Nguyên lý và phương pháp chọn giống cây trồng
Đảm bảo nâng cao đa dạng di truyền, đa dạng sinh học cho phát
triển bền vững;
Tăng năng suất và sản lƣợng đảm bảo an ninh lƣơng thực;
Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của con ngƣời về cải tiến
chất lƣợng, giá trị kinh tế, văn hoá, khoa học, thẩm mỹ
Tạo giống thích ứng với môi trƣờng, đặc biệt với môi trƣờng thay
đổi;
Tạo giống chống chịu sâu bệnh và dịch hại;
Tạo giống phù hợp cho cơ giới hóa;
Tạo giống phù hợp cho công nghiệp chế biến;
Tạo giống rút ngắn thời gian sinh trƣởng.
4 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 2931 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên lý và phương pháp chọn giống cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7/18/15
1
MÔN HỌC
NGUYÊN LÝ VÀ PHƢƠNG PHÁP CHỌN
GIỐNG CÂY TRỒNG
Lý thuyết: 22 tiết
Thực hành: 08 tiết
Giảng viên: TS. Trần Văn Quang
Mục tiêu môn học:
Cung cấp những nguyên lý, phƣơng
pháp và kỹ thuật cơ bản áp dụng
trong chọn tạo và cải tiến giống cây
trồng
NỘI DUNG
1. Một số khái niệm trong chọn giống cây trồng
2. Nguồn gen thực vật trong chọn giống cây trồng
3. Sinh sản ở thực vật ứng dụng trong chọn giống cây trồng
4. Thống kê sinh học ứng dụng trong chọn giống cây trồng
5. Phƣơng pháp tạo biến dị trong chọn giống cây trồng
6. Chọn giống ở cây sinh sản vô tính
7. Chọn giống ở cây tự thụ phấn
8. Chọn giống ở cây giao phấn
9. Chọn giống ƣu thế lai
10. Đánh giá và công nhận giống cây trồng
Nhiệm vụ của sinh viên:
• Dự lớp đầy đủ
• Thực hành và viết báo cáo
• Tham gia thảo luận, viết tiểu luận.
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
- Bài tập, thực tập, seminar, tiểu luận: 10%
- Kiểm tra giữa học kỳ: 30%
- Thi cuối học kỳ: 60%
Thang điểm: 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Giáo trình: Chọn giống cây trồng, 1997, 2000, 2005, 2013
• Giáo trình chọn giống (Viện KHKT NN Việt Nam), 1997
• Allard, R. W. Principles of Plant Breeding. John Wiley and
Sons, Inc., N.Y., 1960.
• Borojevic, S. Principles and Methods of Plant Breeding.
Elsevier, 1990.
• George Acquaah (2007), Principles of Plant Genetics and
Breeding" ; Wiley-Blackwell
• Simmonds, N. W. Principles of Crop Improvement.
Longman Group Ltd., London, 1979.
• Tạp chí chuyên ngành
• Mạng Internet
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
7/18/15
2
Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. KHÁI NIỆM
N.I.Vavilov (1951): “Chọn giống cây trồng là sự định
hƣớng tiến hóa của thực vật bởi con ngƣời”,
Stebbins (1957): “Chọn giống cây trồng tƣơng tự nhƣ là sự
tiến hóa của thực vật trong tự nhiên, nó đơn thuần là sự tiếp
tục tiến hóa của các loài cây trồng nhƣng theo hƣớng tốt
hơn cho con ngƣời”;
Frankel (1958): “Chọn giống cây trồng là điều khiển cây
trồng phục vụ con ngƣời”;
Smith (1966): “Chọn giống cây trồng là một khoa học và là
một nghệ thuật cải tiến phƣơng thức di truyền ở thực vật
liên quan đến các tính trạng kinh tế của chúng cho mục đích
sử dụng của con ngƣời”;
Riley (1978): “Chọn tạo giống cây trồng là công nghệ tạo
ra giống cây trồng phù hợp với nhu cầu của con ngƣời”;
Riley (1979): “Chọn giống cây trồng là một công nghệ có
mục đích tạo ra vật liệu trồng trọt hoặc giống, tiến bộ hơn
những giống hiện có về năng suất, tính ổn định, lợi ích
nông học hoặc chất lƣợng thị trƣờng”;
Poehlman & Sleeper (1995): “Chọn giống cây trồng là
khoa học và cũng là nghệ thuật cải tiến di truyền ở thực
vật theo lợi ích của con ngƣời”.
Một khái niệm chung“Chọn giống là môn khoa học cũng là
môn nghệ thuật về sự thay đổi, cải thiện tính di truyền của
cây trồng. Nói một cách khác chọn tạo giống cây trồng là
“chọn lọc” từ các biến dị tự nhiên cũng nhƣ nhân tạo có
trong quần thể để tạo ra giống mới”.
Pháp lệnh giống cây trồng (Số 15/2004/PL-UBTV11 ngày 24
tháng 3 năm 2004) đã đƣa ra khái niệm về giống cây trồng và
giống cây trồng mới nhƣ sau:
Giống cây trồng là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái
và có giá trị kinh tế nhất định, nhận biết đƣợc bằng sự biểu hiện
của các đặc tính do kiểu gen quy định và phân biệt đƣợc với bất
kỳ quần thể cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất
một đặc tính và di truyền đƣợc cho đời sau.
