Những tiên đoán thiên tài của chủ tịch Hồ Chí Minh

Bác Hồ nói tiếp: “Nhân vô thập toàn” nghĩa là chẳng có ai tài giỏi hoàn toàn, có làm việc thì cũng có khi phạm sai lầm. Điều quan trọng là dám tìm cái sai và sửa chữa cái sai đó. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hội nghị cán bộ toàn quốc trực tuyến để phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã nhấn mạnh đến ý nghĩa việc Nghị quyết đưa ra 4 nhóm giải pháp, trong đó tập trung vào việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đồng chí Tổng Bí thư cũng đã đặc biệt lưu ý “một nội dung mới là xây dựng Đảng về đạo đức gắn liền với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” [11, tr.8]

pdf4 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những tiên đoán thiên tài của chủ tịch Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Xuân Tế 1 NHỮNG TIÊN ĐOÁN THIÊN TÀI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH GENIUS PREDICTIONS OF PRESIDENT HO CHI MINH NGUYỄN XUÂN TẾ(*) TÓM TẮT: Những dự đoán thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được chứng minh qua thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nhờ đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chiến lược, sách lược đúng đắn lãnh đạo nhân dân Việt Nam chiến thắng quân xâm lược hung bạo. Những dự đoán thiên tài đó càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự đoán thiên tài, thực tiễn cách mạng Việt Nam. ABSTRACT: President Ho Chi Minh’s genius predictions have been proved through the reality of the Vietnamese revolution. Thanks to these predictions, our Party and State have laid out correct strategies and policies to lead our people toward victories over all cruel and strong invaders. The genius predictions are all the more meaningful and important within the context of our current revolution Key words: Ho Chi Minh president, predict genius, revolutionary reality in Vietnam. Thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự phát triển của cuộc sống đã chứng minh sâu sắc đầy tính thuyết phục những dự đoán thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kể rằng: Ngay những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ XX, trước bao biến động của thời cuộc, Bác Hồ đã tiên đoán bước đi của cách mạng. Trong cuốn “Những năm tháng không thể nào quên”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Giữa lúc đó trong đêm đông lạnh, tránh bọn lính dõng đi lùng càn tại vùng Pác Bó, Bác Hồ đã tiên đoán ngày Cách mạng Việt Nam thành công: “45 - sự nghiệp hoàn thành”. Đó là câu kết thúc tập “Việt Nam lịch sử diễn ca” Bác đã làm, và được đưa in đá từ hồi đó1. (*) PGS.TS. Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học, Email: nguyenxuante@yahoo.com Và quả đúng như vậy, Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 02-9- 1945, đã khẳng định “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, chỉ 9 chữ mà khái quát được cả ba giai đoạn đầy biến động của đất nước. Xuân Bính Tuất 1946, mừng báo Quốc gia của một nhóm thân sĩ yêu nước vừa xuất bản tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài thơ tặng: “Tết này mới thật Tết dân ta Muôn nhà chào đón xuân dân chủ 1 Trích Diễn ca “Lịch sử nước ta” gồm 236 câu lục bát từ thời các vua Hùng dựng nước đến năm 1942 của Nguyễn Ái Quốc đã được xuất bản tại căn cứ địa Việt Bắc, câu kết là: “...Nay ta đã có Việt minh Đủ tài lãnh đạo dân mình đấu tranh 45 - sự nghiệp hoàn thành” TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 02 / 2017 2 Cả nước vui chung phúc cộng hòa” Nhưng Người cũng đã dự cảm tình hình: “Độc lập đầy vơi ba cốc rượu, Tự do vàng đỏ một rừng hoa Ta nhớ nhau rồi, ta nhớ chúc Những người chiến sĩ ở phương xa” [1]. Dịp sang Pháp năm 1994, tôi đã gặp Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, một trí thức yêu nước nổi tiếng sống tại Paris nhiều năm. Ông đã say sưa trao đổi với tôi về bài thơ này của Bác Hồ, và ông rất tâm đắc với hai chữ “đầy vơi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Diễn biến của tình hình cách mạng đã chứng minh dự cảm thiên tài của Bác, đất nước mới được độc lập, thực dân Pháp đã quay trở lại với dã tâm “muốn cướp nước ta một lần nữa”. Trong cuốn sách “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: thắng lợi và bài học” của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã cho một minh chứng rất sinh động về việc này. Ngày 01-01-1969, trong thư chúc mừng năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát tài tình một phương hướng chiến lược cực kỳ quan trọng, cũng là bước đi rất đúng đắn và đầy sáng tạo để giành thắng lợi cuối cùng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ là “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Từ tháng 6-1969, chính quyền Nichxơn cho rút đợt quân Mỹ đầu tiên và tuyên bố lịch rút quân các năm sau, có mưu tính để lại một bộ phận quân Mỹ. Tháng 7-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quân và dân cả nước kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, “đánh cho quân Mỹ phải rút hết sạch, đánh cho ngụy quân, ngụy quyền sụp đổ hết”, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà. Theo tư tưởng của Bác, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 18 (01- 1970) cũng đã đề ra nhiệm vụ, cả miền Nam và miền Bắc ra sức chuẩn bị sẵn sàng đối phó với âm mưu và biện pháp chiến lược mới của Mỹ-ngụy. Do phán đoán đúng, dự kiến sớm, nên khi Mỹ triển khai các biện pháp chiến lược quyết liệt, ta đã giành chủ động và chiến đấu thắng lợi. Đặc biệt, theo các lời kể của các nhà lãnh đạo quân sự thời kỳ ấy, do thấm nhuần lời dạy của Bác về việc Mỹ có thể sử dụng máy bay chiến lược B52 đánh vào Hà Nội và Hải Phòng, nên quân đội ta đã chủ động “đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ, làm thay đổi cục diện chiến tranh, giành thắng lợi quyết định” [2, tr.86-93]. Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc trong Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 09-9-1969 đã khẳng định: Hồ Chí Minh đã “để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý báu. Đó là thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử quang vinh của dân tộc. Đó là kỷ nguyên độc lập, tự do của Tổ quốc, kỷ nguyên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã “để lại cho Đảng ta, cho toàn thể đồng bào và chiến sĩ hai miền Nam Bắc một bản Di chúc lịch sử. Đó là những lời căn dặn cuối cùng của Bác, là những tình cảm và niềm tin của Bác đối với chúng ta ngày nay và các thế hệ mai sau” [3, tr.68]. Trong Di chúc, ở phần Trước hết nói về Đảng, Bác căn dặn: “Đảng ta là một TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Xuân Tế 3 đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [4, tr.58]. Đồng chí Vũ Kỳ, người thư ký gần gũi của Bác, trong cuốn Bác Hồ viết Di chúc đã nhận xét rằng: “Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà trong một đoạn văn ngắn chỉ có 56 từ, Bác Hồ dùng đến bốn chữ “thật”. Chúng ta biết, trong cách nói, cách viết, Bác Hồ không bao giờ dùng câu thừa, chữ thừa. Thế nhưng, những chữ “thật” lặp đi lặp lại ở đây không những không thừa một chữ nào mà lại chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng” [5, tr.16]. Điều đáng chú ý là trong một đoạn Di chúc ngắn mà có đến bốn chữ “thật” trên đây, Bác Hồ viết từ năm 1965, khi đất nước đang bước vào cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù hung bạo. Bác viết bốn chữ “thật” cho lúc bấy giờ và cho cả mai sau, khi đất nước kết thúc chiến tranh, bước vào “cuộc chiến đấu khổng lồ”, cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới tốt đẹp. Ngay từ năm 1927 trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Bác đã dành hẳn một chương, chương đầu tiên, để nói về “Tư cách người Kách mệnh”. Đúng 20 năm sau, năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác lại dành hẳn chương ba, để nói về “Tư cách và đạo đức cách mạng”. Bác viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nỗi việc gì” [6, tr.252-253]. Trong đời mình, Bác đã rất đau xót khi y án tử hình hai trường hợp vi phạm đạo đức một cách nghiêm trọng đối với hai cán bộ cấp cao. Bác cũng biết rằng, những kẻ như vậy vẫn còn không ít trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, và Bác biết rõ muốn giải quyết vấn đề này không có cách nào khác là phải chỉnh đốn lại Đảng. Do đó mà trong Di chúc để lại, Bác đã căn dặn là sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành được thắng lợi hoàn toàn thì “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”. Trong cuốn sách vừa kể trên của mình, đồng chí Vũ Kỳ đã bình luận: “Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy những lời căn dặn trong Di chúc sâu sắc biết nhường nào, càng thấy Bác Hồ vĩ đại biết nhường nào. Đó chính là tầm nhìn xuyên suốt lịch sử của một thiên tài” [7, tr.18]. Với “tầm nhìn xuyên suốt lịch sử”, Hồ Chí Minh đã cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [8, tr.672]. Và Người cũng đã chỉ ra, người cán bộ, đảng viên phải tu dưỡng đạo đức suốt đời, vì đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. “Đạo đức cách mạng không phải trên trời TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 02 / 2017 4 sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [9, tr.612]. Để kết thúc bài viết này chúng tôi muốn nhắc lại câu chuyện: tết Bính Tuất 1946, tại cơ quan Bắc Bộ Phủ, Bác Hồ chúc tết mọi người và nói: “thế là năm Dậu đã qua, năm Bính Tuất đã đến. Hàng ngày, mỗi chúng ta, sau khi làm việc, nằm vắt tay lên trán nghĩ ngợi để phát triển cái đúng, tránh cái sai. Chúng ta phải thường xuyên thực hiện như vậy sau mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm để việc làm ngày càng tốt hơn” [10]. Bác Hồ nói tiếp: “Nhân vô thập toàn” nghĩa là chẳng có ai tài giỏi hoàn toàn, có làm việc thì cũng có khi phạm sai lầm. Điều quan trọng là dám tìm cái sai và sửa chữa cái sai đó. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hội nghị cán bộ toàn quốc trực tuyến để phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã nhấn mạnh đến ý nghĩa việc Nghị quyết đưa ra 4 nhóm giải pháp, trong đó tập trung vào việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đồng chí Tổng Bí thư cũng đã đặc biệt lưu ý “một nội dung mới là xây dựng Đảng về đạo đức gắn liền với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” [11, tr.8]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Song Thành (2016), Bác Hồ với Xuân Bính Tuất 1946, Báo Hồn Việt, số 100. 2. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: thắng lợi và bài học (1996), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2006), Nxb. Trẻ (in lần thứ tám), Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Sách đã dẫn. 5. Vũ Kỳ (1999), Bác Hồ viết Di chúc, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Sách đã dẫn, tr.18. 8. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Sđd. 10. Hoàng Hữu Kháng (2006), Báo Văn nghệ, số Xuân Bính Tuất. 11. Tạp chí Cộng sản (2017). Số 891. Ngày nhận bài: 28/02/2017. Ngày biên tập xong: 04/3/2017. Duyệt đăng: 21/3/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf28021_94316_2_pb_6677_2014185.pdf