3.5. Nhu cầu và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến nhận thức về SKSS của SVN
Khảo sát nhu cầu cần tìm hiểu về vấn đề SKSS của các bạn SVN chúng tôi nhận thấy đa
số sinh viên đều cho rằng việc hiểu biết về sức khỏe sinh sản là rất cần thiết. Và các bạn
có nhu cầu cao muốn tìm hiểu về biểu hiện dậy thì, biểu hiện có thai và mang thai ở phụ
nữ, các biện pháp tránh thai, các bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS, tình bạn, tình
yêu, tình dục an toàn, lành mạnh. Điều này cho thấy các bạn nữ sinh viên đã có nhận
thức đứng đắn về tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến SKSS.
Kết quả khảo sát cho thấy nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến nhận thức của nữ
sinh viên về SKSS chủ yếu là do ít được cung cấp thông tin và nguồn thông tin một
cách chính thống. Bên cạnh đó còn dochính bản thân các bạn sinh viên không tìm hiểu
kiến thức về SKSS, ngại trao đổi và nói về vấn đề nhạy cảm. Hoặc do không biết chọn
lọc các thông tin chính xác trong các nguồn thông tin đa chiều trên các phương tiện
truyền thông số hiện nay, ví dụ như internet. Một nguyên nhân nữa là do nhiều gia đình
vẫn còn định kiến, không chia sẻ thậm chí cấm đoán con tìm hiểu về các thông tin nhạy
cảm trên các phương tiện truyền thông. Do chưa có nhiều sân chơi cho sinh viên, các
hình thức giáo dục SKSS chưa đa dạng, chưa thu hút sinh viên. Và cuối cùng do xã hội
vẫn chưa thực sự cởi mở, chấp nhận rộng rãi các thông tin về SKSS dành cho giới trẻ.
Các bạn sinh viên cũng đồng ý với tỉ lệ 85,9% cho rằng tổ chức giáo dục SKSS nên kết
hợp nhiều hình thức như tổ chức trong chương trình học; hoạt động ngoại khóa; sinh
hoạt câu lạc bộ; hoạt động tuyên truyền, tư vấn riêng. Và nên giáo dục cho tất cả mọi
người từ khi bước vào tuổi dậy thì. Như vậy có thể thấy nhu cầu được tìm hiểu, được
giáo dục về SKSS của các bạn nữ sinh viên rất cao. Họ mong muốn được chia sẻ, được
tham gia các hoạt động tập thể để nâng cao nhận thức của bản thân về SKSS.
4. KẾT LUẬN
Nhận thức về sức khỏe sinh sản có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt đối với các bạn
nữ. Đối với các nữ sinh viên sư phạm, ngoài việc hiểu biết về sức khỏe sinh sản để bảo
vệ bản thân thì họ còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục những nội dung
này cho học sinh, đặc biệt là sinh viên hai khoa GDCT và Sinh học. Kết quả nghiên cứu
cho thấy nhận thức của sinh viên nữ vẫn còn một số hạn chế. Chính vì vậy cần tăng
cường giáo dục những nội dung về SKSS một cách chính thống trong chương trình đào
tạo và kết hợp với các hoạt động ngoại khóa đa dạng hấp dẫn như các câu lạc bộ tư vấn,
diễn đàn về SKSS, các cuộc thi hùng biện để thu hút các bạn sinh viên, giúp các bạn
mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ thông tin. Từ đó nâng cao kiến thức cũng như có kĩ năng
chăm sóc, bảo vệ bản thân, có thái độ sống tích cực, hoàn thành tốt chương trình học tập
tại trường Đại học.
10 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức của nữ sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế về sức khỏe sinh sản - Tạ Thị Kim Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(35)/2015: tr. 98-107
NHẬN THỨC CỦA NỮ SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
TẠ THỊ KIM NHUNG
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Chúng tôi đã khảo sát nữ sinh viên của bốn khoa bao gồm Giáo
dục Mầm non, Giáo dục Chính trị, Ngữ văn và Sinh học của trường Đại học
Sư phạm, Đại học Huế để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các vấn đề
liên quan đến sức khỏe sinh sản như: cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh
dục, tuổi dậy thì, chăm sóc sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục, mang thai,
các biện pháp phòng tránh thaiVà tìm ra sự ảnh hưởng của nơi sống, thời
gian học tập ở trường đại học cũng như yếu tố gia đìnhtới nhận thức của
nữ sinh viên về các vấn đề trên.
