1.Thành tựu của quá trình Đô thị hóa - Công nghiệp hóa và những vấn đề đặt ra trong công tác đền bù giải tỏa:
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; với mục tiêu phấn đấu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành “đầu tàu kinh tế của cả nước”, thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng thành phố trở thành trung tâm lớn về nhiều mặt của đất nước và khu vực Đông Nam Á.
Kể từ năm 1986 đến nay, quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo “Hòn ngọc Viễn đông”, ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Thành phố đã xây dựng được 9 khu đô thị và 216 cụm đô thị (tính theo quy mô dân số từ 1.500 người trở lên). Diện tích đô thị được mở rộng tăng hơn 2,3 lần so với trước năm 1975. Thực hiện chương trình phát triển nhà ở từ năm 2006 đến năm 2009 đã xây dựng được 19,2 triệu m² nhà ở (6,08 triệu m² năm 2006; 7,9 triệu m² năm 2007; 9,6 triệu m² năm 2009), diện tích nhà ở bình quân đã được tăng lên từ 10,3m²/người vào năm 2006 lên mức 13m²/người và cuối tháng 06 năm 2009. Chương trình nhà ở trong các dự án dân cư (nhà ở thương mại) đã thực hiện được 3,6 triệu m²/7,5 triệu m². Chương trình xây dựng nhà ở của các hộ gia đình cá nhân (nhà phi thương mại) đã phát triển 9,9 triệu m²/20 triệu m²; xây dựng thêm được 67 cao ốc văn phòng 1.
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3317 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những kinh nghiệm, giải pháp trong công tác đền bù giải tỏa phục vụ đô thị hóa – công nghiệp hóa ở thành phố hồ chí minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC ĐỀN BÙ
GIẢI TỎA PHỤC VỤ ĐÔ THỊ HÓA – CÔNG NGHIỆP HÓA
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ThS. Vũ Đình Quân
Biên Tập viên Tạp chí Cộng sản
1.Thành tựu của quá trình Đô thị hóa - Công nghiệp hóa và những vấn đề
đặt ra trong công tác đền bù giải tỏa:
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm
vụ phát triển thành phố đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; với mục tiêu phấn đấu
xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành “đầu tàu kinh tế của cả nước”, thành phố xã
hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
xây dựng thành phố trở thành trung tâm lớn về nhiều mặt của đất nước và khu vực Đông
Nam Á.
Kể từ năm 1986 đến nay, quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo “Hòn
ngọc Viễn đông”, ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Thành phố đã xây dựng được
9 khu đô thị và 216 cụm đô thị (tính theo quy mô dân số từ 1.500 người trở lên). Diện
tích đô thị được mở rộng tăng hơn 2,3 lần so với trước năm 1975. Thực hiện chương trình
phát triển nhà ở từ năm 2006 đến năm 2009 đã xây dựng được 19,2 triệu m² nhà ở (6,08
triệu m² năm 2006; 7,9 triệu m² năm 2007; 9,6 triệu m² năm 2009), diện tích nhà ở bình
quân đã được tăng lên từ 10,3m²/người vào năm 2006 lên mức 13m²/người và cuối tháng
06 năm 2009. Chương trình nhà ở trong các dự án dân cư (nhà ở thương mại) đã thực
hiện được 3,6 triệu m²/7,5 triệu m². Chương trình xây dựng nhà ở của các hộ gia đình cá
nhân (nhà phi thương mại) đã phát triển 9,9 triệu m²/20 triệu m²; xây dựng thêm được 67
cao ốc văn phòng 1.
Nhờ sớm có chủ trương xã hội hóa, đa dạng hóa đầu tư, huy động các nguồn vốn,
nên kết cấu hạ tầng đô thị được cải thiện đáng kể. Với vài chục ngàn căn nhà lụp xụp trên
kênh rạch được di dời, bố trí nơi ở mới khang trang, cùng với việc cải tạo hệ thống kênh
rạch, cải thiện môi trường; hệ thống giao thông, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao cùng các loại hình dịch vụ đô thị đã và đang xây dựng,
tạo nên diện mạo mới của thành phố khang trang, hiện đại. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã
được thành phố tập trung đầu tư đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội
và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân thành phố.
