Những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Năm 1991
Tháng 4 – Chính quyền của Tổng thống George Bush đề xuất với Chính phủ Việt Nam “lộ trình” từng bước bình thường hóa quan hệ. Hai bên nhất trí mở một Văn phòng của Chính phủ Mỹ ở Hà Nội để giải quyết các vấn đề về quân nhân bị mất tích trong chiến tranh (MIA).
Tháng 7 – Văn phòng MIA của Mỹ chính thức đi vào hoạt động tại Hà Nội. Đây là cơ quan chính thức đầu tiên của Chính phủ Mỹ hoạt động thường trú tại Việt Nam từ năm 1975.
[IMG]file:///C:/Users/MAIXUA%7E1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.jpg[/IMG]
15 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Năm 1991
Tháng 4 – Chính quyền của Tổng thống George Bush đề xuất với Chính phủ Việt Nam “lộ trình” từng bước bình thường hóa quan hệ. Hai bên nhất trí mở một Văn phòng của Chính phủ Mỹ ở Hà Nội để giải quyết các vấn đề về quân nhân bị mất tích trong chiến tranh (MIA).
Tháng 7 – Văn phòng MIA của Mỹ chính thức đi vào hoạt động tại Hà Nội. Đây là cơ quan chính thức đầu tiên của Chính phủ Mỹ hoạt động thường trú tại Việt Nam từ năm 1975.
Hoạt động tìm kiếm binh sĩ Mỹ mất tích ở Việt Nam đã tiến hành trong nhiều năm qua. Từ 1991 đến nay, Mỹ tổ chức 113 cuộc hồi hương cho binh sĩ chết trong chiến tranh VN.Các hoạt động tìm kiếm quân nhất Mỹ rất quan trọng đối với nước này và đóng một vai trò to lớn trong quá trình củng cố mối quan hệ Việt Nam – Mỹ. Ảnh: US embassy.
Tháng 10 – Ngoại trưởng James Baker tuyên bố Washington sẵn sàng tiến tới bình thường hóa quan hệ với Hà Nội.
Tháng 12 – Washington dỡ bỏ lệnh cấm việc đi lại có tổ chức từ Mỹ tới Việt Nam. Quốc hội Mỹ ủy quyền cho Cơ quan Thông tin Mỹ (USIA) bắt đầu trao đổi các chương trình với Việt Nam.1992Tháng 2 – Lực lượng hỗn hợp tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh (JTF-FA) được thành lập với mục tiêu hoàn tất việc thống kê đầy đủ nhất số người Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam, bao gồm cả 2.267 người mất tích tại Lào, Campuchia và Việt Nam chưa được tìm thấy.
Tháng 6 – Quỹ Hỗ trợ Trẻ mồ côi và Trẻ lang thang được Quốc hội Mỹ cho phép hoạt động nhân đạo tại Việt Nam.1993Tháng 2 – Chính quyền Clinton mở đường cho việc nối lại các khoản vay quốc tế, bao gồm vốn vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam.1994Ngày 3 tháng 3 – Tổng thống William J. Clinton dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam.
Tháng 5 – Mỹ và Việt Nam ký kết Hiệp định Lãnh sự.1995Ngày 28 tháng 1 – Mỹ và Việt Nam chính thức ký Hiệp định giải quyết các vấn đề về bồi thường và thiết lập Văn phòng Liên lạc tại thủ đô của mỗi nước.
Ngày 15 tháng 5 – Việt Nam trao cho Phái đoàn của Tổng thống Mỹ một bộ tài liệu về người Mỹ bị mất tích trong chiến tranh, mà sau này được Lầu Năm Góc đánh giá là tài liệu chi tiết và đầy đủ thông tin nhất cho đến nay liên quan đến vấn đề này.
Tháng 6 – Hội Cựu chiến binh Mỹ công bố ủng hộ cho tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Ngày 11 tháng 7 – Tổng thống Willianm J. Clinton công bố “bình thường hóa quan hệ” với Việt Nam.
Ngày 12 tháng 7 - Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ.