Từ khóa: nhận thức, nữ sinh viên, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế,
sức khỏe sinh sản
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe sinh sản được định nghĩađó là trạng thái
khoẻ mạnh, hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên
quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản chứ không phải
chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương ở bộ máy sinh sản. Sức khoẻ sinh sản bao gồm
nhiều khía cạnh, trong đó có cả khía cạnh liên quan đến sức khoẻ tình dục[1]. Sức khoẻ
sinh sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người về cả mặt sinh lí cũng như tâm lí.
Nữ giới là người giữ vai trò trực tiếp trong việc mang thai và sinh con, duy trì nòi giống
nên cần phải hiểu rõ về sức khỏe sinh sản (SKSS) [2]. Trường đại học sư phạm có số
lượng lớn nữ sinh viên, là nơi đào tạo các giáo viên tương lai, ngoài nâng cao kiến thức
về SKSS để bảo vệ bản thân thì họ còn có nhiệm vụ giáo dục SKSS cho học sinh sau
này, đặc biệt là sinh viên các ngành Sinh học, Giáo dục chính trị. Trong những năm gần
đây, số lượng sinh viên mang thai ngoài ý muốn, phải kết hôn sớm và sinh con trong khi
còn đi học có xu hướng gia tăng. Những sinh viên đó phải gián đoạn quá trình học tập,
trong số đó có nhiều sinh viên đã không thể tiếp tục trở lại trường đi học do phải chăm
con nhỏ và kinh tế khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu của việc trên là do nhận thức về tình
yêu, về tình dục, biện pháp phòng tránh thai cũng như bảo vệ bản thân còn hạn chế. Bên
cạnh đó, với sự phát triển của kinh tế thị trường, thông tin đa dạng và đa chiều cũng
phần nào ảnh hưởng đến lối sống của sinh viên hiện nay mặc dù Trường Đại học Sư
phạm, Đại học Huế được đóng trên vùng đất vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền
thống. Để tìm hiểu rõ hơn nhận thức của sinh viên về sức khỏe sinh sản và những yếu tố
tác động đến quá trình nhận thức đó chúng tôi đã tiến hành khảo sát nữ sinh viên năm
thứ nhất và năm thứ tư.
NHẬN THỨC CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ...
99
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của nữ sinh viên khoa Ngữ văn, khoa Giáo dục Mầm
non (GDMN), khoa Sinh học và khoa Giáo dục Chính trị (GDCT), trường Đại học Sư
phạm, Đại học Huế về vấn đề sức khỏe sinh sản.
Khách thể nghiên cứu bao gồm 475 bạn sinh viên nữ (SVN) năm 4 và năm 1 với đặc
điểm như sau:
Bảng 1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu
Stt Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Nơi ở
Thành thị 92 19,4
Miền núi 62 13,1
Nông thôn 321 67,6
2 Nghề nghiệp bố mẹ
Cán bộ 71 14,9
Lao động chân tay 279 58,7
Buôn bán 125 26,3
3 Thu nhập gia đình
Dư giả 33 6,9
Đủ ăn 389 81,9
Khó khăn 53 11,2
4 Nơi ở khi học đại học
Ở trọ bên ngoài 263 55,4
Kí túc xá 45 9,5
Ở với gia đình 153 32,2
Khác 14 2,9
5 Tình yêu sinh viên
Chưa có người yêu 212 44,6
Đang có người yêu 174 36,6
Có người yêu nhưng đã chia tay 77 16,2
Đã có chồng 12 2,5
6 Tình trạng hôn nhân của bố mẹ
Hòa thuận 395 83,2
Hay cãi nhau 36 7,6
Ly thân 8 1,7
Ly hôn 6 1,3
Góa bụa 30 6,3
Nhìn chung khách thể nghiên cứu khá đa dạng về nhiều đặc điểm (cá nhân, gia đình,
nhà trường và xã hội). Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến mức độ nhận thức, thái độ và
hành vi của các bạn về SKSS.
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính chúng tôi sử dụng để nghiên cứu là phương pháp điều tra bằng
phiếu hỏi. Dữ liệu thu được qua phiếu hỏi được xử lí bằng phần mềm SPSS 17.0.
