2001- 2002 có 7 học sinh thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng. - Xã Đồng Nguyên: Trường trung học cơ sở Đồng Nguyên là trường 5 năm liền đạt danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh (1997 - 2002), số giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh tăng 41,6% so với năm 2001. Năm học 2001 - 2002 có 13 học sinh thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng. - Xã Tương Giang: So với các xã khác thì Tương Giang có sự phát triển về giáo dục còn thấp, số giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh tăng 10,6% so với năm 2001. Năm học 2001 - 2002 thì chỉ có 2 học sinh thi đỗ Cao đẳng. 1.2.2.4. Đặc điểm Y tế. Mỗi xã đều có 1 trạm Y tế, có các Y sỹ và Y tá trực 24/24h, trong mỗi thôn xóm đều có các hiệu thuốc chữa các bệnh thông thường. Công tác chữa trị đã được các được đội ngũ cán bộ y tế xã nhiệt tình chăm sóc. Trong những năm gần đây không có sự cố gây rủi ro nào và không có bệnh truyền nhiễm trên diện rộng. Hiện nay trong KCN có 1 trạm Y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên. CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐANG THÁCH THỨC KCN Tiên Sơn có vị trí địa lý thuận lợi, quy hoạch đồng bộ cả về không gian và hạ tầng kỹ thuật, KCN đã tiến hành xây dựng các đầu mối hạ tầng kĩ thuật đồng bộ như trạm xử lý nước cấp công xuất 6500m3/ng.đ, trạm xử lý nước thải tập trung, trạm biến áp 110 KVA, đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt.... cùng với việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp. Cho đến nay KCN đã có 5 loại hình công nghiệp của 18 doanh nghiệp đã và đang hoạt động gồm: Ngành gia công chế tạo cơ khí và kho bãi (3 doanh nghiệp); ngành vật liệu xây dựng (3 doanh nghiệp); ngành chế biến nguyên liệu, chế biến lương thực thực phẩm (7 doanh nghiệp); ngành công nghiệp Dệt - May (2 doanh nghiệp); ngành công nghiệp hàng tiêu dùng (3 doanh nghiệp). Ngoài ra còn có một số doanh nhiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật. 100% các doanh nghiệp trước khi hoạt động đã đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường. Tốc độ đề ra đã hoàn thành cao, nhưng cũng đã nảy sinh một số các tác động của các hoạt động trong KCN đến môi trường xung quanh. Trên cơ sở của các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, báo cáo ĐGTĐMT KCN Tiên Sơn, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “ Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kĩ thuật KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, hồ sơ trình duyệt quy hoạch chi tiết KCN Tiên Sơn, báo cáo nghiên cứu khả thi của 18 nhà máy và các tài liệu khác...bản tiểu luận này có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích đánh giá tất cả những tài liệu đó để học tập, mặt khác tiến hành công tác khảo sát thực địa, tìm hiểu vấn đề đang được nảy sinh đã nằm ngoài những dự báo của các tài liệu nêu trên . Bài tiểu luận tiếp tục đánh giá hiện trạng tác động môi trường KCN, xây dựng những luận cứ khoa học cho việc đưa ra những kiến nghị bổ xung về bảo vệ môi trường cho KCN như đề xuất một số ý kiến nhằm giảm thiểu và hạn chế những tác động có hại, phát huy những tác động có lợi một cách hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trên cơ sở phát triển bền vững. Đó là các vấn đề nghiên cứu của bài tiểu luận này. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN 3.1. Quy mô và phạm vi của vấn đề: Do KCN hiện nay đang trong giai đoạn vừa thu hút đầu tư trong và ngoài nước vừa đi vào hoạt động, cho nên bên cạnh các doanh nghiệp đang hoạt động còn có một số doanh nghiệp đang chuẩn bị mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó các tác động của sự hoạt động trong KCN được chia làm 2 nội dung chính như sau: Những tác động môi trường đối với khu vực đang xây dựng cơ sở hạ tầng. Những tác động môi trường đối với các nhà máy, xí nghiệp đã đi vào hoạt động trong KCN 3.1.1. Những tác động môi trường đối với khu vực đang xây dựng cơ sở hạ tầng. Khi xây dựng cơ sở hạ tầng của các của các nhà máy, xí nhiệp trong KCN thì các nguồn tác động chủ yếu bao gồm như sau: San lấp mặt bằng, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, khu vui chơi giải trí, đường giao thông nội bộ, khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu…Do đó các tác động chính khi xây dựng cơ sở hạ tầng của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN bao gồm: Thay đổi hệ sinh thái khu vực khi khai thác đất đá và san lấp mặt bằng, tác động của bụi, khí thải, đất đá, tiếng ồn trong quá trình thi công đến môi trường không khí, người công nhân và dân cư xung quanh. Nhìn chung trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng đã tạo ra nhiều tác động có hại đến môi trường, sức khoẻ của người công nhân và dân cư xung quanh, trong đó tác hại nhiều nhất là ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Trong KCN Tiên Sơn các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng ở các thời điểm khác nhau, do vậy các nhà máy xí nghiệp xây dựng sau sẽ gây ảnh hưởng đến những nhà máy xí ghiệp xây dựng trước. 