Những tương đồng và khác biệt trong “lên đồng” của người việt và “kut” của người Hàn

Để một buổi lên đồng thành công, trang phục là thứ không thể thiếu. Ở Việt Nam, các ông đồng bà đồng khi đã “ra nghề” đều phải may riêng cho mình trang phục hầu bởi những người trong “nghề” này rất kỵ mặc đồ chung với người khác. có lẽ họ sợ mất đi sự tôn kính, linh thiêng đối với thần thánh. Do đó, trường hợp mặc chung hoặc đi thuê đồ để hầu thánh là rất hiếm gặp. Tùy theo điều kiện kinh tế, chất lượng, giá cả các bộ trang phục của mỗi người có thể khác nhau, song tất cả phải tuân thủ tuyệt đối về màu sắc: Thiên phủ màu đỏ, Nhạc phủ màu xanh, Thoải phủ màu trắng Tại Hàn Quốc, mỗi bộ trang phục của các Mudang là một vật cúng lễ hoặc từ khách hàng, người có quan hệ đặc biệt với loại linh hồn đặc biệt nào đó, hoặc từ bản thân bà đồng, theo lời khuyên bà ta nghe được trong giấc mơ hoặc các linh hồn mà bà ta nhìn thấy. Khi một khách hàng cúng một bộ trang phục nào đó thì tên bà ta hoặc tên chồng bà ta sẽ được thêu lên áo. Thậm chí khách hành còn được “trông đợi” phải dâng cúng đồ tế lễ định kỳ tại phủ của bà đồng. Mỗi lần Mudang mặc trang phục này thì thần linh của chính khác hàng cũng hài lòng và sẵn sàng phục vụ khách hàng theo chiều hướng thuận lợi([23]). Nếu xét trên phương diện này thì hoạt động của các Mudang tại Hàn Quốc thực sự không chỉ mang tính chuyên nghiệp mà còn mang tính thương mại hóa rất cao (có chi - có trả ).

docx9 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những tương đồng và khác biệt trong “lên đồng” của người việt và “kut” của người Hàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG “LÊN ĐỒNG” CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ “KUT” CỦA NGƯỜI HÀN Mỗi dân tộc đều tự sáng tạo riêng cho mình những văn hóa riêng mang dấu ấn dân tộc. Điều đó cũng đúng với người Hàn và người Việt. Đặc biệt, dấu ấn của văn hóa chịu ảnh hưởng của chăn nuôi và săn bắn hái lượm cũng tạo nên những nét độc đáo riêng có. Trong văn hóa dân gian Việt Nam và Hàn Quốc, các loại hình tín ngưỡng mang yếu tố shaman giáo đóng một vai trò khá quan trọng, trong đó lên đồng của người Việt và kut của người Hàn là những ví dụ tiêu biểu. Việc so sánh 2 nghi lễ này vừa chứng minh sự đa dạng, vừa nói lên sự tương đồng trong văn hóa của hai miền nhiệt-hàn. Khái niệm. Các thuật ngữ lên đồng, hầu đồng hay hầu bóng đều dùng để chỉ một nghi lễ quan trọng và tiêu biểu trong tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt - một loại hình tín ngưỡng bản địa có nguồn gốc từ sự tôn thờ các Nữ thần và dần được hệ thống hóa thành thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu. Thông qua các ông đồng bà đồng (những người có khả năng “liên lạc” với thần thánh), con người tìm thấy sự che chở, ban phúc, lộc, sức khỏe những thứ mà họ cần  trong cuộc sống thực tại. Cũng như Việt Nam, Hàn Quốc là một đất nước ngay từ rất sớm đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của shaman giáo các nghi lễ của nó cũng đã được hình thành ở quốc gia này trong nhiều thế kỷ và được chấp nhận trong sự khoan dung của Phật giáo. Một trong những nghi lễ quan trọng của shaman giáo ở Hàn Quốc là lễ kut hay shaman kut . Những người thực hiện nghi lễ này là các Mudang. So sánh hầu đồng VN với kut HQ. Giống nhau Như chúng ta đã biết, cả hầu đồng và kut đều có nguồn gốc từ shaman giáo, đây là một hình thức cổ xưa và còn tồn tại đến nay dưới nhiều dạng thức, do có cùng nguồn gốc nên có thể hiểu 2 hình thức tín ngưỡng này cũng có những điểm chung. Đối tượng thực hiện: Hầu hết những người có thể thực hiện lên đồng (ông đồng, bà đồng) hay kut (Mudang) đều là phụ nữ (cũng có một số ít trường hợp là nam giới). Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào cũng có thể thực hiện nghi lễ này mà thường phải là những người đã được “thần thánh tuyển chọn”. Ở người Việt, trước khi trở thành ông đồng hay bà đồng, bản thân một người nào đó thường phải trải qua một thời gian (thậm chí nhiều năm) ốm đau bệnh tật “thập tử nhất sinh” điên dại, mất trí đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không tìm ra bệnh. Cuối cùng, “bệnh nhân” ấy phải đến “cửa Mẫu” để cúng khấn và cuối cùng được các đồng đền (chủ đền) phán rằng đó là “bệnh nghề nghiệp” - hay người “có căn mạng”. Họ sẽ được “những người đi trước” hướng dẫn “tập sự”. Trước khi trở thành ông đồng, bà đồng thực sự, những người này phải qua “lễ mở cửa phủ”. Để trở thành Mudang thực sự, các đệ tử shaman giáo ở Hàn Quốc cũng phải trải qua những hiện tượng tương tự. Theo tác giả Nguyễn Long Châu trong Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, muốn trở thành một Mudang thực sự phải đạt 3 tiêu chuẩn, trong đó quan trọng nhất là người lên đồng phải trải qua một thời gian bệnh tật rất nặng. Vào tuổi dậy thì hoặc khoảng thời gian sau đó, người phụ nữ ấy phải trải qua một cơn đau vật vã, kiệt quệ cả tinh thần, sau đó hay nằm mơ thấy ma quỷ hoặc thần thánh và ban ngày thường mắc chứng ảo giác. Sau khi không thể chạy chữa được nữa, cô gái đó đến một bà đồng và phát hiện ra chứng “bệnh nghề nghiệp” của mình. Bà đồng đó sẽ hướng dẫn cô thực tập. Cô đồng mới này sẽ thọ giáo một vị thần mà cô đã gặp trong giấc mơ. Thời gian học nghề thường là 5 năm. Trước khi được công nhận là Mudang chuyên nghiệp, tự cô đồng mới này phải mở một buổi lễ long trọng với sự chứng kiến của nhiều đồng nghiệp. Như vậy, về cơ bản “lộ trình” để trở thành một người “làm việc thánh” ở kut hay lên đồng là khá giống nhau. - Các ông đồng, bà đồng hay Mudang hầu hết đều do “thánh chọn” chứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Người được chọn khó có thể chống lại được số phận mà thần linh đã sắp đặt sẵn. Bên cạnh đó cũng có những người theo “nghiệp” gia đình mà làm nghề này. Hầu hết nhóm người theo nghiệp gia đình thường có thời gian học việc lâu hơn những người “căn cao số nặng” đã từng bị điên dại. Ở khía cạnh này chúng ta cũng có thể tìm thấy sự tương đồng với các Mudang người Hàn. Ngoài sự lựa chọn của thần thánh hay những linh cảm thiêng liêng (con đường này gọi là kangsinmu ), các Mudang còn có thể hành nghề thông qua việc mẹ truyền cho con gái, hoặc con dâu (con đường này gọi là saeseupmu - hay Thế tập vu). - Về giới tính, tuy có những trường hợp cá biệt, song hầu hết các Mudang người Hàn và thầy đồng người Việt đều là nữ (dù độ tuổi để trở thành người hành nghề chuyên nghiệp có thể không hoàn toàn giống