Văn đàn đương đại không chỉ thâu nhận Hồ Anh Thái với vị trí của một nghệ sĩ,
mà còn ghi tên anh vào công cuộc đổi mới, cách tân văn xuôi đương đại nói chung, tiểu
thuyết nói riêng. Cũng như sáng tác của một số cây bút văn xuôi thời Đổi mới (Nguyễn
Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương,.), tiểu thuyết của
Hồ Anh Thái, ở một vài chỗ, cũng mang dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây.
Vì vậy, nhân vật trong tác phNm của anh phần đông là những con người đa cực, đa trị,180
bất bình thường. Mỗi người với nhiều ngã rẽ, không đơn tuyến, nhất phiến và ai cũng
mải mê đi tìm cho mình một điểm tựa, một mục tiêu để phấn đấu. Chính bởi lí do đó
nên cái tôi được coi trọng trong tác phNm của anh. Điều này đã tạo nên sức nặng, giá trị
vĩnh hằng cho tiểu thuyết của Hồ Anh Thái; qua đó thổi vào văn đàn đương đại một
luồng sinh khí mới: táo bạo và mới lạ. Cây bút với trữ lượng sáng tác dồi dào, đa dạng
về phong cách này đã làm cho văn xuôi đương đại nói chung, tiểu thuyết nói riêng đang
khởi sắc càng khởi sắc thêm, đã sôi động lại càng thêm náo động, những giá trị lại tiếp
nối giá trị. Những biểu hiện trong quan niệm nghệ thuật về con người trên đây là một
(trong nhiều) chìa khoá để độc giả mở cánh cửa bước vào thế giới tiểu thuyết Hồ Anh
Thái với một đánh giá không võ đoán rằng nó cũng chính là đóng góp quan trọng của
nhà văn vào quá trình hiện đại hóa văn xuôi đương đại, góp phần đưa tiểu thuyết Việt
Nam tự tin bước ra thế giới.
11 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những cách tân quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
171
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 51, 2009
NHỮNG CÁCH TÂN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI
Bùi Thanh Truyền
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Lê Biên Thuỳ
Trường Đại học Dân lập Phú Xuân
TÓM TẮT
Hồ Anh Thái là một trong số những gương mặt tiểu thuyết tiêu biểu của văn học Việt
Nam thời đổi mới. Một trong những nỗ lực dễ nhận thấy và rất đáng ghi nhận của tác giả này là
sự cách tân trên bình diện nghệ thuật về con người - hạt nhân của sự thay đổi, phát triển một
giai đoạn văn học. Đây chính là một đóng góp quan trọng của nhà văn cho công cuộc hiện đại
hóa văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung, tiểu thuyết nói riêng.
1. Gần đây, người ta thường nói đến sự thống ngự của truyện ngắn trên văn đàn
Việt Nam đương đại. Điều đó không có nghĩa là tiểu thuyết không còn địa vị nhất định
của nó. Sự phát triển theo khuynh hướng chậm mà chắc của tiểu thuyết suốt hai thập kỉ
qua gắn liền với tên tuổi của những cây bút như Nguyễn Khắc Trường, Chu Lai, Bảo
Ninh, Nguyễn Khắc Phục, và gần đây nhất là Nguyễn Xuân Khánh, Võ Thị Hảo, Tạ
Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái,... Đây là những phong
cách đã được định hình, có những chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng. Những
sáng tác nặng kí của họ đã góp phần mang lại diện mạo mới cho văn xuôi đương đại,
nhất là trên phương diện quan niệm nghệ thuật về con người - hạt nhân của sự chuyển
biến một giai đoạn văn học. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong sáng tác của một
gương mặt tiêu biểu: nhà văn Hồ Anh Thái - người đang chiếm được nhiều cảm tình của
độc giả hiện nay. Ngoài sự sung sức trong sáng tạo, tác phNm của anh còn tạo ấn tượng
đối với bạn đọc bởi sự tìm tòi để không ngừng đổi mới về phong cách. Với liên tiếp
những sáng tác gây tiếng vang trong dư luận như Trong sương hồng hiện ra, Cõi người
rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, Đức Phật nàng Savitri và tôi..., nhà văn này đã
dần dần khẳng định vị thế của mình, phả vào đời sống văn học một luồng sinh khí mới
với một cách viết “quen mà lạ”: rất giàu tính hiện thực đan cài nhiều yếu tố hư ảo, đôi
khi ma quái.
Là một cây bút trẻ, rất nhạy cảm với môi trường công nghiệp hiện đại, lại có vốn
văn hoá Phật giáo sâu sắc, Hồ Anh Thái đã lựa chọn cho mình một phương thức thể
hiện rất riêng. Chính sự kết hợp hài hoà giữa cái phương Tây mới lạ và nét phương
172
Đông thuần hậu đã ươm mầm cho cách cảm, cách nghĩ, cách chiêm nghiệm về “cõi
người” trong những trang viết của anh. Dẫu vẫn còn đôi điều cần bàn cãi, nhưng công
bằng mà nói, những tiểu thuyết của nhà văn này đã thể hiện sự nghiêm túc, khắt khe
trong việc tìm tòi, đổi mới văn học trên nhiều phương diện, nhưng đáng chú ý nhất là
quan niệm nghệ thuật về con người. Đây là nhân tố, điểm tựa quan trọng góp phần làm
thay đổi diện mạo văn xuôi đương đại.