3.1.2. Những tác động môi trường của các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong KCN. 3.1.2.1. Các loại hình công nghiệp đầu tư vào KCN. Bảng 3-1: Bảng các Doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN. STT Các ngành sản xuất Tên các nhà máy xí nghiệp 1 Gia công chế tạo cơ khí và kho bãi - Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo - Công ty Đại Tây Dương-VN (sản xuất que hàn) - Trung tâm kho và bãi container 2 Vật liệu xây dựng - Nhà máy gạch Granit Tiên Sơn - Nhà máy nguyên liệu gốm sứ - Công ty TNHH thương mại sản xuất và dịch vụ Thuận Thành (trung tâm đại lý kinh doanh, chế tác kính và vật liệu nhôm kính) 3 Công nghiệp chế biến nguyên liệu, chế biến lương thực thực phẩm và thức ăn gia súc - Công ty nguyên liệu thuốc lá Bắc - Công ty á châu (nhà máy bia ASIA) - Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi và nông nghiệp E.H Việt Nam - Công ty TNHH đường Malt Tiên Sơn - Công ty TNHH công nghệ thực phẩm Châu á (nhà máy sản xuất mỳ ăn liền) - Công ty TNHH Tiến Hưng (nhà máy sản xuất bao bì, bột mì, nước giải khát không cồn và 1500 xuất ăn công nghiệp) - Công ty VN kỹ nghệ súc sản (xưởng chế biến và kho thực phẩm Vissan) 4 Công nghiệp Dệt-May mặc - Công ty Transetter Fashion PTE LT - Công ty Dệt – May Hồng Kông 5 Công nghiệp hàng tiêu dùng - Công ty TNHH Tân Đô (xưởng sản xuất cửa nhựa PVC) - Nhà máy sản xuất bao bì phức hợp Niksin - Chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu da giày Sài Gòn 3.1.2.2. Các tác động của khí thải đến môi trường. - Đặc trưng của các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí của một số nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp như sau: Bảng 3-2: Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm không khí STT Các ngành sản xuất Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm không khí 1 Gia công chế tạo cơ khí và kho bãi Khói hàn, bụi kim loại, HCl, hơi dung môi hữu cơ pha sơn, bụi sơn, tiếng ồn 2 Vật liệu xây dựng Bụi nguyên liệu (SiO2, Al2O3...), bụi silicat, hợp chất Fluor từ vật liệu đất nung, tiếng ồn 3 Công nghiệp chế biến nguyên liệu, chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc Bụi nguyên liệu (bột cám, bột thuốc lá...), mùi hôi, tiếng ồn... 4 Công nghiệp Dệt-May mặc Bụi vải, bụi bông, tiếng ồn... 5 Công nghiệp hàng tiêu dùng Bụi nilông, khói, dung môi, chất tẩy rửa, nhiệt độ cao. 6 Khói thải từ các nguồn đốt nhiên liệu: lò hơi, lò cấp nhiệt, máy phát điện Bụi than, SOx, NOx, CO, CO2, THC, RHO, tiếng ồn... - Ngoài ra các nguồn tác động đối với môi trường không khí còn có các tác động từ các phương tiện giao thông vận chuyển hàng hoá, khách đi qua KCN và các hoạt động sinh hoạt của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí. 3.1.2.3. Các tác động của nước thải đến môi trường KCN. 3.1.2.3.1. Các tác động của nước thải công nghiệp đến môi trường KCN. Nước thải công nghiệp được tạo ra từ các quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy. Tuỳ theo từng loại công nghệ sản xuất mà nước thải có thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau: + Ngành chế biến nguyên liệu, chế biến lương thực thực phẩm và thức ăn gia súc (Công ty chế biến thức ăn chăn nuôi và nông nghiệp E.H Việt Nam, Công ty đường Malt châu á...): Nhìn chung các xí nghiệp này thải ra chủ yếu là các chất hữu cơ có nguồn gốc động thực vật hoặc là sản phẩm từ quá trình lên men. BOD trong nước thải loại này thường khá cao. + Ngành gia công chế tạo cơ khí, sản xuất bao bì (Công ty Cơ khí Trần hưng Đạo, Công ty TNHH Tiến Hưng...). Ngành này là các xí nghiệp sản xuất và lắp ráp các phụ tùng thay thế. Do đó các xí nghiệp trong ngành này đều ít sử dụng nước, nước được dùng chủ yếu cho các công đoạn sau: làm mát máy móc, thiết bị, nồi hơi, rửa máy móc thiết bị, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh nhà xưởng... + Ngành Dệt - May (Công ty dệt Hồng Kông, Công ty Transetter Fashion PTE LTD). Ngành này sử dụng nước tương đối nhiều, nước được sử dụng chủ yếu cho các công đoạn sau: làm mát máy, nhuộm, tẩy rửa, dặt là, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh nhà xưởng…Trong thành phần của nước thải công nghiệp có độ kiềm tương đối cao nếu không được quản lý, xử lý tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái của nguồn tiếp nhận và sức khoẻ con người do đó cần phải có biện pháp quản lý thích hợp. + Ngành vật liệu xây dựng (nhà máy gạch Granit Tiên Sơn, Công ty nguyên liệu gốm sứ, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thuận Thành): Ngành này sử dụng nước cũng rất nhiều chủ yếu trong công đoạn sau: Cắt, mài, rửa vật liệu, phòng cháy chữa cháy,vệ sinh nhà xưởng… + Ngành sản xuất hàng tiêu dùng ( xưởng sản xuất cửa nhựa PVC, chi nhánh Công ty da giầy Sài Gòn, xưởng sản xuất bao bì phức hợp Niskin): Ngành này sử dụng nước tương đối nhỏ chủ yếu là nước thải sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy. 3.1.2.3.2. Các tác động của nước thải sinh hoạt đến môi trường. Nước thải sinh hoạt trong KCN chủ yếu có nguồn gốc từ các nhà vệ sinh của toàn bộ công nhân viên. Hiện nay trong KCN có khoảng 5.000 công nhân lao động tương ứng với 300m3/ng.đ (tính theo tiêu chuẩn dùng nước 60lít/người/ng.