Nhập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác - Lênin
Sự phát triển của PTSX TBCN đã làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, đặc biệt là mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản đã trở thành các cuộc đấu tranh giai cấp.
Thực tiễn CM của GCVS đòi hỏi phải có một lý luận cách mạng dẫn đường. Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
35 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2733 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác - Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph. Ăngghen và sự PT của V.I.Lênin; được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn của thời đại; là TGQ và PPL phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng;là khoa học về sự nghiệp giải phóng GCVS, giải phóng NDLĐ khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người. Triết học. Kinh tế chính trị học. Chủ nghĩa XHKH. Triết học. Triết học Mác – Lênin: là lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức và thực tiễn cách mạng. Kinh tế chính trị học. Kinh tế chính trị nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, những quy luật của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của PTSX TBCN và sự ra đời, phát triển của PTSX CSCN. CNXHKH nghiên cứu những quy luật khách quan của quá trình cách mạng XHCN- bước chuyển lịch sử từ CNTB lên CNXH và tiến tới CNCS. Chủ nghĩa XHKH. Điều kiện kinh tế - xã hội + Tiền đề lý luận + Tiền đề khoa học tự nhiên + TRIẾT HỌC MÁC ĐK KT - XH TÂY ÂU VÀO GIỮA TK XIX TIỀN ĐỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUỒN GỐC LÝ LUẬN PTSX TBCN PHÁT TRIỂN TRONG CUỘC CM CÔNG NGHIỆP NHU CẦU LÝ LUẬN CHO THỰC TIỄN CM CỦA GC VÔ SẢN SỰ XUẤT HIỆN CỦA GCVS, MỘT LỰC LƯỢNG CHÍNH TRỊ ĐỘC LẬP TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC ANH CNXH KHÔNG TƯỞNG PHÁP ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG HỌC THUYẾT TẾ BÀO HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỦA ĐÁCUYN Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác do C.Mác và Ph. Ăngghen thực hiện diễn ra từ những năm 1842 – 1843 đến những năm 1847 – 1848; sau đó, từ năm 1849 - 1895 là quá trình phát triển sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn. C.Mác (1818-1883) Ph. Ăngghen(1820-1895) “ Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”. ( C.Mác) Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (1842 - 1848): * Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học (1849 - 1895) + Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB đã phát triển sang một giai đoạn mới là giai đoạn chủ nghĩa đế quốc: bản chất bóc lột của giai cấp tư sản ngày càng bộc lộ rõ nét, và mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc. + Trong giai đoạn này, cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp TBCN là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên. Một số nhà khoa học tự nhiên, đặc biệt trong lĩnh vực vật lý học, do bấp bênh về phương pháp luận triết học duy vật nên rơi vào khủng hoảng về thế giới quan. Năm 1897 Tomxơn phát hiện ra điện tử phá vỡ quan điểm trước đây cho nguyên tử là phân tử nhỏ nhất. Vî chång nhµ Curie t×m ra nguyªn tè Radium Năm 1896 Beccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ Các hợp chất của uranium có khả năng tự phát ra những tia không không nhìn thấy được, có thể xuyên qua những vật mà tia sáng thường không đi qua được gọi là các tia phóng xạ. Những nghiên cứu về bản chất của các hiện tượng phóng xạ chứng tỏ rằng hạt nhân của các nguyên tử phóng xạ không bền, tự phân hủy và phóng ra các hạt vật chất khác nhau như hạt anpha, beta kèm theo bức xạ điện từ như tia gamma. Đồng thời với hiện tượng phóng xạ tự nhiên, người ta cũng phát hiện một số loại nguyên tử của một số nguyên tố nhân tạo cũng có khả năng phóng xạ. Những năm 1893 – 1907 là những năm V.I.Lênin tập trung chống phái dân tuý. Tác phẩm:Những “người bạn dân là thế nào” và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao? (1894) của V.I.Lênin Cũng trong những năm này, trong tác phẩm: Làm gì? (1902) V.I.Lênin đã phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác về cách hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản trước khi giành chính quyền. Cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907 thất bại. Thực tiễn cuộc cách mạng này được V.I.Lênin tổng kết trong tác phẩm kinh điển mẫu mực: Hai sách lược của đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ (1905). Những năm 1907 – 1917 V.I.Lênin viết tác phẩm: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1909). tác phẩm: Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác (1913), Bút ký triết học (1914 - 1916), Nhà nước và cách mạng (1917)., … Thời kỳ 1917-1921.Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một nhà nước kiểu mới – nhà nước chuyên chính vô sản (Công xã Pari) được thành lập. Tháng Tám năm 1903, chính đảng vô sản đầu tiên của giai cấp vô sản được xây dựng theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Đảng Bônsêvích Nga. Tháng Mười năm 1917, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản thắng lợi mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, chứng minh tính hiện thực của chủ nghĩa Mác – Lênin trong lịch sử. Năm 1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập, năm 1922, Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xôviết ra đời đánh dấu sự liên minh giai cấp vô sản trong nhiều quốc gia. Song, do nhiều nguyên nhân mà một trong những nguyên nhân ấy là có những người cộng sản chủ quan, vận dụng lý luận theo chủ nghĩa chiết trung nên từ những năm 90 của thế kỷ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng và rơi vào giai đoạn thoái trào. Đặc điểm của thời đại ngày nay là sự biến đổi nhanh chóng và đa dạng các mặt của đời sống xã hội do cách mạng khoa học – công nghệ đem lại. Thế nhưng, cho dù xã hội biến đổi nhanh chóng và đa dạng đến đâu thì bản chất của PTSX TBCN vẫn không thay đổi. CNTB vẫn là chế độ bóc lột đối với toàn thể GCCN và nhân dân lao động. -> bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là vấn đề cấp bách cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. - Đối tượng: của việc học tập, nghiên cứu môn học “những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” là những quan điểm cơ bản, nền tảng và mang tính chân lý bền vững của chủ nghĩa Mác – Lênin trong phạm vi ba bộ phận lý luận cấu thành nó. Trong phạm vi lý luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin, đó là những nguyên lý cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, Trong phạm vi lý luận kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, đó là những quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ giai đoạn hình thành đến giai đoạn phát triển cao của nó. Trong phạm vi chủ nghĩa xã hội khoa học, đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và tiến trình của cách mạng XHCN; ... - Mục đích nắm vững những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin; hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng của Đảng; trên cơ sở đó xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng, xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng; vận dụng sáng tạo nó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, đáp ứng yêu cầu của con người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. - Học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cần phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; chống xu hướng kinh viện, giáo điều. - Nghiên cứu mỗi luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin phải đặt chúng trong mối liên hệ với các luận điểm khác ở các bộ phận cấu thành. - Gắn những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam và thực tiễn thời đại. - Quá trình học tập nghiên cứu đồng thời cũng phải là quá trình giáo dục, tự giáo dục, tu dưỡng và rèn luyện để từng bước hoàn thiện mình. - Chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ thống mở. Điều kiện kinh tế - xã hội: + PTSX TBCN phát triển mạnh. Trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp Anh thế kỷ XVIII, PTSX TBCN đã chuyển từ thủ công sang nền SX đại công nghiệp TBCN. Sự phát triển của PTSX TBCN đã làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, đặc biệt là mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản đã trở thành các cuộc đấu tranh giai cấp. Thực tiễn CM của GCVS đòi hỏi phải có một lý luận cách mạng dẫn đường. Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Điều kiện lý luận: NGUỒN GỐC LÝ LUẬN TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC. KINH TẾ CHÍNH TRỊ ANH. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG PHÁP. KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC CỔ ĐIỂN ANH AĐAM SMITH (1723 - 1790) DAVID RICACĐÔ (1772 - 1823) CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG PHÁP PHURIÊ (1772 - 1837) XANHXIMÔNG (1760 - 1825) ROBERT OWEN (1771 - 1858) CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG PHÁP CNXH không tưởng thể hiện đậm nét tinh thần nhân đạo, phê phán mạnh mẽ CNTB trên cơ sở vạch trần cảnh khốn cùng cả về vật chất và tinh thần của người lao động trong nền sản xuất TBCN; đưa ra nhiều quan điểm về những dự báo và những đặc trưng của xã hội tương lai. Tuy nhiên CNXH không tưởng đã không luận chứng được một cách khoa học về bản chất của chủ nghĩa tư bản, không giải thích được nguồn gốc của sự bóc lột là gì, không phát hiện được quy luật phát triển của CNTB, không nhận thức được vai trò, sứ mệnh lịch sử của GCCN. Điều kiện khoa học tự nhiên: KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG. THUYẾT TẾ BÀO. THUYẾT TIẾN HÓA CỦA DACUYN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chương mở đầu- Nhập môn Những nguyên lý cơ bản của CNMLN.ppt