nhau). - Những người có “căn mạng” thường phải trải qua những kỳ ốm đau thập tử nhất sinh, cuối cùng mới phát hiện ra là người có khả năng là mối liên lạc “trung gian giữa thần thánh và con người”, họ sẽ được “huấn luyện” sau một thời gian nhất định trước khi hành nghề. - Để có thể làm việc chuyên nghiệp, các ông đồng bà đồng phải qua một thời gian học việc khá dài, có thể vài năm tùy theo khả năng của mỗi người. Tiếp đến, họ phải qua nghi lễ “trình đồng” và nghi lễ thụ giáo hay “mở cửa phủ” mới được phép mở đền riêng tại gia đình. 2. Mục đích: Trong cuộc sống, từ xa xưa hay gay cả trong hiện đại thì con người luôn phải đối diện với nỗi sợ hãi, bệnh tật Do đó rất cần 1 điểm tựa tinh thần để có thể có thêm những niềm tin mới, và cũng từ đó các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian xuất hiện, đem lại luồng sinh khí mới cho con người. Vì lẽ đó mà mục đích của hai nghi lễ này đều xuất phát từ mong muốn của con người về một cuộc sống bình yên. Thông qua các lễ ấy, con người muốn cầu mong thần thánh ban cho sức khỏe, tài lộc trong làm ăn buôn bán hay trồng trọt chăn nuôi, chữa bệnh, xua đuổi điều không may mắn 3. Những kiêng cữ trước khi hành lễ Là môi trường thiêng nên trước khi hành lễ, các thầy đồng đều có những kiêng cữ nhất định để làm trong sạch bản thân như không được gần gũi với người khác giới (nhất là quan hệ vợ chồng), phải kiêng các đồ ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá  phải ăn chay, ăn ít, thậm chí có thể nhịn ăn Đối với các ông đồng bà đồng người Việt thì ngoài các kiêng cữ trên đây, những người đang có tang (trong một năm), đang có thai, nuôi con bú hoặc đang kỳ cũng không được vào đền hầu thánh. Căn nguyên của những kiêng cữ trên đây xuất phát từ việc các thầy đồng muốn tạo nên một trạng thái cơ thể có sự khác biệt đôi chút so với ngày bình thường. Cũng theo quan niệm của họ, việc “chay tịnh” cơ thể chính là sự tôn trọng thần thánh. Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh, đối với kỹ thuật lên đồng, trạng thái bất thường trong cơ thể (sau khi chay tịnh) sẽ góp phần tạo cho ông đồng bà đồng dễ rơi vào trạng thái ngây ngất để thoát hồn hay nhập hồn. 4, Đối tượng thờ cúng những bậc thần linh trong các bước (của kut) hay giá (của hầu đồng) đều có liên quan đến các quan lại trong triều đình - người đã có công đánh giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, những người theo quan niệm của người Việt và các dân tộc Á đông là “sinh vi tướng tử vi thần”. Chẳng hạn trường hợp trường hợp tướng Choe Young - Thôi Huỳnh - người có cái chết bi thảm được tôn như một anh hùng và được coi như vị thần cao nhất của shaman giáo ở vùng Kyonggy. Trong hệ thống điện thần Tứ Phủ, số lượng các vị thánh vốn là các võ tướng trong triều đình hoặc những người có công đối với đất nước chiếm số lượng rất đông đảo, các Ông Hoàng trong điện thần Tứ Phủ cũng vậy. Tương truyền Ông Hoàng Đệ Nhất là danh tướng của Lê Lợi, Ông Hoàng Bơ (Ba) thờ ở Đền Lảnh (Hà Nam) có công phò vua đánh giặc, Ông Hoàng Lục (tức Trần Lựu) người đã có công đánh giặc Minh, Ông Hoàng Bẩy (hay Ông Hoàng Bẩy Bảo Hà) là viên quan triều đình đã có công trấn giữ vùng Lào Cai, Yên Bái. Sở dĩ có sự tương đồng về đối