đ). Thành phần nước thải sinh hoạt bao gồm: chất rắn lơ lửng (TSS), chất dinh dưỡng (N, P), các chất hữu cơ (BOD/COD) và các vi sinh vật. Tải lượng và các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt: Các nhà máy cũng như khu diều hành KCN nước thải sinh hoạt đều được xử lý bằng bể tự hoại đặt chìm dưới đất .Theo tính toán thống kê của các đề tài cho thấy, tải lượng các chất ô nhiễm hàng ngày thải vào môi trường như sau: Bảng 3- 3: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt. Chất ô nhiễm Tải lượng (T/ngày) Nồng độ các chất ô nhiễm(mg/l) Xử lý bằng bể tự hoại TCVN 5945-1995 BOD5 TSS Tổng N Tổng P 0,045 – 0,054 0,0675 – 0,145 0,0063 – 0,012 8.10-4 – 5.10-3 100 – 200 80 – 160 20 – 40 3 – 16 50 100 60 6 Vi sinh (NPK/100ml) Tổng Coliorm Feacal Coliorm Trứng giun sán - - - 106 – 109 105 - 106 103 So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính với tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt đổ ra kênh mương tưới tiêu (loại B), cho thấy nước thải sinh hoạt sau khi xử ký bằng bể tự hoại có nồng độ BOD5 vượt tiêu chuẩn 2 - 4 lần, TSS vượt tiêu chuẩn 0 - 1,6 lần. Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự hoại sẽ được chảy theo hệ thống cống dẫn đến trạm xử lý tập trung trong KCN để xử lý bậc 2 đạt tiêu chuẩn theo quy định của TCVN 5945-1995. 3.1.2.4. Các tác động của chất thải rắn đến môi trường KCN. 3.1.2.4.1. Các tác động của chất thải rắn công nghiệp đến môi trường KCN. Chất thải răn công nghiệp được sinh ra từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN thành phần chất thải rắn tuỳ thuộc vào từng loại hình công nghệ sản xuất bao gồm: - Chất thải rắn vô cơ: chất thải rắn có tính axit và kiềm sinh ra rừ các quá trình xử lý bề mặt, mạ kim loại, trong đó các thành phần sau: As, Al, Fe, Cd, Pb, Hg, Cu… sinh ra từ các nghành công nghiệp gia công chế tạo cơ khí, ngành vật liệu xây dựng. Chúng theo nguồn nước và lắng đọng tại các hố ga của các nhà máy và KCN. Các chất thải rắn loại này độc hại do tính ăn mòn cao, khả năng phá huỷ hệ sinh thái đất và nguồn nước do đó chúng đã được thu gom và chôn lấp tại bãi rác của thị xã. - Chất thải rắn chứa hoá chất vô cơ: Dung môi chứa dẫn xuất Halogen sinh ra từ quá trình làm sạch kim loại, rửa sạch dầu từ các máy móc thiết bị trong công nghiệp. Chất thải chứa sơn và keo sinh ra từ các cộng nghệ sản xuất có sử dụng sơn như ngành gia công chế tạo cơ khí, ngành gốm sứ, ngành sản xuất nhựa. Các chất thải nhóm này có chứa dung môi, các chất polimer, kim loại nặng độ độc hại cao và độ bền tương đối cao trong môi trường chúng phá huỷ hệ sinh thái đất và nguồn nước. - Chất thải rắn có khối lượng lớn, độ độc nhỏ: Chất thải rắn nhóm này có tính trơ, độ độc hại tương đối thấp như: tro than, xỉ của các lò hơi đốt than...chún sẽ được thu gom cùng với rác thải sinh hoạt. 3.1.2.4.2. Các tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường KCN. Bao gồm chất thải rắn sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên trong KCN như: nylon, giấy vụn, thuỷ tinh, vỏ đồ hộp… các chất thải loại hằng ngày sẽ được thu gom tại chỗ và hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Bắc Ninh thu gom vào cuối giờ làm việc trong ngày và đổ vào bãi thải của thị xã. Các chất thải loại này khi thải vào môi trường chúng sẽ phân huỷ hoặc không phân huỷ làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các chất vô cơ, hữu cơ độc hại… làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ sinh vật đất, các sinh vật thuỷ sinh trong nước hay tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển và là nguyên nhân gây các dịch bệnh. 3.1.2.5. Các tác động khác của KCN đến môi trường. - Tiếng ồn: Chúng phát sinh từ các quá trình va chạm hoặc chấn động, chuyển động qua lại do sự ma sát của các thiết bị, máy móc, từ các phương tiện giao thông vận tải, các phương tiện máy móc thi công trong phạm vi KCN. - Trồng cây xanh: Theo quy hoạch thì KCN có diện tích trồng cây xanh 9,4ha chiếm 7% tổng diện tích KCN. Đối với các doanh nghiệp diện tích đất dành cho cây xanh khoảng 7 - 10% tổng diện tích của nhà máy. - Tập trung công nhân: Việc hình thành và phát triển KCN là một điều tất yếu đối với bất cứ một KCN nào, nhưng cần có sự quản lý tốt để hạn chế các tệ nạn xã hội xảy ra. - Bãi thải: KCN đã có quy hoạch đất dành cho bãi thải. Nhưng hiện nay KCN đã đi vào hoạt động mà chưa có bãi thải riêng và vẫn sử dụng bãi thải của Thị xã. Các chất thải rắn có thời gian tồn lưu tạm thời trong các nhà máy. Do đó tác động chủ yếu có thể có ở đây là khí thải, sinh vật gây bệnh ảnh hưởng tới môi trường không khí và sức khoẻ công nhân, - Hoạt động xử lý nước thải, nước cấp: Hệ thống xử lý nước thải là hoạt động bắt buộc của các nhà máy nói riêng và KCN nói chung, vì nước thải công nghiệp thường gây ô nhiễm, do đó phải xử lý trước khi thải vào môi trường. 