TẠ THỊ KIM NHUNG
100
3. NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN NỮ VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
3.1. Tự đánh giá của sinh viên nữ về SKSS
Bảng 2. Tự đánh giá mức độ nhận thức của SVN về SKSS
Kết quả bảng trên cho thấy SVN tự đánh giá mức độ nhận thức của mình về SKSS khá
tốt, có điểm trung bình 3.39. Trong đó sinh viên khoa Sinh học tự đánh giá mức độ nhận
thức tốt nhất và thấp nhất là khoa GDCT. Năm 1 cũng tự đánh giá cao hơn năm 4, tuy
nhiên tất cả sự chênh lệch này đều không có ý nghĩa thống kê. Xét theo khía cạnh nghề
nghiệp của bố mẹ, phân tích phương sai một yếu tố cho thấy nhóm sinh viên có bố mẹ
là nghề nghiệp cán bộ, kinh doanh có điểm trung bình cao hơn với nhóm sinh viên có bố
mẹ làm các nghề lao động chân tay, (F (2; 2.31) = 3.47, p< 0.05).
3.2. Nhận thức của SVN về cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nữ, tuổi dậy thì
Chúng tôi đã đưa ra 6 nội dung liên quan đến cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục
nữ gồm: Âm vật là nơi kích thích sẽ tạo ra khoái cảm, số sinh viên trả lời đúng chiếm
76%; môi lớn, môi bé bảo vệ toàn bộ cơ quan sinh dục nữ 80%; lỗ âm đạo nơi đón dương
vật khi giao hợp và là nơi máu kinh thoát ra ngoài 89,7%; lỗ niệu đạo là nơi dùng để tiểu
tiện đạt 82,3%; buồng trứng là nơi sản sinh ra trứng và tiết ra hoocmon sinh dục nữ đạt
93,5%; tử cung là nơi chứa thai nhi đạt 85,7%. Như vậy, các bạn sinh viên nữ đã có nhận
thức khá tốt về cấu tạo và chức năng của các cơ quan sinh dục nữ với những nội dung
được nói đến ở trên. Tỉ lệ sinh viên trả lời đúng các câu hỏi đều trên 80%, ngoại trừ nội
dung “Âm vật là nơi kích thích tạo ra khoái cảm”. Nội dung “buồng trứng là nơi sản sinh
ra trứng và tiết ra hoocmon sinh dục nữ” có tỉ lệ câu trả lời đúng cao nhất 93,5%.
Tuổi dậy thì là một giai đoạn hết sức đặc biệt trong cuộc đời của mỗi bạn nữ. Nó đánh
dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển của cơ thể, làm cho một bé gái trở thành
một cô gái. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về dấu hiệu bắt đầu dậy thì và dấu hiệu dậy
thì chính thức, kết quả thể hiện ở bảng sau.
Tiêu chí Đối tượng Số lượng Điểm TB Độ lệch chuẩn
Khoa
GDMN 280 3,38 0,82
VĂN 77 3,42 0,73
GDCT 58 3,31 0,94
SINH 60 3,45 0,81
Năm 1 276 3,42 0,84 4 199 3,34 0,79
Nghề nghiệp bố mẹ
Cán bộ 71 3,58 0,94
Lao động tay chân 279 3,31 0,76
Kinh doanh 125 3,45 0,86
NHẬN THỨC CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ...
101
Bảng 3. Nhận thức về dấu hiệu dậy thì ở nữ
Chỉ tiêu
Khoa Chung GDMN Ngữ văn GDCT Sinh học
SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
Dấu hiệu
bắt đầu dậy
thì (Tuyến
vú bắt đầu
phát triển)
139 49,6 18 23,4 16 27,6 10 16,7 183 38,5
Dấu hiệu
dậy thì
chính thức
(Xuất hiện
kinh
nguyệt lần
đầu tiên)
236 84,3 53 68,8 43 74,1 48 80,0 380 80,0
Về dấu hiệu bắt đầu dậy thì ở nữ lựa chọn đúng có tỉ lệ khá thấp 38,5%, có thể do đặc
điểm này xuất hiện sớm khi các bạn nữ còn ít tuổi nên ít được chú ý. Nghiên cứu cũng
cho thấy mức độ nhận thức về dấu hiệu bắt đầu dậy thì có sự khác biệt giữa các khoa,
trong đó khoa GDMN có mức độ nhận thức cao nhất, khoa Sinh thấp nhất theo kết quả
kiểm định Chi-bình phương(χ2(3) = 37,1; p< 0,001).Dấu hiệu dậy thì chính thức ở nữ là
dấu hiệu khá đặc biệt và dễ nhận biết nên lựa chọn đúng có tỉ lệ khá cao 80%.