Giống cây trồng mới là giống cây trồng mới đƣợc chọn, tạo ra
hoặc mới đƣợc nhập khẩu lần đầu có tính khác biệt, tính đồng
nhất, tính ổn định nhƣng chƣa có trong Danh mục giống cây trồng
đƣợc phép sản xuất, kinh doanh.
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG
Khoa học chọn giống cây trồng đã trải qua ba thời kỳ:
(i) Thời kỳ thứ nhất bắt đầu từ khi con ngƣời phát
minh ra nền nông nghiệp;
(ii) Thời kỳ thứ hai trƣớc Mendel
(iii) Thời kỳ thứ ba sau Mendel cho đến nay.
Bảng 1.1. Những sự kiện nổi bật trong lịch sử di truyền và chọn tạo
giống cây trồng
Năm Sự kiện nổi bật
9000 BC Bằng chứng đầu tiên về thuần hóa thực vật hoang dại thành cây trồng ở
vùng đồi trên sông Tigris (sông chảy từ Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ qua Iraq)
3000 BC Tất cả các cây lƣơng thực quan trọng đã đƣợc thuần hóa của thế giới cổ
xƣa
1000 BC Tất cả các cây lƣơng thực quan trọng đã đƣợc thuần hóa của thế giới hiện
đại
1694 Camerarius ngƣời Đức chứng minh giới tính ở thực vật và gợi ý lai là một
phƣơng pháp để nhận đƣợc kiểu cây mới
1716 Mather ngƣời Mỹ quan sát lai tự nhiên ở ngô
1719 Thomas Fairchild tạo tổ hợp lai đầu tiên (Carnation x Sweet William), cẩm
chƣớng khác loài (Dianthus caryophyllus L. x Dianthus barbatus L.)
1727 Công ty Vilorin của Pháp giới thiệu phƣơng pháp chọn lọc phả hệ (Pedigree
Method)
1766 Koelreuter ngƣời đầu tiên lai tạo giống và mô tả con lai giữa hai loài thuốc
lá
1859 Darwin công bố cuốn sách “Nguồn gốc các loài qua chọn lọc tự nhiên”
1866 Mendel phát minh các định luật di truyền
1899 Hopkins mô tả phƣơng pháp chọn lọc bắp trên hàng trong chọn tạo giống
ngô
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
7/18/15
3
Bảng 1.1. Những sự kiện nổi bật trong lịch sử di truyền và chọn tạo
giống cây trồng (tiếp)
Năm Sự kiện nổi bật
1900 De Vries, Correns và Tscherrmark độc lập tái khẳng định các định luật di
truyền của Mendel
1903 Johansen đƣa ra thuật ngữ kiểu gen, kiểu hình và dòng thuần; Lý thuyết
chọn lọc dòng thuần đƣợc đƣa ra lần đầu tiên
1908 Shull và East độc lập đƣa ra giả thuyết siêu trội của hiện tƣợng ƣu thế lai ở
ngô
1908 Davenport lần đầu tiên đƣa ra giả thuyết tính trội của hiện tƣợng ƣu thế lai
1909 Hardy và Weinberg đƣa ra định luật cân bằng di truyền quần thể
1914 Shull lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ Heterosis mô tả sức sống ƣu thế lai
1917 Jones phát triển giống ngô lai thƣơng mại đầu tiên
1925 East và Mangelsdorf lần đầu tiên phát hiện tự bất hợp giao tử ở thuốc lá
1926 Vavilov phát hiện các Trung tâm phát sinh cây trồng thế giới (8 trung tâm
chính và 3 trung tâm thứ cấp) và học thuyết “Dãy biến dị tƣơng đồng”
1928 Stadler lần đầu tiên sử dụng tia X gây đột biến tạo giống cây trồng
1935 Vavilov xuất bản cuốn sách “Cơ sở khoa học của chọn giống cây trồng”
1937 Harrington đề xuất phƣơng pháp chọn lọc phả hệ trong tạo giống
1939 Goulden lần đầu tiên đƣa ra phƣơng pháp chọn lọc một hạt ƣu tú
Bảng 1.1. Những sự kiện nổi bật trong lịch sử di truyền và chọn tạo
giống cây trồng
Năm Sự kiện nổi bật
1940 Jenkins mô tả phƣơng pháp chọn lọc chu kỳ
1944 Avery, Macleod và McCarty khám phá ADN là vật liệu di truyền
1945 Hull đề xƣớng phƣơng pháp chọn lọc chu kỳ trong tạo giống
1953 Watson, Crick và Wilkins phát minh mô hình chuỗi xoắn kép của phân tử ADN
1966 Giống lúa cải tiến thấp cây đầu tiên lai tạo ở IRRI giữa Dee-Geo-woo-gen x
Peta (1962) và đƣa ra sản xuất năm 1966
1970 - Norman Borlaug nhận giải Nobel cho cuộc cách mạng xanh.
