Những biện pháp nhằm nâng cao vai trò điều tiết lãi suất của NHNN trên Thị trường tiền tệ

Những biện pháp nhằm nâng cao vai trò điều tiết lãi suất của NHNN trên Thị trường tiền tệ Nếu thị trường tiền tệ hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tăng tỷ lệ tài sản có sinh lời, giảm dự trữ tiền mặt tại ngân hàng. Ngân hàng có thể dự trữ, các loại giấy tờ có giá như tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành . Khi c ần thiết để đảm bảo khả năng chi trả, các tổ chức tín dụng vừa có thể bán ra trên thị trường tiền tệ lại vừa có lợi nhuận. Bên cạnh đó, hiện tượng thừa thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là chuyện bình thường. Do vậy, thông qua thị trường này có thể vay mượn lẫn nhau. Từ đó đã hình thành nên lãi suất thị trường liên ngân hàng trên cơ sở lãi suất thỏa thuận giữa các ngân hàng dựa vào quan hệ cung cấu vốn tiền tệ trên thị trường. Để thị trường này hoạt động thực sự sôi động, ổn định và làm cơ sở cho việc hình thành lãi suất chỉ đạo cho thị trường cũng như là công cụ chủ yếu trong việc điều hành chính sách tiền tệ, thì một số điểm mà thị trường tiền tệ nên hoạt động hướng tới như:

pdf6 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những biện pháp nhằm nâng cao vai trò điều tiết lãi suất của NHNN trên Thị trường tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những biện pháp nhằm nâng cao vai trò điều tiết lãi suất của NHNN trên Thị trường tiền tệ Nếu thị trường tiền tệ hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tăng tỷ lệ tài sản có sinh lời, giảm dự trữ tiền mặt tại ngân hàng. Ngân hàng có thể dự trữ, các loại giấy tờ có giá như tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành... Khi cần thiết để đảm bảo khả năng chi trả, các tổ chức tín dụng vừa có thể bán ra trên thị trường tiền tệ lại vừa có lợi nhuận. Bên cạnh đó, hiện tượng thừa thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là chuyện bình thường. Do vậy, thông qua thị trường này có thể vay mượn lẫn nhau. Từ đó đã hình thành nên lãi suất thị trường liên ngân hàng trên cơ sở lãi suất thỏa thuận giữa các ngân hàng dựa vào quan hệ cung cấu vốn tiền tệ trên thị trường. Để thị trường này hoạt động thực sự sôi động, ổn định và làm cơ sở cho việc hình thành lãi suất chỉ đạo cho thị trường cũng như là công cụ chủ yếu trong việc điều hành chính sách tiền tệ, thì một số điểm mà thị trường tiền tệ nên hoạt động hướng tới như: - Thành lập trung tâm thị trường liên ngân hàng khu vực, trung tâm này không chỉ đơn thuần là một bộ phận quản lý của Ngân hàng Nhà nước mà còn phải trở thành môi giới giữa các ngân hàng có nhu cầu cho vay và đi vay. - Mở rộng thành viên tham gia giao dịch trên thị trường liên ngân hàng vì hiện nay mới chỉ có đại diện của các hệ thống Ngân hàng thương mại cho nên cần phải mở rộng cho tất cả các thành viên (là các chi nhánh lớn) của hệ thống được tham gia. - Nên bổ sung, đa dạng hoá các công cụ tài chính giao dịch trên thị trường. Ngoài hai công cụ chủ yếu là tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng nhà nước thì các kỳ phiếu, trái phiếu do Ngân hàng thương mại phát hành cũng cần được bổ sung giao dịch. - Từng bước nâng cao chất lượng của việc thu thập và dự báo thông tin về vốn khả dụng của các thành viên tham gia giao dịch để làm cơ sở đưa ra các quyết định chính xác trên thị trường mở. Như đã biết, một trong những nhiệm vụ trung tâm cơ bản của Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách lãi suất để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Để thực hiện nhiệm vụ này Ngân hàng nhà nước phải sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ . Trong giai đoạn đầu, khi nền kinh tế kém phát triển, thì chính sách tiền tệ nói chung và việc điều tiết lãi suất trong nền kinh tế nói riêng mang ý chí chủ quan của Nhà nước. Khi ấy, các qui luật kinh tế không phát huy tác dụng. Trong bối cảnh đó cơ quan quản lý Nhà nước (cụ thể là Ngân hàng nhà nước) thường phải sử dụng các công cụ mang tính chất mệnh lệnh hành chính trực tiếp. Ngày nay những tiến bộ đã đạt được trong công cuộc đổi mới tạo được tiền đề để Ngân hàng nhà nước dần chuyển sang các công cụ điều hành gián tiếp. Mục đích của sử dụng điều hành công cụ gián tiếp nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong đó có điều tiết lãi suất thị trường thông qua một số biện pháp như: a) Công cụ dự trữ tối thiểu bắt buộc (dự trữ bắt buộc) Về mặt lý thuyết khi thực hiện công cụ dự trữ tối thiểu bắt buộc sẽ đạt được ba mục tiêu. Thứ nhất là đảm bảo khả năng thanh toán cho tổ chức tín dụng, đây là mục đích quan trọng nhất của công cụ này; thứ hai là khống chế bội số tiền tệ, tín dụng. Tỷ lệ dự trữ tối thiểu càng cao thì bội số tiền tệ, tín dụng càng nhỏ và ngược lại; thứ ba là gây nên hiệu ứng lãi suất của dự trữ tối thiểu. Do dự trữ tối thiểu không được trả lãi cho nên dự trữ tối thiểu càng nhiều thì tổ chức tín dụng càng phải nâng cao lãi suất cho vay để bù đắp cho cả phần lãi suất huy động vốn phải trả cho số vốn tăng lên đó của dự trữ tối thiểu. Công cụ dự trữ tối thiểu bắt buộc lần đầu tiên được qui định trong pháp lệnh Ngân hàng nhà nước ban hành vào tháng 5/1990. Trên thực