Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự phát triển con người cấp tỉnh qua thực tế tỉnh Thái Nguyên

Việc nghiên cứu PTCN và các chỉ số HDI trong phạm vi cấp tỉnh có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. Đánh giá PTCN thông qua chỉ số HDI không chỉ dành cho cấp quốc gia, mà còn có thể tính được ở cấp dưới quốc gia (vùng, tỉnh, huyện.). Chỉ số HDI sẽ là căn cứ để hoạch định chính sách, chiến lược PTCN ở mỗi địa phương. Đối với địa bàn nghiên cứu là các huyện, thị, thành phố của tỉnh Thái Nguyên, đánh giá sự phát triển con người trên hai phương diện. Thứ nhất là đánh giá theo các chỉ số thành phần của HDI và tổng hợp tính toán theo công thức HDI của UNDP. Thứ hai là lựa chọn một số chỉ tiêu mở rộng áp dụng cho cấp tỉnh và các đơn vị hành chính trực thuộc, đó là chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, số bác sỹ trên 1vạn dân và số giường bệnh trên 1 vạn dân, tỷ lệ HS THPT trên tổng số học sinh.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự phát triển con người cấp tỉnh qua thực tế tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CẤP TỈNH QUA THỰC TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN Vũ Vân Anh* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Lý luận về phát triển con người (PTCN) do UNDP lượng hóa đánh dấu một mốc quan trọng trong việc đưa các quan điểm lý thuyết ứng dụng trong thực tiễn, tạo ra bước ngoặt trong việc đưa con người trở thành nhân tố trung tâm của học thuyết phát triển. Thành tựu lớn nhất của Việt Nam là đồng hành cùng UNDP trong việc soạn thảo các HDR (Human Development Report), làm cơ sở cho việc đưa HDI (Human Development Index) trở thành chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội (KTXH) trong các văn bản của Đảng (văn kiện Đại hội IX, X, XI), các chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020. Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn HDI để vận dụng vào tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã phân tích HDI cho tỉnh này bằng hai cách tiếp cận: (i) Tiếp cận tính HDI cấp tỉnh trên cơ sở tính các trị số tương ứng từ các cấp cơ sở (huyện, thành phố, thị xã) theo phương pháp của UNDP; (ii) Tính toán HDI mở rộng trên cơ sở dữ liệu chỉ tiêu: thu nhập thực tế bình quân đầu người, chỉ tiêu giáo dục trên cơ sở số học sinh THPT trên tổng số học sinh, chỉ tiêu y tế trên cơ sở số bác sỹ và số giường bệnh trên vạn dân. Biểu tổng hợp bằng cách cho điểm mức cao, trung bình, thấp tương ứng 3-2-1. Từ khóa: “phát triển con người”,“tiêu chí”,“Thái Nguyên”,“HDI”,“chỉ tiêu mở rộng”.  ĐẶT VẤN ĐỀ Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phải hướng tới của mọi hoạt động kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia, địa phương trong đó có Thái Nguyên. Sự phát triển con người một cách bền vững đòi hỏi phải phát triển nhiều mặt, phát triển toàn diện từ thể chất đến tinh thần, trí tuệ đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách. Để đánh giá sự phát triển con người cấp tỉnh nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng cần dựa trên bộ tiêu chí cụ thể. Do vậy “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự phát triển con người cấp tỉnh qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” sẽ tạo nền tảng cơ sở cho những đánh giá quan trọng về phát triển con người tỉnh Thái Nguyên, ngoài ra nó góp phần cung cấp luận cứ cho việc chuẩn bị Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, sau là đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số HDI của tỉnh và là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển toàn diện con người tỉnh Thái Nguyên. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI  Tel: 0912 687173, Email: vac_03061982@yahoo.com Từ những năm 1990, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định và tư vấn chính sách, các nhà thực thi chính sách đã có nhận thức tốt hơn và đồng thuận cao hơn về tầm quan trọng của sự phát triển con người. Như được định nghĩa trong Báo cáo phát triển con người toàn cầu đầu tiên của UNDP năm 1990, khái niệm về phát triển con người (PTCN) là: “Phát triển con người là quá trình mở rộng sự lựa chọn cho con người. Điều quan trọng nhất của phạm vi lựa chọn rộng lớn đó là để con người sống một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh, được giáo dục và được tiếp cận đến các nguồn lực cần thiết cho một mức sống cao”.[1, tr.60] Khái niệm PTCN đề cập đến ba khía cạnh được coi là mục tiêu của PTCN, đó là lựa chọn một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh (về y tế), được giáo dục (về giáo dục), được tiếp cận đến các nguồn lực cần thiết cho một mức sống cao (về kinh tế). Năm 1990 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình khẳng định vai trò chủ thể - động lực – mục tiêu của con người trong phát triển. Khái niệm PTCN đã chính thức Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 được lượng hóa bằng việc tính toán và công bố xếp hạng chỉ số PTCN – HDI cho các quốc gia và vùng lãnh thổ qua các HDR do UNDP soạn thảo. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Để đo lường kết quả đánh giá PTCN, báo cáo phát triển con người năm 1990 và các báo cáo tiếp theo của UNDP đã đưa ra một loạt chỉ số. Chỉ số tổng hợp nhất được đưa ra từ năm 1990 (và được hiệu chỉnh lại năm 1999) là chỉ số phát triển con người (HDI). Hiện nay trong các báo cáo PTCN, số lượng các chỉ số được đo đạc đã bổ sung thêm nhiều, báo cáo năm 2005 và 2006 đã xuất hiện gần 100 chỉ số, song khi tính toán người ta vẫn quy về ba chỉ số cơ bản (điều kiện sống, năng lực sinh thể và năng lực tinh thần), phản ánh ba mặt cơ bản của sự PTCN. Các chỉ số khác trên thực tế chỉ là bổ sung nhằm làm rõ những khía cạnh, sắc thái khác nhau của ba chỉ số cơ bản, đó là: - Chất lượng cuộc sống được phản ánh qua chỉ số kinh tế đo bằng thu nhập quốc dân bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương. (chỉ tiêu IGDP ); - Năng lực sinh thể được phản ánh qua chỉ số tuổi thọ đo bằng tuổi thọ trung bình của toàn bộ cư dân (chỉ tiêu I tuổi thọ); - Năng lực tinh thần được phản ánh qua chỉ số giáo dục được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ với trọng số 2/3 và tỷ lệ nhập học các cấp với trọng số 1/3 (chỉ tiêu I tri thức). * Chỉ số HDI : HDI = 1/3 (chỉ số tuổi thọ) + 1/3 (chỉ số giáo dục) + 1/3 (chỉ số GDP/người). Trên cơ sở thiết lập giới hạn cận trên và giới hạn cận dưới phù hợp trạng thái phát triển con người toàn cầu, HDI chỉ nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1. HDI của mỗi địa phương càng lớn thì trình độ phát triển con người của địa phương đó càng cao và ngược lại.[3] VẬN DỤNG ĐÁNH GIÁ HDI CẤP TỈNH QUA THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN Một số mô hình đo HDI có thể triển khai ở Việt Nam và Thái Nguyên - Đo HDI theo ba nhân tố – Mô hình tam giác. 1. Sức khoẻ; 2. Giáo dục; 3. Thu nhập. - Đo HDI theo bốn nhân tố – Mô hình hình thoi. 1. Sức khoẻ; 2. Giáo dục; 3. Thu nhập; 4. Lành mạnh xã hội. - Đo HDI theo năm nhân tố – Mô hình hình sao. 1: Sức khoẻ; 2: Giáo dục; 3: Thu nhập; 4: Lành mạnh xã hội; 5: Phát triển văn hoá cộng đồng. Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 Dựa trên các mô hình đo HDI được sử dụng ở Việt Nam, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu ở cấp tỉnh, cấp huyện nên sử dụng mô hình tam giác là phù hợp nhất. Mô hình tam giác là mô hình HDI với ba chỉ số thành phần; có ưu điểm là khắc họa mối quan hệ giữa bộ ba: nhân tố giáo dục, nhân tố kinh tế, nhân tố y tế trong sự PTCN với việc nhấn mạnh vai trò đột phá của nhân tố giáo dục đến sự phát triển chung. Mô hình này đã được xây dựng phương pháp luận và công thức tính toán áp dụng cho toàn thế giới và các quốc gia, đã được sử dụng ở Việt Nam trong các báo cáo PTCN tính đến cấp tỉnh và một số địa phương đã tính đến cấp huyện. Hạn chế của mô hình này là chưa phản ánh toàn diện được các khía cạnh PTCN trong đời sống xã hội. Do vậy cùng với 3 chỉ số HDI cần bổ sung thêm 1 số thước đo khác chi tiết cho từng