Những thủ thuật “né” thuế
Những thủ thuật “né” thuế
Cục Thuế TP.HCM vừa thống kê có trên 1.100 doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) khai lỗ trong năm 2009, con số này đã tăng gần gấp đôi so với
năm 2007.
Gần 6.000 tỉ đồng khai lỗ của số DN này đang bị cơ quan thuế nghi ngờ chuyển ra
nước ngoài dưới chiêu thức “chuyển giá”, biến thành lợi nhuận cho công ty mẹ.
Số DN FDI có số lỗ lũy kế vượt vốn chủ sở hữu trong ba năm gần đây liên tục
tăng, nếu như năm 2007 có 141 DN thì năm 2009 đã tăng gần gấp đôi với 232
trường hợp.
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2239 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thủ thuật “né” thuế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những thủ thuật “né” thuế
Cục Thuế TP.HCM vừa thống kê có trên 1.100 doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) khai lỗ trong năm 2009, con số này đã tăng gần gấp đôi so với
năm 2007.
Gần 6.000 tỉ đồng khai lỗ của số DN này đang bị cơ quan thuế nghi ngờ chuyển ra
nước ngoài dưới chiêu thức “chuyển giá”, biến thành lợi nhuận cho công ty mẹ.
Số DN FDI có số lỗ lũy kế vượt vốn chủ sở hữu trong ba năm gần đây liên tục
tăng, nếu như năm 2007 có 141 DN thì năm 2009 đã tăng gần gấp đôi với 232
trường hợp.
Số lượng DN FDI có số lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sở hữu
Lỗ vì... quảng cáo lên sao Hỏa
Bất thường trong ngành dệt may, da
giày
Khảo sát của Cục Thuế TP.HCM ở một
số DN cùng nhóm ngành nghề giữa khu
vực DN trong nước và DN FDI cho thấy
lợi nhuận bình quân của các DN trong
nước luôn cao hơn các DN FDI, đặc biệt
là các ngành sử dụng nhiều lao động
như dệt may, da giày.
Năm 2009, TP.HCM có 235 DN FDI
dệt may hoạt động thì có đến 109 DN
Đứng đầu bản danh sách DN FDI liên
tục lỗ là một công ty đến từ Mỹ. Bản
báo cáo tài chính năm 2009 của công ty
này cho thấy doanh thu từ hàng hóa dịch
vụ hơn 1.752 tỉ đồng, trong đó chi phí
sản xuất kinh doanh ngốn gần 1.562 tỉ
đồng, tức lãi 190 tỉ đồng.
Tuy nhiên, phần doanh thu được giảm
trừ cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, chiết khấu cho đại lý, nhà phân phối...
lại lên đến 171,3 tỉ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí khác dẫn đến lợi nhuận
thuần “âm” 72 tỉ đồng, lỗ lũy kế của DN này còn hơn 33,6 tỉ đồng.
Nhưng năm 2009 là năm DN này lỗ ít nhất. Những năm trước số lỗ lên đến vài
trăm tỉ đồng. Trong sáu năm gần đây, năm nào DN nước ngoài này cũng lỗ, cao
nhất 250 tỉ đồng (năm 2006).
Ông Nguyễn Trọng Hạnh, cục phó Cục Thuế TP.HCM, cho biết trong giải trình
các nguyên nhân dẫn đến thua lỗ của DN này có nhiều điểm rất vô lý, đặc biệt DN
này lợi dụng chính sách ưu đãi của VN cho giảm trừ phần chi phí cho hoạt động
quảng cáo, khuyến mãi nên đã tìm mọi cách kê khai cả phần chi phí làm thương
hiệu của tập đoàn mẹ.
Trong đó có cả chi phí cắm cờ mang màu sắc đặc trưng của tập đoàn trên... sao
Hỏa! “Chi phí quảng bá lẽ ra công ty mẹ phải chịu nhưng họ đã biến hóa cho công
ty ở VN gánh bớt” - ông Hạnh giải thích.
Điểm bất thường dễ nhận ra nhất là DN khai lỗ nhưng doanh số tăng không
ngừng, mạng lưới kinh doanh, thị phần cũng phát triển theo chiều thẳng đứng. Cục
Thuế TP.HCM cho biết đang nắm trong tay danh sách hàng trăm công ty lỗ lũy kế
từ 6-10 năm.
khai lỗ, trong khi chỉ có 28 DN trong
nước lỗ.
Tương tự với ngành da giày, số DN có
vốn FDI khai lỗ chiếm hơn 53,4%, trong
khi chỉ 27% DN trong nước ngành này
báo lỗ.
Trong danh sách này có tên của những công ty giải khát nổi tiếng, công ty sản xuất
da giày, dệt may, kể cả kinh doanh siêu thị. Chỉ riêng năm 2009 có 1.358 DN kê
khai lỗ, chiếm 56% số DN FDI đang hoạt động.
Tình hình kê khai lỗ của DN FDI
Mua cao bán thấp
Ông Nguyễn Trọng Hạnh nhận xét thủ thuật chuyển giá của DN FDI là muôn hình
vạn trạng. Phổ biến là việc kê giá nguyên liệu đầu vào rất cao, đồng thời tìm mọi
cách khai tăng chi phí quảng cáo, khuyến mãi nhằm triệt tiêu lợi nhuận. So với các
DN trong nước cùng ngành nghề có thể thấy chi phí sản xuất của DN FDI thường
cao bất thường.
