Năm 1967, Guilfort (Mỹ) cho rằng tư duy hội tụ (convergence thinking) là kiểu tư duy
đặc trưng của người hiểu sâu vấn đề, còn tư duy phân kỳ (devergence thinking) là kiểu
tư duy đặc trưng của người sáng tạo [8]. Do đó, nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu thì đây
còn là một vấn đề hay còn nhiều điều cần giải quyết. Việc giải thích và lý giải phương
án đúng và vận dụng tri thức mới trong vào giải quyết các tình huống khác nhau về lý
thuyết, về thực tiễn sản xuất, đời sống chính là rèn luyện tư duy hội tụ cho NH; còn việc
giải thích và lý giải các phương án sai giải thích tại sao sai có ưu thế trong rèn luyện tư
duy phân kỳ cho NH, kiểu tư duy đặc trưng của người sáng tạo.
Khi sử dụng CHNLC để dạy học một vấn đề là giúp cho HS có cách suy nghĩ nhiều
chiều khi tiếp xúc với một nội dung học tập cụ thể.
Dạy học bài mới sử dụng CHNLC cũng sử dụng việc hợp tác của những nhóm nhỏ NH
làm việc cùng nhau để tối đa hóa kết quả học tập của những NH cùng nhóm. Việc có
sẵn các phương án chọn chính là “bà đỡ” của mọi thành viên trong nhóm, NH tự tin tin
hơn và luôn có ý kiến của riêng mình trên cơ sở tư duy suy lý (suy luận, suy đoán) từ
gợi ý của các phương án mà có thể có những phương án riêng của mình, GV cần tôn
trọng những phương án mới mẻ đó và có những phán xét thuyết phục.
4. KẾT LUẬN
Dạy học bài mới bằng sử dụng CHNLC có khả năng phát huy tính tích cực của NH vì
nó kết hợp được nhiều ưu thế của các phương pháp tích cực: dạy học kiến tạo, dạy học
hợp tác, dạy học hội tụ và phân kỳ. Đây là một phương pháp mới còn nhiều vấn đề cần
nghiên cứu thêm, tác giả mong được sự hỗ trợ tích cực của các nhà khoa học giáo dục.
9 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm tương đồng của phương pháp dạy bài mới bằng câu hỏi nhiều lựa chọn với phương pháp dạy học tích cực - Vũ Đình Luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 02(18)/2011: tr. 86-94
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI MỚI BẰNG
CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
VŨ ĐÌNH LUẬN
Trường Đại học Thủ Dầu Một
Tóm tắt: Phương pháp dạy bài mới bằng câu hỏi nhiều lựa chọn có cơ sở
triết lý là: “Học cái đúng trong cái sai và bằng cái sai, dạy cái đúng trong cái
sai và bằng cái sai”; khi nhấn mạnh cái đúng và phân tích phương án đúng
giáo viên đã hướng người học tư duy hội tụ làm cho họ hiểu sâu sắc vấn đề,
khi nhấn mạnh cái sai và phân tích các phương án sai (phương án nhiễu)
giảng viên đã hướng người học tư duy phân kỳ làm cho họ nâng cao khả
năng sáng tạo. Dạy học bài mới sử dụng câu hỏi nhiều lựa chọn có những nét
tương đồng với dạy học tích cực: tri thức được lĩnh hội là sản phẩm kiến tạo
của từng cá nhân thông qua tương tác giữa người học và nội dung học tập;
học tập thông qua tương tác nhóm tự điều chỉnh sự học tập của cá nhân; học
qua sai lầm là có ý nghĩa quan trọng.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dạy học hiện nay ở các trường phổ thông và đại học - cao đẳng ở nước ta, bài mới chủ
yếu được dạy bằng phương pháp thuyết trình, giải thích, minh hoạ ở đại học hoặc vấn
đáp gợi mở ở phổ thông. Những năm gần đây phương pháp dạy học tích cực bắt đầu
được triển khai, song cũng còn nhiều bất cập. Việc đưa câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ -
Multiple Choice Questions) vào dạy học ở trường phổ thông sau nhiều năm thăng trầm
dừng lại sử dụng trong thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tuyển sinh Đại học 4 môn:
Tiếng nước ngoài, Vật lý, Hóa học và Sinh học, có thể có nhiều nguyên nhân mà một
trong những nguyên nhân đó là chất lượng của các câu hỏi nhiều lựa chọn (CHNLC),
việc nghiên cứu sử dụng CHNLC trong dạy bài mới sau công bố của chúng tôi (2004,
2005) [3], [4] mặc dù đã có nhiều luận văn Thạc sĩ bảo vệ ở ĐHSP Hà Nội, Đại học
Vinh, ĐHSP Huế trong các năm từ 2006 cho đến nay nhưng chưa có tác giả nào nghiên
cứu đi sâu phân tích những nét tương đồng của nó với phương pháp dạy học tích cực.