địa phương và từng nhóm đối tượng dân cư. Đối với địa bàn nghiên cứu là tỉnh và các huyện, thị, thành phố ở dưới cấp tỉnh, đề tài luận án đánh giá sự phát triển con người trên hai phương diện. Thứ nhất là đánh giá theo các chỉ số thành phần của HDI và tổng hợp tính toán theo công thức HDI của UNDP. Thứ hai là lựa chọn một số chỉ tiêu mở rộng áp dụng cho cấp tỉnh và các đơn vị hành chính trực thuộc, đó là chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, số bác sỹ trên 1vạn dân và số giường bệnh trên 1 vạn dân, tỷ lệ HS THPT trên tổng số học sinh. Nguồn số liệu *Chỉ số kinh tế - Theo UNDP: Chỉ tiêu GDP/ người thông qua Niên giám thống kê tỉnh, báo cáo KTXH các huyện. - Theo HDI mở rộng: Chỉ tiêu thu nhập thực tế bình quân đầu người dựa vào Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009, dựa vào kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008 của Tổng cục Thống kê, báo cáo của Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên. *Chỉ số giáo dục trong HDI - Theo UNDP: Chỉ tiêu nhập học tổng hợp và tỷ lệ người lớn biết chữ: Kết quả tổng điều tra dân số (TĐTDS). - Theo HDI mở rộng: Chỉ tiêu tỷ lệ HS THPT trên tổng số HS: Tính theo số liệu trong niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009. *Chỉ số y tế trong HDI - Theo UNDP: Chỉ tiêu tuổi thọ: Số liệu về số con đã sinh và số con đã chết của điều tra mẫu trong 2 cuộc TĐTDS 1999 và 2009 được sử dụng để tính toán tuổi thọ bình quân khi sinh. - Theo HDI mở rộng: Chỉ tiêu Số bác sỹ và số giường bệnh trên vạn dân: Tính theo số liệu trong Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009 Áp dụng tính chỉ số HDI cấp tỉnh và cấp huyện *Chỉ số kinh tế - Theo UNDP: Tính chỉ tiêu GDP/ người Một là, tính dân số trung bình năm báo cáo trong niên giám thống kê của tỉnh; Hai là, tính GDP năm báo cáo (theo giá thực tế); Ba là, tính GDP/người năm báo cáo; Bốn là, tính GDP/người tính theo sức mua tương đương (PPP-USD); Năm là, thay các kết quả đã tính được vào công thức để tính chỉ số thu nhập cho địa phương. Áp dụng cấp dưới cấp tỉnh (huyện): Tiến hành tính GDP theo 3 khu vực kinh tế của 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện trong tỉnh. Đối với GDP cấp huyện, khu vực I và khu vực II tính toán tương đối dễ, riêng khu vực III có phần hạn chế do các doanh thu của các tổng công ty, các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu của tỉnh, thuế hải quan rất khó phân bổ về cho cấp huyện, nên phần này số liệu ở tỉnh thì có nhưng ở huyện thì còn thiếu. Vì vậy đối với KV III phải kết hợp điều tra mẫu và phân bổ từ cấp tỉnh xuống từng huyện. GDP cấp huyện chỉ mang tính chất tương đối và Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 còn nhiều sai số so với thống kê của tỉnh và cả nước. Thực tế sai số này được chấp nhận vì nó phù hợp thực tế tình hình thống kê còn nhiều bất cập ở Việt Nam, đặc biệt với cấp huyện. - Theo HDI mở rộng: Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người: Đối với cấp tỉnh, đề tài luận án lấy nguồn số liệu từ điều tra mức sống của tổng cục thống kê, đối với cấp huyện, đề tài dựa vào số liệu điều tra của Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh. * Chỉ số giáo dục - Theo UNDP: Tính tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học tổng hợp: Một là: Ta phải tính các chỉ số thành phần (Igiáo dục và I biết chữ); Hai là: Thay các chỉ số thành phần vào công thức để tính chỉ số giáo dục ở tỉnh. - Theo HDI mở rộng: Chỉ tiêu tỷ lệ HS THPT trên tổng số học sinh: Tính từ số liệu trong niên giám thống kê tỉnh. * Chỉ số y tế - Theo UNDP: Tính chỉ tiêu tuổi thọ trong HDI: Sử dụng phần mềm MortPark - Litle, ta nhập dữ liệu và được kết quả tuổi thọ. - Theo HDI mở rộng: Chỉ tiêu số bác sỹ và số giường bệnh trên vạn dân: Tính toán dựa vào số liệu Cục thống kê Thái Nguyên: *Tổng hợp HDI - Theo UNDP: Tính HDI HDI = 1/3 (chỉ số KT) + 1/3 (chỉ số GD) + 1/3 (chỉ số YT) = 1/3 (IGDP + Igiáo dục + Ituổi thọ) - Theo HDI mở rộng: Cho điểm các chỉ tiêu có tính hệ số + Xác