Những điều bạn cần biết về Kinh tế, cách vận hành và dự báo Kinh tế
GDP danh nghĩa (Nominal GDP):
Là GDP tính theo số lượng và giá hiện
hành. (captures both changes in quantity
and prices)
Nghĩa là, sản phẩm ra đời trong năm nào
thì lấy giá tại năm đó.
Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành
(current price).
44 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những điều bạn cần biết về Kinh tế, cách vận hành và dự báo Kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Copyright 2012 © CFOViet.com
Những điều bạn cần biết về Kinh tế,
cách vận hành và dự báo Kinh tế
Phần cơ bản: Tổng hợp kiến thức Kinh tế vĩ mô cần thiết
cho Doanh nhân, Người đang đi làm và Sinh viên
Ebook được thiết kế hợp lý, giúp đọc tốt trên máy tính, iPad và các thiết bị di động khác
Copyright © CFOViet.com
Hướng dẫn sử dụng Ebook
3
Click vào đây !
Click vào "Navigation Panel" để biết được bạn đang đọc đến trang nào của Ebook.
Copyright © CFOViet.com
Quyền lợi của bạn
Cám ơn bạn đã mua Ebook này. Bạn sẽ được CFOViet ưu tiên gửi riêng qua email
một số quà tặng sau sau đây:
Gói tài liệu kinh tế hữu ích dùng kèm với sách
Bản cập nhật của tài liệu này (nếu có)
Tài liệu khác về Bí quyết thành công, cơ hội kinh doanh, đầu tư,… (gửi định kỳ)
Nếu chưa mua, bạn có thể đăng ký tại đây để được hưởng ưu đãi:
Copyright © CFOViet.com
Copyright © CFOViet.com
Vì sao cần học Kinh tế vĩ mô ?
1. Đối với những người đang theo học ngành kinh tế, tài chính, kế toán,
ngân hàng, đầu tư, bán hàng, marketing,... : Kinh tế vĩ mô là nguồn
kiến thức thực sự cần thiết và nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao
những ai am hiểu về lĩnh vực này.
2. Đối với doanh nghiệp: Hiểu biết về kinh tế vĩ mô giúp doanh nghiệp
nắm được quy luật của nền kinh tế, ứng phó một cách nhạy bén đối
với những thay đổi về chính sách, biến động của thị trường,… nhằm
giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn cũng như nắm bắt cơ hội để
phát triển kinh doanh.
3. Đối với ngân hàng: biến động của các yếu tố thuộc kinh tế vĩ mô gắn
liền với lợi nhuận của ngân hàng, và người làm trong ngân hàng
buộc phải hiểu rõ lĩnh vực này.
4. Đối với nhà đầu tư: mọi quyết định đầu tư luôn căn cứ vào việc phân
tích doanh nghiệp kết hợp với chính sách kinh tế vĩ mô của đất
nước.
5. Đối với người làm trong chính phủ: hiểu rõ về kinh tế vĩ mô mới có
thể ra quyết định và ban hành chính sách một cách sáng suốt và
hợp lý. Copyright © CFOViet.com
Hiểu biết về kinh tế vĩ mô là một lợi thế khi đi xin việc www.CFOViet.com
Chủ tịch tập đoàn Mc Kensey nói về kinh tế vĩ mô & vi mô
Phần lớn dấu hiệu cảnh báo các “cơn bão” tài chính
nằm ở điều kiện kinh tế vi mô.
Song song với nó, việc theo dõi các chỉ số kinh tế vĩ
mô sẽ có thể giúp tìm ra nguyên nhân của khủng
hoảng, chỉ ra nơi khủng hoảng sẽ tấn công và thậm
chí khoảng thời gian nó có thể tấn công.
www.CFOViet.com
Lời dạy của cao nhân
“Nếu cho tôi 8 tiếng đồng hồ
để chặt 1 cái cây,
thì tôi sẽ dùng 6 tiếng để
mài chiếc rìu”
Abraham Lincoln
(Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ) CFOViet.com
10
Chương 1
Tổng quan về Kinh tế vĩ mô
Overview of Macroeconomics
CFOViet
CFOViet.com
11
Kinh tế vĩ mô
là gì ?
Copyright © CFOViet.com
Kinh tế vĩ mô vs Kinh tế vi mô
Kinh tế
vĩ mô
Kinh tế
vi mô
Copyright © CFOViet.com
Kinh tế vĩ mô & Kinh tế vi mô trên báo chí
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vi mô
Copyright © CFOViet.com
Kinh tế vĩ mô là gì ?