Ngày 6 tháng 8 – Ngoại trưởng Mỹ Warren Christopher thăm Hà Nội và chính thức mở Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Việt Nam cũng mở Đại sứ quán tại Washington D.C.
1996Tháng 5 – Mỹ trao cho Việt Nam tài liệu phác thảo về Hiệp định Thương mại.
Ngày 12 tháng 7 – Cố Vấn An ninh Quốc gia Anthony Lake thăm Hà Nội để kỷ niệm một năm ngày bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.1997Ngày 10 tháng 4 – Thượng viện Mỹ bổ nhiệm ông Douglas “Pete” Peterson, cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đồng thời là cựu tù binh chiến tranh (POW), làm Đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Việt Nam.
Tháng 5 – Ông Lê Văn Bàng trình quốc thư tại thủ đô Washington D.C., đảm nhiệm cương vị Đại sứ Việt Nam tại Mỹ.
Ngày 24 tháng 6 – Ngoại trưởng Mỹ Madeline Albright thăm chính thức Việt Nam. 1998Ngày 11 tháng 3 – Tổng Thống William J. Clinton ban hành quy chế tạm miễn áp dụng Đạo luật Sửa đổi bổ sung Jackson - Vanik đối với Việt Nam, mở đường cho hoạt động của nhiều công ty và tổ chức của Mỹ tại Việt Nam như Cơ quan Hỗ trợ đầu tư tư nhân hải ngoại, Ngân hàng Ex-Im Bank, Cơ quan Thương mại và phát triển Mỹ, Bộ Nông nghiệp Mỹ, và Cơ quan Quản lý Hàng hải Mỹ.
Ngày 26 tháng 3 – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá và Đại Sứ Pete Peterson hoàn tất việc ký kết Hiệp định Song Phương OPIC.
1999Ngày 25 tháng 7 – Đại diện Thương mại Mỹ Richard Fisher và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đạt thỏa thuận trên nguyên tắc về Hiệp định Thương mại Song phương tại Hà Nội.
Tháng 9 – USAID bắt đầu chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Thương mại Việt Nam để thúc đẩy tăng tốc quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại song phương.
Ngày 9 tháng 12 – Ngân hàng Xuất Nhập khẩu (Ex-Im Bank) và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam hoàn tất các thỏa thuận khung, mở đường cho Ex-Im Bank đi vào hoạt động tại Việt Nam.2000Ngày 13 tháng 3 – Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên sang thăm Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc.
Ngày 13 tháng 7 – Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Mỹ Barshefsky ký Hiệp định Thương mại Song phương tại văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ. Tổng thống Bill Clinton đã công bố Hiệp định này tại buổi lễ ở Vườn Hồng, Nhà Trắng.
Ngày 16-20 tháng 11 – Tổng Thống William J. Clinton sang thăm Việt Nam, cùng đi có Bộ trưởng Thương mại Norman Mineta, Đại Diện Thương mại Charlene Barshefsky, Thượng Nghị sĩ John Kerry (D-MA), Nghị sỹ Earl Blumenauer (D-OR), Vic Snyder (D-Ark), Mike Thompson (D-CA) và nữ dân biểu Loretta Sanchez (D-CA). Các đoàn doanh nghiệp và lãnh đạo Hội Cựu chiến binh Mỹ cũng tham gia trong đoàn.
Người dân ở Hà Nội nồng nhiệt chào đón Tổng thống Mỹ Bill Clinton, tháng 11/2000. Ảnh: AP.
2001Tháng 1 – Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật hình thành Quỹ Giáo dục Việt Nam, cung cấp tài trợ hàng năm 5 triệu đô-la Mỹ đến năm 2019 để tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam sang học tập tại Mỹ.
Ngày 24-26 tháng 7 – Ngoại Trưởng Mỹ Colin Powell đã có chuyến thăm 3 ngày tại Việt Nam tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội. Đây là chuyến trở lại Việt Nam lần đầu tiên của ông Powell kể từ khi ông tham gia cuộc chiến vào năm 1969.
Ngày 9-14 tháng 12 – Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao đến Washington, D.C., New York và San Francisco, cùng đi có Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Kiểm, cùng các quan chức chính phủ và hơn 60 thành viên thuộc thành phần kinh tế tư nhân của Việt Nam.