Dựa trên mối quan hệ giữa câu hỏi và bài tập tự luận (CH&BTTL) với CHNLC, chúng
tôi sử dụng CHNLC trong dạy bài mới. Bởi vì mỗi câu hỏi bài tập tự luận chính là tập
hợp của các câu hỏi trả lời ngắn, bài tập nhỏ nếu chúng ta làm phép phân chia kiến thức.
CH&BTTL buộc người trả lời hoặc tìm ra lời giải theo dạng mở, chủ động lựa chọn
thông tin và gia công trí tuệ để trả lời và tìm ra lời giải.
Như vậy, CH&BTTL thường hỏi những vấn đề bao quát hoặc nhiều ý, bao gồm nhiều
bước tư duy để trả lời và tìm ra lời giải thỏa đáng và sáng tạo. Trong dạy học, để gợi ý
trả lời một câu hỏi (CH) hay giải một bài tập (BT) khó, người ta thường sử dụng một
CH hay BT phụ để gợi ý một vấn đề, một bước giải tức là sử dụng những CH, BT nhỏ.
Những CH, BT nhỏ nhất thường chỉ hỏi một vấn đề mà có tác giả gọi là một “đơn vị”
kiến thức. Chúng ta thường gọi các CH&BT như vậy là CH&BT trả lời ngắn (short
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI MỚI...
87
answer questions). CH&BT trả lời ngắn gần tương đương hoặc tương đương với một
hoặc một số CHNLC, mỗi CHNLC bao gồm một phần hỏi và một phần trả lời đúng [4],
[5], [6].
Như vậy: 1 CH&BTTL = n (câu hỏi trả lời ngắn) = m (CHNLC). Ở đây m ≥ n.
câu hỏi trả lời ngắn câu dẫn 1 CHNLC
câu hỏi trả lời ngắn câu dẫn một số CHNLC
Do đó, việc sử dụng câu hỏi, bài tập tự luận để dạy bài mới là một lẽ đương nhiên thì
chúng ta cũng sử dụng CHNLC để dạy bài mới có hiệu quả.
2. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI MỚI BẰNG
CHNLC VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
2.1. Dạy học bài mới bằng sử dụng CHNLC
Chúng tôi áp dụng phương pháp người học (NH) làm việc với giáo trình, giáo khoa
(GT, GK) kết hợp với sử dụng câu hỏi tự luận và CHNLC trong dạy học nội dung mới,
dưới sự chỉ đạo của giảng viên hay giáo viên (GV) theo quy trình ở bảng 2.1:
Bảng 2.1. Quy trình sử dụng CHNLC trong nghiên cứu tài liệu mới
Bước Nội dung GV NH
1 Hướng dẫn NH đọc GT, GK giao
CH tự luận cho NH, hướng dẫn
NH chia thành các câu hỏi nhỏ
Giao nhiệm vụ học
tập, nghiên cứu
Tự hoàn thành nhiệm
vụ độc lập
2 Thống nhất hệ thống CH nhỏ NH
sử dụng CHNLC trả lời CHTLN
Chủ đạo trong thống
nhất câu hỏi
Chủ động sử dụng câu
chọn, tìm câu đúng
3 NH thảo luận, chính xác hoá câu
trả lời, lý giải các phương án
đúng, sai
Chuẩn hoá câu trả lời
đúng
So sánh lý giải phương
án trả lời
4 Vận dụng tri thức mới Gợi ý, ra câu hỏi, bài
tập ứng dụng hoặc
vận dụng thực tiễn
Biết sử dụng
kiến thức thu được
2.1.1. Bước 1. Hướng dẫn NH đọc GT hay GK, giao CH tự luận cho NH, hướng dẫn
NH chia thành các CH nhỏ
Đối với bậc đại học, cao đẳng GV giới thiệu mục tiêu, yêu cầu, vị trí của giáo trình, giáo
khoa trong hệ thống chương trình đào tạo và gợi ý các chương, mục, các đoạn cần đọc,
định hướng những vấn đề khó, giao CHTL cho NH. CH được đặt theo logic nội dung
của chương, bài. Hướng dẫn NH đặt thành nhiều CH nhỏ, mỗi CH đó chỉ đề cập đến
khía cạnh nhỏ của CH chính. Từ các CH đó, NH tự nghiên cứu GT, GK dễ hơn. Với hầu
hết các CH nhỏ, NH có thể huy động kiến thức đã có và kiến thức trong GT, GK để trả
lời, song GV chỉ yêu cầu họ biết tự đặt các CH là mục đích chính với NH ở bậc Đại học,
Cao đẳng vì NH nếu tự biết đặt các CH nhỏ từ CH chính, nghĩa là biết tự đặt cho mình
Câu hỏi tự luận
VŨ ĐÌNH LUẬN
88
bài toán nhận thức. Khi đặt CH, NH đã có hiểu biết về vấn đề nêu ra, bởi vì trong thực
tế biết đặt CH là biết cách trả lời CH. Giai đoạn này NH tự lực làm việc cá nhân ở
nhà. Kết quả chủ yếu là mỗi NH có một hệ thống CH mà câu trả lời là sự tiệm cận dần
đến lời giải cho các CH có vấn đề (CH tự luận) đã giao của GV.
Còn với học sinh phổ thông thì GV có thể giao hệ thống CH nhỏ (CH trả lời ngắn) cho
họ để nghiên cứu GK, bởi vì việc đặt CH không phải là mục tiêu chính của đối tượng
này.
2.1.2. Bước 2. Thống nhất hệ thống CH nhỏ, NH sử dụng CHNLC để trả lời CH nhỏ
GV thống nhất các CH nhỏ này, bỏ bớt những câu quá vụn vặt hoặc quá lớn, sao cho
các CH nhỏ bám sát nội dung chương trình và vì vậy CH nhỏ có nội dung song song với
các CHNLC. (Thực chất khi xây dựng các CHNLC GV cũng xây dựng từ các CH nhỏ
này). GV phát CHNLC cho NH. NH trả lời CH nhỏ bằng các phương án của CHNLC,
NH cũng có thể có câu trả lời ngoài các phương án đã cho, song phải lý giải và bảo vệ
ý kiến của mình. Như vậy, trong lúc dạy NH, chính GV cũng học NH về cách lý giải,
cách suy đoán, cách tư duy... mà GV không chuẩn bị trong các phương án hay giáo án
của mình. Những vấn đề mà phần lớn NH trả lời chọn phương án giống nhau, thì không
cần thảo luận nhóm hoặc cả lớp mà chuyển qua lý giải phương án đúng sai, những CH
mà ít NH trả lời được hoặc phương án trả lời khác nhau, thì GV cho thảo luận nhóm
hoặc cả lớp.