3.3. Nhận thức của SVN về tình dục
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát sinh viên nữ về quan niệm cho phép “quan hệ tình dục
trước hôn nhân”, kết quả cho thấy phần lớn các bạn nữ chọn đáp án không đồng ý và có
tỉ lệ tương đồng giữa các khoa, một số ít bạn phân vân và đồng ý, số lượng bạn nữ rất
đồng ý rất thấp. (Bảng 4)
Bảng 4. Mức độ đồng ý với quan niệm cho phép quan hệ tình dục trước hôn nhân
Mức độ Khoa Chung GDMN VĂN GDCT SINH
1. Rất đồng ý SL 20 9 4 9 42 % 7,1 11,7 6,9 15,0 8,8
2. Đồng ý SL 30 10 5 8 53 % 10,7 13,0 8,6 13,3 11,2
3. Phân vân SL 33 18 10 8 69 % 11,8 23,4 17,2 13,3 14,5
4. Không đồng ý
SL 197 40 39 35 311
% 70,4 51,9 67,2 58,3 65,5
Khi đề cập đến vấn đề như thế nào là quan hệ tình dục có trách nhiệm có 314 bạn
TẠ THỊ KIM NHUNG
102
(66,1%) trả lời phù hợp, tức là quan hệ tình dục sau khi kết hôn. Với kết quả trên cho
thấy SVN đã có nhận thức ở mức khá khi xác định thời điểm phù hợp để quan hệ tình
dục theo quan niệm và văn hóa của người Việt. Kết quả kiểm định Chi bình phương, xét
theo góc độ ngành học cho thấy, tỉ lệ sinh viên trả lời đúng có khác biệt (χ2(3) = 22.7;
p< 0.001); sinh viên khoa GDMN có tỉ lệ câu đúng cao nhất và thấp nhất vẫn là sinh
viên khoa Sinh học.
Trong quan hệ tình dục không chỉ cần có trách nhiệm mà cần phải an toàn. Chúng tôi
cũng tiến hành khảo sát sự hiểu biết của nữ sinh viên về quan hệ tình dục an toàn, kết
quả cho thấy, tỉ lệ SVN có câu trả lời đúng hoàn toàn chỉ đạt dưới mức trung bình
37,1%. Có 20% chọn phương án quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su và 4% các bạn
nữ cho rằng quan hệ tình dục không giao hợp nhưng vẫn đạt khoái cảm bằng cách ôm
hôn vuốt ve là an toàn mới chỉ đúng một phần. Khi so sánh giữa các khoa, chúng tôi
nhận thấy có sự khác biệt, kết quả theo thứ tự là: GDMN cao nhất (44,3%), khoa sinh
(33,3%), GDCT (25,9%) và khoa văn (22,1%) với χ2(3) = 17,2; p< 0,001. Như vậy, có
thể thấy kiến thức về quan hệ tình dục an toàn của các bạn nữ sinh viên vẫn chưa đầy
đủ. Phần lớn các bạn cho rằng quan hệ tình dục là phải có giao hợp hay quan hệ tình dục
an toàn chỉ nghĩa là không để mang thai hay khi đã đủ lớn, thường sau 18 tuổi. Chính vì
vậy, khi bước vào một mối quan hệ tình cảm với bạn khác giới và để xảy ra quan hệ tình
dục, nếu bạn nữ không biết rõ cách thức để bảo vệ bản thân, quan hệ tình dục không an
toàn thì nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và bị các bệnh lây qua đường tình dục rất cao.
Đây là vấn đề đáng lưu tâm trong GDSKSS cho sinh viên.
Chúng tôi cũng đưa ra một số bệnh lây qua đường tình dục để khảo sát. Kết quả cho
thấy đa số các bạn sinh viên đã biết khá tốt về các bệnh lây qua đường tình dục, đó là
bệnh lậu, giang mai, mụn rộp, sùi mào gà, hạ cam, viêm gan B, HIV/AIDS. Một số ít
các bạn chỉ biết được một số bệnh, trong đó HIV/AIDS được chú ý nhiều hơn. Các bạn
cũng biết được những con đường lây các căn bệnh này, trong đó quan hệ tình dục không
an toàn đóng vai trò quan trọng.