Ngày 10 tháng 12 năm 2001 – Hiệp định Thương mại Song phương Việt Mỹ được ký kết tại Washington, D.C. giữa Đại diện Thương mại Robert Zoellick và Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan. 2002Ngày 3-6 tháng 3 - Hội nghị khoa học Việt – Mỹ đầu tiên về Chất độc màu da cam đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của hàng trăm nhà nghiên cứu của Việt Nam và Mỹ.
Ngày 6-7 tháng 5 – Phó Đại diện Thương mại Jonathan Huntsman thành lập Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Mỹ về quan hệ thương mại tại Hà Nội.
Ngày 10 tháng 5 – Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình thăm chính thức Washington, D.C.
Từ ngày 12 - 22 tháng 6 – Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Texas, New York, Massachusetts và thủ đô Washington D.C.2003Ngày 17 tháng 7 – Hiệp định Dệt may Việt Nam – Mỹ đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển và Đại sứ Mỹ Raymond Burghardt ký kết ở Hà Nội.
Ngày 10 tháng 11 – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà đến thăm Mỹ để thảo luận về hợp tác thúc đẩy an ninh khu vực.
Ngày 19 tháng 11 – Chiến hạm Hải quân USS Vandegrift cập bến Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành con tàu hải quân đầu tiên của Mỹ cập bến ở Việt Nam kể từ sau khi chiến tranh kết thúc, đây là một hành động mang tính biểu tượng hướng tới việc tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
Tàu hải quân Mỹ USS Vandegrift cập cảng TP HCM. Ảnh: US Navy.
Ngày 04 tháng 12 – Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Khoan đến thăm Washington, D.C. và các thành phố khác ở Mỹ. Mỹ và Việt Nam ký kết Thỏa thuận Hàng không Song phương.
2004Trong hai ngày 10 và 11 tháng 02 – Đô đốc Thomas Fargo, Sỹ quan chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã có chuyến thăm kéo dài hai ngày đến Việt Nam tại Hà Nội và Đà Nẵng.
Ngày 23 tháng 6 – Tổng thống Mỹ George W. Bush chọn Việt Nam là một trong 15 nước được ưu tiên nhận viện trợ từ “Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp AIDS của Tổng thống Mỹ” (PEPFAR) trị giá 15 tỷ đô-la Mỹ để chống lại đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu.
Ngày 11 tháng 12 – Chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không United Airlines từ San Francisco hạ cánh xuống Thành phố Hồ Chí Minh, đưa United Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên có đường bay thẳng giữa Mỹ và Việt Nam.2005Ngày 06 tháng 1 - Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ tán thành kết luận sơ bộ được đưa ra vào tháng 02 năm 2004 về việc phát hiện thấy các hàng hóa nhập khẩu đã gây hại hoặc có thể gây hại cho các nhà máy chế biến tôm và ngư dân Mỹ.
Ngày 29 tháng 3 – Chiến hạm Mỹ Gary cập cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu lễ kỷ niệm 10 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam.
Ngày 19-24 tháng 6 – Thủ tướng Phan Văn Khải hội kiến Tổng thống George W. Bush ở Washington D.C. trong chuyến viếng thăm Mỹ đầu tiên của một Thủ tướng Việt Nam thời kỳ hậu chiến. Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký Thỏa thuận Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật cũng như các thỏa thuận về sự phê chuẩn quốc tế, tình báo và hợp tác quân sự. Thủ tướng, cùng với hơn 100 đại diện của khu vực công và tư nhân đến thăm ba thành phố khác và ký kết nhiều hợp đồng kinh doanh lớn.
Cái bắt tay lịch sử tại Nhà Trắng giữa lãnh đạo hai quốc gia: Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải (trái) và Tổng thống Mỹ George Bush. Ảnh: White House.gov
2006Ngày 06 tháng 1 năm 2006 – Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Trần Thị Trung Chiến và Đại sứ Mỹ Michael W. Marine ký kết Kế hoạch Hành động, thiết lập mối quan hệ đối tác song phương giữa Mỹ và Việt Nam nhằm ngăn chặn HIV/AIDS ở Việt Nam.