3.2. Các yếu tố môi trường chịu tác động. 3.2.1. Các yếu tố môi trường tự nhiên. Các yếu tố môi trường tự nhiên chịu tác động từ các hoạt động trong KCN bao gồm: + Môi trường đất: Chịu tác động của hầu hết các hoạt động phát triển, đặc biệt là nước thải, rác thải, san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. + Môi trường không khí: KCN bao giờ cũng có khí thải công nghiệp và các hoạt động khác gây ô nhiẽm đến môi trường không khí. + Môi trường nước mặt: Là nguồn tiếp nhận nước thải của các nhà máy trong KCN. + Môi trường nước ngầm: Chủ yếu chịu tác động do quá trình thấm từ trên mặt đất xuống. + Môi trường động vật: Sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất sẽ kéo theo sự thay đổi về thành phần và số lượng loài động vật trong khu vực. + Thực vật: Thực vật chịu tác động chủ yếu là lúa nước, cây nông nghiệp khác xung quanh KCN và cây xanh trong KCN 3.2.2. Các yếu tố môi trường xã hội. Các yếu tố môi trường xã hội chịu tác động bao gồm: + Giáo dục: Do có sự tập trung công nhân, xây dựng đường giao thông, nên ngành giáo dục chịu ảnh hưởng là điều tất yếu. + Y tế: Do sự tập trung công nhân, hoạt động sản xuất ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, Do đó cần có sự chăm sóc y tế. + Thương mại: Sự hình thành KCN thì tất yếu sẽ tác động đến các hoạt động buôn bán và các dịch vụ khác. + Tệ nạn xã hội: Việc tập trung công nhân có thể sinh ra các tệ nạn xã hội. + Văn hoá: Sự ảnh hưởng của hoạt động thương mại, tập trung công nhân sẽ ảnh hưởng tới văn hoá trong khu vực. + Dịch vụ nhà ở: KCN hình thành sẽ thu hút một lượng lớn công nhân từ các nơi khác đến. Do đó cần có nhà ở để họ nghỉ ngơi và sinh hoạt. + Sức khoẻ: Các hoạt động diễn ra trong KCN phần lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân và dân cư xung quanh. + Thu nhập: Công nhân hoạt động trong KCN thì thu nhập là điều mà họ quan tâm nhất. + Việc làm: Khi KCN đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Ngoài ra môi trường nông nghiệp, môi trường lâm nghiệp và môi trường công nghiệp cũng đang chịu ảnh hưởng của các hoạt động trong KCN. 3.3. Kết quả đánh giá tác động môi trường KCN Tiên Sơn 3.3.1. Kết quả đánh giá nhanh. Thông qua kết quả khảo sát thực địa và đánh giá nhanh môi trường có sự tham gia của cộng đồng cho thấy, đối với môi trường tự nhiên thì các tác động của các hoạt động trong KCN chủ yếu là gây hại, còn đối với môi trường kinh tế xã hội thì việc hình thành và phát triển KCN bước đầu đã đạt được sự mong muốn của người dân và chỉ tiêu phát triển kinh tế cụ thể như sau: 3.3.1.1. Đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên. + Môi trường đất: Chịu tác động của hầu hết các hoạt động như san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, vận hành máy móc, nước thải, chất thải rắn. Do vậy chất lượng đất trong khu vực nghiên cứu đang có biểu hiện suy thoái. + Môi trường nước mặt: Chịu tác động chủ yếu từ các hoạt động như san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, vận hành máy móc, nước thải và sự tập trung công nhân, trong đó chủ yếu từ vân hành máy móc (sinh ra dầu mỡ) và nước thải công nghiệp của các nhà máy trong KCN, mức độ ô nhiễm do nước thải công nghiệp tuỳ thuộc vào tính chất và thành phần các chất trong nước thải của các ngành công nghiệp . Nhưng hiện nay từ các hoạt động trong KCN đã làm kênh mương đôi chỗ có vết dầu mỡ và có màu. + Môi trường nước ngầm: Chịu ảnh hưởng không đáng kể từ các hoạt động trong KCN như san lấp mặt bằng, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn và sự tập tung công nhân. + Môi trường không khí: Là môi trường đang bị ô nhiễm nặng nhất. Không khí đang bị ô nhiễm bởi bụi đất đá, khí thải, tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác nguyên vật liệu, vận hành máy móc và chất thải rắn. Đặc biệt là bụi đất đá, bụi cát có nồng độ rất cao cộng với hướng gió thịnh hành trong mùa này là gió Đông Nam ảnh hưởng đến người công nhân lao động, nhân dân các thônVĩnh Kiều Lớn, Vĩnh Kiều Bé, Tam Lư Lớn, Tam Lư Bé sống ở phía Tây Bắc KCN và hệ động thực vật xung quanh. + Môi trường động vật: Do ảnh hưởng của các hoạt động như san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, đồng do hoạt động của các máy móc thải ra dầu mỡ, nước thải, chất thải rắn… nên nhiều loại động vật không thích nghi được sẽ bị đào thải thay thế bởi các khác vật khác phù hợp với điều kiện sống của chúng. + Môi trường thực vật: Hiện nay việc trồng cây xanh xung quanh các nhà máy và xung quanh KCN đã được thực hiện tốt theo đúng quy hoạch, nhưng đang chịu tác động của các hoạt động như san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. 3.3.1.2. Đánh giá tác động đến môi trường xã hội. + Giáo dục: Do có sự tập trung công nhân, mà phần lớn các công nhân khi mới bắt đầu làm việc thì chưa đạt trình độ yêu cầu của công ty. Do đó họ sẽ được đào tạo một thời gian ngắn ở công ty, đồng thời sự hình thành đường giao thông trung tâm KCN sẽ giúp cho nhiều học sinh đi học và qua lại thuận tiện. Nhờ vậy ngành giáo dục cũng đã có sự đầu tư phát triển. + Y tế: Do có sự tập trung công nhân, các hoạt động sản xuất và các hoạt động khác trong KCN tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân viên và dân cư xunh quanh. Do đó dịch vụ y tế sẽ phải tăng lên. Hiện nay trong KCN đã có một trạm y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên trong KCN. Nhưng chính sự gia tăng tác động đến sức khoẻ công nhân sẽ làm thiệt hại kinh tế cho ngành y tế. + Thương mại: Nhờ có sự hình thành KCN mà các hoạt động như buôn bán, các dịch vụ công cộng trong khu vực đã phát triển, đặc biệt