Quan hệ tình dục đồng giới là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam, chúng tôi cũng khảo
sát quan niệm của các bạn nữ về vấn đề này. Kết quả cho thấy có nhiều ý kiến trái chiều
nhau về quan hệ đồng tính, tỉ lệ sinh viên có câu trả lời phù hợp chỉ có 28,8%, còn lại
cho rằng không thể chấp nhận được hay không quan tâm. Có 17 sinh viên cho các ý
kiến khác nhau như: không bình thường, thấy thương cảm, ghê sợ, bệnh hoạn Kết quả
cũng có sự khác biệt giữa các ngành học, (χ2(9) = 28,06; p< 0,001). Khi hỏi về thuật
ngữ chỉ quan hệ đồng tính nữ có 320 (67,4%) sinh viên có đáp án đúng là Lesbian.
Như vậy nhìn chung các bạn nữ sinh viên vẫn chưa có cái nhìn đầy đủ về vấn đề này.
Hiện nay, các quan niệm về giới, giới tính và quan hệ đồng tính đã cởi mở hơn. Tình
yêu đồng tính được xem là mối quan hệ bình thường giống như tình yêu dị tính hay tình
yêu của người chuyển giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, những định kiến không tốt về các
mối quan hệ này vẫn còn khá nặng nề. Khi xét theo ngành học chúng tôi nhận thấy kết
quả có sự khác biệt về câu trả “bình thường”, trong đó sinh viên khoa GDCT và Ngữ
văn có thái độ cởi mở hơn, sinh viên khoa Sinh học khắt khe hơn.
NHẬN THỨC CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ...
103
3.4.Nhận thức của SVN về mang thai, nạo phá thai và các BPTT
Trong những năm gần đây tỉ lệ sinh viên nữ phải bảo lưu kết quả học tập để sinh con có
xu hướng gia tăng, nguyên nhân có thể do nhận thức về vấn đề này còn hạn chế. Chúng
tôi đã khảo sát một số nội dung liên quan đến chủ đề này. Kết quả như sau:
+ Mang thai sớm
Kết quả điều tra cho thấy, có 76,2% bạn SVN biết mang thai sớm nghĩa là mang thai khi
một cô gái “từ 18 tuổi trở xuống”. Khi so sánh giữa các khoa chúng tôi nhận thấy nhận
thức của sinh viên khoa Sinh học tốt hơn so với khoa GDMN về vấn đề này, theo kết
quả kiểm định Chi bình phương((χ2(1) = 6,18; p< 0.05).
+ Dấu hiệu sớm nhất cho biết bạn đã mang thai
Với bốn nội dung đưa ra để khảo sát về dấu hiệu sớm nhất cho biết bạn đã mang thai,
kết quả cho thấy phần lớn sinh viên nữ có nhận thức khá đúng đắn, tỉ lệ câu trả lời đúng
đạt 84,2%. Kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các ngành và năm học.
Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy và khá nhạy cảm đối với các bạn gái nên không quá khó
để nhận ra nếu như có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình. Tuy nhiên xét theo
góc độ hoàn cảnh gia đình, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa các nhóm bạn có
điều kiện gia đình kinh tế dư giả, đủ ăn và khó khăn. Nhóm bạn sinh viên có điều kiện
kinh tế gia đình khó khăn có tỉ lệ câu trả lời đúng thấp hơn. (χ2(2) = 7,05; p< 0,05).
Chúng tôi cũng đưa ra một số nội dung để khảo sát nhận thức của sinh viên nữ về một số
nguy cơ có thể mang thai ngoài ý muốn, theo hình thức câu hỏi Đúng- Sai. Kết quả cho
thấy tỉ lệ SVN có câu trả lời đúng đạt mức khá tốt hầu hết các nội dung. Riêng nội dung
“Giao hợp 1 tuần trước thời gian hành kinh”không thể có thai có tỉ lệ câu trả lời đúng thấp
nhất 32,2%. Bên cạnh đó “Dương vật được cho ra ngoài trước khi phóng tinh”vẫn có
nguy cơ mang thai đáp án đúng cũng dưới mức trung bình 42,1%. Như vậy nhiều sinh
viên nữ cho rằng dương vật được đưa ra ngoài trước khi phóng tinh thì sẽ không có nguy
cơ có thai, hay quan hệ tình dục trong kì nguyệt san sẽ không có thai cũng có 47.8% bạn
nữ lựa chọn. Khi các bạn gái xấu hổ và ngại tiếp cận với các biện pháp tránh thai như
dùng bao cao su hay uống thuốc tránh thai thì những hiểu biết chưa đầy đủ này sẽ dẫn đến
nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, sinh con sớm hay nạo phá thai... ảnh hưởng đến kết quả
học tập, chất lượng cuộc sống của bà mẹ và điều kiện chăm sóc cho đứa bé.