tượng thờ cúng nêu trên là bởi tâm lý của các cư dân nông nghiệp nói chung; người Việt, người Hàn nói riêng đều mong muốn có được sự che chở của các vị thần thánh. Mặt khác, sự tương đồng đó cũng không khiến chúng ta ngạc nhiên bởi Việt Nam và Hàn Quốc vốn là những quốc gia có lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước rất lâu dài. Trong quá trình ấy, cư dân hai nước phải đối mặt với rất nhiều thế lực ngoại xâm, Do đó, việc đưa những người có công với đất nước vào tín ngưỡng dân gian thể hiện lòng thành kính của dân tộc trước những người anh hùng có công với đất nước, đồng thời ghi tạc lại để thế hệ mai sau không quên quá khứ của mình. Khác nhau Âm nhạc lên đồng của người Việt và kut của Hàn còn tìm thấy một điểm chung rất rõ nét đó là sự “đồng diễn” của âm nhạc. Ngoài việc phục vụ cho hát múa, âm nhạc trong các nghi lễ này còn có tác dụng giúp người lên đồng dễ thăng hoa, ngây ngất và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với thần thánh. Tuy nhiên, việc sử dụng âm nhạc của hai nghi lễ này vẫn có những điểm khác nhau. Trong khi các ông đồng bà đồng người Việt phải sử dụng đến những đội cung văn chuyên nghiệp đó là Dàn nhạc Hầu Bóng. Dàn nhạc hầu bóng gồm có 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác, nhưng người ta không thể bớt đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi vì đây là những nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc Hầu Bóng.. còn bản thân họ chỉ nhảy múa trong khi lên đồng thì các Mudang người Hàn lại có khả năng vừa nhảy múa vừa sử dụng nhạc cụ. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Mudang là học để có thể đánh trống và chũm chọe. Nhạc cụ thường ít thay đổi về nhịp điệu và tiết tấu. Tiếng trống sẽ có những lúc dồn dập và nhanh hơn để kích thích những cu nhảy nhanh hơn tạo sự hiện diện của linh hồn. Ngoài ra sáo và đàn nhị cũng thường xuất hiện trong các buổi lễ kut, đặc biệt trong các buổi lễ cầu may và cúng thần linh, tổ tiên của các bà đồng, tuy nhiên đó cũng chỉ nhằm làm hài lòng âm hồn và khách hàng. Vừa nhảy múa, vừa chơi nhạc cụ nên về cơ bản âm nhạc trong kut không chuyên nghiệp bằng lên đồng. Tuy nhiên, các Mudang người Hàn lại tỏ ra “đa năng” hơn các ông đồng bà đồng người Việt (chí ít là khả năng đồng diễn ca - múa - nhạc trong khi hành lễ). Trang phục Để một buổi lên đồng thành công, trang phục là thứ không thể thiếu. Ở Việt Nam, các ông đồng bà đồng khi đã “ra nghề” đều phải may riêng cho mình trang phục hầu bởi những người trong “nghề” này rất kỵ mặc đồ chung với người khác. có lẽ họ sợ mất đi sự tôn kính, linh thiêng đối với thần thánh. Do đó, trường hợp mặc chung hoặc đi thuê đồ để hầu thánh là rất hiếm gặp. Tùy theo điều kiện kinh tế, chất lượng, giá cả các bộ trang phục của mỗi người có thể khác nhau, song tất cả phải tuân thủ tuyệt đối về màu sắc: Thiên phủ màu đỏ, Nhạc phủ màu xanh, Thoải phủ màu trắng Tại Hàn Quốc, mỗi bộ trang phục của các Mudang là một vật cúng lễ hoặc từ khách hàng, người có quan hệ đặc biệt với loại linh hồn đặc biệt nào đó, hoặc từ bản thân bà đồng, theo lời khuyên bà ta nghe được trong giấc mơ hoặc các linh hồn mà bà ta nhìn thấy. Khi một khách hàng cúng một bộ trang phục nào đó thì