Các tác giả đã phân tích những yếu tố làm kinh tế nông hộ tăng trưởng hay
gặp trở ngại như: 1) đất đai. 2) vốn và lao động. 3) di cư và đi làm ăn xa. 4) các vấn
đề cụ thể đối với nghề thủ công mây giang đan. 5) tác động đến môi trường sinh thái.
Trong phần này, TS. Đặng Nguyên Anh và các đồng tác giả đã đi sâu phân tích 5 yếu
tố điển hình trên địa bàn nghiên cứu. Các yếu tố này có tương tác lẫn nhau, thể hiện
sống động mối liên kết nông thôn - đô thị đang diễn ra ở nông thôn đồng bằng sông
Hồng hiện nay. Trong phần cuối của cuốn sách, các tác giả đã đưa ra kết luận và một
số gợi ý chính sách nhằm hỗ trợ cho mô hình liên kết nông thôn - đô thị ngày càng
năng động có hiệu quả cao hơn.
Cuốn “Ly hương, bất ly nông, làm thủ công tại làng” là một công trình nghiên
cứu bổ ích giúp tìm hiểu quá trình liên kết nông thôn - đô thị trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Vai trò của đa dạng sinh kế cần
được xem xét trong các chính sách phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo hiện
nay. Đây là một công trình đáng tham khảo và có ý nghĩa cho những ai quan tâm
đến sự chuyển mình của nông thôn Đồng bằng sông Hồng hiện nay.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhập môn Lịch sử xã hội học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
122
Xã hội học số 1 (89), 2005Thông tin xã hội học
Đọc sách
Nhập môn lịch sử xã hội học 1
Lịch sử một ngành khoa học xã hội
nói chung th−ờng đ−ợc viết theo một trong
ba cách sau đây. Cách đầu tiên và lâu đời
nhất đề cập đến bản thân các nhà nghiên
cứu: Comte, Spencer, Marx, Simmel,
Durkheim và Weber, v.v... Thứ hai, lấy
đơn vị phân tích là các tr−ờng phái, chủ
nghĩa mà thuật ngữ quốc tế tiếng Anh gọi
là những “ism”; và lịch sử xã hội học là
lịch sử của các học thuyết: chủ nghĩa
Marx, tr−ờng phái Chicago, v.v... Và cuối
cùng, cách thứ ba không bắt đầu từ tên
tuổi hay học thuyết mà từ các ý t−ởng,
khái niệm vốn là thành tố của học thuyết
nh− cộng đồng, quyền uy, vị thế, cái
thiêng, và tha hóa, v.v...
“Nhập môn lịch sử xã hội học” của Bùi Quang Dũng không thuộc cách viết
nào kể trên. Nét khác biệt của cuốn sách là ở đó. Trong một số tr−ờng hợp (các
ch−ơng III, VI), tác giả cấu tạo ch−ơng theo tên tuổi nh− Marx và Weber. Trong
tr−ờng hợp khác (ch−ơng II, V và VIII), sách dựa trên thực chứng luận, triết học duy
tâm mới và tr−ờng phái Frankfurt. Còn ở các tr−ờng hợp khác nữa (ch−ơng IV, VII),
đó là sự cố gắng kết hợp tên tuổi với học thuyết; kết quả là chúng ta có Durkheim và
thực chứng luận, tr−ờng phái Chicago và Parsons. Làm nh− vậy tạo ra sự pha trộn
về phong cách viết sử xã hội học. Giá nh− tác giả lý giải vì sao mình chọn nh− vậy thì
ng−ời đọc sẽ bớt đi phần thắc mắc.
Cái tốt tr−ớc hết của cuốn sách là tác giả phân biệt rõ ràng giữa t− t−ởng xã
hội với xã hội học (tr. 8-9). Lập tr−ờng này khiến ng−ời đọc không thể lẫn lộn hai sự
vật. Điều ấy đúng và cần thiết. Trong khi t− t−ởng xã hội xuất hiện cùng lịch sử
nhân loại, thì xã hội học - với t− cách một khoa học lý thuyết và thực nghiệm - chỉ
định hình từ cuối thế kỷ XIX ở Tây Âu. Nghĩa là lịch sử xã hội học bắt đầu từ khi ấy,
tr−ớc tiên ở những nơi mà điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học đã chín
muồi để nảy sinh một ngành khoa học mới.
