Nguyễn trãi - Tấm lòng hứa quốc

NGUYỄN TRÃI - TẤM LÒNG HỨA QUỐC Có phải Nguyễn Trãi (1) sinh ra để hy sinh, để nhận lãnh trách nhiệm làm người trong giai đoạn đấu tranh dành độc lập cho đất nước rồi cuối cùng nhận lãnh cái chết oan khiên như thế ? Đó là sinh mệnh của kẻ sĩ phải chấp nhận như một mệnh lệnh của "trời ban".Nguyễn Trãi nhận thức được biến thiên đó.Nỗi oan khiên ấy được phát hiện từ khi bước vào đời cho tới khi đầu lià khỏi xác. Điểm thời gian đó còn chảy mãi cho đến bây giờ,dù đã được minh oan hay đã được phục hồi phẩm trật xứng đáng với người.Sự sáng tỏ còn tiếp tục theo đuổi với thời gian,dù sự kiện đã đi vào quá khứ nhưng vẫn không phôi pha với lòng người.Một hành quyết đau đớn,một bản án lệch lạc,vu khống,buộc tội, thất nhân tâm của những con người nắm quyền hành; do cái lòng cố vị đầy tham vọng vô thức.Tranh chấp với người tức là tranh chấp với đời.Thời gian không dừng lại ở điểm ấy. Thời gian niềm đau khổ của con người chính là nỗi bi đát của thân phận làm người,mà Nguyễn Trãi phải gánh chịu,vì con người là một vật thể mang nặng tính thời gian.Sở dĩ như vậy vì sống có nghĩa là chuyển vần;triết lý nhà Phật cũng bao hàm chân lý đó,nhân quả hay nghiệp dĩ đều nằm trong vòng quay của luân hồi vũ trụ.Vậy sống có nghĩa là đổi thay mãi mãi theo bao nhiêu biến đổi của vũ trụ;vũ-trụ-ngoại-giới và vũ-trụ-thời-gian.Nguyễn Trãi sống và chết trong cái vũ trụ hiện hữu đó.Con người đứng trước bao nhiêu chuyển vần ,biến thiên rồi chỉ biết nức nở,ngậm ngùi.Nguyễn Trãi nhìn thấy được thời gian sẽ "giải phóng" nỗi oan cho mình, đó là thời gian dấn thân và thời gian tự tại.Thời gian của thoái trào hư hóa,thời gian của nghi ngờ,bôi bác,phụ bạc .con người không thoát được với thời gian vì thời gian chính là yếu tố sống của mình cũng như bao nhiêu số phận khác.Những biến trình đó đi qua nhiều giai đoạn. -Giai đọan thai sinh:Nguyễn Trãi sanh trong một gia đình có tước vị, đông anh em(1380);một trách nhiệm lớn lao giữa gia đình và xã hội. -Giai đoạn thơ ấu:Tuổi lên 5 đã thiên di về quê ngoại để chứng kiến những đổi thay từ trong lòng người;mất mẹ(1390)rồi ngoại thân mất.Trong lòng đời chứng kiến cha phải làm quan hai triều,sống xa. Đó là những mất mát, thiệt thòi trong đời Nguyễn. -Giai đoạn trưởng thành: Đứng trước cảnh phân ly giữa cha con(1407)rồi những đổi thay của đất nước, đổi thay cả tình người qua bao cuộc kháng chiến chống Minh. -Giai đoạn già: Đó là giai đoạn hủy diệt, là biện chứng của suy tàn,một nhận lãnh bi thương phải trả cho cả một đời hy sinh quân với dân. Nhưng biết làm sao để giải bày tâm sự đó.Nguyễn Trãi đã mượn mọi hoàn cảnh,mọi tình huống,gắn liền với thi văn để giải bày tâm sự uẩn khúc mà thời gian là bản chất của đời người.Thân phận của Nguyễn Trãi đồng hóa với thời gian.Thời gian đã chuyển vần cho cuộc đời của Nguyễn Trãi từ tuổi ấu thời cho đến khi nhận lãnh sự bi thương ở vườn Vải. Âu đó

