Nguyên lý kinh tế học môi trường

LỜI NÓI ĐẦU “Nguyên lý kinh tế học môi trường” trang bị cho sinh viên hai khối kiến thức chính: (1) các nguyên lý cơ bản của kinh tế học môi trường; (2) ứng dụng các nguyên lý của kinh tế học môi trường vào trong từng điều kiện cụ thể. Với tinh thần đó, cuốn sách được biên soạn theo hướng vừa tập trung mang tính đơn ngành lại vừa mở rộng mang tính liên ngành, đa ngành và vừa chuyên sâu với tư cách của một ngành khoa học thực thụ lại vừa có tính ứng dụng cao, phục vụ cho đời sống của con người. Cuốn sách gồm 8 chương, mỗi chương chứa đựng một nội dung lớn cần chuyển tải đến bạn đọc. Nhìn tổng thể, cuốn sách đã bao quát toàn bộ các nội dung cơ bản của kinh tế học môi trường. Trong mỗi phần lại gồm những nội dung cụ thể và trong từng nội dung cụ thể lại được chia thành những vấn đề nhỏ. Ngoài ra, cuối mỗi chương chúng tôi còn trắc nghiệm lại kiến thức của bạn đọc, nhờ đó, giúp cho bạn đọc có thể nhận ra những kiến thức cơ bản và những kiến thức hiện đại, khối kiến thức đại cương và khối kiến thức thực tế. - Chương 1: Giới thiệu về kinh tế học môi trường. - Chương 2: Quan hệ giữa kinh tế và môi trường. - Chương 3: Hàng hóa công. - Chương 4: Phân tích lợi ích và chi phí trong kinh tế học môi trường. - Chương 5: Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả. - Chương 6: Sử dụng công cụ thuế và trợ cấp để bảo vệ môi trường. - Chương 7: Kiểm toán môi trường. - Chương 8: Kinh doanh quyền phát thải. Cuốn sách nguyên lý kinh tế học môi trường sẽ cung cấp những kiến thức vừa cơ bản vừa hiện đại, khối kiến thức cập nhật của ngành kinh tế ứng dụng này. Những vấn đề mang tính ứng dụng của kinh tế học môi trường được chúng tôi nhấn mạnh trong cuốn sách thông qua việc phân tích lợi ích và chi phí của các chính sách môi trường mang tính thay thế cho nhau để giải quyết những vấn đề như ô nhiễm không khí, chất lượng nước, chất thải rắn và chất thải nguy hại, sự nóng lên toàn cầu Ngoài ra, một số vấn đề mang tính ứng dụng và hiện đại được thể hiện thông qua các chương như: nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả, kiểm toán môi trường và kinh doanh quyền phát thải. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn bạn đọc, những người thẩm định và phản biện cuốn sách. Xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành, xuất bản và phát hành cuốn sách này. Trong quá trình biên soạn sách, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía bạn đọc, quý đồng nghiệp và các bạn sinh viên để những lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Thư từ góp ý xin gửi về: Chi nhánh Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Số 28 Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.3225062 - 08.3296628. Hoặc địa chỉ của tác giả: Số 132/8A Lê Lợi, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 098.3.163788 - Email: vodinhlong@hui.edu.vn. Thay mặt nhóm tác giả Võ Đình Long MỤC LỤC Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC MÔI TRƯỜNG 7 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC 7 1.1.1. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 7 1.1.2. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc 11 1.2. KINH TẾ HỌC - YẾU TỐ CẤU THÀNH KINH TẾ HỌC MÔI TRƯỜNG 12 1.2.1. Quy luật cung - cầu 12 1.2.2. Tổng cầu, tổng cung và cân bằng cung - cầu 13 1.2.3. Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học - ứng dụng vào kinh tế học môi trường 16 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 17 1.3.1. Tính khan hiếm 17 1.3.2. Giới hạn sinh thái trong kinh tế học môi trường 19 Chương 2. QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG 22 2.1. QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ ĐẦU VÀO - SẢN XUẤT - TIÊU THỤ 22 2.1.1. Hoạt động của hệ thống kinh tế 22 2.1.2. Chức năng của môi trường trong hệ thống kinh tế 23 2.2. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG VẬT CHẤT TRONG KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 25 2.2.1. Các định luật nhiệt động học 25 2.2.2. Phân tích cân bằng vật chất trong hệ thống kinh tế 27 2.2.3. Ứng dụng cân bằng vật chất trong kinh tế học môi trường - trường hợp quản lý chất thải rắn 29 2.3. KINH TẾ TÀI NGUYÊN 31 2.3.1. Định nghĩa tài nguyên 31 2.3.2. Phân loại tài nguyên 31 2.3.3. Đánh giá tài nguyên thiên nhiên 33 Chương 3. HÀNG HÓA CÔNG 35 3.1. HÀNG HÓA CÔNG 35 3.1.1. Khái niệm 35 3.1.2. Tính chất của hàng hóa công 36 3.2. PHÂN LOẠI HÀNG HÓA CÔNG 36 3.2.1. Hàng hóa công thuần túy và không thuần túy 36 3.2.2. Hàng hóa công quốc gia và hàng hóa công địa phương 36 3.3. CUNG CẤP HÀNG HÓA CÔNG MỘT CÁCH HIỆU QUẢ 37 3.4. PHÂN TÍCH TÍNH KHÔNG HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CUNG CẤP TƯ NHÂN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CÔNG 39 Chương 4. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ TRONG KINH TẾ HỌC MÔI TRƯỜNG 43 4.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ 43 4.1.1. Định nghĩa 43 4.1.2. Các bước tiến hành phân tích lợi ích - chi phí 43 4.2. NGUYÊN TẮC QUYẾT ĐỊNH 45 4.2.1. Nguyên tắc quyết định của cá nhân 45 4.2.2. Nguyên tắc quyết định của xã hội 46 4.2.3. Giá sẵn lòng trả và đường cầu xã hội 47 4.2.4. Nguyên lý đền bù 50 4.3. NHẬN DẠNG LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ 53 4.3.1. Lợi ích 53 4.3.2. Chi phí 54 4.4. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ 58 4.4.1. Hàng hóa - dịch vụ phi thị trường 58 4.4.2. Phân tích lợi ích - chi phí 62 4.4.3. Ảnh hưởng của sự phân phối 71 4.5. PHÂN TÍCH TÍNH KHÔNG CHẮC CHẮN 74 4.5.1. Yếu tố không chắc chắn 74 4.5.2. Phân tích yếu tố rủi ro 77 4.5.3. Lý thuyết "thoả dụng kỳ vọng" 78 Chương 5: NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN 80 5.1. NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN 80 5.2. CÁC LOẠI CÔNG CỤ DÙNG ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 84 5.2.1. Lệ phí 84 5.2.2. Tiêu chuẩn môi trường 88 5.2.3. Các quy chuẩn môi trường 93 Chương 6. SỬ DỤNG CÔNG CỤ THUẾ VÀ TRỢ CẤP ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 95 6.1. THUẾ VÀ PHÂN LOẠI THUẾ 95 6.1.1. Định nghĩa về thuế 95 6.1.2. Phân loại thuế 97 6.2. THUẾ Ô NHIỄM 98 6.2.1. Thuế ô nhiễm 98 6.2.2. Cách xác lập thuế ô nhiễm 103 6.2.3. Ai phải trả thuế ô nhiễm 103 6.2.4. Sức mạnh của thuế ô nhiễm 108 6.3. TRỢ CẤP MÔI TRƯỜNG 109 6.3.1. Bổn phận chi trả như là một trường hợp đặc biệt của chính sách thuế 109 6.3.2. So sánh giữa các khoản tiền trợ cấp và bổn phận chi trả 111 6.3.3. Sự nhận thức không hoàn hảo, những khuyến khích về mặt tài chính và các qui định 112 Chương 7. KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG 117 7.1. KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG 117 7.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG 117 7.3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG 118 7.3.1. Những hoạt động trước kiểm toán 118 7.3.2. Những hoạt động trong quá trình kiểm toán 119 7.3.3. Những hoạt động sau kiểm toán 122 7.4. NHỮNG TÀI LIỆU PHỤC VỤ CHO KIỂM TOÁN 122 7.5. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG - MỘT KHÍA CẠNH CỦA KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG(1) 127 7.5.1. Quy trình kiểm toán năng lượng trong các cơ sở sản xuất 127 7.5.2. Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp 130 7.5.3. Ứng dụng kiểm toán năng lượng tại xí nghiệp hồ dệt Duy Sơn II - Duy Xuyên 131 7.5.4. Kết luận 137 Chương 8. KINH DOANH QUYỀN PHÁT THẢI 138 8.1. CƠ SỞ RA ĐỜI CỦA CƠ CHẾ BUÔN BÁN QUYỀN PHÁT THẢI 139 8.1.1. UNFCCC 139 8.1.2. Nghị định thư Kyoto - nền tảng ra đời cơ chế buôn bán quyền phát thải 140 8.1.3. Cơ chế phát triển sạch (CDM) 141 8.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN THAM GIA THỊ TRƯỜNG MUA BÁN QUYỀN PHÁT THẢI 144 8.3. KINH DOANH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 145 8.4. THỊ TRƯỜNG MUA BÁN GIẢM PHÁT THẢI Ở VIỆT NAM 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