Ngày 20 tháng 02 – Mỹ và Việt Nam nối lại các cuộc đàm phán song phương về nhân quyền ở Hà Nội sau ba năm bị gián đoạn.
Ngày 14 tháng 5 – Mỹ và Việt Nam đạt được sự nhât trí trên nguyên tắc về việc Việt Nam gia nhập WTO.
Ngày 04-06 tháng 6 – Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld viếng thăm Việt Nam để bàn về các phương thức mở rộng hợp tác quốc phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà đón Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld tại Hà Nội, 5/2006. Ảnh: defense.gov
Ngày 07 tháng 11 – Tổ chức Thương mại Thế giới chính thức mời Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức này.
Ngày 17-20 tháng 11 – Tổng thống Mỹ George W. Bush bắt đầu chuyến thăm bốn ngày đến Việt Nam trong khuôn khổ các cuộc họp của các nhà Lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Tổng thống Mỹ George Bush và Ngoại trưởng Condoleezza Rice đến thăm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện Thương mại Susan Schwab tham dự cuộc họp Bộ trưởng APEC, các cuộc họp song phương và cũng tham dự vào các sự kiện khác diễn ra ở Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 11.
Tổng thống Mỹ George Bush trong lễ đón chính thức tại Hà Nội. Ảnh: AP.
Ngày 08-09 tháng 12 – Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.
Ngày 29 tháng 12 – Tổng thống Bush ký tuyên bố trao PNTR cho Việt Nam.2007Ngày 11 tháng 1 – Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Ngày 15 tháng 3 – Mỹ và Việt Nam ký kết Hiệp định Hàng hải Song phương tại Washington D.C.
Ngày 08 tháng 4 – Trong chuyến viếng thăm ba ngày, Chủ tịch Tập đoàn Microsoft, ông Bill Gates và phu nhân Melinda gặp mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để thảo luận về cải thiện sức khỏe trẻ em.
Sinh viên Bách Khoa phát sốt với Gates. Anh: Minh Hải.
Ngày 18-23 tháng 6 – Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Mỹ. Chủ tịch nước đã hội kiến với Tổng thống George W. Bush để thảo luận về hợp tác kinh tế và thương mại. Cùng đi có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, và Bộ trưởng Bưu chính - Viễn thông Đỗ Trung Tá. Việc đánh giá Rà soát Thỏa thuận Thương mại Song phương đã diễn ra tại Washington. Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông Nguyễn Cẩm Tú và Phó Đại diện Thương mại Karan Bhatia ký kết Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) vào ngày 21 tháng 6.
Tổng thống Mỹ George Bush lắng nghe trong lúc Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết phát biểu tại Nhà Trắng. Ảnh: AP
Ngày 24-29 tháng 9 – Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm năm ngày đến New York để tham dự phiên họp lần thứ 62 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp này của Đại hội đồng Liên hợp quốc và tiếp xúc với các nhà lãnh đạo thế giới để tìm kiếm sự hỗ trợ cho cuộc bỏ phiếu bầu Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Thủ tướng cũng gặp gỡ với nhiều công ty, giới báo chí Mỹ và thăm Sở giao dịch Chứng khoán New York.
Ngày 16 tháng 10 – Việt Nam được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
2008Ngày 3 tháng 4 – Đại sứ Mỹ Micheal W. Michalak đã cắt băng khánh thành Trung Tâm Mỹ đầu tiên tại Hà Nội, được coi như văn phòng “một cửa”, nơi cung cấp tất cả các thông tin cập nhật về mọi lĩnh vực liên quan đến nước Mỹ.
Ngày 15 tháng 5 – Tại Washington, Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương và Môi trường toàn cầu của Hạ viện Mỹ đã triệu tập phiên điều trần về chất độc màu da cam (AO), với chủ đề “Trách nhiệm bị lãng quên của chúng ta: Chúng ta có thể làm gì để giúp các nạn nhân chất độc da cam?”.
Tháng 5 - Việt Nam đưa những người lao động đầu tiên sang Mỹ.