Chúng tôi cũng tiến hành so sánh về mức độ nhận thức của nữ sinh viên về hai nội dung
có tỉ lệ câu trả lời thấp nhất dưới góc độ ngành học và nhóm sinh viên có người yêu và
chưa có người yêu.
Bảng 5. Nhận thức về các nguy cơ mang thai theo ngành học
Khoa Chung
Tiêu chí GDMN VĂN GDCT SINH
1. Giao hợp một tuần
trước khi hành kinh
SL 76 25 28 24 153
% 27,1 32,5 48,3 40,0 32,2
TẠ THỊ KIM NHUNG
104
2.Dương vật được cho ra
ngoài trước khi phóng tinh
SL 126 26 25 23 200
% 45,0 33,8 43,1 38,3 42,1
Xét theo góc độ ngành học, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt ở nội dung giao
hợp trước ngày hành kinh theo kiểm định Chi bình phương(χ2(3) = 11,8; p< 0,01). Khoa
GDCT có nhận thức tốt nhất và thấp nhất là khoa GDMN. Ở nội dung dương vật được
cho ra ngoài trước khi phóng tinh khoa GDMN có nhiều câu trả lời đúng nhất, tiếp theo là
khoa GDCT và khoa Sinh học, khoa Ngữ văn có tỉ lệ câu đúng thấp nhất; nhưng sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê. Xét theo nhóm sinh viên có người yêu và chưa có
người yêu ở nội dung giao hợp một tuần trước khi có kinh cho thấy có sự khác biệt theo
kết quả kiểm định χ2. (χ2(1) = 22,6; p< 0,001); nhóm sinh viên đã có người yêu lại có tỉ lệ
câu trả đúng thấp hơn nhóm chưa có người yêu. Ở nội dung thứ hai nhóm nữ sinh viên có
người yêu tỉ lệ trả lời đúng cao hơn nhưng sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê.
Chúng tôi cũng đã đưa ra một số hậu quả về việc mang thai và sinh con sớm để khảo sát
nhận thức của nữ sinh viên, kết quả cho thấy đa số nữ sinh viên có nhận thức khá tốt về
những hậu quả khi mang thai và sinh con sớm. Tỉ lệ các câu trả lời đúng đều trên mức
trung bình, trong đó nội dung làm mẹ tuổi vị thành niên có nhiều nguy cơ biến chứng
thai sản trầm trọng đạt tỉ lệ cao nhất 83,6%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự
khác nhau về nhận thức của các nữ sinh viên theo ngành học ở một số nội dung. Trong
đó nữ sinh viên khoa Sinh có nhận thức tốt hơn các khoa khác. Trong cùng khối khoa
học xã hội thì sinh viên khoa Văn có tỉ lệ câu trả lời đúng nhiều hơn khoa GDCT.
+ Nạo phá thai:
Khi khảo sát về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên và
thanh niên hiện nay thì 402 bạn (84,6%) cho rằng do các bạn trẻ ngày nay có nhu cầu
quan hệ tình dục sớm, do thiếu hiểu biết về giới, tình dục an toàn và gia đình, xã hội
ngày càng ít định kiến về vấn đề này. Chúng tôi cũng đã tìm hiểu nhận thức của nữ sinh
viên về tác hại của việc nạo phá thai, kết quả có 88,4% sinh viên cho rằng nạo phá thai
sẽ dẫn đến những hậu quả như: Ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình sinh sản, ảnh
hưởng đến tâm sinh lí, ảnh hưởng đến việc học và công việc trong tương lai, tạo gánh
nặng cho gia đình và xã hội. Để giảm tỉ lệ nạo phá thai, các bạn sinh viên cho rằng cần
phải giáo dục về tình dục, hướng dẫn các biện pháp tránh thai cho vị thành niên và
thanh niên, trang bị kiến thức về sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên và thanh niên và tư
vấn kế hoạch hóa gia đình.
+ Nhận thức của sinh viên nữ về các biện pháp tránh thai:
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hiểu biết của các bạn nữ sinh viên về đối tượng sử dụng
một số biện pháp tránh thai như: bao cao su, đặt vòng, uống thuốc tránh thai, triệt sản,
thuốc tiêm tránh thai, diệt tinh trùng, xuất tinh ngoài âm đạo, kiêng giao hợp và tính
vòng kinh. Kết quả thu được cho thấy, phần đông sinh viên nữ đã có nhận thức khá tốt
về đối tượng sử dụng các biện pháp tránh thai phổ biến dành cho nữ như: đặt vòng,
uống thuốc tránh thai, tính vòng kinh, tiêm thuốc tránh thai. Các biện pháp không được
phổ biến như “diệt tinh trùng” tỉ lệ câu trả lời đúng chỉ đạt 9,9%, (thuốc triệt tinh trùng
NHẬN THỨC CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ...