2.1.3. Bước 3. Tổ chức thảo luận theo nhóm hay cả lớp, chính xác hoá CH, lý giải
các phương án của CH NLC
Những CH nhỏ có ít NH trả lời đúng phương án và chưa giải thích được tại sao đúng,
thì cho thảo luận, có thể là từng bàn (nhóm 2 - 4 NH) hoặc theo nhóm lớn hơn, lúc này
GV chiếu các CHNLC lên bằng các phương tiện khác nhau như bằng bản phim trong
qua Overhead, hoặc máy projector. Qua thảo luận rút ra tri thức chung, thực hiện
phương pháp học tập hợp tác (cooperative learning) câu trả lời là kết quả của thảo luận
mang tính tập thể, GV cần yêu cầu NH rút ngắn nhất câu trả lời mà vẫn diễn đạt được
đầy đủ thông tin. Đây là bước rất quan trọng, sau khi chính xác hoá các CH tự luận chi
tiết ở trên, thì việc lý giải các phương án đúng hoặc sai của CHNLC có tác dụng rèn
luyện tư duy cho NH rất lớn. Ở đây GV cần tổ chức cho NH thảo luận và lý giải các
phương án, để cho họ hiểu sâu sắc vấn đề hơn. Có nhiều tình huống xảy ra trong thảo
luận lý giải phương án sai. Cần đánh giá cao các ý kiến về lý giải chính xác các phương
án sai, chứng tỏ NH nắm sâu sắc vấn đề. Vai trò trọng tài của GV lúc này rất quan
trọng. Lợi thế của thảo luận CHNLC là làm cho NH thể hiện rõ mức độ nhận thức. Như
vậy, có thể tập cho NH có lối suy nghĩ nhiều chiều hơn trong cùng một vấn đề. Theo
chúng tôi, bằng cách sử dụng câu hỏi CHNLC, NH có thể học cái đúng trong cái sai
và bằng cái sai. Nghĩa là áp dụng và phát triển lý thuyết “thử - sai”: “mô hình dạy - tự
học có cơ sở sinh học là học thuyết về phản xạ có điều kiện chủ động” của B. F.
Skinner. Song ở mức cao hơn, ở đây nếu NH nhận thấy mình sai thì phải suy nghĩ “tại
sao lại sai” trước khi chọn tiếp, và khi họ chọn đúng rồi thì tự họ hoặc theo yêu cầu của
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI MỚI...
89
GV là phải giải thích tại sao đúng. Như vậy tuỳ trình độ của người học, độ thông hiểu
về vấn đề mà có các mức chọn khác nhau là:
- Thử - sai, thử - sai... và cuối cùng là thử - đúng: NH ít hiểu biết về vấn đề, chọn
lựa đúng - sai chỉ là may rủi. Hầu như hiện tượng này ít có.
- Phán đoán - chọn - sai - chọn lại - đúng: NH có hiểu biết về vấn đề học tập,
song chưa phải ở mức cao mà cần phải có sự liên hệ trực tiếp. Do đó chỉ phán
đoán - chọn - sai và khi biết kết quả sai mới dừng lại chọn lựa kết quả đúng.
- Suy đoán - chọn - sai - lý giải tại sao sai, để cuối cùng có sự “chọn - đúng và lý
giải tại sao đúng ”. NH có kiến thức tốt hơn. NH tự tìm ra ý nghĩa, làm chủ các
kỹ năng kỹ xảo nhận thức, tạo ra các cầu nối nhận thức trong tình huống học [3].
Mức suy đoán cao hơn mức phán đoán. Phán đoán là “hình thức tư duy trong đó các
khái niệm kết hợp với nhau, khái niệm này (vị ngữ) vạch rõ nội dung của khái niệm kia
(chủ ngữ)” [2, tr. 766]. Như vậy, phán đoán chứng tỏ người đoán tuy có kiến thức làm
nền tảng cho vấn đề đó song chưa đủ để họ giải quyết vấn đề, nghĩa là mức độ chưa biết
về vấn đề còn lớn, nếu không có các phương án chọn gợi ý, chỉ dẫn thì họ không thể trả
lời đúng được. Mức phán đoán có thể tương đương với mức hiểu, áp dụng trong thang
Bloom B.