Kinh tế học nghiên cứu về 2 lĩnh vực chính: Kinh tế vĩ mô và Kinh tế vi mô
Vĩ mô (Macro) : quy mô lớn, phạm vi lớn
Vi mô (Micro) : quy mô nhỏ, phạm vi nhỏ
Kinh tế học
Economics
Chữ Vi (微) nghĩa là nhỏ bé
Ví dụ: Vi trùng (sinh vật rất nhỏ)
Chữ Vĩ (偉) nghĩa là to lớn
Ví dụ: Vĩ nhân (người vĩ đại)
Kinh tế vi mô
Microeconomics
Kinh tế vĩ mô
Macroeconomics
Chữ Mô (模) nghĩa là quy mô, phạm vi
Copyright © CFOViet.com
Sự khác nhau giữa Kinh tế vĩ mô và Kinh tế vi mô là gì ?
Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics)
Nhìn từ trên cao, quan sát toàn bộ khu rừng.
Quy mô rộng lớn: toàn thể nền kinh tế (overview of the
economic status of a country)
Đối tượng: Chính phủ, người nước ngoài, toàn bộ doanh
nghiệp, hộ gia đình,...
Ví dụ: tăng trưởng GDP, CPI, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát,
chính sách tiền tệ,… (growth, inflation, unemployment,...)
Kinh tế vi mô (Microeconomics)
Nhìn từ mặt đất, quan sát sự tương tác giữa các cây trong rừng.
Quy mô nhỏ lẻ: tập trung vào các cá thể đơn lẻ (focused on
the behavior of individual households and firms)
Đối tượng: người tiêu dùng, doanh nghiệp, thị trường cạnh
tranh,…
Ví dụ: cung, cầu, giá cả, thị trường, sản lượng, doanh thu,
chi phí, lợi nhuận,... (the supply and demand for goods and
services...)
Copyright © CFOViet.com
Câu hỏi dành cho bạn
Trong 2 ví dụ dưới đây, ví dụ nào đề cập đến kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô ?
"Tổng kết năm 2011, GDP tăng gần 6%, xuất khẩu
tăng 33% và nhập siêu giảm mạnh. Đặc biệt, cán
cân thanh toán đã bội thu 3 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ
được cải thiện và tỷ giá được giữ ổn định trong
những tháng cuối năm…"
(Chứng khoán Phương Nam)
Ví dụ 1
"Theo nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam
(VSA), sau nhiều tháng trầm lắng từ đầu năm đến
nay, thị trường thép có thể sẽ khởi động tốt hơn từ
tháng 9 cho đến quý IV. Khi đó, thị trường thép sôi
động trở lại, sức tiêu thụ mạnh, giá bán sẽ được
điều chỉnh lên một chút."
(Thời báo ngân hàng)
Ví dụ 2
17
Mục tiêu của
Kinh tế vĩ mô
Copyright © CFOViet.com
Các Mục Tiêu Của Kinh Tế Vĩ Mô
Kinh tế vĩ mô quan tâm đến 4 mục tiêu chính:
4 mục tiêu
1 2 3 4
Sản lượng Việc làm Lạm phát Cán cân
thương mại
Sản lượng
cao và tăng
trưởng tốt
Tỷ lệ lạm
phát vừa
phải
Xuất khẩu
nhiều hơn
nhập khẩu
Kinh Tế Vĩ Mô
Nhiều việc
làm
và tỷ lệ thất
nghiệp thấp
19
4 nhân tố chính
trong Kinh tế vĩ mô
Copyright © CFOViet.com
4 nhân tố chính trong Kinh tế vĩ mô
Kinh tế
Vĩ mô
Cá nhân /
Hộ gia đình
Doanh nghiệp
Nhà sản xuất
Nhà nước
Chính phủ
Nước ngoài
(Ngoại thương)
21
Các công cụ
điều tiết vĩ mô
Copyright © CFOViet.com
Công cụ điều tiết Kinh Tế Vĩ Mô
Có 4 công cụ điều tiết Kinh tế vĩ mô:
4 công cụ điều tiết
1 2 3 4
Chánh sách
tài khóa
(fiscal policy)
Chánh sách
tiền tệ
(monetary policy)
Chánh sách
ngoại thương
(trade policy)
Chánh sách
thu nhập
(Incomes policy)
Tăng giảm
chi tiêu và
thuế
Tăng giảm
cung tiền và
mức lãi suất
Tỷ giá hối đoái,
thuế xuất
nhập khẩu,
hạn ngạch
Tăng giảm
giá cả và
tiền lương
Kinh Tế Vĩ Mô
Relax: Bài học cuộc đời www.CFOViet.com
“Chỉ mất 2 năm để học nói
Nhưng phải mất cả cuộc đời để học im lặng”
Proverbe Chinois
24
Chương 2
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Gross Domestic Product
CFOViet.com
CFOViet
25
Tổng sản phẩm
quốc nội
(GDP)
Copyright © CFOViet.com
GDP trên báo chí
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là gì ?