2. “Con người là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu vừa là cái đích
cuối cùng của văn học, đồng thời cùng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi
vấn đề xã hội, sự kiện và biến cố lịch sử” (1). Nguồn gốc sâu xa của tiến trình đổi mới
văn học nói chung, của một tác giả nói riêng, đều bắt nguồn từ trong cảm hứng sáng tạo,
trong quan niệm nghệ thuật về con người, trong tư duy nghệ thuật.
Con người, theo quan niệm triết học phương Đông, là một tiểu vũ trụ huyền bí
và sâu thẳm mà văn học tự cổ chí kim vẫn không khám phá hết. Quan niệm nghệ thuật
về con người có thể xem là một thước đo trình độ chiếm lĩnh hiện thực đời sống của tác
phNm, tác giả: “Quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành cơ sở, thành tố vận động
của nghệ thuật” (2).
Đối với văn học Việt Nam, sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người diễn
ra lần đầu vào nửa đầu thế kỷ XX khi điều kiện xã hội thay đổi làm xuất hiện những con
người mới. Văn học phản ánh cách cảm, cách nghĩ của những con người đó nên cũng
phải tự đổi mới mình cho phù hợp.
Từ 1945 – 1975, do chú trọng các nhiệm vụ chính trị, lấy việc phản ánh và động
viên kịp thời cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc làm mục đích tối thượng, truyện ngắn
và nhất là tiểu thuyết thường hướng tới những bức tranh hiện thực hoành tráng, trong đó,
đề tài chiến đấu và lao động sản xuất của quân và dân ta nổi lên như hai gam màu chủ
đạo. Và con người - linh hồn của bức tranh hiện thực đầy tinh thần lãng mạn cách mạng,
ngùn ngụt không khí sử thi đó cũng hiện lên trong chân dung của con người quần chúng,
con người tập thể, đôi khi thiếu cá tính, nhạt mờ về tâm lí. Do nghiêng về chú trọng vận
mệnh dân tộc, văn học giai đoạn này dường như cũng chỉ mới phản ánh cái hiện thực bề
nổi, dù có đạn bom nhưng vẫn trong lành, tinh khiết đến độ “vô trùng”, mà chưa có điều
kiện để phản ánh một cách toàn diện cái hiện thực phức tạp và khốc liệt của chiến tranh,
chưa đi sâu vào những mâu thuẫn nội bộ nhân dân, vào những vấn đề xã hội trong cuộc
sống bình thường hằng ngày của con người, vào số phận cá nhân, hạnh phúc cá nhân.
Những vấn đề cội rễ nhân bản của văn học chỉ được đặt ra như một bình diện phụ, sau
bình diện con người - xã hội, cả trong sáng tác cũng như trong nghiên cứu. Tính hiện
thực của văn học vì thế cũng được đo bằng sự phản ánh những mặt cơ bản của hiện thực
là sản xuất và chiến đấu. Hiện thực này nhiều khi là cái cần có hơn là cái hiện có. Điều
này đôi lúc, đôi nơi đã không thể tránh được sự lệch lạc trong nhìn nhận, đánh giá tính
hiện thực của văn học, sự sơ lược, giả tạo, công thức trong phản ánh, khám phá cuộc
sống của nhà văn.
173
Sau năm 1975, mà nhất là sau 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, văn học
bị chi phối bởi quy luật của thời bình. Lúc này, văn xuôi kháng chiến về cơ bản đã hoàn
tất sứ mệnh của mình, nhường chỗ cho một nền văn học mới thích ứng với những chất
liệu mới của cuộc sống. Cái hiện thực mà văn học đang cố gắng nắm bắt cũng đã thay
đổi một cách căn bản: Từ chất liệu anh hùng ca chuyển sang chất liệu đời thường. Bên
cạnh hiện thực đời sống hiện ra sống động với trăm ngàn dáng vẻ, thì con người - trung
tâm của sự thay đổi chất liệu văn học - như nhận xét của Ban chấp hành Hội Nhà văn -
một thế giới với số phận riêng và trong mối quan hệ cũng hết sức phong phú và phức
tạp của nó đối với toàn xã hội, trở thành mối quan tâm hàng đầu của sáng tác. Con
người được nhìn nhận nhiều chiều hơn, thật hơn. Bên cạnh cái đẹp, cái anh hùng, cái
cao cả, con người trong văn học giờ đây còn có cả cái xấu xí, cái thô kệch, thấp hèn...
Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đã phản ánh một cách trung thực những bộn bề,
phức tạp của cuộc sống thời khủng hoảng, thời xây dựng. Nhân vật trong tiểu thuyết của
anh chính vì lẽ đó cũng trở nên gần gũi với tầm đón nhận, thị hiếu của người đọc. Đó là
những con người mà ta có thể bắt gặp xung quanh hay bắt gặp ngay trong chính mình.
Mỗi người là một “nhân vị” riêng với những mảnh đời khác nhau, những bi kịch khác
nhau. Đó là những con người trần thế với tất cả chất người tự nhiên của nó.