Mức suy đoán chứng tỏ người học mặc dù chưa nắm thật vững vấn đề, còn phải “đoán”
để lý giải được, song tri thức về vấn đề học tập đã lớn, cái biết đã lớn hơn cái chưa biết,
họ đã biết làm chủ kỹ năng, kỹ xảo nhận thức, nhờ các phương án chọn gợi ý mà cầu
nối nhận thức được thiết lập và họ giải quyết vấn đề học tập một cách có kết quả. Bởi vì
suy đoán là “đoán ra những điều chưa biết, căn cứ vào những điều đã biết và những điều
giả định” [2, tr. 875]. Mức suy đoán tương đương với các mức nhận thức cao trong
thang Bloom B. là: phân tích, tổng hợp và đánh giá.
Như vậy bản chất dạy học của phương pháp này là: dạy cái đúng trong cái sai và bằng
cái sai. Đây là một phương pháp, theo chúng tôi có khả năng phát triển tư duy cho
người học khá cao, rèn cho người học khả năng suy nghĩ nhiều chiều trong khi giải
quyết một vấn đề trong học tập, thực tiễn và có khả năng rèn luyện khả năng tự học rất
lớn [4, 5, 6]. Phương pháp này vừa tạo nên sự tư duy hội tụ (convergence thinking) là
kiểu tư duy đặc trưng của người hiểu sâu sắc vấn đề, vừa tạo nên tư duy phân kỳ
(devergence thinking) là kiểu tư duy đặc trưng của người sáng tạo (Guilfort, 1967) [8].
2.1.4. Bước 4. Vận dụng tri thức mới
Sự thông hiểu nội dung kiến thức được thể hiện ở mức cao là khả năng vận dụng kiến
thức mới đó vào giải quyết các tình huống khác nhau về lý thuyết, về thực tiễn sản xuất,
đời sống.
Sau khi lý giải các phương án đúng sai, chính xác hoá tri thức mới, việc vận dụng chúng
được GV ra các CH&BT ngay trên lớp hay về nhà, nhằm kiểm tra tri thức của NH, điều
chỉnh cách dạy học cho từng cá nhân và nhóm NH.
VŨ ĐÌNH LUẬN
90
Nhằm củng cố tri thức mới hoàn thiện ở mức thông hiểu sáng tạo hơn cho nên các CH,
BT ra cho NH phải đảm bảo sao cho khi trả lời NH phải vận dụng kiến thức ở những
tình huống khác nhau về lý thuyết hay giải thích những vấn đề thực tiễn đời sống. Mức
thấp là những tình huống mà CHNLC đã đưa ra, các mức độ cao hơn nằm ngoài những
vấn đề mà NH đã thảo luận, ngoài các phương án của CHNLC, tất nhiên là những
CH&BTTL, thậm chí dùng một CHNLC khác có khả năng sử dụng trong khâu ôn tập
củng cố - cũng sẽ đem lại hiệu quả tích cực.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng sinh viên Sư phạm và học sinh phổ
thông song cách dạy này chỉ nên áp dụng với lớp có NH giỏi làm nòng cốt, với những
lớp ít học sinh giỏi tuỳ điều kiện, có thể nêu những CHNLC về tri thức khó cần khắc
sâu để tiến hành thảo luận.
Trong trường phổ thông, cần phân chia hệ thống CH&BTTL, chọn những CH về những
nội dung khó từ đó xây dựng CHNLC cho học sinh trả lời và lý giải phương án trả lời.
GV chính xác hoá câu hỏi cho học sinh, làm như vậy khắc sâu được những tri thức khó
cho NH và khả năng suy luận của họ cũng được nâng cao.