định hệ số các chỉ tiêu: Trong 3 chỉ tiêu đánh giá PTCN, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là hệ số 2, còn chỉ tiêu y tế và giáo dục hệ số 1 Bảng 1. Để đánh giá tổng hợp PTCN tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi lựa chọn 2 phương án để đánh giá. Ngoài ra do sự tương quan về kết quả của hai phương án mà chúng ta có thể lựa chọn các chỉ tiêu mở rộng để đánh giá sự PTCN của các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh đối với những năm mà không có tổng điều tra dân số. KẾT LUẬN Việc nghiên cứu PTCN và các chỉ số HDI trong phạm vi cấp tỉnh có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. Đánh giá PTCN thông qua chỉ số HDI không chỉ dành cho cấp quốc gia, mà còn có thể tính được ở cấp dưới quốc gia (vùng, tỉnh, huyện...). Chỉ số HDI sẽ là căn cứ để hoạch định chính sách, chiến lược PTCN ở mỗi địa phương. Đối với địa bàn nghiên cứu là các huyện, thị, thành phố của tỉnh Thái Nguyên, đánh giá sự phát triển con người trên hai phương diện. Thứ nhất là đánh giá theo các chỉ số thành phần của HDI và tổng hợp tính toán theo công thức HDI của UNDP. Thứ hai là lựa chọn một số chỉ tiêu mở rộng áp dụng cho cấp tỉnh và các đơn vị hành chính trực thuộc, đó là chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, số bác sỹ trên 1vạn dân và số giường bệnh trên 1 vạn dân, tỷ lệ HS THPT trên tổng số học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (1999), Phát triển con người – từ quan niệm đến chiến lược hành động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2]. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (2001), Báo cáo Phát triển con người Việt Nam 2001 “Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3]. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (1999), Tư duy mới cho thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4]. UN, HABITAT, (2005), Bộ tài liệu phát triển kinh tế địa phương. [5]. UBND tỉnh Thái Nguyên (2006), Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên (2006- 2010), UBND tỉnh Thái Nguyên. UBND tỉnh Thái Nguyên, Ban Dân Tộc Tỉnh, (2008), Báo cáo phát triển tổng kết công tác Dân Tộc năm 2007 – 2008, Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 [6]. UBND tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên, Phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến 2010 và tầm nhìn đến 2020. Bảng 1 Thu nhập bình quân đầu người Số bác sĩ/vạn dân Số HS THPT/tổng HS Cao TB Thấp Cao TB Thấp Cao TB Thấp 3 2 1 3 2 1 3 2 1 SUMMARY CONSTRUCTION OF CRITERIA SYSTEM FOR HUMAN DEVELOPMENT ASSESSMENT BASED ON PRACTICAL FACT IN THAI NGUYEN Vu Van Anh  College of Education - TNU PTCN theoretical quantification by UNDP is a milestone in bringing the theoretical point of practical application, creating a turning point in bringing people into central element of development theory. The greatest achievement of Vietnam to go with UNDP in the preparation of the HDR, as the basis for the introduction of HDI into socio-economic development targets in the text of the party (Congress documents IX, X, XI) , the socio-economic development strategy in 2011-2015 and Vision 2020. From the theoretical research and practical to use HDI in Thai Nguyen province, we analyzed the HDI to the department by two approaches: (i) approach the provincial HDI calculated on the basis of the relative values response from the local level (districts, cities, towns) by the method of UNDP, (ii) Calculation of HDI expanding database on indicators: real income per capita, education indicators on the basis of high school students in total students, medical criteria based on the number of doctors and hospital beds per ten thousand people. Table synthesized by scoring high, medium, low, respectively 3-2-1. Key words: "human development", "criteria", "Thainguyen", "HDI", "extended criteria".  Tel: 0912 687173, Email: vac_03061982@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_bo_tieu_chi_danh_gia_su_phat_trien_con_nguoi_cap_ti.pdf