doc158 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2497 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường để có thể đưa ý kiến phù hợp nhất. 3) Đối với tính hiệu lực (Effectiveness) Tính hiệu lực thể hiện mối tương quan giữa mục tiêu đề ra trong kế hoạch với kết quả đạt được. Kiểm toán viên phải đánh giá được mức độ hoàn thành so với kế hoạch đặt ra có phù hợp và thống nhất hay không ? Tóm lại, kiểm toán viên cần trả lời câu hỏi: doanh nghiệp đã sử dụng đồng tiền một cách thực sự khôn ngoan hay chưa ? 4) Tính đạo đức (Ethic) Tính đạo đức ở đây, đề cập đến đạo đức của những người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Cụ thể, khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên cần phải trả lời được các câu hỏi sau: Có sự thất thoát, lãng phí, tham nhũng từ các quỹ môi trường hay không ? Có sự sai phạm về đạo đức của những người đứng đầu các tổ chức tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường hay không ? Ví dụ: khi tiến hành một dự án xây dựng mà một làng mất đi diện tích đất sản xuất (làng này chỉ có sản xuất nông nghiệp không có một nghề nào khác) thì ngoài việc đền bù số đất sản xuất đã lấy đi từ họ thì vấn đề công ăn việc làm của họ sau này sẽ được giải quyết như thế nào ? Vấn đề đạo đức của người đứng đầu thực hiện dự án sẽ được xem xét ra sao ? Hay một nhà máy xi măng được xây dựng gần một khu dân cư sau vài năm đi vào hoạt động số người dân sống ở các khu vực xung quanh bị ung thư do môi trường bị ô nhiễm trầm trọng thì vấn đề điều trị bệnh cho những người dân này có được nhà máy giải quyết thích đáng hay không ? Chính quyền địa phương có những hành động gì để giảm thiểu ô nhiễm từ nhà máy xi măng đó hay không ? 5) Tính công bằng (Equity) Kiểm toán viên cần trả lời được câu hỏi sau: Mục tiêu phát triển kinh tế và sự phát triển bền vững đã được xem xét đến hay chưa ? Các quỹ, nguồn lực tài chính được phân bổ cho các địa phương đã công bằng hay chưa ? Có bất cứ khó khăn nào chưa được giải quyết và trình bày trong việc phân bổ các quỹ hay không ? Ví dụ: Các quỹ bảo vệ môi trường phân bổ về cho các địa phương thì tiêu chí để phân bổ phải là mức độ ô nhiễm và hiệu quả trong việc sử dụng quỹ của từng địa phương. Nếu dựa trên các tiêu chí là diện tích địa phương hay sử dụng phương pháp bình quân thì tính “công bằng” cần được kiểm toán viên đưa ra trong báo cáo kiểm toán. 6) Tính môi trường (Environment) Kiểm soát viên phải trả lời các câu hỏi sau: Việc thực hiện các giải pháp đề ra mang lại một môi trường sống như thế nào ? Có đạt được mục tiêu đề ra hay không ? Môi trường hiện tại đã được cải thiện tốt hơn trước chưa ? Các vấn đề còn tồn tại của môi trường hiện nay ra sao ? Liệu còn có giải pháp nào tối ưu và đồng bộ hơn để mang lại một môi trường tốt đẹp hơn không ? Khi tiến hành kiểm toán môi trường, kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm toán theo các nhân tố cấu thành nên ô nhiễm môi trường hoặc cũng có thể tiến hành kiểm toán theo các chuyên đề như kiểm toán năng lượng, kiểm toán các chất thải, kiểm toán theo các chương trình hoạt động về môi trường của quốc gia… Theo bản báo cáo về phát triển con người năm 2007 - 2008 của UNDP trong số các nước đang phát triển thì Việt Nam là một trong những nước bị đe dọa nhiều nhất bởi hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Nếu nhiệt độ trái đất tăng lên 20C thì khoảng 2 triệu người Việt Nam sẽ bị mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị chìm trong nước biển. Do đó, vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cũng được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ Việt Nam đã xác định phải giải quyết trong kế hoạch hành động năm 2008. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường: các tổ chức bảo vệ môi trường, thanh tra môi trường, cảnh sát môi trường… Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức này mới chỉ dừng lại ở hình thức xử lý sự vụ (sự kiện đã xảy ra mới xử lý) chưa có các kiến nghị cụ thể về công tác phòng chống ô nhiễm cũng như đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong việc sử dụng các nguồn kinh phí môi trường của chính phủ cũng như của doanh nghiệp. Vấn đề trên sẽ được giải quyết khi kiểm toán Nhà nước Việt Nam có các kiểm toán viên môi trường được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp, tuy nhiên đây cũng có thể coi là những thách thức không nhỏ đối với cơ quan kiểm toán nhà nước Việt Nam bởi các lí do sau: Chưa xây dựng được một văn bản pháp lý hoàn chỉnh về quy định kiểm toán nhà nước Việt Nam có chức năng kiểm toán môi trường. Đứng trên phương diện khoa học kiểm toán thì kiểm toán môi trường là sự kết hợp giữa kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Kiểm toán môi trường là bước phát triển cao hơn của kiểm toán hoạt động. Từ khi thành lập ngành đến nay, chúng ta thực hiện được rất ít các chương trình kiểm toán; trong đó, có hoạt động kiểm toán về quản lý và sử dụng phí đường bộ, kiểm toán tài chính trong việc sử dụng quỹ đất công; nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa ban hành quy trình hướng dẫn cụ thể đối với kiểm toán hoạt động. Chưa xây dựng được một ngân hàng dữ liệu hoàn chỉnh và đáng tin cậy về môi trường của quốc gia (thông tin về số tài nguyên mà quốc gia đã có; số tài nguyên đã sử dụng từng năm; các công nghệ xử lý chất thải; danh sách các công ty vi phạm về môi trường…) đây là kênh thông tin hết sức quan trọng có thể hỗ trợ các kiểm toán viên rất nhiều trong hoạt động kiểm toán, ví dụ như các kiểm toán viên có thể đưa ra những khuyến cáo của mình trong việc sử dụng khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên, hướng giải quyết, xử lý, sử dụng trong các năm tiếp theo. Công tác đào tạo cán bộ kiểm toán môi trường của kiểm toán nhà nước Việt Nam còn rất hạn chế, do đó chúng ta chưa xây dựng được một đội ngũ kiểm toán viên môi trường chuyên nghiệp. Chúng ta chưa xây dựng được một quy trình, phương pháp riêng đối với hoạt động kiểm toán môi trường. Với ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng to lớn của môi trường không chỉ đối với cuộc sống của chúng ta mà với cả nền kinh tế Việt Nam thì có thể nói hoạt động kiểm toán môi trường sẽ tất yếu xuất hiện trong hoạt động kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước Việt Nam. Với hy vọng trong tương lai gần, khi mà chúng ta có những quy định pháp lý cụ thể cho hoạt động kiểm toán môi trường, các kiểm toán viên được đào tạo đầy đủ và chuyên nghiệp…thì cơ quan kiểm toán nhà nước Việt Nam sẽ là một trong những nhân tố tích cực không những góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà còn góp phần tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. 7.5. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG - MỘT KHÍA CẠNH CỦA KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG(1) Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả có tầm quan trọng ngày càng lớn trong bối cảnh thị trường cạnh tranh hiện nay. Tại các nước đang phát triển, năng lượng được sử dụng kém hiệu quả hơn so với các nước có nền kinh tế đã phát triển. Điều đó có nghĩa là cơ hội để tiết kiệm năng lượng ở các nước đang phát triển lớn hơn nhiều so với các nước phát triển vì hầu hết các hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng đã quá cũ và công nghệ còn lạc hậu. Việc sử dụng năng lượng không hiệu quả và lãng phí đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí sản xuất và giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm đưa ra thị trường. Một trong những nguyên nhân chính là nhận thức chưa đầy đủ của lãnh đạo doanh nghiệp, ý thức “lối mòn” của công nhân vận hành hoặc là do sự đầu tư trang thiết bị theo hướng chắp vá, không đồng bộ... Ngoài ra, sử dụng năng lượng không hiệu quả và lãng phí còn làm tăng sự phát sinh chất thải, gây ô nhiễm môi trường. Để xác định được đâu là nguyên nhân gây tiêu hao năng lượng lớn của quá trình sản xuất hay của từng thiết bị sử dụng năng lượng bắt buộc các doanh nghiệp phải định kỳ tiến hành kiểm toán năng lượng (KTNL). 7.5.1. Quy trình kiểm toán năng lượng trong các cơ sở sản xuất 7.5.1.1. Quy trình kiểm toán năng lượng Kiểm toán năng lượng là hoạt động nhằm xác định một phương tiện sử dụng ở đâu, với số lượng bao nhiêu và xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng (TKNL). Hay nói cách khác, đó là hành động nhằm kiểm tra, tính toán lại các thiết bị, dòng năng lượng, từ đó xác định các cơ hội TKNL. Khảo sát sơ bộ Phân tích các dòng năng lượng Duy trì Đề xuất các cơ hội TKNL Lựa chọn các cơ hội TKNL Áp dụng Liệt kê quy trình công nghệ, thiết bị cung cấp và tiêu hao năng lượng, xác định mức tiêu thụ năng lượng. Bước đầu xác định các công đoạn làm tiêu hao năng lượng lớn. Xây dựng sơ đồ công nghệ cho phần trọng tâm kiểm toán. Xác định sơ đồ dòng phân bố năng lượng. Cân bằng vật chất – năng lượng. Xác định các cơ hội TKNL. Lựa chọn các cơ hội TKNL tiền khả thi. Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Lựa chọn các giải pháp thực hiện. Thực hiện các giai đoạn TKNL. Đo đạc và đánh giá kết quả. Duy trì các giải pháp TKNL. Lựa chọn công đoạn tiếp theo để kiểm toán năng lượng. Hình 7.2. Quy trình kiểm toán năng lượng trong các cơ sở sản xuất. (1): Tham khảo tài liệu của Lê Kim Hùng và Nguyễn Thị Ngọc Minh 7.5.1.2. Công cụ kiểm toán năng lượng a. Công cụ quản lý Để thực hiện công việc tính toán trong quá trình KTNL ở đây chúng tôi sử dụng công cụ tính toán SaveX. Đây là công cụ mở và là công cụ để quản lý chung các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. * Chức năng của SaveX: Xác định mục tiêu chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đánh giá khía cạnh kinh tế của các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thiết kế kế hoạch tài chính của chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tiền đánh giá chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Sắp xếp thứ tự các phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Để sử dụng chương trình SaveX, ta phải có các cơ sở dữ liệu như được mô tả ở hình 7.3. Số liệu cơ sở Biểu giá Chi phí biên Thuế Biểu đồ phụ tải Khí thải Dữ liệu đầu vào cho từng phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chi phí đầu tư, chi phí ban đầu, tiết kiệm. Kết quả: Hiệu quả kinh tế xã hội và tư nhân, hiệu quả và chi phí, tổng mức chi phí và tiết kiệm, giá trị, đặc tính phụ tải. Hình 7.3. Cơ sở dữ liệu cho công cụ SaveX b. Thiết bị đo. Để phục vụ cho công tác kiểm toán, các thiết bị đo được sử dụng: Máy đo công suất Fluke-model 43B dùng để đo các loại công suất, cường độ dòng điện, hiệu điện thế, hệ số công suất, tần số và nhiễu của dòng điện 1 pha và 3 pha. Hình 7.4: Máy đo công suất Fluke Thiết bị phân tích khí thải Testo-model 350XL dùng để phân tích nồng độ khói thải, bao gồm các chỉ tiêu sau: O2, CO2, CO, NO, NO2, SO2, H2S, CxHy, hiệu suất cháy, đo chênh áp, nhiệt độ, vận tốc khí. Súng đo nhiệt độ từ xa Omega-model OS523 - 2 dùng để đo nhiệt độ các bề mặt và các điểm theo yêu cầu. Thiết bị đo ánh sáng Extech - model EA30, Ampe kìm. 7.5.2. Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp Sau đây là một số giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có thể áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất. 7.5.2.1. Đối với hệ thống nhiệt * Đối với lò hơi: Kiểm soát hệ số không khí thừa, mật độ khói thải. Sử dụng nhiệt thải để làm nóng lò hơi. Kiểm soát việc xả đáy lò hơi. Xử lý nước cấp cho lò hơi * Đối với hệ thống phân phối hơi: Lựa chọn áp suất hơi nước phù hợp. Giảm thiểu sự rò rỉ hơi . Cách nhiệt cho các đường ống phân phối hơi nước. Lắp đặt bẫy hơi nước. * Đối với hệ thống lạnh: Giảm nhiệt độ ngưng tụ, tăng nhiệt độ bay hơi. * Đối với hệ thống điện: Điều khiển nhu cầu phụ tải điện thích hợp. Sử dụng động cơ có hiệu suất năng lượng cao, thiết bị điều khiển tiên tiến, định kỳ kiểm tra bảo dưỡng thiết bị. Nâng cao hệ số công suất. Kết hợp chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng. * Đối với nguồn nước cấp: Xử lý nước hay tìm nguồn nước sạch, nước mềm để cung cấp cho thiết bị, tăng khả năng trao đổi nhiệt của thiết bị. * Đối với thiết bị - công nghệ: Cải tiến, hoàn thiện công nghệ và thiết bị theo hướng giảm tiêu hao năng lượng. 7.5.3. Ứng dụng kiểm toán năng lượng tại xí nghiệp hồ dệt Duy Sơn II - Duy Xuyên Kết quả đo đạc công suất tiêu thụ, lượng hơi tiêu thụ được thể hiện trên bảng 7.1 và bảng 7.2. Bảng 7.1. Kết quả đo lượng hơi tiêu thụ cho nhánh cung cấp hơi cho các hộ tiêu thụ là nấu hồ và máy sấy lô Xí nghiệp hồ dệt Duy Sơn II - Duy Xuyên STT Số tiêu thụ Số lượng Lượng hơi cấp cho mỗi máy (kg/h) Tổng lượng hơi cấp (kg/h) Áp suất làm việc (bar) Ghi chú 1 Máy sấy 1 200 200 3.0 2 Máy hồ 1 100 100 3.0 3 Khuấy hồ 3 30 90 2.5 Tổng lượng hơi cấp 390 Bảng 7.2: Kết quả đo ánh sáng tại phân xưởng dệt và mắc hồ xí nghiệp hồ dệt Duy Sơn II - Duy Xuyên STT Khu vực đo TCVN 3743 - 73 Kết quả (lux) 1 Phân xưởng dệt - Đầu xưởng - Giữa xưởng - Cuối xưởng 150 150 150 193 165 145 2 Phân xưởng mắc hồ 150 150 Xí nghiệp hồ dệt Duy Sơn II - Duy Xuyên có diện tích 1700m2. Chức năng Hồ-Dệt-Mắc vải các loại, số nhân viên là 53 người, thời gian vận hành hàng năm là 320 ngày, tổng chi phí năng lượng và nước so với tổng doanh thu chiếm là 7%. Hệ thống phụ tải của xí nghiệp có thể chia thành các loại chính như sau: Hệ thống điện, hệ thống nhiệt, hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông gió. Dựa trên kết quả của công tác kiểm toán đạt được, ta có thể áp dụng các giải pháp và đánh giá hiệu quả tiết kiệm năng lượng cho xí nghiệp hồ dệt Duy Sơn II - Duy Xuyên như sau: * Đối với hệ thống quản lý năng lượng Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý năng lượng. Đặt ra các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng điện, nước, hơi... và có chính sách khen thưởng về tiết kiệm năng lượng. Trang bị đủ các hệ thống đo đếm, ngoài các trang thiết bị bắt buộc vì an toàn như đồng hồ đo áp suất hơi, đồng hồ đo điện năng tổng... cần lắp đặt thêm các đồng hồ đo điện năng và nước cho từng phân xưởng, thiết bị đo ánh sáng... để dễ kiểm soát. Thẩm định lại máy móc, phân loại, những máy nào không đủ tiêu chuẩn thì cần phải thay mới nhằm đạt hiệu suất cao hơn. Hệ thống phân phối điện được thực hiện cân bằng 3 pha và có thể xem xét thêm các thành phần thứ tự thuận, thứ tự nghịch và thứ tự không. Đưa ra quy chế sử dụng đèn phục vụ cho việc chiếu sáng cho công nhân trong xí nghiệp. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, không thể không thực hiện và nó sẽ chi phối các giải pháp khác. Chi phí thực hiện một trong các đề xuất của giải pháp này không tốn kém hoặc chi phí thấp nếu xí nghiệp phát huy nội lực của mình. * Đối với hệ thống thu hồi nước ngưng Theo kết quả tính toán, lượng nước ngưng có thể thu hồi được khoảng 200 lít nước ở nhiệt độ 960C. Toàn bộ lượng nước ngưng này nếu được thu gom đưa về lò hơi để gia nhiệt nước cấp thì lượng nhiệt tiết kiệm được là: Qngưng= Gnn* CP* ΔT = 59.356 (kJ/h). Trong đó: Gnn là khối lượng nước ngưng; Cp là nhiệt dung riêng của nước; ΔT là độ chênh lệch nhiệt độ khi gia nhiệt. Hiệu suất lò hơi hiện nay 75%, nhiệt trị của than chọn Qnl = 20.000kJ/kg thì lượng than tiết kiệm được hàng năm sẽ là: M1than = (Qngưng*100)/(Qnl*75) = 10,1 tấn than/năm Tổng số tiền tiết kiệm được trong năm là: B = 10,1T* 77 USD/tấn = 777,7 USD Để thu hồi lượng nước ngưng này cần phải lắp đặt 1 bể thu gom bằng vật liệu inox với thể tích 1m3 đặt gần lò hơi, hệ thống đường ống dẫn nước ngưng từ máy sấy về bể chứa nước ngưng và đường ống phân phối tới lò hơi. Chi phí đặt hệ thống thu hồi nước ngưng cần kinh phí 405,625 USD Hiệu quả đầu tư STT Hạng mục ĐVT Thành tiền 1 Chi phí đầu tư, C USD 405,625 2 Tiền tiết kiệm, B USD 777,7 3 Thời gian hoàn vốn giản đơn, THV=C/B Tháng 6 Hiệu quả môi trường: Lượng khí gây hiệu ứng nhà kính được cắt giảm là: G = 10,1 tấn * 1,75 tấnGHG/tấn than = 17,7 tấn GHG/năm Trong đó: GHG: Greenhouse gas. * Hệ thống bảo ôn đường ống, van, bích Nhiệt trị của than chọn Qnl = 20.000kJ/kg thì lượng than đá tiết kiệm được hàng năm khi bảo ôn đường ống, van, bích sẽ là: M2than = (Qbo*75)/(Qnl*100) = 2,5 tấn than/năm Trong đó: Qbo là tổn thất nhiệt do chưa bảo ôn. Tổng số tiền tiết kiệm đối với trường hợp này được tính trong 1 năm là: B = 2,5 tấn * 77 USD/tấn = 195 USD/năm Để giảm tổn thất, cần phải đầu tư sửa chữa và bảo ôn các đường ống, van, bích hiện chưa bảo ôn cần kinh phí 75,625 USD. Hiệu quả đầu tư STT Hạng mục ĐVT Thành tiền 1 Chi phí đầu tư, C USD 76,625 2 Tiền tiết kiệm, B USD 195 3 Thời gian hoàn vốn giản đơn, THV=C/B Tháng 5 Hiệu quả môi trường: Lượng khí gây hiệu ứng nhà kính được cắt giảm là: 2,5 tấn * 1,75 tấn GHG/tấn than = 4,4 tấn GHG/năm * Hệ thống chiếu sáng Thay thế mới toàn bộ hệ thống bóng đèn huỳnh quang (40W) hiện có bằng bóng đèn huỳnh quang TKNL 36W (cùng quang thông). Lượng điện tiết kiệm được trong 1 năm với loại bóng huỳnh quang 36W là: (40-36)/1000*16h*320*70 = 1637 KW/năm = 1637*970VND (100USD) Tiền thanh lý các bóng đèn thay ra: 70 bóng * 4000 VND/bóng = 320.000 VND (20 USD) Tổng tiền tiết kiệm: B = Tiền tiết kiệm điện trong một năm + tiền thanh lý bóng cũ = 100 + 20 = 120 USD Hiệu quả đầu tư STT Hạng mục ĐVT Thành tiền 1 Chi phí đầu tư, C USD 71,25 2 Tiền tiết kiệm, B USD 120 3 Thời gian hoàn vốn giản đơn, THV=C/B Tháng 7 Hiệu quả môi trường: Lượng khí gây hiệu ứng nhà kính được cắt giảm là: G = 1637 KWh*0.75kg GHG/KWh = 1,2 tấn GHG/năm * Đối với hệ thống thông gió phân xưởng dệt Hiện tại, khối văn phòng, nhà xưởng mắc và hồ được kết cấu mái trần bằng tôn, chế độ thông thoáng kém nên nhiệt độ bên trong xưởng hồ thường cao hơn nhiệt độ bên ngoài tường từ 3-60C. Để tăng cường khả năng thông thoáng, tạo môi trường cho công nhân làm việc tốt hơn nhằm tăng năng suất lao động nên lắp các quả cầu hút nhiệt trên mái tại phân xưởng mắc hồ. Số lượng quả cầu nhiệt: n = 277m2 /(30m2/1quả cầu ) = 9,6 (10 quả cầu). Hạng mục Số lượng Đơn giá Thành tiền Chi phí mua và lắp quả cầu nhiệt 10 25 250 (USD) Hiệu quả: cải thiện môi trường làm việc cho công nhân, tăng năng suất lao động. * Lắp đặt bộ điều khiển tốc độ động cơ cho môtơ máy hồ trục Đối với máy hồ trục có tải thay đổi thường xuyên nên khi lắp bộ điều khiển tốc độ động cơ có thể tiết kiệm được lượng điện tiêu thụ từ 20-30%, mặt khác mở máy êm, ít tốn năng lượng. Công suất tiêu thụ của máy hồ trục trong 1 h là: Ptb = (∑Pi.ti)/T = 8,5KW Điện năng tiêu thụ trong 1 năm là: 7.5KW*7h*320ngày = 21.760KWh/năm Điện năng tiết kiệm khi lắp bộ điều khiển tốc độ động cơ là: 21.760 KWh * 25% = 5.440 KWh/năm Hay: B = 5440 KWh * 970 VND = 5.331.200 VND (331,25 USD) Hiệu quả đầu tư STT Hạng mục ĐVT Thành tiền 1 Chi phí đầu tư, C USD 712,5 2 Tiền tiết kiệm, B USD 331,25 3 Thời gian hoàn vốn giản đơn, THV=C/B Tháng 30 Hiệu quả môi trường: Lượng khí gây hiệu ứng nhà kính được cắt giảm là: G = 5.440 KWh*0.75 kgGHG/KWh = 4,07 tấn GHG/năm * Thay thế môtơ của máy dệt bằng môtơ hiệu suất cao Hiện tại, các môtơ máy dệt đã qua thời gian hoạt động trên 35 năm, các tổn thất điện năng lớn cũng như hệ số thiết kế dự phòng cao nên việc thay thế bằng môtơ hiệu suất cao thì sẽ tiết kiệm được điện năng tiêu thụ. Công suất môtơ của máy dệt: 0.75KW Công suất môtơ hiệu suất cao: 0.55KW Lượng điện năng tiết kiệm được trong 1 năm khi sử dụng động cơ hiêu suất cao 0.55KW là: (0.75-0.55)*0.95*0.777*14h*270ngày*60máy = 39.637 (KWh/năm) Hay: B = 39.637 KWh * 970 VND/KWh = 37.720.000 VND (2426,25USD) Trong đó: 0,95: Hiệu suất động cơ. 0,777: Hệ số sử dụng thiết bị dệt. 270 ngày là số ngày máy dệt hoạt động thực tế trong năm. Hiệu quả đầu tư STT Hạng mục ĐVT Thành tiền 1 Chi phí đầu tư, C USD 2447,75 2 Tiền tiết kiệm, B USD 2426,25 3 Thời gian hoàn vốn giản đơn, THV=C/B Tháng 13 Hiệu quả môi trường: Lượng khí gây hiệu ứng nhà kính được cắt giảm là: G = 39.637 KWh*0,75 kgGHG/KWh = 27,5 tấn GHG/năm 7.5.4. Kết luận Qua việc phân tích, xây dựng quy trình KTNL và đánh giá kết quả, ta thấy lợi ích thu được từ hậu KTNL là những giải pháp TKNL, chúng không những tiết kiệm được chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn giảm bớt chi phí đầu tư cho các công trình cung cấp năng lượng, giảm sự phát sinh chất thải, giảm lệ thuộc vào tài nguyên và môi trường. Với các kết quả phân tích tại Xí nghiệp hồ dệt Duy Sơn II - Duy Xuyên, xí nghiệp có thể tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ tuỳ theo khả năng thực hiện các giải pháp đầu tư thích hợp. Tuy nhiên, ngoài các giải pháp về công nghệ, việc thường xuyên thay đổi ý thức làm việc của con người trong doanh nghiệp sao cho việc sử dụng năng lượng đạt hiệu quả là quan trọng. Việc kiểm toán năng lượng cũng như kiềm toán môi trường có thể triển khai áp dụng ở bất cứ cơ sở nào, nhất là trong thời điểm chủ trương của nhà nước đang kêu gọi người dân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Chương 8. KINH DOANH QUYỀN PHÁT THẢI Kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2, hàng loạt các máy móc thiết bị công nghiệp được ra đời, bên cạnh những mặt tích cực do nó mang lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường sản sinh từ khí thải của các nhà máy đã trở nên báo động. Sự sống của trái đất thực sự được bảo vệ bởi chính bầu khí quyển với các khí nhà kính như O3, CO2, CH4, N2O... Các khí này với nồng độ hợp lý thì sẽ đảm bảo cho cuộc sống của sinh vật được diễn ra bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển công nghiệp mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, bằng việc khai thác và