Từ quy trình 4 bước sử dụng CHNLC tổ chức cho NH tự học, có thể thấy lôgíc của quá
trình sư phạm ở hình 2.1:
Hình 2.1. Lôgíc của quá trình sư phạm sử dụng CHNLC trong dạy kiến thức mới
: Sản phẩm của NH tự nghiên cứu GT, tự
gia công tài liệu thu được
Giáo trình, giáo khoa
Các câu hỏi tự luận
Người học tự đặt và thống
nhất các câu ỏi trả lời ngắ
: GV nêu ra như là công cụ định
hướng cho NH nghiên cứu GT
NH sử dụng CHNLC trả lời các
câu hỏi trả lời ngắn
: Nguồn cung cấp
thông tin chủ yếu
: NH nghiên cứu nội dung để tìm câu
trả lời đúng, lập luận để
lựa chọn và loại bỏ
NH lĩnh hội nội dung GT với các tiêu
chí chất lượng
: Lượng thông tin phong phú, đầy đủ,
tái hiện thông hiểu, biết vận dụng kiến
thức thu được, rèn luyện kỹ năng tự
học với thao tác tư duy lôgíc.
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI MỚI...
91
Lôgíc của quá trình sư phạm cho thấy tính ưu việt của việc dạy kiến thức mới bằng
CHNLC, CHNLC trong trường hợp này là đơn vị tổ chức thao tác tự học của NH. Nhờ
đơn vị thao tác này mà NH có “địa chỉ” cụ thể để vận dụng điều đọc được từ giáo trình,
tự gia công tái hiện những điều đọc được để tự nêu CH: “tự vấn mình”, tự tìm câu trả
lời và đặt câu hỏi để người khác trả lời. Như vậy, lôgíc bên trong của qui trình sư phạm
đã cho phép cải tiến cơ bản phương pháp dạy học từ phương pháp thuyết trình - giải
thích - minh hoạ sang phương pháp tổ chức học cái mới bằng việc làm ra cái mới đó, từ
thụ động sang chủ động tích cực.
Cũng từ lôgíc đó, khi thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học
bằng CHNLC, chúng tôi đánh giá sự tiến bộ của NH về các phẩm chất như: sự thông hiểu
nội dung kiến thức, các kỹ năng đặt câu hỏi tự luận, xây dựng câu hỏi dạng CHNLC, lập
luận lựa chọn hay phủ định các phương án trả lời, khả năng phân tích mối quan hệ giữa
phương án đúng và phương án sai, không chính xác.
Việc dạy học theo phương pháp này rèn luyện cho NH khả năng tự học và họ cũng
trưởng thành thật sự qua mỗi bài học. CHNLC là một dạng CH có sẵn câu trả lời ở các
phương án khác nhau, CH có phương án trả lời có sự sai khác giữa phương án đúng và
phương án sai càng tinh tế, thì việc sử dụng chúng trong quá trình dạy học càng hiệu
quả. Trong thực tiễn, có người cho rằng CHNLC không có khả năng phát triển tư duy
cho người học, còn cho rằng KTĐG bằng CHNLC chỉ tập cho người học biết đánh dấu,
hoặc hạn chế khả năng diễn đạt vấn đề. Song như đã phân tích, vấn đề sử dụng CHNLC
cho đúng và yêu cầu lý giải các phương án chọn khắc phục được tất cả các vấn đề trên,
đặc biệt là rất có ưu thế trong sử dụng để tự học; bởi vì tự học là người học tự đặt vấn
đề nhận thức và tự biết trả lời câu hỏi theo chủ quan của mình nên thường chỉ có một
hai phương án, trong khi đó CHNLC lại có nhiều phương án trả lời cả đúng lẫn sai; do
đó có thể rèn cho họ cách nghĩ và chính xác hoá kiến thức. Mà tự học đang là xu hướng
tất yếu của giáo dục “Ngày nay trong dạy học người ta coi trọng vai trò chủ thể tích cực
của người học. Việc rèn luyện phương pháp học để chuẩn bị khả năng tự học liên tục
suốt đời trở thành một mục tiêu dạy học, ta cần quan tâm ngay từ bậc tiểu học và càng
lên bậc học cao hơn càng được chú ý. Theo tinh thần đó, GV phải hướng dẫn HS phát
triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá để điều chỉnh cách học” [7, tr. 147]. Đối với SV
Sư phạm việc luyện tập cho họ khả năng phân tích và đặt câu hỏi, cách trả lời các câu
hỏi là một việc làm có tác dụng rèn luyện nghiệp vụ, giúp cho họ thành công trong
giảng dạy sau này.