105
chỉ dành cho nữ nhưng đối tượng các bạn lựa chọn lại tập trung cho nam với tỉ lệ cao
85,1%). Biện pháp dùng bao cao su có thể dành cho cả hai giới nhưng nữ ít phổ biến
hơn nên số câu trả lời đúng chỉ đạt mức trung bình. Các biện pháp tránh thai khác dành
cho hai giới còn lại đều có tỉ lệ câu trả lời đúng khá cao, ngoại trừ biện pháp triệt sản.
Chúng tôi cũng tiến hành so sánh sự hiểu biết của nữ sinh viên các khoa về một số biện
pháp tránh thai phổ biến, phù hợp với độ tuổi thanh niên. Kết quả thể hiện ở bảng sau.
Bảng 7. Hiểu biết về đối tượng sử dụng BPTT theo khoa
Biện pháp Khoa Chung GDMN VĂN GDCT SINH
1. Bao cao cu SL 92 27 27 32 178
% 32,9 35,1 46,6 53,3 37,5
2. Uống thuốc tránh thai SL 246 74 52 56 428
% 87,9 96,1 89,7 93,3 90,1
3. Diệt tinh trùng SL 39 2 4 2 47
% 13,9 2,6 6,9 3,3 9,9
4. Xuất tinh ngoài âm đạo SL 193 51 38 46 328
% 68,9 66,2 65,5 76,7 69,1
5. Kiêng giao hợp SL 222 71 44 56 393
% 79,3 92,2 75,9 93,3 82,7
Nhìn vào bảng 7 chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch về tỉ lệ câu trả lời đúng và có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05) ở biện pháp 1, 3 và 5 của nữ sinh bốn khoa, trong đó sinh viên
khoa Sinh học, khoa Ngữ văn có vẻ nổi trội hơn ở nội dung 5. Nội dung 3, sinh viên
khoa GDMN có câu trả lời đúng nhiều nhất. Các nội dung còn lại khoa sinh vẫn có số
câu trả lời đúng nhiều nhất, tuy có chênh lệch nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả khảo sát vềhiệu quả của các BPTT và khả năng phòng chống các bệnh
LTQDTD cho thấy phần lớn các bạn nữ sinh viên đã trả lời đúng về hiệu quả cao của
các biện pháp như bao cao su, đặt vòng, triệt sản, diệt tinh trùng; ngoại trừ biện pháp
thuốc tiêm tránh thai và uống thuốc tránh thai cũng có hiệu quả cao nhưng tỉ lệ lựa chọn
chỉ ở mức trung bình. Biện pháp tính vòng kinh và xuất tinh ngoài âm đạo là biện pháp
tránh thai có hiệu quả thấp, tỉ lệ câu trả lời đúng lần lượt là 75,4% và 69,5%. Bên cạnh
đó tỉ lệ các bạn nữ sinh viên nhận thức đúng về biện pháp “kiêng giao hợp”còn khá
thấp; đây là một biện pháp nếu áp dụng đúng sẽ đem lại hiệu quả lên đến 100%, nhưng
tỉ lệ SVN lựa chọn dưới mức dưới trung bình là 44,8%.
Về khả năng phòng chống bệnh LTQDTD chỉ có biện pháp dùng bao cao su và kiêng
giao hợp. Kết quả điều tra nhận thức về vấn đề này cho thấy về biện pháp dùng bao cao
su SVN lựa chọn câu trả lời đúng là 85,5%, biện pháp kiêng giao hợp chỉ đạt mức dưới
trung bình 43,4%. Còn các biện pháp khác SVN lựa chọn câu trả lời đúng đạt tỉ lệ khá
cao đều trên 80%.