tên bà ta hoặc tên chồng bà ta sẽ được thêu lên áo. Thậm chí khách hành còn được “trông đợi” phải dâng cúng đồ tế lễ định kỳ tại phủ của bà đồng. Mỗi lần Mudang mặc trang phục này thì thần linh của chính khác hàng cũng hài lòng và sẵn sàng phục vụ khách hàng theo chiều hướng thuận lợi([23]). Nếu xét trên phương diện này thì hoạt động của các Mudang tại Hàn Quốc thực sự không chỉ mang tính chuyên nghiệp mà còn mang tính thương mại hóa rất cao (có chi - có trả ). Việc sử dụng trang phục trong khi lên đồng hay kut cũng có sự khác biệt rất lớn. Bắt đầu buổi lễ, ông đồng bà đồng sẽ ra mắt mọi người với một trang phục hoàn toàn trắng thể hiện sự trong sạch trước khi hầu thánh. Với từng giá đồng sau đó, hầu dâng sẽ có nhiệm vụ giúp ông đồng bà đồng thay trang phục tương ứng với từng vị thần. việc thay đổi trang phục trong lên đồng quả là một nghệ thuật. Ngoài khả năng phán đoán chính xác vị thánh nào đó nhập khi ông đồng bà đồng ra hiệu, người hầu dâng còn phải nhớ chính xác trang phục, màu sắc, các phụ kiện đi kèm của từng vị thần linh, đó là chưa kể đến sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng động tác vấn khăn, kẹp tóc... Tất cả những công việc này phải được diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn. Ngược lại, trong khi hành lễ, các Mudang Hàn Quốc lại cùng một lúc mặc nhiều bộ trang phục và cởi dần ra tùy theo sự xuất hiện của mỗi vị thần. Đó là chưa kể đến việc đôi khi trang phục còn được cuốn chéo lên để họ có thể nhảy múa và cả những chiếc mũ được chụp và cột chặt lên đầu có vẻ bất cẩn, nếu không muốn nói là không tôn trọng thần thánh (trích của Ngô Đức Thịnh). Ngoài ra, trang phục còn được mặc cái này chồng lên cái kia và cởi ra cũng từng cái một theo thứ tự thấp dần của bậc thang thần linh và những âm hồn mạnh mẽ nhất sẽ mặc vải mỏng. Theo như G.s Ngô đức Thịnh nhạn xét thì có lẽ hầu đồng ở VN rất đẹp, thuần và duyên dáng hơn. Đồ cúng lễ Nhìn chung, các lễ vật được sử dụng trong kut và lên đồng đều khá sặc sỡ, người ta rất chú ý đến việc sắp xếp đồ lễ để làm hài lòng thần linh Đối với hầu đồng, chúng được mua sắm bởi các đồng đền; các ông đồng bà đồng dâng khi lên đồng tại các đền hoặc do người tổ chức mua, đồng thời là sự đóng góp tùy tâm của những người tham dự. Nhưng ở kut thì do bà đồng dâng. Đặc biệt, một thầy đồng có thể yêu cầu khách hàng đóng góp cho buổi lễ kut nhằm cúng thần linh bảo vệ mình. Trong lễ Kut, động lực là linh hồn kêu goi sự đóng góp lớn từ khách hàng và các khoản ít hơn từ những người tham dự. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm ở đây là cách sử dụng đồ lễ sau khi cúng. Tại các buổi hầu đồng của người Việt, trong mỗi giá đồng, các ông đồng bà đồng (khi thánh đang nhập đồng) vừa nghe hát, vừa nhảy múa kèm theo đó là việc phát lộc cho các con nhang đệ tử. Trong buổi hầu đồng tại Đền Đệ Nhị Thượng Ngàn lâm thuộc huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng “công tác chuẩn bị” của những người có trách nhiệm đó là để mọi người có sẵn vật dụng đựng lộc, trước buổi lễ, những người hầu dâng đã phát cho mỗi người tham dự một chiếc túi nilông. Trong suốt buổi lễ, những người tham dự liên tiếp được nhận các loại lộc tùy theo các giá nhất