là sự đô thị hoá mạnh ở khu vực Thị trấn Lim và Thị trấn Từ Sơn, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển. + Tệ nạn xã hội: Việc tập trung lao động từ nơi khác đến sẽ làm cho tệ nạn xã hội tăng theo. Theo kết quả đánh giá cho thấy số lượng và mức độ các vụ tệ nạn xã hội vẫn chưa có gì nghiêm trọng phổ biến là các tệ nạn như: cờ bạc, trộm cắp, đánh nhau. + Văn hoá: Trong KCN hiện nay đã có một số doanh nghiệp kinh doanh nhu cầu vui chơi giải trí, phục vụ công nhân viên trong KCN, đồng thời do sự tập trung công nhân đã gia tăng các buổi sinh hoạt, hội họp tập thể. + Dịch vụ nhà ở: Hiện nay KCN chưa xây dựng khu chung cư dành cho công nhân viên trong KCN. Do đó các công nhân chủ yếu vẫn thuê trọ ở các thôn xung quanh như thôn Núi Móng, thôn Tam Lư Lớn, thôn Vĩnh Kiều Lớn……đồng thời sự tập trung công nhân đã tạo cơ sở cho các ngành như công nghiệp, giáo dục, y tế, thương mại, văn hoá phát triển. Đặc biệt dịch vụ thuê nhà trọ tăng cao và tăng thu nhập cho người dân. + Sức khoẻ: Đây có lẽ là điều mà mọi người đều phải quan tâm, trong các nhà máy xí nghiệp công nhân được làm việc trong môi trường rộng thoáng, có trang bị bảo hộ lao động, nhưng đối với các công nhân làm việc trong các khu vực như san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng thì mức độ ô nhiễm bụi là rất cao làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người nhưng chủ yếu là các bệnh thông thường như mỏi mệt, nhức đầu, đau lưng…bên cạnh đó khu vực rác thải sinh hoạt có các vi sinh vật như ruồi muỗi gây bệnh rất rễ gây các dịch bệnh cho con người. Do đó cần có các biện pháp phòng tránh phù hợp. Theo thống kê của trạm y tế KCN thì từ đầu năm 2003 đến nay có khoảng 100 ca khám chữa bệnh, chưa có một ca nào mắc các bệnh như bệnh nghề nghiệp, nguy hại hoặc các dịch bệnh. + Hoạt động giao thông vận tải: Hiện nay KCN Tiên Sơn có diện tích đất công nghiệp là 74,21ha với tiêu chuẩn 25 tấn hàng hoá/ha thì tổng lượng hàng hoá vận chuyển là 1855,25 tấn quy ra khoảng 265 lượt xe tiêu chuẩn lưu thông ra-vào, ước tính số phương tiện dịch vụ khác của KCN là 53 xe (20% số xe tiêu chuẩn). Như vậy hoạt động này sẽ thải ra một lượng bụi lớn, khí thải, tiếng ồn gây hại đến môi trường không khí, sức khoẻ của người dân, chất lượng đường xá, nhưng hoạt động này đã tạo cho các ngành như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thương mại, văn hoá - xã hội phát triển. + Việc làm và thu nhập: Hiện nay KCN Tiên Sơn đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 5000 người lao động chủ yếu từ các xã Hoàn Sơn, Nội Duệ, Đồng Nguyên, Tương Giang và các vùng lân cận nhưng phần lớn là lao động phổ thông, một phần trước đó là chưa có việc làm. Việc tập trung công nhân lao động trong các nhà máy, xí nghiệp đã giúp họ có được thu nhập ổn định từ 500.000 – 600.000đ/ tháng, đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và chất lượng đời sống cũng tăng lên. Ngoài ra sự hoạt động trong KCN cũng đang ảnh hưởng tới môi trường nông nghiệp, môi trường lâm nghiệp và môi trường công nghiệp. 3.3.2. Đánh giá theo ma trận định lượng. Như trong chương 2 đã nói, việc sử dụng bài toán nhân và trung bình nhân có độ chính xác cao, do các hành động phát triển tác động lên KCN đồng thời với nhau, không phân biệt được không gian, thời gian và hậu quả kinh tế, nên tác giả không dùng trọng số, với bài toán đánh giá là: F(x) = nx1.x2.x3......xn Trong đó : x1, x2, x3......xn: các điểm đánh giá. n: số điểm các điểm đánh giá. Kết quả đánh giá như sau: Bảng 3-4: Bảng đánh giá tác động môi trường theo ma trận định lượng cho KCN Tiên Sơn. Hoạt động Môi trường San lấp mặt bằng Xây dựng cơ sở hạ tầng Khai thác nguyên vật liệu Vận hành máy móc Giao thông vận tải Nước thải công nghiệp Nước thải sinh hoạt Khí thải công nghiệp Chất thải rắn độc hại Chất thải rắn sinh hoạt Tiếng ồn Bãi thải ( chưa có) Trồng cây xanh Tập trung công nhân Xử lý nước thải, nước cấp Trung bình nhân Nhân với n điểm đánh giá So sánh có lợi và có hại Có lợi Có hại Có lợi Có hại Đất ï-3ç ç-3ç ç-2ç ç-2ç ç-1ç ç-1ç ç-1ç 2 1 1,4 ç-1,7ç 2,8 ç-11,9ç ç-9,1ç Nước mặt ç-1ç ç-1ç ç-2ç ç-3ç ç-1ç ç-1ç ç-1ç 2 2 ç-1,3ç 2 ç-9,1ç ç-7,1ç Nước ngầm ç-1ç ç-1ç ç-1ç ç-1ç ç-1ç 1 1 ç-1ç 1 ç-5ç ç-4ç Không khí ç-5ç ç-4ç ç-3ç ç-3ç ç-2ç ç-3ç ç-2ç ç-1ç ç-4ç 3 ç-1ç 2 2,4 ç-2,5ç 5 ç-25ç ç-20ç Động vật ç-3ç ç-2ç ç-1ç ç-1ç ç-2ç ç-1ç ç-1ç ç-1ç 1 2 1,4 ç-1,4ç 2,8 ç-11,2ç ç-8,4ç Thực vật ç-3ç ç-1ç ç-1ç 1 2 2 2 ç-1,4ç 6 ç-4,2ç 2.2 Nông nghiệp ç-2ç ç-1ç 2 ç-1ç ç-1ç ç-2ç ç-1ç ç-2ç 2 2 ç-1,2ç 4 ç-9,1ç ç-5,1ç Lâm nghiệp ç-2ç 1 1 ç-2ç 1 ç-2ç ç-1ç Công nghiệp 2 3 ç-3ç 1 1 1,6 ç-3ç 6,4 3,4 Giáo dục 1 1 3 1,4 4,2 4,2 Y tế 1 ç-1ç ç-1ç 1 ç-2ç 1 ç-1,4ç 2 ç-4,2ç 2,2 Dịch vụ thương mại 2 3 1 3 2,1 8,4 8,4 Việc làm 1 2 1 1 1 1 3 1,3 9,1 9,1 Chất lượng đường sá ç-2ç ç-1ç ç-1,4ç ç-2,8ç ç-2,8ç Mật độ đường sá 2 3 2 2,3 6,9 6,9 Văn hoá 2 2 2 2 6 6 Sức khoẻ ç-4ç ç-3ç ç-3ç ç-2ç ç-2ç ç-2ç ç-1ç ç-2ç ç-1ç ç-2ç ç-3ç 3 3 3 ç-2,1ç 6 ç-23,1ç ç-17ç Tệ nạn xã hội ç-1ç ç-1ç ç-1ç ç-1ç Thu nhập 1 2 1 3 4 1,9 9,5 9,5 Dịch vụ nhà ở 3 3 3 6 6 Đánh giá tổng quát mức độ tác động có lợi hoặc có hại của toàn KCN (theo cột so sánh có lợi, có hại) : ç-17,8ç Để quy giá trị đánh giá tổnh