Market value = Price×Quantity
Là tích của Giá và Số lượng (tổng số tiền
bỏ ra để mua hàng)
Ví dụ:
Bánh Mì (Số lượng = 5, Giá = 1000Đ/ổ)
sẽ có Market Value = 5×1000 = 5000Đ
Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trường (market value)
của toàn bộ dịch vụ và hàng hóa cuối cùng (final goods and services)
được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của 1 quốc gia (within the border of a country),
trong 1 khoảng thời gian nhất định (given time period) thường là 1 năm hoặc 1 Quý.
Sản phẩm được người sử dụng cuối
cùng (final buyer) mua để dùng. Ví
dụ:
Điện thoại, Xe hơi, Vé xem ca nhạc…
Ví dụ:
1. Thu nhập của người Việt Nam
đang làm ở Nhật được tính vào
GDP của Nhật.
2. Giá trị thị trường của điện thoại
Galaxy do công ty Samsung
Vietnam sản xuất được tính vào
GDP của Việt Nam.
3. Lợi nhuận do ngân hàng HSBC
Vietnam kiếm được tại Việt Nam
được tính vào GDP của Việt
Nam.
Ví dụ:
1. Nhà xây năm 2011 nhưng được
bán vào năm 2012, thì được tính
vào GDP năm 2011,
2. Hàng hóa được sản xuất vào
năm 2011, nhưng được cất giữ
trong kho để đến năm 2012 mới
bán, thì được tính vào GDP của
năm 2011, còn tiền hoa hồng đại
lý bán hàng được tính vào 2012.
Tên gọi khác: Tổng sản phẩm nội địa
Tiếng Anh: Gross Domestic Product
GDP là giá trị của sản phẩm cuối cùng
$100
Cao su
giá
$100
$100
$200
$300
$49.700
Lốp xe
giá
$300
Xe hơi
giá
$50.000
Công ty Cao su Công ty Lốp xe Công ty Ô tô
GDP là tổng của phần giá trị gia tăng
(Value Added) tô màu đỏ:
100 + 300 + 49700 = $50.000
GDP cũng
là giá trị
của sản
phẩm cuối
cùng
($50.000)
GDP là giá trị của sản phẩm cuối cùng
Như vậy, GDP chỉ bao gồm sản phẩm cuối cùng (dạng thành phẩm), chứ không bao gồm
sản phẩm trung gian (dạng nguyên liệu), nhằm tránh sự trùng lặp khi 1 mặt hàng được tính
đến 2 lần (avoids double counting).
Sản phẩm đầu vào của quá trình sản
xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng, và
được sử dụng hết sau quá trình đó.
Ví dụ: Chip dùng để chế tạo điện thoại,
lốp cao su để sản xuất xe hơi, bột để
làm bánh,…
Sản phẩm trung gian (Intermediate goods)
Sản phẩm được người sử dụng cuối
cùng (final buyer, ultimate consumer)
mua để dùng, chứ không phải để sản
xuất.
Ví dụ: Điện thoại, Xe hơi, Bánh kẹo,…
Sản phẩm cuối cùng (Final goods)
Tính toán GDP
Giá Số lượng
Giá trị thị
trường
(Market
Value)
GDP
Bánh mì $30 900
30×900
= $27.000
$46.200
Sữa $100 192
100×192
= $19.200
Ví dụ: Tính GDP của Đất nước NeverLand (chỉ sản xuất 2 sản phẩm Bánh mì và Sữa)
*GDP ở đây còn được gọi là GDP danh nghĩa (Xem các phần tiếp theo để hiểu rõ hơn)
31
Cách tính GDP
Nội dung trên là một phần trích trong Ebook:
"Những điều bạn cần biết về Kinh tế,
cách vận hành và dự báo Kinh tế"
Phần cơ bản: Tổng hợp kiến thức Kinh tế vĩ mô cần thiết
cho Doanh nhân, Người đang đi làm và Sinh viên
Xem thêm tại đây:
33
Tổng sản phẩm
quốc dân
(GNP)
GDP danh nghĩa và GDP thực tế trên báo chí
GDP danh nghĩa
Tổng sản phẩm
quốc dân (GNP)
Sự khác nhau giữa GDP và GNP
GNP (Gross National Product) là Tổng sản phẩm quốc dân.
