Từ tính tất yếu kinh tế - xã hội ở nước ta, Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
tham gia vào đời sống kinh tế - xã hội với tư
cách là một chủ thể kinh tế đặc biệt - chủ thể
có quyền lực chính trị và nhằm thực thi quyền
lực chính trị của nhân dân. Nhà nước thực
hiện đồng thời chức năng kinh tế - xã hội và
chủ động định hướng sự phát triển xã hội theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cho nên, giải quyết và thực hiện tốt vai trò
chức năng của nhà nước trong kinh tế thị
trường chính là điều kiện cơ bản nhất cho
việc thực thi quyền lực chính trị, quyền lực
nhà nước.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Thị Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 137 - 141
137
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Phạm Thị Huyền, Vũ Thị Thuỷ*
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thực tiễn từ 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, sự nghiệp
đổi mới của nhân dân ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu cơ bản, tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước đã phát huy vai trò, hiệu lực quản lý, phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được một số
hiệu quả rất quan trọng. Song trong quá trình thực thi quyền lực còn tồn tại nhiều thiếu sót, khuyết
điểm cần phải khắc phục.
Trước thực trạng đó, đặt ra vấn đề khách quan là Nhà nước phải tự đổi mới và hoàn thiện mình
như thế nào? Điều tiết, quản lý và can thiệp vào kinh tế bằng những nội dung, giải pháp nào để
phát huy vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm quyền lực chính trị của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và phát triển nền kinh tế thị trường đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ khóa: Kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước, kinh tế nhà nước, điều tiết kinh tế, quản lý kinh tế
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đặc điểm cơ bản của nước ta là từ một nền
sản xuất nhỏ là chủ yếu đi lên chủ nghĩa xã
hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
Điều này có nghĩa là sau cách mạng dân tộc
dân chủ, về chính trị, chúng ta đã có Nhà
nước xã hội chủ nghĩa, nhưng về trình độ nền
kinh tế thì còn chưa tương xứng. Từ trình độ
kinh tế ấy, muốn đạt đến một nền kinh tế hiện
đại, phát triển, hầu hết các nước đều phải đi
qua vài trăm năm, thậm chí còn phải trả giá
đắt về xã hội. Nhưng lịch sử cũng chứng
minh rằng có thể rút ngắn quá trình phát triển.
Phát triển rút ngắn là một thách thức vô cùng
to lớn đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có đường
lối chính sách đúng đắn, tránh khỏi những sai
lầm "tư" và "hữu", xây dựng các thể chế nhà
nước thực sự có năng lực, và trong sạch, có
phương pháp huy động cao nhất nguồn lực
của đất nước và phân bổ hợp lý các nguồn lực
đó cho phát triển.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, thực
hiện đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là
đổi mới tư duy, trọng tâm là đổi mới tư duy
kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời với
*
Email: vuthuy.dhsptn@gmail.com
đổi mới kinh tế là từng bước đổi mới hệ
thống chính trị, trọng tâm là đổi mới vai trò
quản lý của nhà nước. Quan điểm này đã
được Đại hội VII, Đại hội VIII cụ thể hóa,
tiếp tục thực hiện và được ghi trong Hiến
pháp 1992 "Nhà nước phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước định
hướng xã hội chủ nghĩa".
Thực hiện chủ trương đổi mới và các quyết
định quan trọng của Đảng, từ năm 1986 đến
nay, kinh tế xã hội nước ta đã có những bước
chuyển biến tích cực, phát triển nhanh chóng.
"Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã
hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc"
[6, tr. 67]. Nền kinh tế đạt được nhiều thành
tựu quan trọng, tạo tiền đề bước vào thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. “Tốc độ tăng trưởng bình quân của nền
kinh tế từ năm 1986 đến năm 1990 là 3,9%
năm; 1991-1995 là 8,2% năm; trong năm
1996 là 9,34%; 1997 là 8,15%; 1998 là 5,8%;
và 1999 là 4,7%. Sự phát triển kinh tế đã góp
phần cải thiện được đời sống nhân dân [3, tr.