định. Chẳng hạn, lộc ở giá các Chầu thường là đoạn mồi cháy dở, bánh kẹo, hoa quả, tiền, những gói cà phê thậm chí là cả mì tôm Lộc trong giá các Ông Hoàng là thuốc lá, rượu, tiền... Đến hàng các Cô, vì xuất thân từ miền rừng núi nên lộc thuộc các giá này thường là gừng, ớt, măng, cam, quýt, mận, trái cóc, khoai lang Buổi lễ kết thúc cũng là lúc các loại lễ vật trên các gian thờ đã được đưa xuống và ban phát gần hết. Dù cho cách thức có khác nhau, song tại các lễ hầu đồng của người Việt, hầu hết các loại lễ vật đều được phân phát cho các con nhang đệ tử thậm chí cả những người đến vì hiếu kỳ. Ngược lại với hiện tượng trên, cuối các lễ kut ở Hàn Quốc, Mudang chủ lễ sẽ chia đồ cúng và tiền mặt, đặc biệt là những khoản tiền lớn (được dâng cho thần linh thông qua Mudang) cho những thành viên của nhóm và giữ lại phần nhiều nhất cho mình. Tất nhiên, những người tham dự cũng được thụ hưởng một chút lộc thánh, song không phải hầu hết các loại lễ vật như ở người Việt. Như vậy, nếu xét trên phương diện này thì sự hành nghề của các các Mudang ở Hàn Quốc thực sự “chuyên nghiệp” hơn các ông đồng bà đồng người Việt, bởi công việc này có thể đem lại cho họ nhiều lợi lộc. Chẳng thế mà vào năm 1990, ở Hàn Quốc đã có khoảng 200.000 đạo sĩ shaman đăng ký việc hành nghề đối với Bộ Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc. Kết luận: Về những cách thức tượng trưng được sử dụng trog giao tiếp với linh hồn, giữa thế giới lên đồng và thế giới kut có những điểm tương đồng, Dù đã và đang có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống tâm linh của cư dân Việt, Hàn; song về cơ bản,lên đồng và kut hay nói đúng hơn là tín ngưỡng thờ Mẫu và shaman giáo chỉ là những loại hình tín ngưỡng do một bộ phận cư dân hai nước “theo đuổi”. Vai trò nâng đỡ đời sống tinh thần của các loại hình tín ngưỡng nói trên trong những thời điểm nhất định là điều không thể phủ nhận (thậm chí nó còn an ủi linh hồn người quá cố và dẫn dắt họ tới những nơi tốt đẹp - như lễ ssikkum kut (씨끔굿 hay오구굿 của người Hàn). Song, cũng cần phải nói đến vấn nạn của không ít trường hợp các thầy đồng “đã mượn đạo tạo đời”, lợi dụng lòng tin và sự “mộ đạo” của các tôi con đệ tử để chuộc lợi cho mình; càng nghiêm trọng hơn khi một số đệ tử do quá tin vào những lời “tiên đoán”, “phán truyền” của các thánh (thông qua các thầy đồng khi hành lễ) mà dẫn đến bi quan, mù quáng, thiếu ý chí phấn đấu để rồi dấn thân vào con đường “cầu xin thái quá” hết cửa thánh này đến cửa đền kia. Không thể nói lên đồng hay kut là hoàn toàn tốt đẹp; song cũng không thể phủ nhận  những giá trị và ý nghĩa tâm linh mà các tín ngưỡng này mang lại cho cư dân Việt, Hàn. Vấn đề ở đây là cần phải bảo tồn những giá trị về mặt văn hóa do các nghi lễ này mang lại, đồng thời cũng phải tích cực loại bỏ hiện tượng “buôn thần bán thánh” của không ít kẻ “đội lốt thầy đồng mà làm điều bất chính”. Bởi xét đến cùng, bất cứ một tôn giáo, tín ngưỡng nào cũng có những mặt tích cực riêng của nó; những hạn chế tiêu cực thường là do con người mượn tôn giáo, tín ngưỡng để thực hiện những mưu đồ riêng cho mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnhung_tuong_dong_va_khac_biet_trong_3912.docx
Tài liệu liên quan