- Trung Quốc khám phá ra công cụ di truyền CMS cho chọn tạo giống lúa lai,
Yuan Longping đƣợc coi là cha đẻ lúa lai.
1973
Herbert Boyer và Stanley Cohen bắt đầu sử dụng enzymes cắt plasmid của vi
khuẩn và lồng sợi đôi ADN khác vào plamid.
1975 Paul Naim Berg trình bày về tái tổ hợp ADN, ông nhận giải Nobel năm 1980
cho công trình nghiên cứu của mình
1974 Giống lúa lai ba dòng chọn tạo thành công và thƣơng mại ở Trung Quốc
1986 Mỹ cấp Patent cho ngô chuyển gen đầu tiên
2000 Giải trình tự toàn bộ genome cây Arabidopsis
2002 Goff và cs.; Yu và cs., 2002 giải trình tự bộ genome của lúa
1.3. TẦM QUAN TRỌNG VÀ MỤC TIÊU
1.3.1. Tầm quan trọng của chọn tạo giống cây trồng
Giống mới đã góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển:
các giống lúa mới tăng năng suất 50-60%, ngô tăng từ 5 đến 10
tấn/ha.
Các kỹ thuật mới đƣợc sử dụng trong chọn giống cây đƣợc ứng
dụng để tạo ra các tế bào hoặc những giống mới.
Sự phát triển giống mới có năng suất cao là biện pháp chính để
tăng sản lƣợng lƣơng thực. Tuy nhiên, các giống mới lại đòi hỏi
điều kiện sản xuất thâm canh không phải nơi nào cũng đáp ứng
đƣợc.
Hiện tƣợng biến đổi khí hậu đòi hỏi công tác chọn tạo giống cần
phải tạo những giống cây trồng có năng suất, chất lƣợng, thích
nghi với điều kiện bất thuận sinh học (sâu, bệnh) hay bất thuận
phi sinh học (hạn, mặn, nóng, lạnh)
1.3.2. Mục tiêu
Đảm bảo nâng cao đa dạng di truyền, đa dạng sinh học cho phát
triển bền vững;
Tăng năng suất và sản lƣợng đảm bảo an ninh lƣơng thực;
Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của con ngƣời về cải tiến
chất lƣợng, giá trị kinh tế, văn hoá, khoa học, thẩm mỹ
Tạo giống thích ứng với môi trƣờng, đặc biệt với môi trƣờng thay
đổi;
Tạo giống chống chịu sâu bệnh và dịch hại;
Tạo giống phù hợp cho cơ giới hóa;
Tạo giống phù hợp cho công nghiệp chế biến;
Tạo giống rút ngắn thời gian sinh trƣởng.
1.4. THÀNH TỰU CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
Chọn giống cây trồng hiện đại là tạo giống cây trồng năng suất
cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của các quốc gia, nhất
là những nƣớc nghèo trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực.
Chọn giống cây trồng cũng có mục tiêu nâng cao tính trạng về
thành phần các hợp chất hữu cơ trong sản phẩm nhƣ chất lƣợng
dinh dƣỡng hoặc đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến.
Chọn giống thích ứng với điều kiện môi trƣờng, chống chịu điều
kiện bất thuận phi sinh học hạn, lạnh, nóng, ngập cũng đƣợc
quan tâm.
Chọn giống chống chịu sâu bệnh và dịch hại thành công với nhiều
loài cây trồng
1.5. NHỮNG TIẾN BỘ MỚI TRONG CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
Chọn tạo giống ƣu thế lai đã thành công ở nhiều loài cây trồng
tạo ra bƣớc nhảy vọt về năng suất và chất lƣợng (Virmani S.S. và
cs., 2003).
Giống cây trồng biến đổi gen đã có những thành công to lớn
trong chọn tạo giống cây trồng kháng sâu bệnh, chống chịu điều
kiện bất thuận của môi trƣờng, giống chất lƣợng.
IRRI đã thành công tạo giống chịu ngập, hạn, kháng bệnh bạc lá,
giống lúa chất lƣợng tăng protein và sắt trong hạt (Golden rice),
giống lúa C4 (IRRI, 2011);
Cà chua có thời gian bảo quản dài thành công năm 1994, ngô
đƣờng chuyển gen kháng sâu (FAO, 2004).
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
7/18/15
4
1.6. CÁC BƢỚC TRONG CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
- Thu thập vật liệu di truyền (nguồn gen thực vật)
- Đánh giá phân loại vật liệu di truyền
- Tạo biến dị cho nguồn vật liệu
- Chọn lọc
- Đánh giá sau chọn lọc
- Khảo nghiệm (khảo nghiệm DUS và VCU)
- Khu vực hóa
- Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất hạt giống
- Thƣơng mại giống cây trồng mới.
1.7. MỐI QUAN HỆ CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG VỚI CÁC LĨNH VỰC KHÁC
Chọn giống cây trồng
Thực vật học Di truyền học
Công nghệ sinh học
Khoa học cây trồng
Thống kê sinh họcSinh lý thực vật
Bệnh học
Côn trùng học
Hoá sinh thực vật
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyenlyphuongphapchongiongcaytrongchuong_1_4141.pdf