Một đặc điểm nổi bật nữa của cuốn sách là nhấn mạnh mối liên hệ giữa xã
hội học với triết học - một điều khiến không ít ng−ời bất ngờ và nhíu mày băn
khoăn vì theo họ, xã hội học không liên quan gì với triết học. Tác giả không giải
1 Bùi Quang Dũng: Nhập môn lịch sử xã hội học. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội - 2004.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Xã hội học 123
thích do đâu mình làm nh− thế, và lẽ ra tác giả nên làm điều này. Là một môn
khoa học hết sức rộng lớn, triết học xem xét hàng loạt các vấn đề có liên quan với
nhau về bản chất sự hiểu biết, lôgic, tính nhân quả, ngôn ngữ, v.v... mà nhiều khoa
học khác (kẻ cả xã hội học) phải giải quyết. Xã hội học dễ gặp phải những vấn đề
triết học trong lĩnh vực tri thức luận (quá trình hình thành khái niệm, quan hệ
giữa lý thuyết và bằng chứng, vị trí của các giá trị, động cơ, bản chất của bằng
chứng, v.v...) và đạo đức. Hơn thế nữa, triết học có quan hệ sâu xa và tác động
mạnh mẽ đến xã hội học thông qua những tiên đề ngầm định mà nhiều nhà xã hội
học coi là đ−ơng nhiên và dùng làm nền tảng cho t− duy, lý thuyết và đến cả
ph−ơng pháp thu thập dữ liệu của mình. Vì coi chúng là đ−ơng nhiên, họ không
nhận ra cơ sở triết học chi phối mình, cũng nh− không hiểu mối liên hệ giữa điều
mình làm và gốc rễ triết học ngầm ẩn đằng sau đó. Việc tác giả tô đậm mối liên hệ
giữa triết học với xã hội học là cần thiết, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa duy
nghiệm đang nổi lên, khi có nhiều ng−ời chỉ làm xã hội học thực nghiệm mà không
biết đến - và cho là không cần biết - những cơ sở triết học nào nằm đằng sau và chi
phối ph−ơng pháp thu thập dữ liệu thực nghiệm của họ. Hiểu nh− vậy, phải nói
rằng: các ph−ơng pháp thu thập dữ liệu định l−ợng theo mô hình Durkheim và chịu
ảnh h−ởng thực chứng luận chỉ là một trong những cách tiếp cận (chứ không phải
duy nhất) để có thông tin xã hội học. Bên cạnh nó ít nhất còn có xã hội học thấu
hiểu của Weber, và cách tiếp cận dựa trên hành động xã hội này th−ờng làm tiên
đề ngầm định cho các ph−ơng pháp định tính.
Sách không chỉ gồm những giải trình, tóm tắt, nhận xét, bình luận, phân tích
và lý giải các tác giả, các tr−ờng phái xã hội học, mà ở cuối còn cung cấp trích đoạn
tác phẩm tiêu biểu của ba bậc thầy đ−ợc coi là cha đẻ của xã hội học: Marx,
Durkheim và Weber. Nói cách khác, sách kết hợp “hai trong một” cả loại tài liệu
giảng dạy (mà thuật ngữ tiếng Anh gọi là textbook) với loại tuyển tập bài đọc
(reader). Nhờ vậy sinh viên và học viên không chỉ đ−ợc nghe nói về ba nhà xã hội học
này, mà phần nào còn có thể đọc họ. M−ợn một câu nói quen thuộc (dù không thật
khớp), tín đồ của môn xã hội học không chỉ biết Chúa qua lời thầy tu, mà còn đ−ợc
đọc lời Chúa.