Do tăng cường phát triển các khu công nghiệp – khu chế xuất, sử dụng khá nhiều
quỹ đất làm cơ sở hạ tầng, nên đến nay, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn
đầu về thu hút FDI. Tất cả đã có 3.141 dự án đầu tư FDI với số vốn gần 26 tỷ USD. Năm
2009 dù rất khó khăn, vẫn có thêm 410 dự án được cấp phép với gần 2 tỷ USD. Đầu tư
trong nước có hơn 24.000 doanh nghiệp được thành lập với tổng vốn đăng ký 114.763 tỷ
đồng.
1 Lê Hoàng Quân, Tạp chí Cộng sản, số 810, tháng 4 – 2010.
Qua gần 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, thành phố không ngừng phát triển
toàn diện. Từ mức tăng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân 2,7%/năm trong giai
đoạn 1976 - 1985, đã vươn lên mức 10,5%/năm của giai đoạn 1986 - 2009; đến nay
chiếm hơn 20% tổng sản phẩm nội địa (GDP) và 30% ngân sách của cả nước; trở thành
một trong số ít đô thị của các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số liên tục trong
khoảng thời gian dài; ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm lớn về nhiều mặt và là
một trong các động lực phát triển kinh tế của cả nước.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, TP.HCM là địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao
nhất so với cả nước, dự kiến năm 2010 đạt 58% và 2025 đạt 77- 80%. Với dân số đô thị
năm 2010 là 10 triệu người, đến 2025 là 16 - 17 triệu người, TP.HCM đứng trong hàng
ngũ các thành phố có dân số trên 10 triệu người của thế giới.
Quy hoạch vùng TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/05/2008. Vùng
TP.HCM bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh chung
quanh, gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền
Giang với tổng diện tích 30.404km2, dân số vào năm 2020 đạt 20 - 22 triệu người, trong
đó dân số đô thị 16-17 triệu với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%. Đây là một dạng mô hình
“Thành phố vùng” mà trong đó các thành phố độc lập như thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Biên Hòa... là các cực phát triển, có cơ cấu đô thị hoàn chỉnh có mối quan hệ “hỗ
tương” và không lệ thuộc vào đô thị hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh.
2. Những vấn đề đặt ra về chính sách tái định cư, bồi thường giải tỏa khi thu
hồi đất phục vụ phát triển khu đô thị - khu công nghiệp:
2.1. Tiến trình đô thị hóa-công nghiệp hóa ở TP. HCM:
- Về tốc độ tăng dân số của Thành phố ở mức ngày càng cao, giai đoạn sau cao
hơn các giai đoạn trước (mức tăng dân số 1999 – 2004 bằng mức tăng dân số trong 10
năm 1989 – 1999 và xấp xỉ 2 lần mức tăng dân số trong 10 năm 1979 – 1989). Giai đoạn
2000 – 2006 có tỷ suất tăng chung dân số là 3,6%/năm. Trong đó dân số KT3, KT4
chiếm trên 25% dân số toàn thành phố (năm 2006 là khoảng 1,8 triệu người), trong 5 năm
qua số người nhập cư vào thành phố tăng nhanh, vào khoảng trên 1 triệu người. Năm
2007 thành phố có dân số 6.650.942 người (theo điều tra dân số 01/04/2009 dân số thành
phố là 7.123.340 người, mật độ 3.401 người/km²), mật độ trung bình 3.175 người/km².
Lượng dân cư này tập trung chủ yếu trong nội thành, gồm 5.564.975 người, mật độ lên
tới 11.265 người/km².
- Tiến trình sử dụng, thu hồi đất và tái định cư.
Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 209.554,47ha (trong đó diện tích đất
nông nghiệp là 123.517,07ha). Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2005 gồm: Theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày
01/11/2004 đất ở đô thị và nông thôn là 20.520,67ha, đất chuyên dùng là 28.534,87ha
(trong đó đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 9.603,61ha, đất khu công nghiệp
3.867,66ha Diện tích quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt
tại Nghị quyết số 10/2007/NQ-CP ngày 13/02/2007 thì đất phi nông nghiệp là
83.773,73ha (chiếm 51,11%) trong đó đất ở tại đô thị và nông thôn là 46.091,62ha; đất
chuyên dùng là 28.534,87ha, trong đó (đất khu công nghiệp là 7.724,57ha)
Như vậy, để bố trí đủ quỹ đất phục vụ cho phát triển các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp (mở rộng cơ sở hiện có hoặc thành lập mới) theo quy hoạch được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 là khoảng
8.900ha, trong giai đoạn 2011-2020, quy hoạch sử dụng đất thành phố cần bổ sung thêm
khoảng 1.175ha.