docx7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyễn trãi - Tấm lòng hứa quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN TRÃI - TẤM LÒNG HỨA QUỐC  Có phải Nguyễn Trãi (1) sinh ra để hy sinh, để nhận lãnh trách nhiệm làm người trong giai đoạn đấu tranh dành độc lập cho đất nước rồi cuối cùng nhận lãnh cái chết oan khiên như thế ?  Đó là sinh mệnh của kẻ sĩ phải chấp nhận như một mệnh lệnh của "trời ban".Nguyễn Trãi nhận thức được biến thiên đó.Nỗi oan khiên ấy được phát hiện từ khi bước vào đời cho tới khi đầu lià khỏi xác. Điểm thời gian đó còn chảy mãi cho đến bây giờ,dù đã được minh oan hay đã được phục hồi phẩm trật xứng đáng với người.Sự sáng tỏ còn tiếp tục theo đuổi với thời gian,dù sự kiện đã đi vào quá khứ nhưng vẫn không phôi pha với lòng người.Một hành quyết đau đớn,một bản án lệch lạc,vu khống,buộc tội, thất nhân tâm của những con người nắm quyền hành; do cái lòng cố vị đầy tham vọng vô thức.Tranh chấp với người tức là tranh chấp với đời.Thời gian không dừng lại ở điểm ấy.  Thời gian niềm đau khổ của con người chính là nỗi bi đát của thân phận làm người,mà Nguyễn Trãi phải gánh chịu,vì con người là một vật thể mang nặng tính thời gian.Sở dĩ như vậy vì sống có nghĩa là chuyển vần;triết lý nhà Phật cũng bao hàm chân lý đó,nhân quả hay nghiệp dĩ đều nằm trong vòng quay của luân hồi vũ trụ.Vậy sống có nghĩa là đổi thay mãi mãi theo bao nhiêu biến đổi của vũ trụ;vũ-trụ-ngoại-giới và vũ-trụ-thời-gian.Nguyễn Trãi sống và chết trong cái vũ trụ hiện hữu đó.Con người đứng trước bao nhiêu chuyển vần ,biến thiên rồi chỉ biết nức nở,ngậm ngùi.Nguyễn Trãi nhìn thấy được thời gian sẽ "giải phóng" nỗi oan cho mình, đó là thời gian dấn thân và thời gian tự tại.Thời gian của thoái trào hư hóa,thời gian của nghi ngờ,bôi bác,phụ bạc...con người không thoát được với thời gian vì thời gian chính là yếu tố sống của mình cũng như bao nhiêu số phận khác.Những biến trình đó đi qua nhiều giai đoạn.  -Giai đọan thai sinh:Nguyễn Trãi sanh trong một gia đình có tước vị, đông anh em(1380);một trách nhiệm lớn lao giữa gia đình và xã hội.  -Giai đoạn thơ ấu:Tuổi lên 5 đã thiên di về quê ngoại để chứng kiến những đổi thay từ trong lòng người;mất mẹ(1390)rồi ngoại thân mất.Trong lòng đời chứng kiến cha phải làm quan hai triều,sống xa. Đó là những mất mát, thiệt thòi trong đời Nguyễn.  -Giai đoạn trưởng thành: Đứng trước cảnh phân ly giữa cha con(1407)rồi những đổi thay của đất nước, đổi thay cả tình người qua bao cuộc kháng chiến chống Minh.  -Giai đoạn già: Đó là giai đoạn hủy diệt, là biện chứng của suy tàn,một nhận lãnh bi thương phải trả cho cả một đời hy sinh quân với dân.  Nhưng biết làm sao để giải bày tâm sự đó.Nguyễn Trãi đã mượn mọi hoàn cảnh,mọi tình huống,gắn liền với thi văn để giải bày tâm sự uẩn khúc mà thời gian là bản chất của đời người.Thân phận của Nguyễn Trãi đồng hóa với thời gian.Thời gian đã chuyển vần cho cuộc đời của Nguyễn Trãi từ tuổi ấu thời cho đến khi nhận lãnh sự bi thương ở vườn Vải. Âu đó cũng là thiên mệnh sắp xếp cho đời ông và rồi phải đi qua những tiến trình như vậy,với tâm trí thiên phú vừa dụng văn vừa dụng võ.Thân phụ ông đã nhìn thấy được những nhân tướng như vậy ở nơi ông.  