đốt nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ, khai thác rừng, sản xuất lương thực, chăn nuôi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xử lý chất thải... đã thải vào khí quyển một lượng khổng lồ các khí nhà kính, làm cho nhiệt độ trung bình của trái đất gia tăng với tốc độ chưa từng có trong lịch sử. Nồng độ các khí hiệu ứng nhà kính không ngừng tích lũy trong bầu khí quyển gây nên tình trạng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu trái đất, tác động lớn đến môi trường sinh thái và gây nhiều tác động có hại đối với sức khỏe con người. Theo cách gọi của một số nhà khoa học thì đây chính là "Chủ nghĩa khủng bố chiến lược và toàn cầu" của thế kỷ XXI. * Biến đổi khí hậu gây nhiều tác hại Nước triều dâng làm cho các vùng ven biển thấp, rừng ngập mặn, nhiều quốc đảo sẽ bị ngập, thậm chí có thể sẽ không còn tên trên bản đồ thế giới. Làm biến động dòng chảy của các sông ngòi, phá vỡ nhiều công trình trên các dòng chảy. Ảnh hưởng tới mùa màng, lụt lội kèm theo hạn hán cục bộ, làm thay đổi hệ sinh thái rừng, tăng nguy cơ diệt chủng một số động vật, thực vật quý hiếm. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gia tăng dịch bệnh. Đe dọa các công trình hạ tầng, hệ thống giao thông và các khu dân cư vùng ven biển. Hình 8.1. Trái đất đứng trước nguy cơ xảy ra nhiều thảm họa lớn do sự biến đổi khí hậu 8.1. CƠ SỞ RA ĐỜI CỦA CƠ CHẾ BUÔN BÁN QUYỀN PHÁT THẢI 8.1.1. UNFCCC UNFCCC là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh, được dịch ra tiếng Việt là Công ước khung của Liên hợp quốc tế về Biến đổi khí hậu. Trước những hiểm họa và thách thức lớn đối với toàn nhân loại, liên hợp quốc đã tập hợp nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới tham gia các cuộc họp và đi đến thống nhất, cần có một công ước quốc tế về biến đổi khí hậu và coi đó là cơ sở pháp lý để tập trung cộng đồng thế giới đối phó với những diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu. Và công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã được chấp nhận vào 9/5/1992 tại trụ sở của liên hợp quốc ở New York. Đã có 155 lãnh đạo của các nước trên thế giới ký công ước này tại Hội nghị môi trường và phát triển ở Rio de Janeiro, Brazil vào tháng 6/1992, trong đó có chính phủ Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của UNFCCC là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức độ có thể chấp nhận được nhằm ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với khí hậu. Các nước trên thế giới được UNFCCC phân chia thành 2 nhóm nước: Nhóm 1 thuộc Annex I, gồm các nước phát triển với lượng phát thải khí nhà kính rất lớn. Nhóm 2 không thuộc Annex I, gồm các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 8.1.2. Nghị định thư Kyoto - nền tảng ra đời cơ chế buôn bán quyền phát thải Trước tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra theo chiều hướng xấu, tại Kyoto (Nhật Bản) đã diễn ra hội nghị về môi trường thế giới lần thứ 3 vào tháng 12/1997. Hội nghị này đã thông qua một nghị định gọi là nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol). Nghị định thư Kyoto đưa ra cam kết đối với các nước phát triển về việc cắt giảm lượng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính phải thấp hơn mức phát thải của năm 1990. Cụ thể là trong thời kỳ cam kết từ 2003 - 2012, phải giảm trung bình là 5,2% (ước tính 2.700 - 4.700 triệu tấn CO2 tương đương); trong đó EU giảm 7%, Hoa Kỳ giảm 7% và Nhật Bản giảm 6%. Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu (Framework Convention on Climate Change) mang tầm quốc tế của liên hợp quốc với mục đích cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Kể từ tháng 11/2007 đã có 175 nước kí kết tham gia chương trình này. Trong đó có 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một) được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong nghị trình (lượng khí này chiếm hơn 61.6% của lượng khí của nhóm các nước thuộc Annex I cần cắt giảm). Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển tham gia kí kết trong đó gồm cả Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ nhưng không chịu ràng buộc xa hơn các vấn đề theo dõi diễn biến và báo cáo thường niên về vấn đề khí thải. Theo điều khoản 25 của nghị định thư, thời gian hiệu lực sẽ được tính sau thời gian 90 ngày kể từ khi nghị định đã có đủ 55 quốc gia tham gia kí kết và lượng khí thải của các nước này phải chiếm ít nhất 55% lượng CO2 do các nước phát triển tham gia ký kết nghị định thư Kyoto thải ra vào năm 1990. Điều kiện thứ nhất được thỏa mãn vào ngày 23 tháng 5 năm 2002 khi số lượng 55 nước tham gia đạt được với chữ ký của Iceland, trong khi điều kiện thứ hai phải đến ngày 18 tháng 11 năm 2004 mới đạt được với sự tham gia của Nga. Không lâu sao đó, nghị định thư Kyoto đã chính thức có hiệu lực cho tất cả các bên tham gia ký kết, đó là ngày 16 tháng 2 năm 2005. Nghị định thư Kyoto đưa ra 3 cơ chế mềm dẻo cho các nước phát triển thực hiện cam kết, đó là cơ chế phát triển sạch (CDM), cơ chế thương mại quyền phát thải quốc tế (IET) và cơ chế đồng thực hiện (JI). 8.1.3. Cơ chế phát triển sạch (CDM) Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một cơ chế đối tác đầu tư giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. CDM cho phép và khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của các nước phát triển đầu tư, thực hiện các dự án giảm phát thải khí nhà kính tại các nước đang phát triển và nhận được tín dụng dưới dạng “giảm phát thải được chứng nhận (CERs)”. Khoản tín dụng này được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính của các nước phát triển, giúp các nước này thực hiện cam kết giảm phát thải định lượng khí nhà kính. Như vậy, thay vì cố gắng thực hiện giảm phát thải ngay tại nước mình bằng các biện pháp như đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ…với chi phí tốn kém hơn và hiệu quả thường không cao; các nước công nghiệp hóa sẽ tiến hành các dự án CDM đầu tư vào các nước đang phát triển chưa bị ô nhiễm môi trường nặng, trình độ công nghệ chưa cao để giảm phát thải với hiệu quả cao hơn. Nhờ thế, các nước công nghiệp hóa triển khai các dự án CDM cũng được coi là đã thực hiện các cam kết của mình về giảm phát thải định lượng theo Nghị định thư Kyoto, góp phần vào mục tiêu chung là giảm phát thải khí nhà kính vào trong khí quyển, hạn chế sự biến đổi khí hậu trái đất. Bằng cách này, các dự án CDM đem lại lợi ích môi trường và kinh tế cho cả hai phía (phía các nước công nghiệp hóa (các nhà đầu tư dự án CDM) và phía các nước đang phát triển (các nước tiếp nhận dự án CDM)). Về mặt kinh tế, nguồn tài trợ từ các dự án CDM sẽ giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững, chẳng hạn như giảm ô nhiễm không khí và nước, cải thiện sử dụng đất, nâng cao phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm hay giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch… Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư quốc tế, thúc đẩy cung cấp nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Về mặt tư cách chủ thể, để tham gia vào dự án CDM, các nước phải đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản theo nghị định thư Kyoto là: Phải phê chuẩn nghị định thư Kyoto. Tự nguyện tham gia CDM. Thành lập cơ quan quốc tế về CDM. Ngoài ra, các nước công nghiệp hóa phải thuộc danh sách các nước trong