Ngày 23-26 tháng 6 - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm chính thức Mỹ theo lời mời của Tổng Thống Mỹ, George W. Bush. Trong các cuộc hội đàm với các quan chức cao cấp của Mỹ, gồm có các lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Thủ tướng đều nhận được những tín hiệu tích cực trong việc thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, thương mại, đầu tư và giáo dục, giữa Việt Nam và Mỹ. Kết quả chuyến thăm của Thủ tướng đã đánh dấu một mốc son mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm khách tại Nhà Trắng năm 2008. Ảnh: TTXVN.
Ngày 6 tháng 10 – Tại Hà Nội, Việt Nam và Mỹ đã tiến hành đối thoại chiến lược lần thứ nhất về các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng và hợp tác nhân đạo.
2009Ngày 6-7 tháng 4 - Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain đã đến Hà Nội, có các cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.
Thượng nghị sĩ McCain đưa con trai tới thăm lại Hỏa Lò ở Hà Nội. Ảnh: AP.
Ngày 23 tháng 9 – Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến New York, tham dự phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Ngày 26-27 tháng 9 – Đoàn quan chức cao cấp liên ngành của Mỹ do Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao James Steinberg dẫn đầu, đã có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội trong hai ngày 26-27 tháng 9. Steinberg đã trả lời phỏng vấn báo chí khi kết thúc chuyến thăm, rằng ông tuyệt đối lạc quan về tương lai quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Mỹ.
Ngày 30 tháng 9 – Ngài Đại sứ Micheal W. Michalak và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phạm Vũ Luận đã ký kết Báo cáo cuối cùng của Nhóm chuyên trách về hợp tác giáo dục Việt Nam - Mỹ, vốn được chờ đợi từ lâu.
Ngày 15-17 tháng 10 – Trong khuôn khổ chuyến chuyến lưu diễn châu Á mang tên Asian Horizons Tour (Các chân trời châu Á), Nhạc trưởng Alan Gilbert và dàn nhạc giao hưởng New York Philharmonic đã lần đầu tiên đặt chân đến Hà Nội. Các buổi hòa nhạc được tổ chức tại Nhà Hát Lớn lịch sử của Hà Nội vào các đêm 16 và 17 tháng 10, và được tường thuật trên sóng truyền hình toàn quốc. Dàn nhạc Philharmonic cũng tổ chức các buổi hướng dẫn cho sinh viên cao học tại Nhạc Viện Hà Nội và tham gia một số sự kiện khác.
Ngày 15-16 tháng 11 – Triển lãm quốc tế “Gặp gỡ Việt Nam 2009” đã diễn ra tại San Francisco, bang California, do Bộ Ngoại giao Việt Nam và chính quyền San Francisco phối hợp tổ chức. Chương trình này có mục tiêu là tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước.
Ngày 10-15 tháng 12 - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh thăm Mỹ theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.
Ngày 16 tháng 12, Chính phủ Mỹ và Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về khuôn khổ thực hiện các chương trình y tế môi trường và khắc phục dioxin. Bản ghi nhớ này đã thiết lập khung về cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ để thực hiện chương trình y tế và tẩy độc môi trường các điểm ô nhiễm chất da cam/dioxin.
2010
Ngày 28/5 đến 3/6 - Hội thảo Văn học Việt - Mỹ. Với hàng chục tham luận, nhà thơ và học giả hai nước đã ôn lại những ký ức chiến tranh, bày tỏ hy vọng về một tương lai cảm thông, chia sẻ hơn giữa hai dân tộc.
Ngày 6 tháng 6 - Hòa nhạc đặc biệt tại Hà Nội kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ.
Ngày 7 tháng 7 - Thượng nghị sĩ Thomas Harkin dẫn đầu đoàn nghị sĩ Mỹ sang thăm Việt Nam. Ông gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo khác. Thủ tướng Tấn Dũng đề nghị Quốc hội và chính phủ Mỹ tăng cường hỗ trợ Việt Nam khắc phục ảnh hưởng do dioxin để lại, đặc biệt là tẩy rửa những vùng đất bị nhiễm chất độc da cam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.doc