Lục tuế nhi đồng phả ái thư.  ( Trẻ sáu tuổi mà đã ham đọc sách)  Phải có như thế mới ra Nguyễn Trãi về sau nầy. Đó là cứ điểm được qui định như một vị trí thời gian xuất phát hay chính sự đổi thay của vũ trụ,của đất trời làm cho con người ý thức sự biến dịch là một tuần hoàn vũ trụ giới.Nguyễn Trãi nằm trong sự biến dịch của ý thức đó.  Quay đầu tư cố hương! Nguyễn Trãi nuôi chí phục thù như lời dặn dò của cha,mang vào người một ý chí bất khuất đó là thời gian ở Đông Quan.Thời gian sẽ trả lời những câu hỏi cho Nguyễn Trãi những gì sau 10 năm nuôi chí phục quốc.Từ sự chuyển mình đó đến một vị trí khác của đất trời và vũ trụ cùng đang tuần tự đổi thay.Hội thề Lũng Nhai là một thay đổi lớn cho sự nghiệp dấn thân của Nguyễn Trãi(1416)Thời điểm đó chính là thời điểm của "hứa quốc"dâng mình cho tổ quốc,một hy sinh cao cả mà mấy ai thời bấy giờ tỏ rõ tấm lòng độ lượng với quốc dân. Ông nhận biết sự hy sinh của mình là nghĩa vụ,Tâm vô lượng,vô ngại của Nguyễn Trãi đã xóa bỏ mọi dằn xé,mọi tranh chấp,mọi phương trượng của triều đình.  Tấm lòng hứa quốc chính là tấm lòng hiến mình cho tổ quốc của Nguyễn Trãi.Khởi từ những ngày nằm gai nếm mật cùng với Lê Lợi để soạn hịch, điều binh khiển tướng,tạo dựng một giang sơn lừng lẫy cho Lê Thái Tổ.Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô Đại Cáo(BNĐC) là "Thiên Cổ Hùng Văn" một hiến chương oanh liệt lấy nhân tâm làm đạo lý,lấy tình yêu xóa bỏ hận thù,lấy nghĩa khí thắng bạo tàn và lấy chữ nghĩa thắng gươm giáo,cởi trói mọi uẩn khúc của lương tâm.Người hy sinh tất cả đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giữ nước và dựng nước,hy sinh cả lực và tình. Đó là tâm thức của kẻ sĩ,một thái độ sống của Nguyễn Trãi.Thái độ phản chiến giữa thức giới và mê giới,dựa trên tư tuởng nhà Phật "nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh"(Kim Cương Kinh).  Tưởng thân hư ảo nổi bằng bào  (Mạn Thuật.QATT) Ông phân định cụ thể sự phản kháng đó.Thái độ bất phục đám quan lại tham ô,cửa quyền,thái độ mất cương lĩnh của triều thần. Đối tượng chính yếu của Nguyễn Trãi là tình yêu và thương dân.  Nguyễn Trãi sinh ra không nhầm thời,có tài nhưng trở thành bất tài.Cả vương triều mù đâu có thấy ánh sáng của Nguyễn Tướng công Hành khiển.Tất cả đổ đầu cho Nguyễn Trãi và đó là lòng "Oán thác"của ông(1429) Tất cả cuốn phăng đi bao nhiêu hoài bão của Nguyễn Trãi,bởi những đám hoạn quan,những triều thần ngơ ngáo,trục lợi đâm ra nghi ngờ,vu khống,tù ngục,bải chức điều mà làm cho người ta thấy được Nguyễn Trãi mang nặng trên vai những nỗi thống khổ của thân phận,mà thân phận như muốn nhìn thân phận khác.Phải chịu nhận thời gian trôi chảy với thời gian.  Sống chết là lẽ thường tình; đó là hai cực điểm của sự chuyển vần.Ra khỏi cảnh ngục tù Nguyễn Trãi rơi vào cảnh nghèo túng và trong phút hiện hữu đó của cảnh đời Nguyễn Trãi đi lần vào bóng xế của tuổi già thì thấy không gian mình đang sống là bi đát là thê thảm của những tình huống xẩy ra như bị thời gian hủy diệt trong từng phút,từng giây.Bài "Thủ Vĩ Ngâm" dưới đây nói lên cái bi đát cùng cực đó.  