Annex I và đáp ứng đủ một số điều kiện củ thể theo điều 3 của nghị định thư Kyoto. Về phạm vi ứng dụng, các dự án CDM thích hợp với các lĩnh vực chủ yếu gồm: Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng năng lượng. Tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái sinh. Chuyển đổi nhiên liệu và công nghệ sạch. Nông nghiệp và lâm nghiệp (thu hồi và hấp thụ khí phát thải). Các quá trình sản xuất công nghiệp phát thải khí nhà kính… Yêu cầu cho việc xây dựng một dự án CDM cần nhấn mạnh đến tính cụ thể, xác thực và có thể thu được kết quả rõ ràng (có thể đo đếm được). Về mặt cấu trúc, nói chung một dự án CDM sẽ được triển khai qua 7 bước, hình thành nên một quy trình thống nhất được mô tả dưới đây: Thiết kế và xây dựng dự án Phê duyệt quốc gia Phê duyệt/đăng ký Tài chính dự án Giám sát Thẩm tra/chứng nhận Ban hành CERr Tài liệu thiết kế dự án Báo cáo giám sát Báo cáo thẩm tra/báo cáo chứng nhận/đề nghị ban hành CERr Cơ quan thực hiện A Các nhà đầu tư Ban chấp hành/Cơ quan đăng ký Các bên tham gia Hình 8.2. Quy trình dự án CDM Ở khía cạnh tài chính, theo quy định, các dự án CDM thành công được chứng nhận CER nhưng cũng phải nộp một mức phí là 2% và được đưa vào một quỹ riêng (gọi là quỹ thích ứng) để giúp các nước đang phát triển thích nghi với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, một số khoản thu khác sẽ góp phần thanh toán các chi phí quản lý CDM. Tuy nhiên, dự án CDM tại các nước kém phát triển có thể không phải chịu mức phí Quỹ thích ứng và các chi phí quản lý. Trên bình diện quốc tế, để triển khai và giám sát dự án CDM, mỗi quốc gia cần phải có ban chấp hành (được thành lập theo nghị định thư Kyoto) thực hiện chức năng duy trì việc đăng kí và giám sát CDM. Đối với mỗi quốc gia thành viên, trước khi tham gia CDM phải thành lập một Cơ quan quốc gia về CDM để đánh giá, phê duyệt các dự án, đồng thời là đầu mối để phối hợp với quốc tế. Phương pháp luận chủ yếu để tính toán hiệu quả của dự án CDM là so sánh lượng phát thải ước tính của dự án với các phát thải tham chiếu (gọi là phát thải đường cơ sở). Mặc dù, hiện nay có 3 phương pháp luận đường cơ sở phổ biến, nhưng ở Việt Nam thực tế chỉ áp dụng được một phương pháp, đó là dựa trên số liệu các phát thải hiện tại hoặc trong quá khứ thích hợp (phương pháp nội suy). Về lợi ích quốc gia thu được từ các dự án CDM là các nước đang phát triển sẽ nhận được các nguồn tài chính cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững, chuyển giao công nghệ, nâng cao và bảo tồn hiệu quả sử dụng năng lượng, sản xuất năng lượng theo hướng bền vững, xóa đòi giảm nghèo, tăng cường phúc lợi xã hội và các lợi ích môi trường địa phương. Đối với các nước phát triển, lợi ích rõ rệt nhất là giảm chi phí tuân thủ nghị định thư Kyoto bằng cách đầu tư dự án CDM tại các nước đang phát triển và được công nhận là đã thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu. Đối với Việt Nam, chúng ta chính thức tham gia nghị định thư Kyoto từ ngày 25/9/2002. Tháng 3/2003, theo yêu cầu của nghị định thư Kyoto và thỏa thuận bổ sung Marrakech, Việt Nam đã thành lập cơ quan quốc gia về CDM thuộc văn phòng Ozone và biến đổi khí hậu (bổ sung chức năng), trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, số dự án CDM được triển khai chưa nhiều, nhưng các kết quả thu được là thiết thực và có ý nghĩa, điển hình là Dự án tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp và Dự án thu gom khí đồng hành mỏ Rạng Đông của nhà thầu JVPC (Nhật). Dự án trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp có mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng của nồi hơi công nghiệp, nâng cao hiệu suất nồi hơi với chi phí đầu tư thấp, nhờ đó giảm phát thải khí CO2 trong lĩnh vực công nghiệp. Kết quả cụ thể thu được từ dự án này là giảm được khoảng 150 nghìn tấn CO2 mỗi năm, nhờ tăng được hiệu suất trung bình của nồi hơi công nghiệp từ 45% lên 60%. Đồng thời, dự án cũng góp phần phổ biến các công nghệ mới trong công nghiệp, đề xuất những thiết bị nâng cấp phù hợp. Hơn thế nữa, các loại khí phát thải nguy hại khác như SO2 và NOx cũng được giảm theo. Đặc biệt, Dự án thu gom và sử dụng khí đồng hành của mỏ Rạng Đông (thuộc lô 15.2 ngoài khơi đông nam Việt Nam) đã được ủy ban quốc tế về CDM công nhận là dự án CDM đầu tiên của Việt Nam và là dự án CDM đầu tiên trên thế giới về thu gom và sử dụng khí đồng hành. Với dự án này, PetroVietNam và các đối tác phát triển dự án CDM Rạng Đông nhằm tận thu khí đồng hành từ quá trình khai thác dầu mỏ Rạng Đông làm nhiên liệu cho các nhà máy điện khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ dự án này dự kiến khoảng 6,7 triệu tấn CO2. 8.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN THAM GIA THỊ TRƯỜNG MUA BÁN QUYỀN PHÁT THẢI Thị trường mua bán quyền phát thải khí nhà kính là một thị trường mới mẻ. Tuy nhiên, hiện nay thị trường này đang phát triển hết sức mạnh mẽ, thị trường được xây dựng thông qua mối quan hệ mua - bán, chủ yếu giữa các nước phát triển được quy định tại Annex I và các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Các nước phát triển là những người mua, còn các nước đang phát triển là những người bán. Việc buôn bán chỉ được thực hiện khi có sự giám sát của các tổ chức quốc tế. Ngoài việc các bên tham gia thực hiện dự án phải giám sát chặt chẽ, quốc tế còn quy định buộc phải có một tổ chức quốc tế được chỉ định để thẩm tra và đề nghị Ban chấp hành (đại diện của các nước tham gia để công nhận và cấp chứng chỉ, chứng nhận). Giá cả của việc giảm phát thải được xác nhận (CERs) hiện nay vẫn chưa hoàn toàn thống nhất, bộ phận nghiên cứu đang đề xuất từ 2 đến 10 USD/tấn phát thải CO2 phụ thuộc theo từng dự án. Muốn tham gia buôn bán quyền phát thải được xác nhận (CERs) thì các nước phải đáp ứng 3 yêu cầu sau: Tự nguyện tham gia CDM. Chỉ định cơ quan quốc gia về CDM. Phê chuẩn Nghị định Kyoto. Việt Nam đã đáp ứng ba yêu cầu trên, có nghĩa là có đủ điều kiện để tham gia các dự án này. Khi thực hiện dự án CDM trong thị trường mua bán giảm phát thải, phía mua và phía bán đều phải có lợi cho mình. Bên bán, nếu thực hiện thành công dự án sẽ thu hút được khoản vốn đầu tư từ các nước phát triển; tiếp nhận được công nghệ mới theo hướng bền vững; góp phần bảo vệ môi trường quốc gia, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ công ăn việc làm. Còn bên mua sẽ nhận được một chứng chỉ CERs cho nước họ, do kết quả giảm phát thải tại nước bán với chi phí thấp hơn thực hiện tại nước mua. 8.3. KINH DOANH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG Giấy phép được chuyển nhượng là một ví dụ về việc sử dụng công cụ thị trường để kiểm soát ô nhiễm môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Ở phần này, chúng ta tạm khẳng định rằng, phương pháp công cụ thị trường (MBI - Market Based Instrument) của chính sách môi trường là việc điều chỉnh những thị hiếu thị trường nhằm tạo ra hành vi thân thiện hơn đối với môi trường. Phương pháp MBI xem những qui định trước nay dựa vào việc “ra lệnh và điều khiển” là rất quan liêu và không thể đạt hiệu quả. Ý nghĩa của giấy phép là được quyền chuyển nhượng rất đơn giản. Đầu tiên, một mức độ ô nhiễm có thể chấp nhận được xác định. Nó sẽ được thể hiện qua một nồng độ cho phép nào đó (ví dụ như chì trong xăng), một mục tiêu sản xuất hay tiêu thụ hóa chất (như CFC), hay một mức độ phát