quát ê-17,8 ê về mức độ có hại nào tác giả thực hiện như sau: Giả sử tất cả các điểm đánh giá có hại ở trong ma trận đều có giá trị có hại từ ê-1êđến ê-5 ê, còn các điểm có lợi giữ nguyên thì kết quả thu được là: Nếu tất cả điểm có hại có giá trị ê-1 ê: Thì đánh giá tổng quát mức độ tác động có lợi hoặc có hại của toàn KCN (ở cột so sánh có lợi hoặc có hại) có giá trị có lợi là 20,9. Nếu tất cả điểm có hại có giá trị ê-2 ê: Thì đánh giá tổng quát mức độ tác động có lợi hoặc có hại của toàn KCN (ở cột so sánh có lợi hoặc có hại) có giá trị có hại là ê-42,9 ê. Nếu tất cả điểm có hại có giá trị ê-3 ê: Thì đánh giá tổng quát mức độ tác động có lợi hoặc có hại của toàn KCN (ở cột so sánh có lợi hoặc có hại) có giá trị có hại là ê-106,9 ê. Như vậy điểm đánh giá tổng quát có lợi hoặc có hại cho toàn bộ KCN Tiên sơn với giá trị ê-17,8 ênằm trong vùng điểm từ ê-1 ê đến ê-2 ê. Do đó kết quả ĐGTĐMT cho thấy, mức độ tác động của toàn bộ hoạt động trong KCN là ít có hại. Điều này một lần nữa khẳng định việc xây dựng KCN Tiên Sơn hiện nay là đúng đắn. Đồng thời về mặt các tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội ta thấy có hại nhiều hơn có lợi. Sở dĩ có hại nhiều hơn có lợi là vì KCN bao giờ cũng gây hại cho môi trường tự nhiên. Tuy nhiên bảng đánh giá còn cho thấy hầu hết môi trường kinh tế xã hội chịu tác động là có lợi và đó cũng là điều đương nhiên của KCN. Sự hình thành KCN đã gây tác hại đến môi trường tự nhiên trong đó gây tác hại nhiều nhất là môi trường không khí có giá trị gây hại đạt ê-20 ê, môi trường gây hại thứ 2 là môi trường đất đạt trị số gây hại ê-9,1 ê, môi trường gây hại thứ 3 là môi trường động vật đạt trị số gây hại ê-8,4ê, môi trường gây hại thứ 4 là môi trường nước mặt đạt trị số gây hại ê-7,1 ê, tiếp theo đó môi trường bị gây hại là môi trường nông nghiệp đạt trị số gây hại ê-5,1 ê, cuối cùng môi trường bị gây hại ít hơn cả là môi trường nước ngầm đạt trị số gây hại ê-4 ê. Các yếu tố môi trường xã hội chịu tác động chủ yếu là có lợi. Nhưng trong đó môi trường sức khoẻ của công nhân và cộng đồng chịu tác động có hại đáng kể nhất đạt trị số ê-17,1ê. Các môi trường lâm nghiệp, môi trường giao thông, tệ nạn xã hội chịu tác động không đáng kể. Kết quả đánh giá theo ma trận định lượng cho thấy rất phù hợp với kết qủa đánh giá định tính của đánh giá nhanh có sự tham gia của công đồng, điều đó càng làm tăng độ tin tưởng kết quả ĐGTĐMT KCN Tiên Sơn. Đối chiếu với kết quả ĐGTĐMT của dự án KCN, thì thấy rằng có điều phù hợp và chưa phù hợp như sau: - Kết quả đánh giá phù hợp: Sự tác động của nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, môi trường lâm nghiệp, môi trường nông nghiệp, khí thải công nhiệp, việc trồng cây xanh, công ăn việc làm, thu nhập. - Kết quả đánh giá chưa phù hợp: Sự tác động của chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, bụi phát sinh trong khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng, tệ nạn xã hội, y tế, văn hoá, giáo dục, tiếng ồn. Như vậy kết quả đánh giá tổng quát toàn bộ KCN có giá trị âm, nghĩa là phần lợi về môi trường kinh tế xã hội là ít hơn so với sự thiệt hại môi trường tự nhiên, hầu hết môi trường tự nhiên đều bị thiệt hại trong đó môi trường không khí bị thiệt hại nhiều hơn cả. Mục tiêu của KCN Tiên Sơn là phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Trong tình hình ở KCN Tiên sơn thì kinh tế xã hội phát triển, những môi trường tự nhiên đã bị ô nhiễm không bảo đảm được sự phát triển bền vững, không bảo đảm sự thoả mãn về tài nguyên và môi trường cho thế hệ mai sau. Do đó cần tìm những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tự nhiên để đảm bảo sự phát triển bền vững. CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP Bất cứ một kiến nghị về bảo vệ môi trường nào thì đều phải có các luận cứ khoa học cho các kiến nghị đó. Kết quả ĐGTĐMT là luận cứ căn bản nhất cùng với các luận cứ khác về kinh tế xã hội làm cơ sở cho các kiến nghị về bảo vệ môi trường. Qua kết quả ĐGTĐMT KCN Tiên Sơn, chúng ta thấy rằng vấn đề đáng chú ý nhất để đưa ra những kiến nghị bảo vệ môi trường là môi trường không khí. KCN Tiên Sơn đã tác động vào môi trường không khí nặng nề hơn cả chủ yếu từ các hoạt động trong khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng, khi hoạt động này không còn nữa thì sự tác động này được chấm dứt. Vấn đề còn lại đối với các tác động vào môi trường không khí là vận hành máy móc, hoạt động giao thông vận tải, khí thải công nghiệp, chất rắn sinh hoạt và tiếng ồn. Tất cả các tác động đó cần phải có các biện pháp giảm thiểu, hạn chế khí thải tại nguồn trước khi thải vào môi trường. Đối với môi trường đất: Khi tất cả các nhà máy hoạt động thì chỉ còn tác động về vận hành máy móc (xả thải dầu mở), nước thải công nghiệp và sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt. Để giảm thiểu các tác động có hại này, thì điều quan trọng nhất là phải hạn chế đến mức tối đa các chất thải kể trên bằng cách áp dụng các biện pháp xử lý tại nguồn, hạn chế tối đa việc để đất tiếp xúc với nguồn ô nhiễm . Đối với môi trường động vật: Động vật bị tác động gây hại ở đây chủ yếu là các loại động vật nhỏ như giun đất, côn trùng, ếch nhái , cua đồng… chúng chịu tác động từ các hoạt động như san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sơ hạ tầng, nước thải công nghiệp và một số hoạt động khác. Nhưng khi các nhà máy đi vào hoạt động thì động vật chủ yếu chịu tác động của nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Do đó để giảm sự ảnh hưởng này cần phải hạn chế thải các chất thải kể trên vào kênh mương và đồng ruộng Đối với môi trường nước mặt: Nước mặt chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các hoạt động vận hành máy móc (xả thải dầu mỡ), nước thải công nghiệp và một số hoạt động khác. Do đó để hạn chế ô nhiễm nước mặt cần áp dụng các biện pháp xử lý nước thải công nghiệp tại nguồn và hạn chế đổ dầu mỡ vào kênh mương. 