Hiện trạng sử dụng đất đai: việc sử dụng đất trên địa bàn thành phố hiện đang có
sự chuyển biến mạnh mẽ theo xu thế tăng nhanh diện tích đất xây dựng đô thị, giảm
nhanh diện tích đất nông nghiệp, đất hoang hóa.
- Năm 1997: diện tích đất khu dân dụng là khoảng 20.464ha, đất ngoài dân dụng
là 9.488ha, đất nông lâm nghiệp là 133.815ha, đất kênh rạch, thủy lợi là 35.672ha.
- Năm 2006: diện tích đất khu dân dụng là khoảng 33.743ha (tăng 13.278ha, chủ
yếu là đất nhà ở chiếm 10.930ha), đất ngoài dân dụng là 15.417ha (tăng 5.930ha, chủ yếu
là đất công nghiệp sản xuất kinh doanh tăng trên 6.600ha và giảm đất kênh, ao hồ trên
1000ha), đất nông lâm nghiệp là 123.297ha, đất kênh rạch, thủy lợi là 34.833ha.2
2.2. Thực hiện chính sách tái định cư, cải thiện đời sống nhân dân bị thu hồi
đất của chính quyền TP.HCM:
Cùng với quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa là việc thực hiện chính sách tái
định cư, đền bù đối với các hộ dân có đất bị thu hồi diễn ra hết sức phức tạp và có lúc hết
sức gay gắt phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, ảnh hưởng đến mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Thành phố là cái nôi của sáng kiến “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng”, do vậy Thành ủy
xác định: việc thực hiện chính sách đền bù, giải tỏa phải hết sức thận trọng; phải dựa
vào chủ trương chính sách của Nhà nước, nhưng cũng phải linh hoạt sáng tạo, nhằm bảo
đảm được lợi ích của các chủ thể trong quá trình thu hồi đất.
Thành ủy từ khóa VI đã có Nghị quyết số 18/NQ yêu cầu phải chăm lo bộ phận
dân cư do tác động của đô thị hóa – công nghiệp hóa, khi giải phóng mặt bằng, tái định
cư; phải có chỗ ở mới và cuộc sống mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Nhưng do thành phố
làm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề định cư và giải quyết việc làm cho người dân
ở trong vùng bị giải tỏa. Việc này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của một bộ phận dân cư,
dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài.
Đô thị hóa vì mục tiêu nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, nhất là người
dân bị thu hồi đất, là mục tiêu cơ bản của Chính quyền TP.HCM. Nghị quyết 18 của
Thành ủy TP.HCM đề ra phương châm cơ bản của công tác đền bù tái định cư là bảo
đảm cuộc sống của người dân bằng hoặc hơn so với nơi ở cũ. Những năm vừa qua, khi
tiến hành đô thị hóa, bắt buộc phải tiến hành giải tỏa di dời, thành phố chưa xây dựng
được một kế hoạch thực hiện thật chi tiết và cụ thể, kể cả kế hoạch quản lý hậu di dời,
nên chưa bảo đảm cho những người bị di dời tối thiểu có cuộc sống tốt hơn hoặc ngang
bằng với nơi ở trước đây về khía cạnh kinh tế và xã hội”. Theo báo cáo của Sở Tài chính
TP.HCM, từ năm 1998 đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai công tác bồi
thường và giải phóng mặt bằng 721 dự án, tổng diện tích thu hồi hơn 201,8 triệu m2.
Tổng cộng có đến hơn 46.000 hộ bị thu hồi toàn bộ, trong đó 30.993 hộ đã chọn phương
thức tự lo nơi ở mới (chiếm 67,36%). Chỉ có 15.015 hộ có yêu cầu bố trí tái định cư