Nh− tác giả đã l−ờng tr−ớc trong lời nói đầu, ng−ời đọc rất có thể đặt câu hỏi
vì sao sách thiếu tên tuổi này, tr−ờng phái nọ, hay trong những gì đã có, sao không
thấy phần này phần khác? Ví dụ sao tác giả không cung cấp thông tin tối thiểu về
tiểu sử (năm sinh năm mất, v.v...) của các nhà xã hội học? Sao không nói đến cống
hiến lớn của Durkheim vào việc khẳng định vị thế một khoa học độc lập của xã hội
học: với ông, không chỉ đối t−ợng và ph−ơng pháp nghiên cứu riêng của nó đã trở
nên rõ ràng và rạch ròi, mà về mặt thể chế nó còn có ghế giáo s− tại tr−ờng đại học
và có cơ quan ngôn luận (tạp chí “Niên giám xã hội học”) của mình? Sao sách ít đề
cập đến những nghiên cứu về tôn giáo của Durkheim và Weber? v.v... Nh−ng đây là
một tài liệu nhập môn (nh− tiêu đề khiêm tốn của cuốn sách đã nói), không tham
vọng sự đầy đủ, tỉ mỉ và sâu rộng, và trong khuôn khổ đó, những thiếu hụt là có
thể hiểu đ−ợc.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Thông tin... 124
Tác giả ý thức đ−ợc yêu cầu đặt ra và thách thức đối với việc viết sử xã hội
học là vừa phải trình bày rõ ràng những điểm chủ yếu của một tác giả hay học
thuyết, vừa nêu lên đ−ợc mối liên hệ lịch sử của từng khuynh h−ớng (trang 7-8). Nói
cách khác, viết lịch sử xã hội học không chỉ là tập hợp, sắp xếp các tác gia, các tr−ờng
phái theo trình tự thời gian hoặc cạnh nhau về không gian, mà còn vạch ra mối liên
hệ giữa họ. Cuốn sách đã cố gắng nắm bắt và nêu lên mối liên hệ giữa Comte với
Saint-Simon (tr. 33), Durkheim với hai nhà học giả trên (tr. 73, 78), Marx và Weber
(tr. 96, 110-111), Weber và Pareto (tr. 97), Weber và Durkheim (tr. 102, 106),
Parsons và các tác giả tr−ớc đó (tr. 123). Tuy nhiên, mối liên hệ không chỉ là những
điều giống và khác nhau có thể suy rút ra bằng phép so sánh, mà còn là sự tác động
qua lại. Lịch sử một ngành khoa học, theo nhà triết học khoa học T. Kuhn, không chỉ
diễn ra theo con đ−ờng tích lũy, tiệm tiến, trong đó mỗi sự tiến bộ đ−ợc xây dựng
trên tất cả những gì có tr−ớc, mà còn thông qua những thay đổi sâu sắc, những “cuộc
cách mạng”. Thực ra, sự tích lũy đóng vai trò nhất định trong tiến bộ khoa học,
nh−ng những biến đổi lớn thì diễn ra do kết quả của cách mạng theo nghĩa sau đây.
Một mô hình chuẩn trong ngành khoa học đó từng b−ớc đ−ợc xác lập, trở thành
thống trị, nh−ng sau một thời gian, nó dần dần bộc lộ những điểm yếu và thiếu sót,
rồi rơi vào khủng hoảng, cho đến khi bị mô hình chuẩn khác bác bỏ và thay thế. Mặc
dù Kuhn chủ yếu nói đến các khoa học tự nhiên, nh−ng theo nhiều nhà nghiên cứu
(trong đó có T. Bottomore, R. Nisbet và G. Ritzer), cách tiếp cận của Kuhn áp dụng
đ−ợc vào xã hội học, và xã hội học là một ngành khoa học có nhiều mô hình chuẩn.
Vậy ý kiến của cuốn sách đối với quan điểm này ra sao? Tác giả có tán đồng hay
không? Nếu có, thì những mô hình chuẩn trong lịch sử xã hội học là gì? Quan hệ và
sự tác động qua lại giữa các mô hình chuẩn trong lịch sử xã hội học là nh− thế nào?
Đây là điều độc giả chờ đợi ở các nhà viết sử xã hội học. Hi vọng lần xuất bản sau,
những câu hỏi này sẽ đ−ợc đặt ra và đ−ợc giải đáp.
Hơn nữa, khi xem xét một hiện t−ợng, một sự vật, xã hội học th−ờng đặt đối
t−ợng vào bối cảnh của nó, và đã có tác gia (nh− L. Coser) vận dụng chính cách tiếp
cận của bản thân xã hội học vào viết sử của ngành, nghĩa là vào phân tích, diễn
giải sự phát triển của các ý t−ởng xã hội học. Lối viết sử này gắn tác phẩm của mỗi
nhà xã hội học với tiểu sử, cuộc đời họ, với vị trí của họ trong cơ cấu xã hội, cũng
nh− công chúng và những nhóm quy chiếu của họ. Cách viết đó gắn những ý t−ởng
của Weber hay Durkheim với bối cảnh riêng trong tiểu sử từng ng−ời, lịch sử và cơ
cấu xã hội, điều này giúp cho ta không những hiểu các nhân tố bên ngoài chi phối ý
t−ởng của các nhà xã hội học, mà còn chú ý tới những tiên đề ngầm định của họ.