Hướng tới xác lập phong cách riêng, qua đó, mang lại sinh khí mới cho đời sống
văn học bằng việc xây dựng chân dung con người mới hiện đại chính là tham vọng, nỗ
lực của Hồ Anh Thái. Cũng như bao nhà văn đương đại khác, Hồ Anh Thái vẫn tìm đến
những đề tài chiến tranh nhưng anh đã có cái nhìn sâu hơn về người chiến sĩ. Không lý
tưởng hoá họ mà anh đi sâu vào nội tâm, kiếm tìm, lật xới, đưa ra ánh sáng những phần
khuất lấp bên trong con người bấy lâu nay còn Nn giấu. Anh mạnh dạn nhìn vào hiện
thực chiến tranh và không khỏi đau xót trước hình ảnh những cô thanh niên xung phong,
một thời phục vụ cho cuộc chiến, hy sinh tuổi xuân, sắc đẹp vì lý tưởng, để rồi chiến
tranh qua đi chính họ lại cô đơn, lạc lõng và trở thành những “người đàn bà trên đảo”.
Quay trở về với cuộc sống, họ ngỡ ngàng trước hiện thực, xót xa vì nhận ra cái tuổi đẹp
nhất của mình đã vùi sâu dưới lòng đất, nơi chỉ còn những mảnh bom đạn và ký ức.
Trong sương hồng hiện ra cũng đề cập đến con người anh hùng, nhưng không
phải là những anh hùng chỉ biết ngNng cao đầu tiến lên, nhằm thẳng hướng quân thù mà
họ còn là những anh lính thích nhảy và ưa hát, lại khá tinh nghịch. “Chất” lính với
những hình ảnh rất đời thường, hồn nhiên và đáng yêu như thế có lẽ rất hiếm thấy trong
tiểu thuyết trước đây, khi mà đa phần người viết đều thiên về nhìn nhận họ như những
người anh hùng, chỉ biết chiến đấu, chỉ biết hy sinh. Đóng góp của người viết là đã dũng
cảm tước bỏ vầng hào quang văn chương do cái nhìn sử thi quy định để chiến tranh hiện
ra chân thật, sống động và toàn diện trong ánh sáng đích thực của nó.
Mỗi thời đại có một quan niệm nghệ thuật về con người và mỗi nhà văn lại có
cách khai thác, thể hiện riêng nhưng phần lớn đều có khát vọng đi sâu mổ xẻ nội tâm của
họ để kiếm tìm một con người khác - một con người “không trùng khít với chính mình”.
174
Trong những tác phNm gần đây của Tạ Duy Anh, chúng ta thấy tác giả thường
xuyên độc thoại với cái tôi chính mình, khám phá chính mình để trả lời cho câu hỏi
“Mình là ai?”. Võ Thị Hảo cũng thế. Chị để cho nhân vật Từ Đạo Hạnh (Giàn Thiêu)
đứng trước sự lựa chọn: Có nên đầu thai vào kiếp khác hay không? Nguyễn Minh Châu
thì đặt nhân vật vào quá trình tự đấu tranh, cọ xát bên trong để họ có điều kiện tự ý thức,
đánh giá lại chính mình qua một loạt tác phNm: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành, Cỏ lau, Chiếc thuyền ngoài xa, Phiên chợ Giát Còn Hồ Anh Thái thì
cho nhân vật Đông ở Cõi người rung chuông tận thế, trong vai trò của nhân vật - người
kể chuyện xưng “Tôi”, sống hoà mình vào cái ác, “đồng hội đồng thuyền” với cái ác
(biểu hiện qua tuyến nhân vật đồng dạng Cốc, Phũ, Bóp). “Tôi” đã có một quá trình tự
vấn, đứng chênh vênh giữa hai bờ thiện và ác để sám hối, để thức tỉnh, để tự tìm cho
mình một con đường. Hành trình dấn thân - tự vấn của nhân vật đã giúp cho người đọc
nhận biết được phần Nn khuất bên trong của Đông – cũng là của chính mình.
Con người trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái phức tạp, đa dạng và đều là những
lát cắt chân thực cuộc sống đương đại với đầy đủ những cung bậc “đa sự - đa đoan” của
nó. Đó không phải là những con người “đơn trị”, “dễ hiểu” mà là con người đa chiều, đa
diện. Khuynh và Diệu trong Người và xe chạy dưới ánh trăng luôn sống với hai cuộc
đời thật - giả. Khát vọng quyền lực đến mức bệnh hoạn đã đưa Khuynh đến bi kịch. Khi
biết tin vợ con anh chết trong một trận bom, mọi người đều chia buồn, an ủi, nhưng họ
đã lầm. Và sự thật tàn nhẫn đến khó tin này đã được tác giả mượn lời một nhân vật khác
để phơi ra trần trụi: “Anh Chín tưởng Khuynh đau đớn về vợ con? Không đâu, khi đơn
vị chuyển đi, Khuynh cảm thấy như trút được gánh nặng, và đã để vợ con ở lại. Cũng là
trong suốt mấy năm ở tuyến lửa, Khuynh ít nghĩ tới họ” (3). Cái chết ấy dường như với
Khuynh là một sự giải thoát. Không ai hiểu được Khuynh ngoại trừ bà mẹ, bà biết:
“Con bà nếu làm chồng làm cha sẽ là một người chồng người cha dửng dưng, lạnh lẽo.