thải khí cho phép trong toàn quốc như đối với CO2. Giấy phép sẽ được cấp cho mức độ thải tới mức chấp nhận được. Giả sử doanh nghiệp A có 100 đơn vị ô nhiễm được cho phép, thì sẽ cấp 100 giấy phép, mỗi giấy phép có giá trị tương đương với một đơn vị ô nhiễm. Có nhiều cách để qui định việc cấp phát ban đầu của giấy phép và việc cấp phát này sẽ làm thay đổi cách phân phối giấy phép. Hiện tại, cách thức phân phối ban đầu khá phổ biến là dựa trên mức độ thải chất ô nhiễm từ trước đến nay. Cách này thừa nhận quyền gây ô nhiễm căn cứ theo mức độ thải chất ô nhiễm trong quá khứ. Tuy nhiên, nó không phải là cách duy nhất để xác định phân bố giấy phép ban đầu, theo kinh nghiệm từ trước tới nay đối với giấy phép được chuyển nhượng cho thấy việc tìm kiếm một công thức chấp nhận được cho việc phân phối ban đầu là rất quan trọng, và cách thừa kế cho quyền gây ô nhiễm không đóng góp gì cho việc làm giảm mức độ ô nhiễm hay việc sử dụng lãng phí tài nguyên, trừ khi một trong các điều kiện sau được thỏa mãn. Phân phối ban đầu thấp hơn mức ô nhiễm thực tế, nghĩa là hạn ngạch được phân phối tỉ lệ với mức độ phát thải ô nhiễm hiện tại nhưng tổng mức ô nhiễm cấp phép thì thấp hơn tổng mức ô nhiễm thực tế. Phân phối ban đầu giảm theo thời gian. Bất kỳ người gây ô nhiễm nào hạ mức ô nhiễm thấp hơn số lượng của giấy phép của họ thì sẽ nhận được một khoản có. Thí dụ, người gây ô nhiễm A được phép thải ra 10 đơn vị ô nhiễm, nhưng họ chỉ thải ra 7, khoản dư 3 đơn vị ô nhiễm cấp cho A này có thể được đem mua bán trên thị trường. Điều này có lợi cho người gây ô nhiễm A nếu việc giảm 3 đơn vị ô nhiễm bằng việc đổi mới công nghệ rẻ hơn việc bán giấy phép cho 3 đơn vị đó. Về phương diện kỹ thuật, thì nên bán giấy phép nếu chi phí xử lý ô nhiễm biên tế thấp hơn giá hiện tại của giấy phép và nên mua nếu chi phí này cao hơn giá giấy phép. Một khi có được mức phân phối ban đầu về giấy phép ô nhiễm, thì người gây ô nhiễm được tự do mua bán quyền phát thải ô nhiễm của mình. Chính khả năng mua bán này là một bảo đảm chất lượng của hệ thống, vì chính đặc tính khả năng mua bán giấy phép này sẽ tạo ra thị trường mua bán quyền phát thải. Về cơ bản, một xí nghiệp A nào đó nếu thấy việc xử lý ô nhiễm là tương đối dễ thì họ sẽ thấy có lợi trong khi bán giấy phép cho các xí nghiệp có chi phí xử lý ô nhiễm là tốn kém. Các xí nghiệp sẽ bán giấy phép nếu nhận được giá trị cao hơn chi phí phải trả cho việc giảm thiểu ô nhiễm nếu không có giấy phép. Mặt khác, đối với các xí nghiệp gây ô nhiễm tốn chi phí cao để giảm ô nhiễm sẽ thấy có lợi trong việc mua giấy phép có giá trị thấp hơn chi phí đó. Vì thế, việc trao đổi này là hoàn toàn có lợi cho cả bên tốn chi phí thấp và bên tốn chi phí cao để giảm ô nhiễm, do đó nó khuyến khích họ mua bán giấy phép ô nhiễm. Ngoài ra, việc kinh doanh giấy phép ô nhiễm có xu hướng tập trung vào những cơ sở có khả năng tự hạn chế chất ô nhiễm, nên các cơ sở này không tốn nhiều chi phí cho việc xử lý, dẫn đến tình trạng thừa giấy phép và bán lại cho các cơ sở khác. Tuy nhiên, tiêu chuẩn môi trường tổng thể thì an toàn bởi vì không có gì thay đổi về số lượng giấy phép toàn thể và chính các giấy phép này xác định mức độ ô nhiễm chung của xã hội. Ngoài hình thức chuyển nhượng bên ngoài, nghĩa là chuyển nhượng giữa các cơ sở gây ô nhiễm thì ta còn có hình thức chuyển nhượng bên trong, các nguồn thải khác nhau trong cùng một xí nghiệp sẽ trao đổi quyền phát thải cho nhau. Xét về mặt tổng quan thì mức độ gây ô nhiễm môi trường của toàn xí nghiệp là không đổi, nhưng nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho xí nghiệp. Việc giảm thiểu các nguồn ô nhiễm có chi phí thấp sẽ được ưu tiên thực hiện và tập trung giấy phép cho những nguồn có chi phí giảm thiểu cao. Giấy phép ô nhiễm 24 30 Xí nghiệp Giá 20 10 MCA MCB 0 Hình 8.3. Thiết lập giá cả cho giấy phép ô nhiễm Ví dụ: Có hai xí nghiệp A và B thải khí sulfur dioxyt (SO2) vào khí quyển. Mỗi xí nghiệp có chi phí kiểm soát việc thải khí khác nhau: Chi phí để kiểm soát khí thải ở xí nghiệp A là 20.000 đồng/tấn. Chi phí để kiểm soát khí thải ở xí nghiệp B là 30.000 đồng/tấn. Chi phí biên tế này được biểu diễn bằng độ cao của hai khối trên hình vẽ 8.3. Giả sử toàn bộ khí thải của mỗi xí nghiệp là 5 tấn, chính quyền dùng biện pháp ra lệnh và kiểm soát (Command and Control - CAC) yêu cầu mỗi xí nghiệp phải giảm lượng thải bớt 1 tấn. Việc cắt giảm phí thải của xí nghiệp A là 200.000 đồng, của xí nghiệp B là 300.000 đồng. Như vậy, tổng chi phí để thực hiện việc giảm thải trên là 500.000 đồng và lượng thải sẽ còn 8 tấn thay vì 10 tấn như ban đầu. Trong trường hợp, chính phủ không dùng phương pháp CAC nữa mà cấp giấy phép cho 8 tấn SO2. Cả A và B đều được cấp số giấy phép như nhau vì cùng gây ô nhiễm ở mức độ như nhau, do đó chính phủ cấp cho mỗi xí nghiệp với số giấy phép cho 4 tấn SO2. Nhưng chính phủ cho phép các giấy phép này có quyền mua bán trên thị trường. Giả sử giấy phép này có giá thị trường là 240.000 đồng/tấn. Khi đó, xí nghiệp A giảm 1 tấn SO2 với chi phí 200.000, còn xí nghiệp B để giảm 1 tấn khí SO2 thì mất đến 300.000 đồng. Do chi phí giảm phát thải của xí nghiệp A thấp hơn nên 2 bên ngồi lại mặc cả, A sẽ giảm xuống còn 3 tấn khí SO2; khi đó, A sẽ còn dư lượng giấy phép là 1 tấn để bán cho B, trong trường hợp này, B sẽ mua giấy phép cho 1 tấn thải từ xí nghiệp A để khỏi phải giảm khí thải. Như vậy, sau quá trình chuyển nhượng, xí nghiệp A sẽ lời được 40 ngàn đồng, còn xí nghiệp B sẽ được một khoảng lời là 60 ngàn đồng nhưng không cần thực hiện việc giảm thiểu lượng phát thải. Kết quả là xí nghiệp A đã giảm thải 2 tấn SO2, trong khi đó xí nghiệp B không giảm lượng khí thải, nhưng vẫn đảm bảo tổng lượng phát thải là 8 tấn. 8.4. THỊ TRƯỜNG MUA BÁN GIẢM PHÁT THẢI Ở VIỆT NAM Trước hết, Việt Nam là một nước có tiềm năng để thực hiện việc giảm phát thải. Hiện tại, Việt Nam không được xếp vào Annex I của thế giới, nghĩa là việc phát thải chung vào thế giới còn quá nhỏ bé, chưa phải bắt buộc giảm, nên rất có tiềm năng để các nước phát triển đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các dự án CDM, để họ có thể nhận được một chứng chỉ. Là một trong những nước đang phát triển, Việt Nam nhanh chóng tham gia cam kết với các tổ chức quốc tế, như ký kết công ước khung, nghị định thư Kyoto, tham gia dự án CDM, có chỉ định cơ quan đầu mối quốc gia, phê chuẩn nghị định thư Kyoto... tức là đủ điều kiện theo quy định của tổ chức quốc tế thực hiện xây dựng và thực hiện các dự án CDM. Việt Nam cũng đã có nhiều ngành bước đầu xây dựng các dự án tiềm năng về CDM trong các lĩnh vực: bảo tồn và tiết kiệm năng lượng; chuyển đổi việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch; thu hồi và sử dụng CH4 từ bãi rác và từ khai thác than; ứng dụng năng lượng tái tạo; trồng mới rừng cây và tái trồng rừng; thu hồi và sử dụng khí đốt đồng hành. Do thị trường mua bán giảm phát thải còn quá mới mẻ, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các nhà doanh nghiệp còn có quá ít lượng thông tin về thị trường này, do đó mặc dù tiềm năng thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng còn quá ít các doanh nghiệp xây dựng và đăng ký dự án cho đơn vị mình. Như vậy, đã đến lúc nhà nước phải phổ biến rộng rãi hơn, cung cấp nhiều thông tin hơn cho các nhà doanh nghiệp để họ có thể cân nhắc khi tham gia thị trường. Cần khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận càng nhanh càng tốt, vì phần “được” sẽ nhiều hơn nếu là doanh nghiệp đi tiên phong. TÀI LIỆU THAM KHẢO ARTHUR MAX, Climate talks face international hurdles, Associated press, 5/14/07. ANDREAE M.O, Statement Presented to The Equate Commision, Economic - Verlag, Bonn, 1993. ATKINSON, STIGLITZ, Lectures on Public Economics McGrauc, Hill Publishing company, 1970. B. FREEDMEN, Environmental Ecology, Academic Press, NewYork, 1994. B. S. KOPOOR, Environmental Engineering, An overwiew - Khanna Publicshers, Delhi, 1994 BALJEET.P.