2.2. Dạy bài mới theo phương pháp kiến tạo
Trong các phương pháp dạy học tích cực, dạy học kiến tạo là phương pháp đang được
chú ý nhiều; bởi vì dạy học kiến tạo nhấn mạnh đến vai trò chủ động của NH trong quá
trình học tập và các thức thu nhận tri thức cho bản thân. NH đặt mình vào trong môi
trường tích cực phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề bằng cách đồng hóa hay điều ứng
kiến thức đã có cho thích ứng với những tình huống mới, từ đó xây dựng nên những
hiểu biết mới cho bản thân.
VŨ ĐÌNH LUẬN
92
Luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo theo Ernst von Glasersfeld [9], [1, tr. 248-249]
là:
! Tri thức được tạo nên một các tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ không phải tiếp thu
một cách thụ động từ bên ngoài.
" Nhận thức là một quá trình thích nghi và tổ chức lại thế giới quan của chính mỗi
người. Nhận thức không phải là khám phá một thế giới độc lập đang tồn tại bên ngoài ý
thức của chủ thể.
#Kiến thức và kinh nghiệm mà cá nhân thu nhận phải “tương xứng” với những yêu cầu
mà tự nhiên xã hội đặt ra.
$ Học sinh đạt được tri thức theo chu trình: Dự báo % Kiểm nghiệm % Thất bại %
Thích nghi % Kiến thức mới.
3. PHÂN TÍCH SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA DẠY BÀI MỚI BẰNG CÂU HỎI NHIỀU
LỰA CHỌN VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Như chúng ta đã biết quá trình nhận thức của HS không phải là tìm ra cái mới cho nhân
loại mà là nhận thức được cái mới rút ra từ kho tàng hiểu biết chung của loài người.
Theo Jean Piaget, thì trí tuệ không bao giờ trống rỗng, nhận thức của người học thực
hiện qua các thao tác trí tuệ qua hai hoạt động là đồng hóa và điều ứng. Đồng hóa được
xem là cơ chế giữ gìn cái đã biết trong trí nhớ cho phép người học dựa vào nó để giải
quyết tình huống mới. Điều ứng xuất hiện khi người học sử dụng những kiến thức quen
thuộc nhưng không thành công, người học phải thay đổi điều chỉnh, thậm chí loại bỏ
những kiến thức và kinh nghiệm đã có, khi tình huống mới được giải quyết thì kiến thức
mới được hình thành và được bổ sung vào hệ thống kiến thức đã có.
Dạy học bài mới sử dụng CHNLC có những nét tương đồng với dạy học kiến tạo: tri
thức được lĩnh hội là sản phẩm kiến tạo của từng cá nhân thông qua tương tác giữa NH
và nội dung học tập (bước 1); học tập thông qua tương tác nhóm tự điều chỉnh sự học
tập của cá nhân (bước 2); học qua sai lầm là có ý nghĩa quan trọng (bước 2 và 3) [3,4].
Dạy học bài mới sử dụng CHNLC cũng có những nét tương đồng với phương pháp dạy
học (DH) phân kỳ:
Phương pháp DH phân kỳ khả năng sáng tạo
Phương pháp DH hội tụ
Nội dung
hiểu sâu kiến thức
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI MỚI...
93
Năm 1967, Guilfort (Mỹ) cho rằng tư duy hội tụ (convergence thinking) là kiểu tư duy
đặc trưng của người hiểu sâu vấn đề, còn tư duy phân kỳ (devergence thinking) là kiểu
tư duy đặc trưng của người sáng tạo [8]. Do đó, nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu thì đây
còn là một vấn đề hay còn nhiều điều cần giải quyết. Việc giải thích và lý giải phương
án đúng và vận dụng tri thức mới trong vào giải quyết các tình huống khác nhau về lý
thuyết, về thực tiễn sản xuất, đời sống chính là rèn luyện tư duy hội tụ cho NH; còn việc
giải thích và lý giải các phương án sai giải thích tại sao sai có ưu thế trong rèn luyện tư
duy phân kỳ cho NH, kiểu tư duy đặc trưng của người sáng tạo.