tế qua các năm thực hiện, công cụ dự trữ tối thiểu mới phát huy được tác dụng ở mức độ còn hạn chế nhưng ba năm trở lại đây tỷ lệ này ngày càng được giảm dần từ 15% xuống 12% v.v... và quyết định mới nhất gần đây của Ngân hàng nhà nước qui định dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ở mức rất thấp là 2%/tổng tiền gửi để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có nguồn vốn dồi dào đáp ứng thanh toán đầu tư cho vay đó là quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003 và QĐ831/QĐ-NHNN ngày 30/7/2003. b) Công cụ lãi suất tái cấp vốn Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất ngân hàng trung ương áp dụng khi cho các tổ chức tín dụng vay đáp ứng các nhu cầu tạm thời về vốn theo các điều kiện do ngân hàng trung ương qui định. Lãi suất tái cấp vốn được định thấp hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng. Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất tái cấp vốn sẽ làm giảm nhu cầu vay ngân hàng trung ương của các tổ chức tín dụng đồng thời làm tăng nhu cầu vay giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng dẫn đến sẽ làm tăng lãi suất thị trường liên ngân hàng. Khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất tái cấp vốn thì xảy ra hiện tượng ngược lại làm tăng nhu cầu vay ngân hàng trung ương của các tổ chức tín dụng, giảm nhu cầu vay vốn lẫn nhau như vậy làm giảm lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Như đã đề cập, lãi suất thị trường liên ngân hàng thay đổi sẽ tác động làm thay đổi lãi suất cơ bản của các tổ chức tín dụng và mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế. Từ tháng 10/1992, Ngân hàng nhà nước tiến hành cho vay tái cấp vốn đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh dưới hình thức cho vay lại các khế ước cho vay có chất lượng tốt. Lãi suất tái cấp vốn được qui định dưới dạng tỷ lệ phần trăm (nhỏ hơn hoặc bằng 100%) so với lãi suất trên khế ước cho vay của các Ngân hàng thương mại quốc doanh. Mục đích của loại hình cho vay này là Ngân hàng nhà nước tạo thêm nguồn vốn cho các Ngân hàng thương mại quốc doanh để mở rộng cho vay đối với nền kinh tế . Từ năm 1997 đến nay Ngân hàng nhà nước từng bước thực hiện mục tiêu làm thay đổi về bản chất hình thức cho vay tái cấp vốn biến nó thành công cụ của chính sách tiền tệ. Đối tượng được vay tái cấp vốn không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ các Ngân hàng thương mại quốc doanh mà được mở rộng đến các loại hình tổ chức tín dụng khác, làm tài sản cầm cố cho khoản vay không chỉ các hoạt động tín dụng cho vay có chất lượng tốt mà còn có các chứng từ có giá của tổ chức tín dụng, lãi suất tái cấp vốn được qui định lại theo các hình thức thông thường là tỉ lệ phần trăm của số tiền lãi phải trả so với khoản tiền vay. c) Công cụ nghiệp vụ thị trường mở Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở là việc ngân hàng trung ương mua hoặc bán các chứng từ có giá trên thị trường chứng khoán (chủ yếu là thị trường OTC) thông qua đó thực hiện việc cung ứng hoặc rút khối lượng tiền khỏi lưu thông. Tín phiếu và trái phiếu kho bạc sẽ là công cụ chủ yếu của thị trường mở hiện nay có thêm trái phiếu chính phủ. Như vậy khác với tái cấp vốn là hoạt động trong nội bộ hệ thống ngân hàng, trong hoạt động thị trường mở Ngân hàng nhà nước can thiệp trực tiếp vào thị trường chứng khoán, trong đó ngoài các tổ chức tín dụng còn có sự tham gia của các khu vực ngoài ngân hàng, tức là các đơn vị kinh tế và dân cư. Về nguyên tắc khi ngân hàng trung ương bán chứng khoán còn người mua bất kỳ có thể là tổ chức tín dụng, các tổ chức khác hay cá nhân thì cũng đều làm giảm tiền dự trữ của các tổ chức tín dụng, bởi vậy sẽ làm tăng nhu cầu vay mượn giữa các tổ chức tín dụng dẫn đến lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng lên. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương mua chứng khoán sẽ làm tăng tiền dự trữ của các tổ chức tín dụng, giảm nhu cầu vay mượn của các tổ chức tín dụng và dẫn đến giảm lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Dù ở các nước tân tiến trên thế giới và ngay ở Việt nam ngành ngân hàng cũng đã có những cố gắng rất lớn để điều hành về lãi suất trên cơ sở phân tích, đánh giá các chỉ số vĩ mô trong nền kinh tế để có thể xác định được lãi suất trên thị trường là cao hay thấp, có tương ứng so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì việc lãi suất được hình thành tự do trên thị trường cũng chưa phải là lãi suất tối ưu. Điều đó được lý giải tại sao những nước có nền kinh tế thị trường phát triển ở mức cao Ngân hàng trung ương cũng phải có những biện pháp để tác động điều chỉnh lãi suất thị trường thông qua các công cụ gián tiếp. Chính vì thế ngoài các biện pháp can thiệp trên thì để có được các mức lãi suất cơ bản công bố phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô thì Ngân hàng nhà nước cần phải có sự điều chỉnh thích hợp được tính toán dựa trên kinh nghiệm thực tế trong quản lý, điều hành lãi suất trong nhiều năm qua.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhững biện pháp nhằm nâng cao vai trò điều tiết lãi suất của NHNN trên Thị trường tiền tệ.pdf
Tài liệu liên quan