2 Báo cáo của Sở Kiến trúc quy hoạch, gửi Tạp Chí Cộng sản ngày 25/08/2009.
(chiếm 32,64%) và thành phố đã bố trí tái định cư được gần 7.200 hộ (chiếm 47,7%), còn
5.744 hộ chưa bố trí tái định cư đang[3] phải tạm cư hoặc nhận tiền tự lo nhà tạm cư
(chiếm 38,8%). Quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa đã tiền hành thu hồi 156.211ha
đất, làm ảnh hưởng cuộc sống tới 110.206 hộ dân ,.v.v. Điều này cho thấy số hộ bị giải
tỏa di dời vừa qua là khá lớn, không kể những dự án đã và đang triển khai cũng dự kiến
số hộ sẽ buộc phải di dời là không nhỏ
3. Những kinh nghiệm, giải pháp nhằm hạn chế những mâu thuận lợi ích
trong quá trình thực hiện chính sách thu hồi đất của TP.HCM hiện nay:
Những tồn tại, hạn chế biểu hiện qua những mâu thuẫn xung đột lợi ích trong quá
trình đô thị hóa - công nghiệp hóa tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói
chung trong những năm vừa qua làm phức tạp tình hình xã hội, cản trở quá trình đô thị
hóa, công nghiệp hóa là do chúng ta triển khai thực hiện chưa đúng với tinh thần Nghị
quyết Trung ương 7, khóa IX về hài hòa 3 mặt lợi ích: Nhà nước, nhà đầu tư và người có
quyền sử dụng đất. Nghị quyết Trung ương 7, khóa IX, đã định hướng khá rõ, nhưng
chậm được triển khai, thực hiện: "Ban hành sớm các chính sách tài chính để điều tiết lại
phần giá trị đất gia tăng không do người sử dụng đất tạo ra, mà do đô thị hóa, do Nhà
nước đầu tư cơ sở hạ tầng, do quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất đem lại, để
phục vụ cho lợi ích chung”.
Nghị quyết Trung ương 7, khóa IX (tháng 3/2003) đã đặt ra yêu cầu khá toàn
diện về xây dựng, quản lý thị trường bất động sản; thực hiện chính sách tài chính về đất
đai. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng đặt ưu tiên phát triển
đồng bộ và quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản: “Thực hiện công khai, minh bạch
và tăng cường tính pháp lý, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đất đai. Nhà nước điều tiết
giá đất bằng quan hệ cung - cầu về đất đai và thông qua các chính sách về thuế có liên
quan đến đất đai”. Tuy nhiên, đến nay việc thể chế hóa đường lối của Đảng theo yêu cầu
lành mạnh hóa quá trình đô thị hoá triển khai còn chậm và thiếu đồng bộ, nhất là thực
hiện chính sách quản lý xã hội thông qua công cụ về tài chính đối với đất đai ở khu vực
nông thôn ngoại thành TP.HCM .
Do vậy hoàn thiện thể chế chính sách về thị trường bất động sản; chính là chính
sách định hướng hạn chế những mâu thuẫn xung đột lợi ích xã hội đã, đang và sẽ còn tiếp
tục xảy ra, góp phần hoàn thiện chính sách quản lý xã hội, vì mục tiêu dân giàu nước
mạnh cần phải tiến hành một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, chính sách về kinh tế - xã hội tạo tiền đề thống nhất về lợi ích của các
chủ thể tham gia trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Cơ sở
của việc xác định mục tiêu quá trình đô thị hóa của TP.HCM là phải xác định cho được
hệ thống các nguyên tắc phát triển đô thị, các chính sách để trên cơ sở dựa vào các hệ
thống nguyên tắc này theo điều kiện thực tế để đề ra chính sách, mục tiêu phát triển đô thị
ngắn hạn, dài hạn. Trên cơ sở đó công tác quản lý thiết kế quy hoạch phải tính toán đến
lợi ích của các chủ thể bị tác động do quá trình đô thị hóa (chính quyền các cấp, các nhà
đầu tư và những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, đặc biệt là phải
chú trọng lợi ích của người dân). Muốn xác định được mục đích của đô thị hóa vì mục
tiêu con người phải trả lời câu hỏi đô thị là của ai? Phát triển đô thị cho ai? Mọi người sẽ
3 Báo cáo năm 2008 của Sở Tài chính với đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM.
dễ dàng thống nhất ở mục tiêu con người, đô thị hóa là vì lợi ích của người dân đô thị,
của những người dân bị quá trình đô thị hóa làm mất đất mất nơi cư trú.