Nếu là một người yêu sẽ là một người yêu ích kỷ, không bao giờ yêu hết mình, ngoại
trừ nỗi đam mê xác thịt cuồng bạo” (3). Con ngựa chạy mãi cũng cuồng chân; khi tất cả
đã trở thành vô nghĩa, điều đầu tiên Khuynh muốn là gỡ bỏ cái mặt nạ về một gia đình
hạnh phúc, ấm êm của mình để đến với Hoài - người Khuynh yêu. Ranh giới giữa một
người thành đạt và bất hạnh thật mỏng manh. Hơn ai hết, anh là người nhận ra điều đó.
Việc lựa chọn ra đi của Khuynh thể hiện sự nhận thức sâu sắc của nhân vật về cuộc đời
mình. Anh không còn gì ngoài hai bàn tay trắng và tình yêu cuối mùa với người đàn bà
có bộ mặt nhàu nát theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bi kịch của anh không đơn giản
chỉ là vấn đề của một cá nhân mà còn mang dấu ấn thời đại khá rõ; ở đó, con người
không ngừng bị chi phối, giăng mắc trong vô vàn mối quan hệ, bị tác động bởi không ít
những “hóa chất” có sức... tha hóa nhân tính cực mạnh: danh vọng, địa vị, sự đố kị, lòng
tham,...
Nghĩa là, nói như một số nhà nghiên cứu văn học hiện nay, sáng tác của Hồ Anh
Thái đã đạt đến thế quân bình văn học, bởi chúng vừa "hướng ngoại" lại vừa "hướng
175
nội". Một mặt, người viết tái hiện bức tranh hiện thực sống động với những mặt đối lập
riêng – chung, cá nhân - cộng đồng, trăn trở đi tìm câu trả lời cho câu hỏi mang tính
nhân văn về những vấn đề của đời sống xã hội, đời sống người đời; mặt khác, và là mặt
chủ yếu, nhà văn chú trọng khai thác một "hiện thực" khác, phong phú và dồi dào chất
liệu không kém, đó là thế giới bên trong thầm kín, thế giới vi mô con người, bằng một
ngôn ngữ văn xuôi sống động và đa nghĩa. Từ góc độ này, có thể thấy, Hồ Anh Thái đã
không ngại ngần khi dấn thân vào một cuộc hành trình, theo như cách nói của Nguyễn
Minh Châu, thể hiện rất rõ "niềm hạnh phúc lớn nhất và cũng là cái điều khổ ải nhất của
anh cầm bút xưa nay".
Với cái nhìn trực diện vào cái ác, cái xấu, vào những mặt trái của xã hội, qua
cách khám phá thế giới tế vi của nhân vật, Hồ Anh Thái đã thật sự đặt ra những vấn đề
“nổi cộm” của thời đại và chúng trở thành những thông điệp có ý nghĩa sâu sắc.
Con người được nhìn nhận như một cá thể bình thường nên nó trần trụi hơn
trong tác phNm của Thái. Thế giới nhân vật của anh là những con người phàm tục trăm
phần trăm. Chỉ biết hưởng thụ, sống gấp, họ thu mình lại trong thế giới cá nhân hết sức
vị kỉ. Đó là mảnh đất màu mỡ cho sự sinh sôi nảy nở của cái xấu, cái ác. Họa sĩ Chuối
Hột trong Mười lẻ một đêm có cái sở thích kỳ lạ đến quái đản: “48 cái xuân xanh là 48
mùa cởi mở, thời trang yêu thích nhất là bộ cánh lúc lọt lòng mẹ” (4). Anh ta sống cô lập,
tách biệt với mọi người xung quanh. Trong Cõi người rung chuông tận thế, bộ ba công
tử Bóp, Phũ, Cốc luôn chìm đắm trong ốc đảo của những kẻ dư thừa tiền bạc, thiếu thốn
thú vui lạ kì. Cốc luôn đê mê trong cuộc sống tình dục buông thả đến không tưởng. Bóp
tìm đến khoái cảm bệnh hoạn bằng cách bóp cổ những con vật cho đến chết. Nhân cách
của Phũ cũng lệch lạc không kém, thú tiêu khiển quái gở của hắn là sưu tập... những
chiếc quần lót của các cô gái sau khi đã qua đêm với mình. Cách sống của những người
này làm cho chúng ta không khỏi lo sợ cho một thế hệ thanh niên hiện đại ngày nay với
lối sống buông thả, bất cần, gấp gáp. Nhân vật nữ của truyện cũng không phải là một
ngoại lệ. Yên Thanh, một hoa khôi có khuôn mặt đồng trinh, trong sáng đến lạ lùng,
bỗng chốc trở nên “dâm đãng”, “không thể sống nổi một tháng mà không có đàn ông”.
Rõ ràng, bất kể nam nữ, họ dường như đều tự thiết lập cho mình một thế giới riêng biệt
nằm ngoài vòng cương tỏa của xã hội.