Góc thành Nam lều một căn  No nước uống thiếu cơm ăn  Con đòi trốn dường ai quyến  Bầy ngựa gầy thiếu kẻ chăm  Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá  Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn  Triều quan chẳng phải ẩn chẳng phải  Góc thành Nam lều một căn. Sau khi đại thắng quân Minh.Lê Lợi xây dựng một vương triều đầy quyền lực, áp đảo mọi thể chế được ban ra.Những ngày thề quyết trong kháng chiến,những mặn ngọt có nhau,vào sinh ra tử biết bao ước vọng để tái tục một đất nước thanh bình thịnh trị;giấc mơ đó giờ đây tan vỡ như băng để lộ những bản chất cố hữu phân hóa,chia rẽ; biến niềm tin hóa ra hận thù, đố kỵ để phân tranh,tha hóa một đất nước đáng ra phải sung mãn từ vật chất đến tinh thần như những bản điều trần trước đây giữa vua tôi.Tất cả đã biến thiên theo nhân ngã;trong khi ấy Nguyễn Trãi mờ lu trước đám quan lại tham ô,nịnh hót để rồi biến minh quân thành u quân.  Vùi dập chức năng, đánh mất niềm tin của con người chí khí Nguyễn Trãi;rồi đẩy ông vào thế cùng,biến ông thành hư danh vì sợ cái uyên bác của ông mua chuộc lòng dân,Nguyễn Trãi biết những tị hiềm đó cho nên ông từ quan,mai danh ẩn tích để vui thú điền giả ở chốn thiên nhiên, quên đi lớp bụi trần và xa dần cái hãi hùng đáng sợ của bọn khuyển mã khuấy nhiễu lương dân. Công danh lở đường vô sự  Non nước ghê chốn hữu tình  (Thuật hứng QATT) Nguyễn Trãi lui về với sự chuyển vần chứ không phải bỏ cuộc giữa đời này.Trong tình huống nào chăng nữa Nguyễn Trãi luôn luôn là kẻ có lòng với dân và hy sinh cho tổ quốc."Hứa quốc"trở thành là lời thề. Ông ý thức được nhiệm vụ của một người yêu nước.Nguyễn Trãi không ngại đường công danh của mình nhưng ngại vận nước sẽ đi về đâu; qua tay đám triều thần mù quán. Đó là nỗi băn khoăn của ông.Với tấm lòng vô lượng của Nguyễn Trãi đã phản ảnh phần nào trong Bình Ngô Đại Cáo:  Lấy đại nghĩa thắng hung tàn  Đem chí nhân thay tàn bạo Cái nghĩa khí đó là kiến tánh của một con người nhận thức được lẽ nhân tâm.Nguyễn Trãi đem tâm như của mình để khuyến dụ giặc. Đó là tâm-như-nhiên của một anh hùng dân tộc, đem lòng "hứa quốc" để hy sinh cho đất nước cũng là việc đại sự cho dân tộc.  Sự chuyển vần của Nguyễn Trãi là đẩy lùi những phi lý nội tại để đi tới cái nhất quán, nhất tâm.Nguyễn Trãi ý thức được sự vượt thoát của mọi khổ đau,mọi dục vọng giữa con người với con người, cứu con người ra khỏi biển mê và lầm than để đi tới đích toàn vẹn; điều ấy cũng là hình thức của hứa quốc tức là nhận thức được vai trò của một con người hiện sinh trong cuộc sống.Con người hiện sinh của Nguyễn Trãi không nhìn vào liên trình thời gian ngoại tại như một hình thái phương tiện.Triết lý đạo đức nơi con người của Nguyễn Trãi là ở cái chỗ biết mình;Nguyễn Trãi hơn đời ở cái chỗ biết nhận ra mình là kẻ yếu để thắng được kẻ không biết mình yếu "dĩ nhược chế cường,dĩ quá địch chúng"( ở thế yếu vẫn chống được cái mạnh,lấy ít địch nhiều)BNĐC.  