262], “tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị
giảm 9 - 10% vào năm 1990-1992, giảm
xuống 6,08% vào năm 1994, 5,88% năm 1996
và 6,85% năm 1998. Tỷ lệ lao động qua đào
tạo từ 12% năm 1992 tăng lên 17% năm
1997” [2, tr. 33].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phạm Thị Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 137 - 141
138
* Một số thành tựu về mặt xã hội
Năm 1999, cả nước xóa đói giảm nghèo được
415 nghìn hộ, giảm tỷ lệ nghèo đói trong cả
nước xuống còn 13%. Năm 2000, cả nước
phấn đấu giảm 30 nghìn hộ nghèo, đưa tỷ lệ
hộ nghèo xuống dưới 11% [1, tr. 3].
Như vậy, xây dựng một nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải đi
đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà
nước. Song nhà nước quản lý nền kinh tế đó
như thế nào, làm cách nào để vừa phát triển
được kinh tế nhưng vừa bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa. Làm ra sao để nhà nước
tương xứng với năng lực của một nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ
mới. Việc tăng cường vai trò nhà nước là
đúng song củng cố lại và thúc đẩy năng lực
hoạt động của các thể chế ra sao để nền kinh
tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững và
công bằng xã hội được thực hiện. Từ thực tiễn
trên cho thấy, phải khẳng định lại và bổ sung
thêm những giải pháp cụ thể để tăng cường
vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay là thực sự cần thiết
và quan trọng.
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ TĂNG
CƯỜNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY
Xác định đúng vai trò nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,
những năm qua chúng ta đã từng bước chuyển
nền kinh tế từ cơ chế cũ sang cơ chế thị
trường. Theo hướng đó, vai trò nhà nước đã
từng bước chuyển đổi từ chỉ huy mệnh lệnh
hành chính sang quản lý hành chính nền kinh
tế. Với việc xác định đúng vai trò nhà nước
trong kinh tế thị trường đã góp phần quan
trọng khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội
và đã đạt được tăng trưởng kinh tế, cải thiện
được đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới vẫn còn
tồn tại những quan điểm nhận thức lệch lạc về
vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, dẫn
đến trong tổ chức thực hiện ở một bộ phận
cán bộ công chức vẫn nặng về quan liêu mệnh
lệnh, can thiệp quá sâu, thậm chí làm thay cho
các doanh nghiệp...
Những sai lầm đó, xuất phát từ những ý kiến
cho rằng chỉ trong nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung bao cấp, khi bộ máy nhà nước là
người trực tiếp tổ chức và điều khiển nền sản
xuất xã hội với hệ thống kế hoạch chỉ tiêu
pháp lệnh và mệnh lệnh hành chính thì mới
cần đến vai trò quản lý, điều hành của nhà
nước, còn trong cơ chế thị trường thì cứ để
cho các thành phần kinh tế phát triển tự do,
thị trường sẽ định hướng, dẫn dắt cả người
sản xuất kinh doanh lẫn người tiêu dùng.
Quan niệm như vậy, dường như đã lặp lại
quan điểm "Nhà nước tối thiểu và thị trường
tối đa", Với quan điểm đó, tất yếu dẫn đến
tình trạng buông lỏng quản lý nhà nước, làm
xuất hiện tình trạng thả nổi, vô chính phủ, để
những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường
phát triển, tạo cơ hội cho những kẻ thoái hóa
biến chất và các thế lực xấu lũng đoạn thị
trường, đục khoét tài sản của nhà nước và
nhân dân như vừa qua. Mặt khác, làm cho
tình trạng quan liêu, cửa quyền, mất dân
chủ, thủ tục rườm rà, qua nhiều khâu, nhiều
nơi vẫn đang tiếp tục hạn chế sự phát triển
của lực lượng sản xuất gây không ít khó
khăn cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do vậy, phải khắc phục những nhận
thức không đúng trên và phải thống nhất
nhận thức đúng đắn hơn về vai trò nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Theo tinh thần đó, trên cơ sở quan điểm của
Đảng, cần nhận thức chức năng của nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta như sau:
- Nhà nước phải tạo lập được các thể chế, hệ
thống pháp luật, tạo môi trường lành mạnh
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, thiết
lập đồng bộ các yếu tố và cơ chế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước phải định hướng phát triển xã hội
thông qua việc hoạch định các chính sách lâu
dài, được cụ thể hóa thành các chương trình,
kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế - xã hội
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với
công bằng và tiến bộ xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phạm Thị Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 137 - 141
139
Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của
thể chế nhà nước
* Cơ quan lập pháp
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vừa là
một động lực vừa tạo ra nguy cơ mất ổn định
thị trường. Cạnh tranh không hợp pháp dễ dẫn
đến độc quyền, nhóm độc quyền. Vì vậy, để
bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh
diễn ra bình thường thì không thể không có
một hệ thống pháp luật đồng bộ và dầy đủ.