Tường trong Người đàn bà trên đảo cũng vậy. Là kẻ tật nguyền, bị loại ra khỏi
vòng quay tàn nhẫn của chiến tranh, Tường đã rất ý thức về trị giá... giống đực của mình
và tận dụng mọi cơ hội (cả khách quan lẫn chủ quan), bày ra mọi thủ đoạn để biến mình
thành người... phối giống cho tất cả những người đàn bà Đội Năm. Nhân vật Bà mẹ với
năm lần đò và vô vàn những cuộc phiêu lưu tình ái trong Mười lẻ một đêm cũng kinh
hoàng không kém. Ham muốn tình dục vượt ngưỡng khiến người mẹ trẻ này sẵn sàng
gạt sang bên cái gọi là phNm hạnh thiêng liêng đối với một phụ nữ bình thường – đó là
chăm lo, gìn giữ hình ảnh của mình trong mắt của con cái: bà không cần giấu giếm khi
để cho đứa con gái của mình “phải chứng kiến tất cả các thể loại đàn ông của mẹ”. Câu
176
nói được bà sử dụng như một kỹ xảo đối với đối tác của mình là: “Về làm gì, ở lại ngủ
cho vui”. Kết quả sau mỗi lần ly dị là một lần bà được một cái nhà: “Chồng đầu tiên
được một cái nhà để xe. Chồng thứ hai được chia đôi căn phòng hai mươi mét vuông.
Chồng thứ ba căn hộ tập thể tầng hai. Chồng thứ tư được chín mét vuông phố cổ. Chồng
thứ năm khá nhất, giáo sư viện trưởng, căn hộ chung cư chất lượng cao” (4).
Trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi, nàng công chúa Ấn Độ cổ đại Savitri cũng
có những cuộc mây mưa liên tiếp, với đủ các thế: “Bandhura. Prenkha. Dadhyataka.
Mausala. Chàng sướng lên mỗi lần chuyển đổi. Những là thắt nút. Những là chơi đu.
Những là khuấy sữa. Những là giã gạo. Naga. Hadavaka. Hastika. Harina. Bhamara. Ta
thì thầm vào tai chàng mỗi lần một nguyện vọng. Những là rắn. Những là ngựa. Những
là voi là hươu những là ong đất. Chúng ta quấn vào nhau triền miên không có điểm
dừng”(5).
Nếu chỉ dừng lại khắc họa nhân vật ở cái mặt trái này thì có lẽ Hồ Anh Thái
cũng không thoát khỏi tình trạng đáng buồn thường xuất hiện ở không ít các tiểu thuyết
gần đây khi cố tình tô đậm mặt tính dục như một “chiêu” kích thích thị hiếu tầm thường
của số ít độc giả vừa tầm. Chất nhân văn đằm sâu tạo thành sức hút, thành “thương
hiệu” Hồ Anh Thái là ở chỗ, đằng sau những bi kịch nhân sinh, nhà văn không mất đi
niềm hy vọng vào con người. Anh dám nhìn thẳng vào những nhức nhối bủa vây cõi
người để gióng lên hồi chuông khNn thiết về sự khô kiệt nhân tính đang có mặt khắp nơi.
Sau quá trình trôi nổi ngỡ như vô định, người viết đã đưa nhân vật của mình quay lại cái
phương Đông thuần hậu, chất phác. Đông đã có hành động tuyệt giao với cái ác, cái xấu
(vứt viên thuốc độc vào cống nước) “để thanh lọc cái tâm hồn tội lỗi của mình”(6). Con
người biết suy ngẫm, biết trăn trở, biết từ bỏ cái xấu để về bên cái đẹp, biết đau đớn cho
những điều trông thấy trong “Cõi người” phức tạp hôm nay, con người ấy thật đáng
thương, đáng quý. Tác phNm là cả một tấm lòng bao dung, là hồi chuông “cảnh tỉnh”
con người của tác giả.
Trong tiểu thuyết mới nhất của Hồ Anh Thái - Đức Phật nàng Savitri và tôi - ta
lại bắt gặp một con người hoàn toàn khác lạ. Có thể nói, con người ấy là của riêng, của
để dành của anh. Trong tác phNm này, người viết đã xây dựng thành công kiểu con
người tâm linh, con người giác ngộ. Ở đó, họ vô ưu, tĩnh thiền để nhìn vào cõi lòng
mình, thực hiện một cuộc hành trình ngược hướng đầy vất vả để tìm lại cái “bản lai diện
mục” của chính mình. Đây có lẽ là con người đẹp nhất, toàn bích nhất, con người mà
Hồ Anh Thái dành tất cả tấm lòng tôn kính để xây dựng lên. Con người ấy có một gia
thế quyền quý (Hoàng tử), đẹp về ngoại hình lại có một trí tuệ siêu phàm: “Hoàng tử lớn
lên thành một trang thiếu niên khôi ngô, tuấn tú. Ham hiểu biết. Chàng lĩnh hội nhanh
chóng kiến thức mà các vị đạo sư truyền giảng. Đủ cả bốn bản kinh Vệ Đà. Đủ cả kiến
thức triết học, thần học. Đủ cả kiến thức thế học, bao gồm chính trị và pháp luật. Đủ cả
kiến thức y khoa và các môn khoa học khác” (5). Quan trọng hơn, con người đó luôn đầy
ắp tình yêu thương. Chàng không chỉ xót xa khi chứng kiến sự đau khổ của đồng loại,
177
của vòng sinh - lão - bệnh - tử mà còn dành tình thương bao la cho muôn loài có sự
sống: “Thay cho việc bắn cung vào một mục tiêu di động là con chim đang bay, chàng
chỉ chấp nhận bắn tên vào một mũi tên khác bắn lên trời. Thay cho việc phóng lao vào
một con dê, chàng chỉ chịu phóng lao vào hình nộm đi động”. Tình yêu thương vô tận
ấy đã biến thành động lực cho những hành động cao cả của hoàng tử. Chàng muốn cứu
con người ra khỏi bể khổ. Siddhattha từ chối cuộc sống vương giả, hạnh phúc riêng tư,
cung vàng, điện ngọc, cởi bỏ xiêm y lộng lẫy để mặc lên mình tấm áo xô gai, bắt đầu
một cuộc đời mới, một hành trình đi tìm sự sống thật sự.