Trong “Nhập môn lịch sử xã hội học”, ở một chỗ ta có bắt gặp mấy dòng nói qua đến
điều đó: đấy là đoạn mở đầu ch−ơng về Weber (tr. 95), nh−ng nó quá vắn tắt, và
quan trọng hơn, cách tiếp cận này ch−a đ−ợc áp dụng nh− một nguyên tắc chỉ đạo
lối viết của sách.
Tuy thế, “Nhập môn lịch sử xã hội học” là một cuốn sách cần thiết và bổ ích.
Mai Huy Bích
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Xã hội học 125
Ly h−ơng, bất ly nông, làm thủ công tại làng1
Sản xuất nông nghiệp, làm nghề
phi nông và di chuyển phân công lại lao
động là một mô hình điển hình của nông
thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Trong
điều kiện của nền kinh tế mở cửa nông hộ
đã biết kết hợp các nguồn thu nhập từ các
hoạt động kinh tế khác nhau, phong phú
và đa dạng. Sự lựa chọn nghề phi nông
nghiệp, nông nghiệp, hoặc đi làm ăn xa và
gửi tiền về cho gia đình đề đầu t− vào sản
xuất, cung cấp thông tin thị tr−ờng và kỹ
năng nghề nghiệp cho những ng−ời ở nhà
đã và đang làm thay đổi đáng kể cuộc
sống ở nông thôn hiện nay.
Công trình nghiên cứu “Ly h−ơng, bất ly nông, làm thủ công tại làng” của các
tác giả Đặng Nguyên Anh, Cecilia Tacoli, Hoàng Xuân Thành không chỉ tập trung
vào vấn đề đi làm ăn xa mà còn đi sâu vào phân tích nền kinh tế hộ của gia đình
nông thôn. Trong cuốn sách này các tác giả đã phân tích cụ thể sự đa dạng sinh kế
của các hộ gia đình cũng nh− những cơ hội và thách thức mà họ đang trải qua trong
thời kinh tế mở. Từ đó, các tác giả đ−a ra kết luận và một số gợi ý chính sách nhằm
khai thác tạo điều kiện để mô hình ly h−ơng, bất ly nông, làm thủ công tại làng có
tác động hiệu quả hơn.
Đ−ợc xây dựng trên một h−ớng tiếp cận lý thuyết mới, trong phần đầu của
cuốn sách, các tác giả đã trình bày khái niệm về mối liên kết nông thôn- đô thị, đ−ợc
phản ánh bằng mối quan hệ dân số, l−u thông hàng hóa, tiền tệ và thông tin. Trong
bối cảnh đô thị hóa và công nghiệp hóa nông thôn hiện nay, các luồng di chuyển dân
số, lao động, hàng hóa, tiền, vốn, thông tin, lối sống đang diễn ra mạnh mẽ, liên kết
chặt chẽ giữa hai khu vực nông thôn và đô thị. Mối liên kết trên hiện có vai trò quan
trọng trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo của nông thôn, thông qua các hoạt động đa
dạng hóa và kết hợp các nguồn thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp và phi nông
nghiệp trên một không gian không còn bó hẹp nh− tr−ớc. Tiếp theo phần giới thiệu là
phần mô tả khung cảnh và địa bàn nghiên cứu tại địa bàn 2 xã Hoàng Đông và xã
Tiên Nội thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Lý do lựa chọn địa bàn nghiên cứu là
do Hà Nam là một tỉnh có nhiều ng−ời lao động đi làm ăn xa, có nhiều ngành nghề
phi nông nghiệp truyền thống, phát triển khá đa dạng, thu hút đ−ợc lao động tại chỗ
của địa ph−ơng. Có thể nhận thấy thu nhập chính của nhiều nông hộ hiện nay từ các
hoạt động phi nông nghiệp. Ng−ời nông dân th−ờng xuyên ra các trung tâm đô thị để
mua bán và trao đổi sản phẩm. Ngoài ra, những thành viên đi làm ăn xa không chỉ
ra thành phố mà còn đến những tỉnh thành khác cũng nh− những vùng lân cận
trong huyện và tỉnh để kiếm việc tăng thu nhập trong tháng nông nhàn.