Thứ hai, sự quan tâm đến nhóm lợi ích của quá trình đô thị hóa tại TP.HCM
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xu hướng phát triển đô thị hiện đại là thay đổi
từ mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách sang khoa học quy hoạch có xem xét thích
đáng về nhu cầu và lợi ích của người dân, thay đổi từ quy hoạch chức năng sử dụng đất
sang quy hoạch được phép phát triển theo các khống chế về các mặt sử dụng đất, chuyển
từ quy hoạch ưu tiên các mục tiêu phát triển kinh tế sang mục tiêu quy hoạch ưu tiên phát
triển bền vững cả về kinh tế xã hội môi trường. Trong quá trình thiết lập quan hệ thị
trường đối với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xuất hiện yếu tố đầu cơ làm méo
mó các quan hệ “cung - cầu”; đặc biệt là đầu cơ đất tại những địa bàn đang đô thị hóa
nông thôn phát triển mạnh mẽ như TP.HCM. Cần chỉnh sửa một loạt các chính sách hỗ
trợ về tái định cư, tìm kiếm việc làm, chuyển đổi ngành nghề để cuộc sống nông thôn ổn
định và phát triển.
Thứ ba, đô thị hóa tại TP.HCM phải tuân thủ theo đúng quy luật của các học
thuyết về đô thị hóa với bước đi chọn lọc phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Tại TP.HCM những năm vừa qua theo đánh giá của các nhà
chuyên môn thực trạng phát triển đô thị còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, lộn xộn, vụn
vặt, manh mún. Việc hoạch định chính sách quản lý đô thị chưa đúng tầm của một trung
tâm kinh tế của cả nước, mỗi ngành quản lý một kiểu, quy hoạch không biết đến quyền sử
dụng đất, không gắn với địa chính. Nhiều quy hoạch phát triển khu đô thị không đủ tầm
nhìn, chưa đủ căn cứ khoa học nên chỉ vài năm sau lạc hậu ngay. Đô thị hóa ở thành phố,
do tác động của cơ chế thị trường đã làm cho xu hướng mâu thuẫn trong các vụ tranh
chấp về đền bù, giải tỏa, nhà đất, thường là mâu thuẫn giữa hai nhóm, hay nhiều chủ thể
đô thị hóa với nhau vì lợi ích hoặc quan điểm. Do thành phố chưa thấy hết những tác
động to lớn của phản ứng xã hội, trong khi xu hướng mâu thuẫn lợi ích, không bao giờ
dừng lại. Qua thời gian, qua tranh chấp và mâu thuẫn, xung đột, hai bên chủ thể lợi ích
đều có xu hướng đẩy mâu thuẫn “lên trên”, để các cơ quan nhà nước, cấp ủy hoặc chính
quyền thành phố giải quyết. Chính từ đây những xu hướng “cặp mâu thuẫn mới” xuất
hiện đó là mâu thuẫn giữa các bên và mâu thuẫn giữa mỗi bên với chính quyền, cấp ủy
hoặc cơ quan nhà nước. Mâu thuẫn này được đẩy mạnh lên và trở nên ngày càng gay gắt
khi có sự nghi ngờ chính quyền, cấp uỷ, cơ quan Nhà nước thiên vị “ngả về phía bên
kia”.
Thứ tư, giải bài toán về thực hiện chính sách bồi thường giải tỏa, mà chủ yếu
là:(lao động, việc làm, đời sống) bằng cách nào? Mấu chốt của vấn đề nằm ở đâu? Giúp
người dân chủ động chuẩn bị đối phó tình hình mất đất, mất nhà cửa ra sao? Thành phố
cần phải tiến hành thực hiện khẩn trương đồng bộ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ VIII, đặt ưu tiên
phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản trong quá trình đô thị
hóa, đúng quy luật kinh tế - xã hội về phát triển đô thị trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Để góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc, nhạy cảm đặt ra đối người dân
trong quá trình phát triển các khu đô thị - khu công nghiệp ở TP.HCM, cần tiến hành
đồng bộ một số việc sau đây:
- Về thực hiện chính sách đền bù, thành phố khẩn trương, nghiêm túc thực hiện
Nghị định 69/NĐ-CP và Nghị định 88/NĐ-CP của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho
việc quy hoạch sử dụng đất tốt hơn. Các chính sách bồi thường khi thu hồi đất, hỗ trợ tái
định cư cần được quy định cụ thể sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan Nhà nước thực thi Luật
đất đai được minh bạch hơn, giá đất được tính sát với giá thị trường. Công tác bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất sẽ được công khai rõ ràng hơn, làm tốt điều này
người bị thu hồi đất giảm thiệt thòi, hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài làm ảnh hưởng
đến tình hình trật tự xã hội ở địa phương.