Để trở thành Đấng Giác Ngộ - điều ấy thật không dễ dễ dàng. Hoàng tử
Siddhattha đã trải qua biết bao khó khăn, thử thách, cạm bẫy, có khi đứng chênh vênh
giữa sự sống và cái chết. Nhưng cuối cùng, chính ý chí, lòng quyết tâm, và trên hết là
một trái tim tha thiết sống vì con người, cho con người, đã giúp chàng lĩnh hội được
chân lý cuộc sống, con đường diệt khổ để đưa nhân sinh tới cõi Niết Bàn.
Sau khi trở thành Phật, Buddha đã cảm hoá, giác ngộ những sinh linh đang rơi
vào vòng tội lỗi, khổ đau, tuyệt vọng. Biết bao người nhờ thế đã tìm được cho mình lẽ
sống, sự thanh thản, chay tịnh. Yasa từ một tay ăn chơi số một của kinh thành Varanasi
đã quy y để sống cuộc đời của một khất sĩ. Hoàng tử Ahimsaka trí tuệ, thông thái, chỉ vì
sự đố kị của sư phụ, sự ruồng bỏ của người thân nên nên rơi vào ngõ cụt, bất đắc dĩ phải
trở thành tên sát thủ kinh hoàng Anguli Mala, trên người lúc nào cũng có một tràng hạt
làm từ những ngón tay út của nạn nhân, giờ đã được Phật pháp cứu vớt khỏi bến mê,
đưa anh về bên Phật, cải tà quy chính, trở lại đúng như cái tên của mình từ thuở lọt
lòng: Ahimsaka - không sát sinh.
Có thể nói, Đức Phật nàng Savitri và tôi là một món lạ, bổ sung thêm một
hương vị mới, độc đáo vào thực đơn của Hồ Anh Thái, làm cho truyện của anh nói
chung, tiểu thuyết nói riêng tránh được sự đơn điệu, nhàm chán. Món ăn ấy vừa có vị
đậm đà của của những lớp trầm tích văn hoá, vừa có vị thanh nhẹ của những suy tư, nỗi
niềm, vừa có vị cay của những chiêm nghiệm cuộc đời, vừa có vị đắng của những khổ
đau, mất mát, lại vừa ngọt ngào bởi những chân giá trị vĩnh hằng của con người.
3. Quan niệm nghệ thuật về con người trên đây đã dẫn đến những thay đổi tích
cực trong cách nhận thức về hiện thực của Hồ Anh Thái. Với anh, hiện thực gồm "những
gì ta thấy, ta nghe, ta trải nghiệm là chưa đủ. Hiện thực còn là cái ta cảm nữa (...) Cả một
đời sống tâm linh cũng là hiện thực"(7). Gắn liền với quan niệm mới mẻ này là việc người
viết không ngừng nhấn mạnh hơn nữa vai trò tích cực của chủ thể sáng tạo. Có lẽ vì thế,
những sáng tác của anh, dù là truyện ngắn hay tiểu thuyết, thường gắn với cảm hứng
"nhận thức lại" - một nhân tố quan trọng làm chuyển biến theo hướng tích cực diện mạo
văn xuôi hôm nay. Cảm hứng này thường không tránh khỏi nói đến những mất mát, tiêu
cực, nhưng đó không phải là phủ nhận quá khứ, lên án chế độ mà là để cảnh tỉnh, để góp
phần đắc lực trong cuộc chiến chống lại những con người, những sự việc tiêu cực, phi
nhân bản, trái với lí tưởng cao đẹp của dân tộc. Việc nhìn lại quá khứ gắn với nhu cầu
178
thức tỉnh cá nhân trở thành cảm hứng chung của văn học thời kì đổi mới - một trong
những nhân tố quan trọng làm gia tăng chất văn xuôi của truyện như Bakhtin từng nhận
xét. Đây cũng là cơ hội để nhà văn thực hiện những khát vọng ấp ủ từ lâu nhưng do hoàn
cảnh chiến tranh, sự thiếu dân chủ trong cơ chế quản lí văn hoá văn nghệ cũng như những
bộn bề thời hậu chiến họ chưa có điều kiện đề cập thấu đáo. Điều đáng quý ở đây là, dù
viết về cái gì, người hay ma, tốt hay xấu, hôm qua hay hôm nay... thì cái đích của sáng tác
Hồ Anh Thái vẫn là cuộc sống hiện tại. Vút lên trên cái nền ngổn ngang, bề bộn của tác
phNm vẫn là khát vọng mong muốn cuộc sống này nhân hậu, tốt đẹp hơn.
Chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của Hồ Anh Thái trước hết thể hiện ở chỗ
anh biết vượt qua những lối mòn tư duy coi văn học như là tấm gương phản ánh hiện
thực một cách đơn giản - điều mà nhà văn gọi là hiện thực thô sơ - để nhìn cuộc đời như
nó vốn có. Để có sức hấp dẫn người đọc, theo tác giả, cái hiện thực ngoài đời kia phải
thông qua sự cảm thấy của nhà văn, được nhào nặn lại bằng những suy tưởng và tưởng
tượng của chủ thể sáng tạo. Giống như Hoà Vang, Hồ Anh Thái cũng không thừa nhận
sự độc tôn của phương pháp thuần tuý hiện thực: "Tôi quan niệm tiểu thuyết như một
giấc mơ dài, gấp sách lại người ta vừa mừng rơn như vừa thoát khỏi một cơn ác mộng,
lại vừa tiếc nuối vì phải chia tay với những điều mà đời thực không có. Nếu tôi chỉ dùng
phương pháp hiện thực thuần tuý thì sẽ không có được giấc mơ ấy đâu"; vì như thế là
"tự làm nghèo trang viết của mình" (7). Nhìn lại "cái quan niệm một thời về chủ nghĩa
hiện thực thô sơ", Hồ Anh Thái cho rằng: "Thật quá mà đâu phải đã đến gần hiện thực";
đồng thời cũng không che giấu mong muốn được đọc và viết "những tác phNm của sức
tưởng tượng phi thường, tạo dựng được những tình huống khác lạ, những cảm xúc mê
đắm, những nhân vật không chịu mặc đồng phục" (8). Chính cái quan niệm táo bạo, cái
mơ ước chẳng giống ai này đã đưa dắt nhà văn đến với cái kì ảo, tận dụng nó như một
thủ pháp đắc địa để tạo ra sự quyến rũ thực sự cho những trang viết của mình.
Trong cảm quan của nhà văn thiên về lối viết theo sự gợi ý của trực giác, linh
cảm, cảm nhận đời sống theo "mệnh lệnh trái tim" này, người ta chẳng khó khăn gì cũng
có thể đọc thấy quan niệm cho rằng càng trung thành với nguyên mẫu ngoài đời bao
nhiêu, đôi cánh tưởng tượng càng bị vặt trụi lông bấy nhiêu. Dường như ở đây có sự gặp
gỡ trong tư duy nghệ thuật của anh với quan niệm của triết gia Ấn Độ - Vivekananda:
"Thế giới này nhỏ bé lắm, người ta phải thêm vào đó một chút tưởng tượng"; hoặc của
Aimatốp, nhà văn Nga từng nổi tiếng với những sáng tác huyền thoại như Con tàu trắng,
Và một ngày dài hơn thế kỉ: "Chúng ta chỉ nhận thấy hiện thực tuyệt vời của chúng ta,
sự nghiệp của chúng ta, lịch sử của chúng ta, cuộc sống của chúng ta. Nhưng theo tôi,
cách nhìn nhận hời hợt trong văn học lỗi thời rồi, cần phải có một cách nhìn bổ sung,
cách nhìn "từ phía bên", cách nhìn sâu thẳm, cách nhìn của quá khứ. Tất cả những cái
đó gộp lại làm cho sức mạnh của hình tượng nghệ thuật thêm cô đọng. Truyền thuyết,
huyền thoại, bài ca, toàn bộ kết cấu của chúng đã giúp tôi trong việc tìm kiếm tính nhiều
bình diện và tính nhiều chiều như vậy"(9).
179
4. Người Trung Quốc xưa đã có quan niệm rất hay về con người. Con người là
trung tâm của vũ trụ. Trời - cha ở trên. Đất - mẹ ở dưới. Sinh ra con người ở giữa, hội tụ
đủ mọi tinh hoa của trời đất. Nhưng để trở thành tinh anh, thì con người phải vượt qua
được thử thách của xã hội, có sức đề kháng với quá trình tha hóa âm thầm nhưng khốc
liệt của cuộc sống thường hằng. Con người chỉ có thể “bản thiện” khi mới sinh ra; theo
thời gian, do sự tiếp xúc với xã hội, tính thiện ấy sẽ bị chi phối (theo chiều hướng tích
cực lẫn tiêu cực). Cùng với những nhà văn cùng thời khác, Hồ Anh Thái đã nhận dạng
ra biết bao kiểu con người: con người anh hùng, sử thi, cao cả, con người thấp hèn, bản
năng, tự nhiên, ích kỷ, cá nhân, con người tâm linh, siêu phàm, trí tuệ Không giống
như một số cây bút lớp trước, nhân vật thường đẹp đến tuyệt bích, không một tì vết bởi
đa phần đó là kiểu con người lý tưởng được đNy tới hạn để đại diện cho cộng đồng, dân
tộc, thời đại (Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu, Tnú trong
Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Núp trong Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc),
anh thấu hiểu những tâm tư, tình cảm, hành xử... rất người từ những đứa con tinh thần
của mình, nhất là những ai mang trên mình vầng hào quang lịch sử - thời đại. Anh biết
họ vẫn có một cuộc sống bình dị, giản đơn, riêng tư cần được lên tiếng; những ước mơ
nhỏ bé, những cơn sóng lòng đang âm ỉ trào dâng bên cạnh một cuộc đời của chiến công,
của lý tưởng. Nếu như Nguyễn Huy Thiệp luôn để cho nhân vật của mình bô bô nói lên
khát khao xác thịt để rồi không ít lúc bị dục vọng đưa dắt vào địa hạt của sự phi luân