Đó là câu trả lời minh xác cho Nguyễn Trãi bằng một sinh phong đạo đức và kiến tánh.Trong bài phú Nguyễn Trãi viết như thế nầy:  Bởi biết người,biết mình,biết làm kẻ yếu,biết làm kẻ mạnh  Đợi thời rình cơ,che gươm giấu mác  Gối củi mà nằm,treo mật mà nếm  Lo rửa sạch thẹn xưa và thu lại bờ cõi cũ.  (Chí Linh Sơn Phú) Thời gian hiện sinh của Nguyễn Trãi là sự chuyển vần ngoại tại là tiêu đề của biện chứng là con đường đi tới mãi trong bao nhiêu trở mình,biến dịch không ngừng mà Nguyễn Trãi là chứng nhân của thời thế lúc bấy giờ.Sự chuyển vần nầy không thể đi ngược với giòng đời. Đem bản thân mình ra để tạo thành một biến dịch hiện sinh,cái biến dịch nầy không ở ngoại giới để lôi cuốn Nguyễn Trãi mà chính nội tâm đẩy mạnh nguồn sống; đó là thời gian tâm lý mà Nguyễn Trãi xử dụng dưới một triều đại hỗn mang và cũng là sức sống;tất nhiên của con người giữa cuộc đời này.  Nhờ vào những yếu tính đó mà Nguyễn Trãi hiện hữu để đối đầu với bao đổi thay bất ngờ.Vị trí của hiện hữu là bao hàm quá khứ,bao hàm tương lai của đất nước.Nhưng giá trị của ý thức mà Nguyễn Trãi luôn luôn vận dụng là hoài niệm giữa quân-thần-dân để làm sáng tỏ tri giác hiện hữu.  Cho nên Nguyễn Trãi lui về với chốn thiên nhiên là tu tập trong tư thế tĩnh lặng để thấy được mình tức là thấy được người;vì thế mà Nguyễn Trãi nhận ra được chân tâm làm người,tất cả là vô thường,vô ngôn,vô ảo,vô thực kể cả công danh phú qúi tất thảy là phù du,tất thảy đều nằm trong cõi luân hồi nghiệp dĩ,giữa tha nhân và hữu thể; đó là thái độ phản kháng,phản kháng của Nguyễn Trãi không phải là chống lại sự thua thiệt,mất mát mà nếu vì thế mà tổn hại đến nhân cách hay danh dự của ông chăng nữa thì đó cũng là một thứ phù thế giả tạo.Nguyễn Trãi tự vấn như sau:  Xét bởi sự qua hay sự đến  Bao nhiêu nơi nhục bởi nơi vinh  (Tự Thán QATT) Điều đó như một xung đột nội tại khiến ông phải nói,phải giải để vơi đi những uẩn khúc. Đó là giòng ý thức,nhưng giá trị của ý thức con người, chính ở chỗ biết vận dụng trí tuệ để làm sáng tỏ tri giác hiện hữu,bởi Nguyễn Trãi biết được số phận của mình cũng như cuộc đời của kẻ khác qua ý thức tâm lý của mình và dự đoán những hình thái sẽ xẩy ra trong cuộc đời cho nên giá trị hiện hữu chính là giá trị của thân phận con người mà ông đang gánh chịu; vì đã qui kết được cả quá khứ và tương lai qua biến trình thời gian vào cuộc đời mình đang sống.Do đó chê khen là lẽ thường tình của con người hôm nay và ngày mai,mặc cho đời, ông chẳng ngại:  Khó ngặt hãy bền lòng khó ngặt  Chê khen mã ngại tiếng chê khen  (Bảo Kinh Cảnh Giới QATT) Với một tấm lòng hứa quốc từ mọi hướng của Nguyễn Trãi. Ông đem nhân nghĩa để trị quốc bình thiên hạ, đó là chiến quốc sách trong thời chiến cũng như thời bình.Trong Kinh thư có nói"An Nhữ Chỉ" nghĩa là phải làm đúng lúc và phải dừng đúng lúc; ấy là đạo xử thế của đấng minh quân cho nên Nguyễn Trãi không những là vị quốc công thần,vị đại sư của nhà Lê mà còn đối với dân tộc,cái nhân tâm ấy là thể hiện lòng báo quốc,hứa quốc một cách hợp tình,hợp lý; đó là đạo trung dung của Nguyễn Trãi đứng trước mọi hoàn cảnh. Ông không ngại những thử thách của lũ bè phái xu nịnh,xúi dục quân