- Về nguyên tắc, đền bù phải thỏa đáng và cân bằng giữa các lợi ích Nhà nước -
doanh nghiệp - nông dân. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa mức đền bù giải phóng
mặt bằng và mức đấu giá đất làm khu công nghiệp, khu đô thị - dịch vụ. Giả định mức
giá đền bù giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất là 1; doanh nghiệp sau khi lấy đất, chuyển
đổi mục đích sử dụng và xây dựng hạ tầng đô thị - dịch vụ đem đấu thầu cho các nhà đầu
tư thứ cấp với mức giá là 20; Nhà nước sẽ dùng công cụ thuế và phí điều tiết lại thu nhập
(địa tô chênh lệch), ví dụ, theo công thức 4:5:11; tức thành phố hưởng 4 phần, người dân
hưởng 5 phần, doanh nghiệp hưởng 11 phần trong toàn bộ mức chênh lệch giá (tổng mức
địa tô chênh lệch).
- Trách nhiệm của thành phố, nhà hoạch định chính sách phát triển khu công
nghiệp là phải có chiến lược xử lý chủ động, tích cực vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động
- việc làm trong vùng nông thôn ngoại thành. Có 3 phương án khác nhau: chuyển dịch
tuyệt đối, đưa nông dân vào làm công nghiệp, dịch vụ ở thành phố hoặc đi xuất khẩu lao
động nước ngoài, xuất khẩu lao động trong nước (gia công và làm cho doanh nghiệp
FDI); chuyển dịch tương đối, “ly nông bất ly hương”; mở ra ngành nghề dịch vụ kết hợp
ngay trong nông thôn ngoại thành. Với bối cảnh mở cửa hiện nay, thành phố có thể và
cần kết hợp cả 3 phương án sao cho hài hoà, uyển chuyển, đạt được hiệu quả kinh tế - xã
hội cao nhất.
- Thành phố cần tiến hành một công trình nghiên cứu, hoặc điều tra toàn diện về
thực trạng việc làm, đời sống của các hộ dân phải di dời, giải tỏa khi thực hiện chủ
trương chỉnh trang đô thị, phát triển khu đô thị - khu công nghiệp. Trên cơ sở đó, có đánh
giá một cách chính xác, khách quan, trung thực về hiệu quả của chính sách đền bù, giải
tỏa vừa qua mà thành phố đã tốn rất nhiều công sức, tiền của thực hiện. Đó chính là cơ sở
khoa học vững chắc để thành phố thực hiện chính sách an sinh xã hội trong nhiệm kỳ Đại
hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX.
Những khó khăn và thách thức của quá trình đô thị hóa của TP.HCM trong những
năm vừa qua và sắp tới là những khó khăn thách thức nảy sinh từ chính bản thân của kinh
tế thành phố, bên cạnh đó quá trình đô thị hóa thành phố cũng bị tác động nặng nề bởi
tình hình kinh tế thế giới khi mà kinh tế nước ta hội nhập sâu kinh tế quốc tế.
Để phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong khó khăn, thách thức của
thời kỳ khủng khoảng tài chính tiền tệ, bản lĩnh của TP.HCM vừa quyết liệt thực hiện
tám nhóm kiềm chế suy giảm lạm phát là trọng tâm. Những giải pháp giải quyết tốt mâu
thuẫn lợi ích xã hội trong quá trình đô thị hóa ở TP.HCM hiện nay chính là làm tăng sự
thống nhất hài hòa giữa hai lợi ích kinh tế đối lập, giảm thiếu sự xung đột đấu tranh mâu
thuẫn lợi ích giữa: (người dân với các chủ thể quản lý, chủ thể doanh nghiệp) của quá
trình đô thị hóa giữa họ đến mức nhỏ nhất nhằm tạo sự đoàn kết để TP.HCM chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả nhất, xứng đáng là “đầu tàu kinh tế” của cả nước./.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo tổng kết năm 2007, 2008, 2009 của UBND TP.HCM.
2. Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ lần thứ VIII, TP.Hồ Chí Minh, ngày 12/01/2008.
3. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội – 2004,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những kinh nghiệm, giải pháp trong công tác đền bù giải tỏa phục vụ đô thị hóa – công nghiệp hóa ở _.pdf