1 Đặng Nguyên Anh, Cecilia Tacoli, Hoàng Xuân Thành: Ly h−ơng, bất ly nông, làm thủ công tại làng. Nxb
Thế giới. Hà Nội - 2004.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Thông tin... 126
Các tác giả đã sử dụng ph−ơng pháp so sánh giữa hai mô hình kinh tế của
điểm nghiên cứu trên bình diện mô hình ngành nghề thủ công tại gia đình, làm nông
nghiệp chăn nuôi và đặc biệt là đi làm ăn xa. Trong kết quả nghiên cứu này các tác
giả đã sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin nh− phỏng vấn bảng hỏi hộ gia đình,
thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn chuyên gia, đại diện hộ gia đình và một số cán
bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp khảo sát. Ngoài ra, các tác giả còn sử dụng ph−ơng
pháp phân tích chuỗi sản phẩm thị tr−ờng đối với nghề mây giang đan (là một trong
những ngành nghề đặc thù của Duy Tiên, Hà Nam).
Kết quả cho thấy từ sự đa dạng hóa ngành nghề, ng−ời nông dân đã có điều
kiện tiếp cận thị tr−ờng bên ngoài, thậm chí thị tr−ờng hàng mây giang đan ngoài
n−ớc để tiêu thụ những sản phẩm mà họ làm ra. Đầu ra của sản phẩm đ−ợc hệ thống
đại lý t− nhân (đ−ợc gọi là các “Cai”) rất năng động đảm nhiệm. Các thành phẩm
đ−ợc sản xuất và tiêu thụ trên cơ sở thuận mua vừa bán, đ−ợc tổ chức chặt và đặc
biệt là không có sự ép giá hoặc khó tiêu thụ nh− th−ờng thấy ở các địa ph−ơng khác.
Nhờ biết liên kết thị tr−ờng và th−ờng xuyên thay đổi mẫu mã nên sản phẩm mây
giang đan ở Hoàng Đông, Duy Tiên vẫn có vị trí cao trên thị tr−ờng mà các sản phẩm
t−ơng tự do các địa ph−ơng khác sản xuất không thể cạnh tranh đ−ợc.
Tìm hiểu mô hình đi làm ăn xa còn cho thấy ng−ời nông dân “thoát ly” có thu
nhập cao hơn so với làm nghề nông. Tuy nhiên trong suy nghĩ của mình, nông dân vẫn
coi nông nghiệp là hoạt động kinh tế cơ bản. Tại địa bàn nghiên cứu, không có gia đình
nào đi làm ăn bên ngoài lại trả ruộng, trả đất canh tác. Việc nhờ hoặc thuê lao động ở
nhà làm nông nghiệp là phổ biến, khi đến cuối vụ họ trở về để thu hoạch nông sản, và
đóng góp nghĩa vụ đầy đủ. “Ly h−ơng, bất ly nông”- đó là sự kết hợp giữa các hoạt động
phi nông nghiệp tại chỗ, làm nông và đi làm ăn xa đã trở nên phổ biến không chỉ ở Hà
Nam mà còn thấy ở các tỉnh thành khác ở đồng bằng sông Hồng.
Các tác giả đã phân tích những yếu tố làm kinh tế nông hộ tăng tr−ởng hay
gặp trở ngại nh−: 1) đất đai. 2) vốn và lao động. 3) di c− và đi làm ăn xa. 4) các vấn
đề cụ thể đối với nghề thủ công mây giang đan. 5) tác động đến môi tr−ờng sinh thái.
Trong phần này, TS. Đặng Nguyên Anh và các đồng tác giả đã đi sâu phân tích 5 yếu
tố điển hình trên địa bàn nghiên cứu. Các yếu tố này có t−ơng tác lẫn nhau, thể hiện
sống động mối liên kết nông thôn - đô thị đang diễn ra ở nông thôn đồng bằng sông
Hồng hiện nay. Trong phần cuối của cuốn sách, các tác giả đã đ−a ra kết luận và một
số gợi ý chính sách nhằm hỗ trợ cho mô hình liên kết nông thôn - đô thị ngày càng
năng động có hiệu quả cao hơn.
Cuốn “Ly h−ơng, bất ly nông, làm thủ công tại làng” là một công trình nghiên
cứu bổ ích giúp tìm hiểu quá trình liên kết nông thôn - đô thị trên con đ−ờng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Vai trò của đa dạng sinh kế cần
đ−ợc xem xét trong các chính sách phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo hiện
nay. Đây là một công trình đáng tham khảo và có ý nghĩa cho những ai quan tâm
đến sự chuyển mình của nông thôn Đồng bằng sông Hồng hiện nay.
Nghiêm Thị thủy
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhap_mon_lich_su_xa_hoi_hoc.pdf