(một ông bố chồng lại có thể bắc ghế nhìn trộm con dâu tắm, một thằng em chồng lại cứ
muốn ngủ với chị dâu và cảm thấy sảng khoái khi chiếc cúc áo ngực của chị bị
tuột(Không có vua); nữ nhân vật chính trong Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu cứ quay
cuồng trong những đợt cưỡng hiếp tưởng tượng từ thế giới cõi âm; Phạm Thị Hoài, Bảo
Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương cũng tạo ra những cái “rùng mình” của văn
hoá dân tộc thì Hồ Anh Thái vẫn thủy chung trong hành trình tìm kiếm những hạt mầm
thiên lương đang le lói trên những gương mặt méo mó, dị dạng, trong những tâm hồn
đang tha hóa, kéo họ về với cõi người dẫu không ít cay nghiệt, bất như ý nhưng vẫn rất
bao dung, đáng sống, đáng để được nâng niu, đưa họ tới bến đỗ của tình yêu thương,
của niềm tin vào khả năng phục thiện, hướng thiện ở mỗi con người. Thực tiễn sáng tác
của Hồ Anh Thái là một minh chứng cho thấy tư duy nghệ thuật đang trở về với con
người cá nhân với những cái "lăn tăn", "khổ đau ngậm ngùi nho nhỏ" của nó. Đây là
nguyên nhân cơ bản làm thay đổi nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật, cấu trúc của
sáng tác, đổi thay nguyên tắc thể hiện viễn cảnh trong truyện ngắn và tiểu thuyết thời
đổi mới.
Văn đàn đương đại không chỉ thâu nhận Hồ Anh Thái với vị trí của một nghệ sĩ,
mà còn ghi tên anh vào công cuộc đổi mới, cách tân văn xuôi đương đại nói chung, tiểu
thuyết nói riêng. Cũng như sáng tác của một số cây bút văn xuôi thời Đổi mới (Nguyễn
Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương,...), tiểu thuyết của
Hồ Anh Thái, ở một vài chỗ, cũng mang dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây.
Vì vậy, nhân vật trong tác phNm của anh phần đông là những con người đa cực, đa trị,
180
bất bình thường. Mỗi người với nhiều ngã rẽ, không đơn tuyến, nhất phiến và ai cũng
mải mê đi tìm cho mình một điểm tựa, một mục tiêu để phấn đấu. Chính bởi lí do đó
nên cái tôi được coi trọng trong tác phNm của anh. Điều này đã tạo nên sức nặng, giá trị
vĩnh hằng cho tiểu thuyết của Hồ Anh Thái; qua đó thổi vào văn đàn đương đại một
luồng sinh khí mới: táo bạo và mới lạ. Cây bút với trữ lượng sáng tác dồi dào, đa dạng
về phong cách này đã làm cho văn xuôi đương đại nói chung, tiểu thuyết nói riêng đang
khởi sắc càng khởi sắc thêm, đã sôi động lại càng thêm náo động, những giá trị lại tiếp
nối giá trị. Những biểu hiện trong quan niệm nghệ thuật về con người trên đây là một
(trong nhiều) chìa khoá để độc giả mở cánh cửa bước vào thế giới tiểu thuyết Hồ Anh
Thái với một đánh giá không võ đoán rằng nó cũng chính là đóng góp quan trọng của
nhà văn vào quá trình hiện đại hóa văn xuôi đương đại, góp phần đưa tiểu thuyết Việt
Nam tự tin bước ra thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả, Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy,
Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2005; tr 195.
2. Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, NXB. Giáo dục, Hà Nội (1998) 46.
3. Hồ Anh Thái, Người và xe chạy dưới ánh trăng, NXB. Hội Nhà văn, Hà Nội (2005)
177, 179.
4. Hồ Anh Thái, Mười lẻ một đêm, NXB. Đà Nẵng (2006) 19, 61.
5. Hồ Anh Thái, Đức Phật, nàng Savitri và tôi, NXB. Đà Nẵng (2007) 129, 35.
6. Hồ Anh Thái, Cõi người rung chuông tận thế, NXB. Đà Nẵng (2004) 160.
7. Hồ Anh Thái, Cõi người rung chuông tận thế - Tác ph"m và dư luận, Nxb. Đà Nẵng,
(2003) 269, 261 - 269.
8. Hồ Anh Thái, Họ trở thành nhân vật của tôi, NXB.Hội Nhà văn, Hà Nội (2003) 12.
9. Lê Sơn, Lời giới thiệu Và một ngày dài hơn thế kỉ, NXB. Lao động, Hà Nội, 1986.
181
INNOVATION IN THE CONCEPTS OF ART IN HO ANH THAI’S NOVELS
Bui Thanh Truyen
College of Pedagogy, Hue University
Le Bien Thuy
Phu Xuan University
SUMMARY
Ho Anh Thai is one of the typical novel writers of Vietnamese literature in Doi Moi
period. One of the significant and very recognizable efforts of this author is the innovation he
has showed on the way to the art of human, which is the kernel for changes and for the
development of a new stage in literature. This is the writer’s important contribution to the
modernization of Vietnamese current prose in general and the novels in particular.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_cach_tan_quan_niem_nghe_thuat_ve_con_nguoi_trong_tieu.pdf