Trong phạm vi này, nhà nước là người duy
nhất tạo ra các luật chơi để các chủ thể kinh tế
được tham gia cuộc đua một cách bình đẳng.
Tuy nhiên, làm như thế nào để nhà nước tạo ra
được hệ thống luật pháp phù hợp với kinh tế
thị trường mà không làm giảm đi vai trò nhà
nước. Giải pháp duy nhất là phải không ngừng
đổi mới các quá trình hoạt động lập pháp.
Thứ nhất, về chương trình xây dựng pháp
luật: Phải dựa trên tinh thần của Cương lĩnh,
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đại
hội Đảng lần thứ VII đã thông qua.
Thứ hai, thực hiện dân chủ trong quá trình
xây dựng luật phải tạo điều kiện cho các chủ
thể kinh tế và công dân được tham gia xây
dựng các dự án luật. Việc làm này vừa bảo
đảm dân chủ XHCN, vừa phát huy trí tuệ và
vai trò làm chủ của nhân dân trong việc tham
gia công việc nhà nước.
Thứ ba, Việc thực hiện quy trình xây dựng
luật. Cần tiếp tục nghiên cứu, xử lý tốt hơn
việc phân định thẩm quyền về nội dung.
Thứ năm, vấn đề triển khai thi hành luật, đây là
nội dung cơ bản của việc xây dựng nhà nước
pháp quyền nên cần được quan tâm hơn nữa.
* Cơ quan hành pháp
- Để quản lý và điều tiết kinh tế một cách hiệu
quả, chính phủ phải đẩy mạnh đổi mới hoạt
động quản lý nhà nước về kinh tế của mình.
"Chính phủ và bộ máy hành chính nhà nước
vừa thống nhất quản lý việc thực hiện các
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội,
quốc phòng an ninh và đối ngoại theo đúng
chức năng phù hợp và cơ chế mới" [6, tr. 50].
- Để đổi mới được thể chế hành pháp, phải
đổi mới đồng bộ chức năng quản lý và điều
tiết kinh tế, không can thiệp vào các hoạt
động sản xuất kinh doanh, Chính phủ phải tạo
sân chơi cho chính mình và các chủ thể kinh
tế, đồng thời bằng sức mạnh kinh tế của mình
tham gia cuộc chơi một cách bình đẳng để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hạn chế những
thất bại của kinh tế thị trường .
* Cơ quan tư pháp
Hoạt động tư pháp của nhà nước phải là
người trọng tài giải quyết những tranh chấp
về kinh tế và chống các hành động độc quyền,
bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của các
chủ thể và chống lại mọi hình thức tước đoạt,
ăn cắp tài sản.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước và xã hội
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước là nhằm giữ vững bản chất giai cấp
công nhân, phát huy vai trò của Nhà nước,
bảo đảm cho mọi quyền lực thuộc về nhân
dân, Nhà nước là người đại diện đưa công
cuộc đổi mới đi đúng định hướng xã hội chủ
nghĩa. Để tăng cường được sự lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong giai
đoạn hiện nay mà trọng tâm là lãnh đạo kinh
tế cần phải:
- Đảng phải đề ra được cương lĩnh, đường lối,
quan điểm, chiến lược và sách lược kinh tế
trên cơ sở căn cứ khoa học, phù hợp với thực
tiễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta.
- Đảng phải thường xuyên lãnh đạo nhà nước
cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, đường
lối, chính sách kinh tế của mình thành các thể
chế, pháp luật, cơ chế, chính sách kinh tế.
- Để tăng cường lãnh đạo đối với Nhà nước
và xã hội, Đảng phải định hướng rõ trong quá
trình phát triển kinh tế theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Nghĩa là, các hình thức và phương
pháp quản lý nền kinh tế thị trường được Nhà
nước sử dụng như một công cụ, phương tiện
để đạt tới nền kinh tế tăng trưởng cao, bền
vững, ổn định nhằm mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Đảng phải là một lực lượng có trình độ trí
tuệ cao, nắm vững các quy luật khách quan
của kinh tế thị trường vận dụng sáng tạo vào
điều kiện cụ thể ở nước ta. Đồng thời, phải
xây dựng hệ thống tổ chức Đảng vững mạnh
trong các cơ quan nhà nước và chính quyền
địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phạm Thị Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 137 - 141
140
- Để tăng cường được vai trò của nhà nước
trong kinh tế thị trường hiện nay, Đảng phải
đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
kinh tế giỏi.