Một ví dụ điển hình khác là một DN FDI ở quận Bình Tân ba năm liền kê khai giá
bán thấp hơn giá vốn. Doanh thu xuất khẩu luôn chiếm trên 99%. Theo số liệu
được Cục Thuế TP.HCM thống kê, tổng chi phí năm 2007 của công ty này là
15.328 tỉ đồng (làm tròn số), trong khi tổng doanh thu là 12.974 tỉ đồng (tròn số).
Đến năm 2008 tổng chi phí vượt lên 20.961 tỉ đồng thì tổng doanh thu là 18.293 tỉ
đồng. Năm 2009 tổng chi phí còn 15.434 tỉ đồng, còn tổng doanh thu là 12.780 tỉ
đồng. Một cán bộ thuế lâu năm cho rằng các báo cáo quyết toán của DN này cho
thấy tổng doanh thu bán hàng thấp hơn giá vốn của hàng hóa dịch vụ bán ra. Đây
là nghịch lý không thể chấp nhận được!
Theo ông Nguyễn Trọng Hạnh, để có thể “phù phép” lãi thành lỗ thông qua hình
thức chuyển giá, các DN FDI không thể làm riêng lẻ mà hoạt động trong cùng tập
đoàn hoặc liên kết thành từng nhóm. Từ đó các đơn vị này tự dàn xếp giá với nhau
thông qua các giao dịch liên kết nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận mà không phải bỏ
thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Với phương thức sử dụng giá giao dịch nội bộ
hay còn gọi là giao dịch liên kết, các tập đoàn cũng giảm đi tổng nghĩa vụ thuế
trên phạm vi toàn cầu nhằm tăng lợi nhuận sau thuế.
Khai quá giá trị đầu tư
Những “thiên đường” trốn thuế
Các DN FDI còn lợi dụng khác biệt thuế suất
giữa các quốc gia để trốn thuế. Thuế suất thuế
thu nhập DN hiện nay tại Việt Nam là 25%,
trong khi nhiều quốc gia khác thuế suất chỉ trên
Phương thức mà các DN FDI
thường sử dụng để trốn thuế là
khai quá giá trị đầu tư. Giá trị
đầu tư một nhà máy chỉ 1 tỉ đồng
nhưng họ nâng lên thành 1,5 tỉ
đồng. Với suất đầu tư ban đầu
cao như vậy, hoạt động của DN
nước ngoài có lẽ sẽ chẳng bao
giờ có lãi vì chi phí đầu tư cao
thì giá thành cũng cao lên, lợi
nhuận thấp xuống.
Trên thực tế, vấn đề này đã được
nhiều DN trong nước nghi ngờ từ
cách nay hơn mười mấy năm vì
những dự án của nước ngoài có chi phí đầu tư ban đầu cao bất thường. Với số vốn
đầu tư ban đầu như nhau nhưng DN trong nước xây dựng được nhà máy có công
suất lớn gấp 2-3 lần so với DN nước ngoài.
Ngoài việc khai quá mức vốn đầu tư ban đầu, hoạt động chuyển giá còn có thể
thực hiện cả trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu và xuất thành phẩm. Cách sử
dụng phổ biến là công ty mẹ ở nước ngoài bán nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc
cho công ty con với giá cao hơn giá thị trường để làm tăng chi phí.
Trong khi đó, khi sản xuất ra thành phẩm, các công ty con lại bán cho những đối
tác liên kết với giá thấp hơn cả giá vốn. Cá biệt có DN kê khai doanh thu chỉ bằng
50% giá vốn. Sự việc này diễn ra nhiều năm liên tục và là nguyên nhân chính dẫn
đến lỗ lã.
dưới 10%, thậm chí nhiều quốc gia như
Andorra, British Virgin Islands... thuế suất là
0%.
DN sẽ lập công ty mẹ hoặc công ty con ở các
quốc gia có thuế suất thấp, công ty tại Việt
Nam sẽ bán sản phẩm cho công ty tại các quốc
gia này với giá bằng giá gốc để tránh nộp thuế
tại Việt Nam. Sau đó bên mua sẽ bán lại cho
bên thứ ba thu lãi. Do thuế thu nhập DN tại
những quốc gia nơi công ty trú đóng bằng 0
hoặc ở mức rất thấp nên DN không phải đóng
thuế hoặc thuế rất thấp
Tiêu biểu là một “đại gia” trong ngành thuốc lá có trụ sở tại quận 1, TP.HCM. Sáu
năm gần đây, tổng chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị này luôn cao hơn rất
nhiều so với doanh thu. Năm 2007 chi phí sản xuất của DN này là 1.237 tỉ đồng
nhưng doanh thu chỉ 785 tỉ đồng. Năm 2008, doanh thu từ hàng hóa dịch vụ giảm
chỉ bằng hơn một nửa so với chi phí, còn năm 2009 là 60%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những thủ thuật né thuế.pdf