4.1 Các giải pháp khắc phục. 4.1.1 Xử lý chất thải rắn và chất thải độc hại. Theo kết quả đánh giá thì chất thải rắn và chất thải độc hại tác động nhiều đến môi trường không khí, sức khoẻ, môi trường đất, môi trường nước mặt, môi trường động vật…Do đó cần hạn chế lượng chất thải này vào môi trường bằng một số biện pháp sau: - Tái sử dụng: Một trong những biện pháp giảm thiểu lượng chất thải là phân loại và tái sử dụng chất thải rắn và hoá chất độc hại là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như các kim loại nặng (Fe, Cu, Zn, thuỷ tinh…). - Thiêu đốt: Chất thải rắn được phân loại sơ bộ để tách các thành phần có thể tái sử dụng như kim loại, thuỷ tinh, giấy vụn… và các tạp chất trơ. Phần còn lại được đưa vào lò đốt ở nhiệt độ cao. Lò đốt cũng phải trang bị hệ thống xử lý khí thải nhằm khống chế ô nhiễm không khí ra môi trường xung quanh do quá trình thiêu đốt gây ra. 4.1.2 Hạn chế ô nhiễm do tiếng ồn . Theo bảng đánh giá tác động của tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến môi trường không khí và sức khoẻ công nhân viên. Do đó các giải pháp khống chế ô nhiễm tiếng ồn cho các hoạt động trong KCN cần được thực hiện như sau: sử dụng đệm chống ồn được lắp tại chân của quạt và máy nén khí, lắp ống giảm thanh cho các thiết bị nổ và các chi tiết gây ồn, thường xuyên bôi trơn và kiểm tra độ mòn chi tiết. 4.1.3 Cải thiện các yếu tố vi khí hậu trong KCN. Các yếu tố vi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cán bộ, công nhân viên làm việc trong các nhà máy của KCN chính vì vậy cải thiện yếu tố vi khi hậu là điều hết sức cần thiết. Để giảm nhẹ các chất ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường thì cần tiến hành các biện pháp sau: Lắp đặt hệ thống chống nóng trong các nhà xưởng, vệ sinh nhà xưởng, kho bãi cần được tiến hành thường xuyên nhằm thu gom toàn bộ nguyên liệu, sản phẩm rơi vãi và tạo môi trường trong sạch, tăng cường trồng cây xanh xung quanh KCN để che nắng, giảm bức xạ mặt trời, giảm tiếng ồn và bụi phát tán ra bên ngoài nhà máy, đồng thời tạo thẩm mỹ, cảnh quan môi trường trong khuôn viên các nhà máy của KCN và tạo cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường KCN. 4.2 Các phương án nghiên cứu. 4.2.1. Phương án khống chế ô nhiễm môi trường không khí. Theo bảng đánh giá các tác động gây ô nhiễm môi trường không khí là các hoạt động trong xây dựng cơ sở hạ tầng, hoạt động công nghiệp, chất thải rắn…Do đó để giảm thiểu ô nhiễm không khí thì biện pháp phù hợp nhất là khống chế ô nhiễm ngay tại nguồn phát sinh ra chúng. Đối với các họat động phát triển như san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu thì cần phải che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để tưới đường giao thông và bề mặt sân bãi khi san lấp mặt bằng. Đối với các nhà máy hoạt động thì các biện pháp cơ bản để thực hiện là. - Thực hiện các biện pháp kỹ thuật hạn chế ô nhiễm bằng cách lắp các hệ thống xử lý khí thải như lắng, lọc, hấp thụ, hấp phụ, phân huỷ sinh hoá…Đối với mỗi loại hình công nghiệp cần áp dụng một phương pháp thích hợp. Bảng 4-2: Phương án khống chế ô nhiễm môi trường không khí trong sản xuất công nghiệp. TT Các ngành sản xuất Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm không khí Phương án khống chế 1 Gia công chế tạo cơ khí và kho bãi Khói hàn, bụi kim loại, HCl, hơi dung môi hữu cơ pha sơn, bụi sơn, tiếng ồn. - Thông thoáng nhà xưởng. - Hấp thụ hơi axit bằng kiềm 2 Vật liệu xây dựng Bụi nguyên liệu (SiO2, Al2O3...), bụi silicat, hợp chất Fluor từ vật liệu đất nung, tiếng ồn. - Tổ cyclon để thu bụi tinh. - Hấp thụ HF bằng dung dịch kiềm, lắp đặt ống khói có độ cao phù hợp. 3 Công nghiệp chế biến nguyên liệu, chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc Bụi nguyên liệu (bột cám, bột thuốc lá...), mùi hôi, tiếng ồn... - Thông gió cưỡng bức. - Lọc ướt bụi bằng tháp phun, xử lý mùi hôi bằng hấp thụ lớp đệm. 4 Công nghiệp Dệt-May mặc Bụi vải, bụi bông, tiếng ồn... - Thông thoáng nhà xưởng. - Lọc bụi tay áo. 5 Công nghiệp hàng tiêu dùng Bụi nilông, khói, dung môi, chất tẩy rửa, nhiệt độ cao. - Lọc túi vải. - Thoáng nhà xưởng 6 Khói thải từ các nguồn đốt nhiên liệu: lò hơi, lò cấp nhiệt, máy phát điện Bụi than, SOx, NOx, CO, CO2, tiếng ồn... - Thay đổi nhiên liệu. - Phát tán qua ống khói. - Các nguyên vật liệu sử dụng tạo thành một chu trình kín, sử dụng tuần hoàn toàn bộ hoặc một phần các khí thải một lần nữa để sản phẩm