Nói tóm lại, nền kinh tế nước ta là một nền
kinh tế nông nghiệp, có tỷ trọng hàng hóa
thấp, lại bị tàn phá bởi chiến tranh, có thời
gian phát triển lệch lạc trong cơ chế quan liêu
bao cấp. Vì vậy kinh tế thị trường ở nước ta
chưa thuần thục, còn thiếu nhiều thể chế hiện
đại; các thể chế đã có còn thiếu đồng bộ, còn
bị ảnh hưởng bởi tư duy và tập quán cũ. Mặt
khác, từ một nước nghèo, tích lũy thấp, nhu
cầu đầu tư cao, nên vấn đề xã hội còn là vấn
đề gay gắt.
Từ những điều kiện trên đây, xây dựng nền
kinh tế thị trường ở nước ta tất yếu phải có
vai trò đặc biệt của Nhà nước. Nhà nước
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta không
đơn thuần chỉ làm "chức năng công quyền"
mà nó vừa là người hướng dẫn, dìu dắt giúp
đỡ các chủ thể kinh tế, là người vừa là trọng
tài vừa là chủ thể đặc biệt của "cuộc chơi". Là
một người vừa ra lệnh vừa giáo dục thuyết
phục. Nhà nước không bị giới hạn vào một
khuôn khổ nhất định nào cả. Nếu sự phát triển
nền kinh tế thị trường mở rộng ra vô tận, thì
Nhà nước cũng phải tăng cường vai trò và
năng lực của mình đến vô tận. Tuy nhiên Nhà
nước không thể hành động tùy tiện kiểm soát
mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, mà
Nhà nước hành động trong môi trường pháp
quyền và dân chủ; trong điều kiện đổi mới
không ngừng phương pháp về quản lý nền
kinh tế.
Từ tính tất yếu kinh tế - xã hội ở nước ta, Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
tham gia vào đời sống kinh tế - xã hội với tư
cách là một chủ thể kinh tế đặc biệt - chủ thể
có quyền lực chính trị và nhằm thực thi quyền
lực chính trị của nhân dân. Nhà nước thực
hiện đồng thời chức năng kinh tế - xã hội và
chủ động định hướng sự phát triển xã hội theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cho nên, giải quyết và thực hiện tốt vai trò
chức năng của nhà nước trong kinh tế thị
trường chính là điều kiện cơ bản nhất cho
việc thực thi quyền lực chính trị, quyền lực
nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Hằng (2000), Xóa đói giảm nghèo
một điểm sáng của thời kỳ đổi mới đất nước, Báo
Nhân Dân (16334).
[3].Trần Hữu Thung (1999), "Việc làm của người
lao động bảo đảm và nâng cao chất lượng cuộc
sống", Cộng sản.
[3]. Ngân hàng thế giới (1998), Nhà nước trong
một thế giới đang chuyển đổi, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
[4]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI (1986), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[5]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII (1991), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII (1996), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[7]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI (2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phạm Thị Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 137 - 141
141
SUMMARY
BASIC SOLUTIONS TO STRENGTHEN THE ROLE OF GOVERNMENT
IN SOCIALIST MARKET ECONOMY IN OUR COUNTRY TODAY
Pham Thi Huyen, Vu Thi Thuy*
College of Education – TNU
In reality since 1986, under the leadership of Vietnamese Comunist Party and the role of the State
management, the reforms of our country have gained many basic achivements. Organizations and
activities of the state system have promoted the role and effectiveness of the management; socio-
economic development has gained important efficiency. However, the enforcement process
maintains many shortcomings, disadvantages which need overcoming.
Facing to this situation, some objective questions existing are how the State renews and completes
itself and what solutions should be done to regulate, manage and interfere in the economy in order
to promote the role and effective management of the State, ensuring the political power of the
working class, working people and developing a true socialist market economic orientation.
Key words: Market economy, role of the State, State economiy, regulate economy, manage
economy.
Ngày nhận: 24/05/2012; Ngày phản biện:31/05/2012; Ngày duyệt đăng:12/06/2012
*
Email: vuthuy.dhsptn@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_giai_phap_co_ban_nham_tang_cuong_vai_tro_nha_nuoc_tron.pdf