3.5. Nhu cầu và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến nhận thức về SKSS của SVN
Khảo sát nhu cầu cần tìm hiểu về vấn đề SKSS của các bạn SVN chúng tôi nhận thấy đa
TẠ THỊ KIM NHUNG
106
số sinh viên đều cho rằng việc hiểu biết về sức khỏe sinh sản là rất cần thiết. Và các bạn
có nhu cầu cao muốn tìm hiểu về biểu hiện dậy thì, biểu hiện có thai và mang thai ở phụ
nữ, các biện pháp tránh thai, các bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS, tình bạn, tình
yêu, tình dục an toàn, lành mạnh... Điều này cho thấy các bạn nữ sinh viên đã có nhận
thức đứng đắn về tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến SKSS.
Kết quả khảo sát cho thấy nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến nhận thức của nữ
sinh viên về SKSS chủ yếu là do ít được cung cấp thông tin và nguồn thông tin một
cách chính thống. Bên cạnh đó còn dochính bản thân các bạn sinh viên không tìm hiểu
kiến thức về SKSS, ngại trao đổi và nói về vấn đề nhạy cảm. Hoặc do không biết chọn
lọc các thông tin chính xác trong các nguồn thông tin đa chiều trên các phương tiện
truyền thông số hiện nay, ví dụ như internet. Một nguyên nhân nữa là do nhiều gia đình
vẫn còn định kiến, không chia sẻ thậm chí cấm đoán con tìm hiểu về các thông tin nhạy
cảm trên các phương tiện truyền thông. Do chưa có nhiều sân chơi cho sinh viên, các
hình thức giáo dục SKSS chưa đa dạng, chưa thu hút sinh viên. Và cuối cùng do xã hội
vẫn chưa thực sự cởi mở, chấp nhận rộng rãi các thông tin về SKSS dành cho giới trẻ.
Các bạn sinh viên cũng đồng ý với tỉ lệ 85,9% cho rằng tổ chức giáo dục SKSS nên kết
hợp nhiều hình thức như tổ chức trong chương trình học; hoạt động ngoại khóa; sinh
hoạt câu lạc bộ; hoạt động tuyên truyền, tư vấn riêng. Và nên giáo dục cho tất cả mọi
người từ khi bước vào tuổi dậy thì. Như vậy có thể thấy nhu cầu được tìm hiểu, được
giáo dục về SKSS của các bạn nữ sinh viên rất cao. Họ mong muốn được chia sẻ, được
tham gia các hoạt động tập thể để nâng cao nhận thức của bản thân về SKSS.
4. KẾT LUẬN
Nhận thức về sức khỏe sinh sản có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt đối với các bạn
nữ. Đối với các nữ sinh viên sư phạm, ngoài việc hiểu biết về sức khỏe sinh sản để bảo
vệ bản thân thì họ còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục những nội dung
này cho học sinh, đặc biệt là sinh viên hai khoa GDCT và Sinh học. Kết quả nghiên cứu
cho thấy nhận thức của sinh viên nữ vẫn còn một số hạn chế. Chính vì vậy cần tăng
cường giáo dục những nội dung về SKSS một cách chính thống trong chương trình đào
tạo và kết hợp với các hoạt động ngoại khóa đa dạng hấp dẫn như các câu lạc bộ tư vấn,
diễn đàn về SKSS, các cuộc thi hùng biện để thu hút các bạn sinh viên, giúp các bạn
mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ thông tin. Từ đó nâng cao kiến thức cũng như có kĩ năng
chăm sóc, bảo vệ bản thân, có thái độ sống tích cực, hoàn thành tốt chương trình học tập
tại trường Đại học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) Dự án VIE/01/P11, Quỹ dân số Liên hiệp quốc
(UNFPA) (2003).Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, Hà Nội.
[2] Bộ Y tế (2004). Tổng cục thống kê, WHO, Điều tra Quốc gia vị thành niên và thanh
niên Việt Nam (SAVY), Hà Nội.
NHẬN THỨC CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ...
107
Title: AWARENESS OF REPRODUCTIVE HEALTH IN FEMALE STUDENTS AT
COLLEGE EDUCATION, HUE UNIVERSITY
Abstract:We have investigated female students at four departments, including Preschool
Education, Political Education, Literature and Biology at Hue University's College of Education
to survey students' awareness of the problem related to reproductive health such as: structure
and function of the reproductive organs, adolescent, care for reproductive health, sex, pregnant,
contraceptive measures...find out the influence of habitat, studying - time at the university and
family factors to female students' awareness about those problems.
Keywords: Awareness, female students, College of Education, Hue University, reproductive
health
ThS. TẠ THỊ KIM NHUNG
Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Email: tathikimnhung@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29_459_tathikimnhung_14_ta_thi_kim_nhung_3548_2020384.pdf