thải ra ít độc hoặc không độc. - Xây kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế kịp thời nhằm tránh rò rỉ các chất ô nhiễm, các chất độc hại ra môi trường, hạn chế các nguy cơ cháy nổ. - Tăng cường bố trí hợp lý hệ thống cây xanh trong khuôn viên các nhà máy và KCN theo thiết kế. 4.2.2. Phương án khống chế ô nhiễm do nước thải. Theo bảng đánh giá thì nước thải sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường nước mặt, môi trường động vật, môi trường nông nghiệp và sức khoẻ công nhân viên. Do đó cần phải thực hiện các biện pháp xử lý hoặc hạn chế nước thải thải vào môi trường tự nhiên. - Đối với khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng cần có các công trình xử lý nước thải tạm thời (bể tự hoại kiểu thấm). - Xử lý nước thải công nghiệp: Biện pháp tối ưu là xử lý nước thải tại nguồn. Tuỳ thuộc vào tính chất và lưu lượng nước thải của các nhà máy mà chúng ta sẽ có phương án xử lý thích hợp. Một số biện pháp xử lý sau: + Xử lý nước thải sản xuất bằng phương pháp cơ học: Các loại rác, cặn cơ học từ các nhà máy có kích thước và trọng lượng lớn được tách khỏi nước thải bằng các công trình xử lý cơ học. + Xử lý nước thải sản xuất bằng phương pháp hoá học: Nếu nước thải có tính axit hoặc bazơ thì việc sử lý bắng biện pháp trung hoà nhờ các phản ứng axit - bazơ trong bể điều hoà. Hoá chất thường được sử dụng trong xử lý hóa học thường là HCl, H2SO4, CaO, Ca(OH)2…sau khi xử lý sơ bộ, nước thải được xả vào hệ thống cống thải chung của KCN. + Xử lý nước thải sản xuất nhiễm dầu: Phát sinh chủ yếu từ việc vận hành máy móc thiết bị, sự cố rò rỉ…tuỳ thuộc vào hàm lượng dầu và tính chất cũng như dạng phân tán của dầu, chất béo trong nước thải mà có thể áp dụng loại bỏ dầu mỡ bằng bể tách dầu. + Xử lý nước thải sản xuất ô nhiễm chất hữu cơ cao: Nước thải có chứa nồng độ các chất hữu cơ cao phát sinh chủ yếu từ ngành sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm, rượu bia…có thể xử lý bằng phương pháp sinh học như: Bể lọc sinh học hiếu khí (biophin), bùn hoạt tính hiếu khí (aerotank), lọc sinh học kỵ khí. - Xử lý nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh của công nhân, viên chức trong KCN. Phương pháp tối ưu được sử dụng hiện nay là dùng bể phốt 3 ngăn đặt chìm dưới đất. CHƯƠNG 5: NHỮNG KIẾN NGHỊ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN. Một số kiến nghị bảo vệ môi trường KCN Tiên Sơn : Xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, nước thải và khí thải như lắng, lọc, hấp thụ, hấp phụ, phân huỷ sinh hoá thích hợp tùy mỗi ngành. Kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng, thay thế kịp thời nhằm tránh rò rỉ các chất ô nhiễm, các chất độc hại ra môi trường, hạn chế các nguy cơ cháy nổ. Áp dụng các biện pháp xử lý tại nguồn, hạn chế tối đa việc để đất tiếp xúc với nguồn ô nhiễm. Tăng cường bố trí hợp lý hệ thống cây xanh trong khuôn viên các nhà máy và KCN theo thiết kế. KẾT LUẬN Trên cơ sở tham khảo các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, báo cáo ĐTM KCN Tiên Sơn, hồ sơ trình duyệt quy hoạch chi tiết KCN Tiên Sơn, và các tài liệu khác; trên kết quả nghiên cứu tác động môi trường, bản luận văn đã đưa ra được các kết quả đánh giá tác động môi trường KCN Tiên Sơn bằng phương pháp định tính và định lượng. Lần đầu tiên bài tiểu luận đã áp dụng bài toán đánh giá môi trường bằng bài toán nhân và trung bình nhân. Kết quả đánh giá đã cho thấy sự phù hợp của phương pháp đánh giá định tính và định lượng, biểu hiện sự đáng tin cậy của các kết quả đánh giá. Bài tiểu luận đã xây dựng và đưa ra những kiến nghị bảo vệ môi trường cho KCN Tiên Sơn Kết quả của bài tiểu luận đã chứng minh một điều là KCN Tiên Sơn đã được xây dựng một cách đúng đắn có cơ sở khoa học và đã triển khai theo dự án. Nhất định khi thực hiện đầy đủ theo dự án và các biện pháp ngăn ngừa, phòng chống ô nhiễm như đã nêu ở chương 4 thì KCN Tiên Sơn sẽ trở thành một KCN trọng điểm có thể đáp ứng được nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện, đại hoá của tỉnh và bảo đảm môi trường bền vững của sự phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phạm Ngọc Đăng- Báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN Tiên Sơn 2000. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ - Giáo trình đánh giá tác động môi trường. NXB ĐHQG. 2001. Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Thị Loan - đánh giá nhanh môi trường và dự án. Tháng 9/ 1998. Nguyễn Thế Thôn - Giáo trình Quy hoạch môi trường. Năm 2000. Nguyễn Thế Thôn - Bài toán đánh giá tác động môi trường. Tạp trí khoa học và công nghệ. Năm 2002. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Tiên Sơn. Tháng 1/1998. Báo cáo nghiên cứu khả thi của 18 doanh nghiệp trong KCN Tiên Sơn. Hồ sơ trình duyệt quy hoạch chi tiết KCN Tiên Sơn. Tháng 12/ 2002. Luật môi trường. Nhà xuất bản thế giới. Hà Nội 1995. Niên giám thống kê 2002. Quản lý ô nhiễm công nghiệp cách tiếp cận và công cụ. Chương trình đào tạo VCEP- Christian De Serres. Tháng 12/2000. Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển. Tháng 1/2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường khu công nghiệp tiên sơn.doc
Tài liệu liên quan