vương để mưu cầu danh vọng.Nguyễn Trãi cảm nhận và ý thức về những cảm quan đó;nghĩa là luôn luôn thấy mình hiện hữu với thời gian qua tất cả mọi biến cố của cuộc đời.Nhờ minh định được sự hiện hữu,Nguyễn Trãi cảm thấy mình làm tròn nhiệm vụ chức năng của kẻ bầy tôi phò vương,cứu nước từ trong ra ngoài đó là tấm lòng vô lượng,vị tha của anh hùng áo vải đất Lam Sơn.Cho nên Nguyễn Trãi không dừng lại,không buông xuôi theo vận nước,mà dấn thân cho việc hứa quốc. Đấy là ý thức sâu xa của Nguyễn Trãi về cuộc đời và ý thức sâu xa của một con người hiện sinh trước sự biến dịch của thời gian.  Nguyễn tuớng công tin vào thời gian là nút gở là phân định phải trái cho hành động của hiện hữu, đó là hiện hữu tâm lý ý thức mà ông trực diện với đời.  Thương sinh tại niệm độc tiên ưu  Bành thương tang cốc đồ hưu luận.  (Mạn Hứng.TCH)  (Nghĩ đến chúng sinh một mình cứ lo trước thiên hạ  Sống chết người ăn kẻ ở,con đòi đều chả cần phải bàn) Không "hành" được thì phải"tàng"không"xuất" được thì phải"xử" đó là học thuyết nhà Nho.Nhưng với Nguyễn Trãi chọn lựa đó không phải dể dàng mà là nỗi trăn trở,nhức nhối không nguôi và cho đó là một nhận thức sâu sắc về thế thái nhân tình.  Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc  Cho hay đường lợi cực quanh co.  (Ngôn Chí) Sau một thời gian ẩn mình trong chốn sơn lâm cùng cốc;nay lại triệu về triều(1440)Phục chế chức Hành Khiển giữa lúc việc nước cực kỳ đen tối,sự suy tàn đó là do những bàn tay quan liêu tham vọng,hủ hóa,bóc lột lương dân, đẩy cả nước vào đường diệt vong.Nguyễn Trãi nhận một trách nhiệm lớn lao giữa vua tôi và thần dân,liệu một mình Nguyễn Trãi có vượt qua cơn sóng dữ đó không?  May thay Nguyễn thị Lộ có mặt giữa hiện trường lúc ấy; Bà là một người uyên bác về văn học đồng thời là một nhà lý luận quân sự,một người am tường việc nước. Thái Tông tin dùng và bổ nhậm chức Lễ Nghi Học Sĩ phải chăng đó là mệnh trời ban cho Lê triều hay mệnh trời ban cho Nguyễn Trãi và Nguyễn thị Lộ?Hậu duệ nhà Lê còn hay mất cũng nhờ qua hai vị công thần nầy. Đó là thời gian giữa mối tương quan của vô tri và hiện hữu.Vô tri là cái vô hình chung và cái hiện hữu là hữu thể.Thời gian như ngừng lại đó; để đánh dấu!Sự bi đát sau này không còn là thời gian mà chính là thân phận làm người của Nguyễn Trãi và ngưng kết trên dữ kiện siêu lý đó.  Chính cái thời điểm nầy Nguyễn Trãi cần được giải toả ra khỏi sự vây phủ của đám vô loại, đám gian ác âm mưu hảm hại người,hảm hại đời quên cả việc nước vì thế mà quân vương sa vào con đường trụy lạc...  Hiện hữu lúc này như một bức tường thành chót vót cao, đứng trước số phận của con người.Tương lai,qúa khứ mất đi,Nguyễn Trãi chỉ thấy một hiện hữu vắng lặng,thê lương không thiết sống,không còn ý nghĩa, tất cả rơi vào cõi u minh bởi vì; tất cả không thể cứu mình,không thể hiểu mình một cách suông sảy,tất cả mâu thuẩn tự tại vây kín đời ông chỉ còn lại tiếng kêu trong sâu thẳm,tiếng kêu của bi thương.  