GNP của Việt Nam là tổng thu nhập của người Việt ở trong nước và nước ngoài (nation's
citizens), nhưng không tính thu nhập của người nước ngoài đang ở Việt Nam (foreigners
earn within the nation's boundaries are not included).
Ca sỹ Mỹ Tâm đi biểu diễn ở Hoa Kỳ thì
được tính vào :
GNP của Việt Nam
GDP của Hoa Kỳ
Ca sỹ Việt Nam Ca sỹ nước ngoài
Ban nhạc Westlife (quốc tịch Ireland) đến
Việt Nam biểu diễn thì được tính vào :
GNP của Ireland
GDP của Việt Nam
GNP = GDP + income earned by residents from overseas investments - income earned
within the domestic economy by overseas residents.
36
GDP danh nghĩa
vs
GDP thực tế
GDP danh nghĩa và GDP thực tế trên báo chí
GDP danh nghĩa
GDP thực tế
Tính toán GDP danh nghĩa (Nominal GDP) và GDP thực tế (Real GDP)
Năm 2011 2012
Năm 2011 bán được:
Số lượng bánh mì = 3 ổ
Giá 1 ổ = 10.000 Đ
Năm 2012 bán được:
Số lượng bánh mì = 4 ổ
Giá 1 ổ = 12.000 Đ
GDP danh nghĩa =
GDP thực tế =
GDP danh nghĩa =
GDP thực tế =
Tính toán GDP danh nghĩa (Nominal GDP) và GDP thực tế (Real GDP)
Năm 2011 2012
Năm 2011 bán được:
Số lượng bánh mì = 3 ổ
Giá 1 ổ = 10.000 Đ
Năm 2012 bán được:
Số lượng bánh mì = 4 ổ
Giá 1 ổ = 12.000 Đ
GDP danh nghĩa = 3×10.000 = 30.000 Đ
GDP thực tế = 3×10.000 = 30.000 Đ
GDP danh nghĩa = 4×12.000 = 48.000 Đ
GDP thực tế = 4×10.000 = 40.000 Đ
Kết luận: GDP danh nghĩa có tính đến yếu tố lạm phát, còn GDP thực tế thì không.
GDP danh nghĩa tính theo
giá hiện tại (current price).
GDP thực tế dùng lại giá cũ của
năm 2011 là 10.000 Đ để tính.
Phân biệt GDP danh nghĩa (Nominal GDP) và GDP thực tế (Real GDP)
GDP danh nghĩa (Nominal GDP):
Là GDP tính theo số lượng và giá hiện
hành. (captures both changes in quantity
and prices)
Nghĩa là, sản phẩm ra đời trong năm nào
thì lấy giá tại năm đó.
Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành
(current price).
GDP thực tế (Real GDP):
Là GDP tính theo số lượng của năm nay,
nhưng giá cố định (constant prices) của
năm gốc (năm trước). (captures only
changes in quantity and is insensitive to
the price level)
Do vậy còn gọi là GDP theo giá so sánh
(prices of a base year).
Năm 2011 2012
GDP mà chính
phủ công bố
(thường xuất hiện
trên báo chí) là
GDP danh nghĩa.
Tính toán GDP danh nghĩa (Nominal GDP) và GDP thực tế (Real GDP)
2010 2011 2012
Giá Số
lượng Giá
Số
lượng Giá
Số
lượng
Bánh mì $30 900 $31 1.000 $36 1.050
Sữa $100 192 $102 200 $100 205
Câu hỏi:
Tính GDP danh nghĩa và GDP thực tế theo từng năm, lấy năm 2006 làm mốc (Base year).
Xem câu trả lời ở trang sau…
Tính toán GDP danh nghĩa (Nominal GDP) và GDP thực tế (Real GDP)
2010 (Gốc) 2011 2012
Giá Số
lượng Giá
Số
lượng Giá
Số
lượng
Bánh mì $30 900 $31 1.000 $36 1.050
Sữa $100 192 $102 200 $100 205
GDP
danh
nghĩa
30×900 +
100×192 =
$46.200
$51.400 $58.300
GDP
thực tế $46.200
30×1000 +
100×200 =
$50.000
30×1050 +
100×205 =
$52.000
Trả lời:
43
Chỉ số
giảm phát GDP
GDP deflator
Nội dung trên là một phần trích trong Ebook:
"Những điều bạn cần biết về Kinh tế,
cách vận hành và dự báo Kinh tế"
Phần cơ bản: Tổng hợp kiến thức Kinh tế vĩ mô cần thiết
cho Doanh nhân, Người đang đi làm và Sinh viên
Xem thêm tại đây:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_kinhtevimo_demo_121029195757_phpapp01_4474.pdf