&KAPOOR.S, Environmental Engineering, an Overview - Khanna Publicshers, Delhi, 1979. LÊ HUY BÁ, Môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2000. LÊ HUY BÁ, Môi trường khí hậu thay đổi mối hiểm họa của toàn cầu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2000. LÊ HUY BÁ, Đại cương về Quản trị Môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2000. LÊ HUY BÁ, NGUYỄN ĐỨC AN, Quản trị Môi trường nông - lâm - ngư nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, 1999. LÊ HUY BÁ, VŨ CHÍ HIẾU, VÕ ĐÌNH LONG, Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2001 LÊ HUY BÁ - LÂM MINH TRIẾT, Sinh thái Môi trường học cơ bản, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2000. LÊ HUY BÁ - LÂM MINH TRIẾT, Sinh thái Môi trường học ứng dụng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2000. LÊ KIM HÙNG, NGUYỄN THỊ NGỌC MINH, Kiểm toán năng lượng trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. TRƯƠNG CAM BẢO, Từ điển Môi trường Anh - Việt và Việt - Anh, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1995. BILL FREEDMAN, Environmental Ecology, The Ecological Effect of Pollution - Acedemic press, Canada. BỘ TÀI CHÍNH, Giáo trình thuế, Hà Nội, 1991. BỘ MÔN KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, Nhập môn phân tích lợi ích - chi phí (Tái bản lần 1), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2003. BOARDMAN, A.E, GREENBERG, D.H, VINING, A.R, WEIMER, DL, Cost-Benefit Analysis: Concepts and Practice, Second Edition, Prentice Hall, 2003. BOTKIN, DANIEL B. et al, Environmental studies, The Earth as a Living Planet, Columbus, Ohio, USA. W B. Saunders Co., 1979. BREWER, RICHARD, Principles of Ecology, Philadelphia, USA: W.B. aunders Co., 1979. BUCHSBAUN, RALPH, and MIDRED BUCHSBAUN, Basic Ecology - California, USA. The Boxwood Press, 1972. C.V BROWN, P.M JACKSON, Public Sector Economics (Second Edition), Brasil BlacKWell-Oxford, 1977. CAMP, SHARON, and J. JOSEPH SPEIDEL, The International human Suffering Index, Washington, DC. USA. Population Crisis Committee, 1977. CAMPEBELL, H., BROWN, R., Benefit-Cost Analysis: Financial and Economic Appraisal Using Spreadsheets, Cambridge, 2003. CAROLA, ROBERT - Human Anotomy and Physiology (2nd ed), New York, USA, McGrwaw-Hill Co., 1992. CHARLES H. SOUTHWICK, Ecology and The Quanlity of Our Environmental, The Jonhs Hopkins Unversity-Van Nostrand Reinhold Company, 124 -126. CHIRAS, DANIEL, D., Environment Science: A framwork for Decision making - California, USA. Benjamin/Cummings Publication, Co, 1977. DANIEL D. CHIRS, Environmental Science (3rd Edition) - The Benjamin, Cummings Puglishing Company, INC, 1994 (69 -70, 210 -212). DUVIGNEAUD. P. and TANGHE. M, Sinh quyển và con người (Bản dịch Tiếng Việt của HOÀNG THỊ SẢN, LÊ TRỌNG CÚC) - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1977. E. P. ODUM, Cơ sở sinh thái học (Bản dịch Tiếng Việt của PHẠM BÌNH QUYỀN, HOÀNG KIM NHUỆ, LÊ VŨ KHÔI, MAI ĐÌNH YÊM), Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, In lần thứ 3, 1976 (127 -146). EUROPEAN COMMISSION, The Kyoto protocol - A brief summary, 2007. FRANCES PERKINS, Practical Cost-Benefit Analysis: Basic Concept and Applications, MacMillan Education Australia PTY LTD, 2003. G. TYLER MILLER JR., Environmental Science - Wadsworth Publishing Company, USA , 1995, 540 trang. PHAN THÚC HUÂN - LÊ HUY BÁ - VÕ ĐÌNH LONG, Tài nguyên rừng, những giải pháp bảo vệ, nâng cao hiệu quả kinh tế tài nguyên rừng và môi trường Việt Nam, Bộ KHCN&MT, 1999. J.B. NUGENT, Lý thuyết phát triển các giải pháp trong nền kinh tế thị trường, UBKHNN, Hà Nội, 1991. J.GLYNN HENRY AND GARY W. HEINKE, Environmental Science and engineering, Prentice Hall, Inc, 1979: 124-139 JOSEPH E. STIGLITZ, Economics of the public Sector, Second edition, W.W Norton & Companu. Newyork-London, 1977. K. SIGMUD, Game of Life: Exploration in Ecology, Evolution and Behaviour, Oxford University Press Oxford, 1993. LÊ KIM HÙNG, NGUYỄN THỊ NGỌC MINH, Kiểm toán năng lượng trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. LÊ VĂN KHOA, Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục, 1995. KUMAR, H.D.MODER, Concepts of Ecology - New Delhi, Indian: Vikns Publishing House, PVT Ltd., 1977. KUPAHELLA, CHARLES, and MARGARET HYLAND - Environmental Science - 2nd ed. USA: Allyn and Bacon Publishing, 1979. TĂNG VĂN ĐOÀN, TRẦN ĐỨC HẠ, Giáo trình Kỹ thuật Môi Trường, Nhà xuất bản Giáo Dục, 1995. TRẦN KIÊN, Sinh thái học cơ bản, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1997. NOBEL, BERNARD, Enviromental Science - Englewood Cliffs, N.J.USA: Prentice Hall, 1990. O. BOUIN, CH.A. MICHALET, Cân bằng lại giữa khu vực công và khu vực tư nhân: Kinh nghiệm các nước đang phát triển - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Hà Nội, 1993 ODUM.E.P, Cơ sở sinh thái học tập 2 - Nhà Xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1979. P.DUVIGOVAND. M. TANGHE, Sinh quyển và vị trí con người - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 1977. ĐÀO NGỌC PHONG, Ô nhiễm Môi trường, Nhà Xuất bản Khoa học Và Kỹ thuật, 1979. PEDRO BELLI, Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư: Công cụ phân tích và ứng dụng thực tế, Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2003. POSTETHWAIT, JOHN H, The Nature of Life, New York, USA: McGraw Hill, Inc, 1992. R. KERRY TURNER, DAVID PEARCE IAN BATEMAN, Kinh tế Môi trường (tham khảo bản dịch của Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh), Trung tâm nghiên cứu kinh tấ xã hội về Môi trường toàn cầu, Đại học East Anglia và Đại học Luân Đôn, 1995 ROBERT. J. GORDON, Kinh tế học Vi mô (bản dịch của Nguyễn Ngọc Bích, Đoàn Thắng), Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật và trường Đại học Ngoại thương, 1993. RUGH, JIM, Self-Evaluation-Ideas for Participatory of Rural community Development Projects, World neighbors, 1976. STEINHART, PAUL, Sustainable Development, New World Agenda - Canada: STAM-ICASE, 1990. SYBIL, P. ROBERT, A, Environmental Sciences and Engineering - Mc GRAW, Hill Inc, New York,1974. SYLBIL P. PARKER , ROBERT A. CORBITT, Environmental Sceince and Engineering, NewYork,1993. TRẦN MAI THIÊN, Con người và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1994. NGUYỄN VĂN TUYÊN, Sinh thái và môi trường, Nhà xuất bản giáo dục, 1997. UBKHCNMT.TPHCM, Environment Protection on Activities in HCM City, 4/1994. WALLACE,ARTHUR, The Green Machine: Ecology and The Blance of Nature, Oxford, England: Basil BlacKWell Co., 1990. UNFCC, Kyoto Protocol: Status of Ratification, 2006. WIGLEY, TOM, “ The effect of the Kyoto Protocol on global warming”, 2006”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên lý kinh tế học môi trường.doc