Nguyễn Trãi đút đầu vào gông cùm, đưa tay để trói buộc như một tội đồ,Nguyễn Trãi bước đi dưới những con mắt háo danh của bọn lấn quyền .Nguyễn Trãi đứng trước một án lệnh phi lý,một nghi án tàn nhẫn đối với những người không ăn mà chịu,một luật lệ man rợ của loài thú dành mồi; để rồi nhận cái án tru-di-tam-tộc.Nguyễn Trãi coi đây là một sứ mạng mà thiên mệnh đã giao.Còn lại gì? Còn lại bóng thời gian.Nhìn mình như một tấm lòng hứa quốc ; đó là tấm lòng dâng hiến thanh cao như Bụt; để rồi đi vào cõi không.Nguyễn Trãi ung dung trong ngục thất,trước khi trảm; ông đề tựa bài thơ như sau:  Ánh nước hoa in một đóa hồng  Vẩn nhơ chẳng kém Bụt là lòng  Chiều hôm nở chiều mai rụng  Sự lạ là đây thuyết sắc không.  (Mộc Cận QATT) Vậy cảm giác lúc nầy của Nguyễn Trãi là gì? Là nhận định bằng cảm giác trực tiếp ngay số phận đang sống của mình qua sự bắt gặp của ý thức,cho nên có thể có một hiện hữu của hành vi và cảm giác, đó là sứ mệnh hiện hữu tác động như đã hoàn tất,như một mùi vị chua cay hay ngọt bùi tất cả hoài niệm đó loãng dần với thời gian,không chụp bắt được,không cảm được bằng tri giác không gian mà giờ đây chỉ còn ký ức với thời gian.  Lâm tuyền hữu ước na kham phụ  Trần thổ đê đầu chỉ tự liên  (Loạn hậu đáo Côn sơn cảm tác)  (Trót hẹn với rừng suối đâu nở phụ tình  Cúi đầu trong cát bụi nghĩ mà thương thân) Giờ đây;bên cạnh những con người đan tâm phủ dập thời gian,tưởng sẽ che lấp được như Lê Sát,Lê Lựu,Nguyễn thị Anh những nhân vật như thế lùi dần vào bóng đêm,nhường chỗ cho cái tâm vô lượng của con người biết xử dụng thời gian như một phương tiện cứu vãn cảnh đời phi lý không còn nữa,xử dụng thời gian để xây dựng một tấm lòng ưu ái giữa quân với dân.Hoạt động với cái tâm-như-nhiên,tâm-vô-lượng-tính và tâm-vị-tha-vô-biên của Nguyễn Trãi và Nguyễn thị Lộ. Đó là tấm- lòng-hứa-quốc của hai vị anh hào dân tộc phản chiếu cho tới ngày nay.  Con người đặt thân phận mình trong một biến trình trôi chảy,một chấp nhận thương đau.Dự phóng siêu hình như thế chính là sự biểu lộ một nỗi niềm sợ hãi, đau thương về đời người và cuộc sống.Nguyễn Trãi và Nguyễn thị Lộ chết là dự phóng của thời gian,bí mật của hiện hữu chính là cái"vô tận của tính không"nằm ở chỗ đó! (D.T.Suzuki) và rồi để lại cho thời gian một tiếng vang dài; đó là giấc mơ đồng vọng của nhân gian.  Tâm vô lượng cũng như tấm lòng hứa quốc của Nguyễn Trãi là một thời gian vô biên, vượt qua bao thế kỷ, một ánh sáng nhân nghĩa và một trí tuệ siêu việt cả văn lẫn võ trong lịch sử Việt Nam.Bọn hủ lậu quan lại sợ ánh sáng của Nguyễn Trãi ra tâm làm lu mờ.Nhưng không; ánh sáng của chân lý là sự thật, là tiếng nói thời gian và nay người được tôn vinh như một danh nhân văn hóa thế giới.  Không biết ngày nay trên thế giới loài người có còn những tham vọng phản hồn như thế nữa không?Nguyễn Trãi đã chứng minh tấm lòng trung vi quân, hiếu vi dân xứng đáng một Hứa-Quốc cho dân tộc Việt.Không cần đánh giá Nguyễn Trãi hơn nữa mà hãy suy ngẫm...  Lục tổ Huệ Năng đã nói:"Sống là để nhìn thấy"(The meaning of life is to see) ./

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNguyễn trãi - tấm lòng hứa quốc.docx
Tài liệu liên quan