Khi sử dụng CHNLC để dạy học một vấn đề là giúp cho HS có cách suy nghĩ nhiều
chiều khi tiếp xúc với một nội dung học tập cụ thể.
Dạy học bài mới sử dụng CHNLC cũng sử dụng việc hợp tác của những nhóm nhỏ NH
làm việc cùng nhau để tối đa hóa kết quả học tập của những NH cùng nhóm. Việc có
sẵn các phương án chọn chính là “bà đỡ” của mọi thành viên trong nhóm, NH tự tin tin
hơn và luôn có ý kiến của riêng mình trên cơ sở tư duy suy lý (suy luận, suy đoán) từ
gợi ý của các phương án mà có thể có những phương án riêng của mình, GV cần tôn
trọng những phương án mới mẻ đó và có những phán xét thuyết phục.
4. KẾT LUẬN
Dạy học bài mới bằng sử dụng CHNLC có khả năng phát huy tính tích cực của NH vì
nó kết hợp được nhiều ưu thế của các phương pháp tích cực: dạy học kiến tạo, dạy học
hợp tác, dạy học hội tụ và phân kỳ. Đây là một phương pháp mới còn nhiều vấn đề cần
nghiên cứu thêm, tác giả mong được sự hỗ trợ tích cực của các nhà khoa học giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hữu Châu (2007). Dạy học kiến tạo. Đổi mới nội dung và phương pháp đào
tạo giáo viên trung học cơ sở theo chương trình CĐSP mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Dự án đào tạo giáo viên THCS, tr. 245-264.
[2] Hoàng Phê chủ biên (2001). Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.
[3] Vũ Đình Luận (2004). Sử dụng câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ) trong bước “dạy bài
mới”, môn Di truyền học ở trường CĐSP. Tạp chí Giáo dục, (90), tr. 39-40.
[4] Vũ Đình Luận (2005). Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan MCQ để
nâng cao chất lượng dạy học môn Di truyền học ở trường Cao đẳng Sư phạm. Luận
án Tiến sĩ Giáo dục, ĐHSP Hà Nội.
[5] Vũ Đình Luận (2006). Quan hệ giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách
quan trong dạy học. Tạp chí Giáo dục, 152, tr. 13-14.
[6] Vũ Đình Luận (2009). Khai thác mối quan hệ giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc
nghiệm khách quan trong xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Tạp
chí Giáo dục, 208, tr. 54-56.
[7] Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998). Quá trình dạy tự
học. NXB Giáo dục, Hà Nội.
[10] Guilford. JP (1967). The Nature of Human Intelligence. McGraw-Hill, New York.
[11] Ernst von Glasersfeld (1987). The Construction of Knowledge: Contributions to
Conceptual Semantics. Intersystems Publications - Seaside, California.
VŨ ĐÌNH LUẬN
94
Title: SIMILARITIES BETWEEN METHODS OF TEACHING NEW LESSONS IN
MULTIPLE CHOICE QUESTIONS WITH METHOD OF POSITIVE TEACHING
Abstract: The teaching methods with multiple choice questions (MCQ) based on the motto:
“Studying the right in the wrong and by the wrong, teaching the right in the wrong and by the
wrong”. While emphasising the right and analysing the correct solutions, the teachers orientate
the students to think of convergence for their deep understanding of issues; while emphasising
the wrong and analysing the incorrect answers, the teachers make the learners think divergently
to improve their creative abilities. Teaching using MCQ has the similarities with creative
teaching: knowledge comprehended is the product of individual creation through the interaction
between learners and learning contents; learning through working group adjusts the study of
each individual; learning through mistakes is significant.
TS. VŨ ĐÌNH LUẬN
Phòng Khoa học - Công nghệ - Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_225_vudinhluan_15_vu_dinh_luan_4526_2021009.pdf