Nguyên lí kế toán - Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán

Khái niệm TSCĐ hữu hình • Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình

pdf44 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên lí kế toán - Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN 1 Khái niệm, ý nghĩa và nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá KHÁI NIỆM Tính giá là một PP kế toán sử dụng đơn vị tiền tệ nhằm để biểu hiện, quy đổi tất cả các đối tượng kế toán về thước đo chung là thước đo giá trị 2 Ý NGHĨA • Tính giá đảm bảo cho việc dùng thước đo giá trị để thực hiện chức năng phản ánh và giám đốc các đối tượng kế toán • Tính giá tạo điều kiện xác định các chỉ tiêu tổng hợp 3 Các nhân tố ảnh hưởng • Khái niệm hoạt động liên tục • Nguyên tắc nhất quán • Nguyên tắc thận trọng • Nguyên tắc trọng yếu • Nguyên tắc giá gốc 4 2. Các PP tính giá các đối tượng kế toán 2.1 Tính giá hàng tồn kho 2.2 Tính nguyên giá TSCĐ 5 PP hạch toán hàng tồn kho • Kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên + Nội dung • Theo dõi và phản ánh HTK thường xuyên, liên tục 6 Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ Trị giá hàng nhập trong kỳ Trị giá hàng xuất trong kỳ = + - Kế toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ + Nội dung Hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hoá => xác định giá trị hàng hoá, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức 7 TÍNH GIÁ NHẬP KHO HTK Do mua ngoài trong nước Trị giá hàng nhập kho = Trị giá mua + Chi phí - Các khoản trên hóa đơn liên quan giảm trừ trực tiếp 8 • Chi phí liên quan trực tiếp bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, thuê kho, bãi • Các khoản giảm trừ bao gòm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua Phương pháp tính thuế giá trị giá tăng • Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ • Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp DN nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ: Thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ Thuế GTGT được theo dõi trên TK133 Thuế GTGT không được cộng vào trị giá nhập kho HTK, nguyên giá TSCD DN nộp thuế GTGT theo PP trực tiếp: Thuế GTGT đầu vào sẽ không được khấu trừ Thuế GTGT không được theo dõi trên TK133 Thuế GTGT được cộng vào trị giá nhập kho HTK, nguyên giá TSCD PP hạch toán thuế GTGT - Định khoản nhập kho NVL DN hạch toán HTK theo PP kê khai TX + DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Mua vật liệu về nhập kho: Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK111,112,331, + DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Mua vật liệu về nhập kho Nợ TK152 Có TK111,112,331, - Định khoản chi phí vận chuyển, bốc xếp NVL về nhập kho DN hạch toán HTK theo PP kê khai TX + DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Chi phí vận chuyển, bốc xếp liên quan trực tiếp: Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK111,112,331, + DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Chi phí vận chuyển, bốc xếp liên quan trực tiếp: Nợ TK152 Có TK111,112,331, Ví dụ 1a: DN mua 1 lô nguyên vật liệu nhập kho gồm 1.000kg, 10.000đ/kg, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển 200.000đ chi bằng tiền mặt. Trị giá lô hàng nhập kho? Định khoản? Đơn giá VL nhập kho? 13 Ví dụ 2a: DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: DN mua 1 lô nguyên vật liệu nhập kho gồm 1.000kg, giá chưa thuế GTGT là 10.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển 200.000đ, thuế suất thuế GTGT 5%, chi bằng tiền mặt. Trị giá lô hàng nhập kho? Định khoản? Đơn giá VL nhập kho? 14 Ví dụ 2b: DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: DN mua 1 lô nguyên vật liệu nhập kho gồm 1.000kg, giá chưa thuế GTGT là 10.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển 200.000đ, thuế suất thuế GTGT 5%, chi bằng tiền mặt. Trị giá lô hàng nhập kho? Định khoản? Đơn giá VL nhập kho? 15 Ví dụ 3: DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ DN mua 1 lô nguyên vật liệu nhập kho gồm 1.000kg, giá chưa thuế GTGT là 10.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển 200.000đ, thuế suất thuế GTGT 5%, chi bằng tiền mặt. Do mua với số lượng nhiều nên DN được hưởng chiết khấu thương mại 1% theo giá trên hóa đơn. Trị giá lô hàng nhập kho? Định khoản? Đơn giá VL nhập kho? 16 TÍNH GIÁ XUẤT KHO HTK THEO PP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN Các PP tính giá xuất kho HTK: PP1: Nhập trước - xuất trước (FIFO) PP2.1: Bình quân gia quyền cố định (BQ gia quyền cuối kỳ) PP2.2: Bình quân gia quyền thời điểm (BQ gia quyền liên hoàn) PP3: Thực tế đích danh 17 PP1: Nhập trước xuất trước (FIFO) • Đặc điểm: Giá của HTK được mua hoặc sản xuất trước thì làm căn cứ để tính cho hàng xuất bán hoặc sử dụng trước. • Ví dụ minh họa: 18 Ví dụ minh họa tính giá theo PP FIFO Tại doanh nghiệp ABC có tình hình nhập xuất kho nguyên vật liệu như sau: Tồn kho đầu kỳ: TK nguyên vật liệu: 1.000kg x 1.010đ/kg Trong kỳ có tình hình như sau: Ngày 1-1: nhập kho NVL 4.000kg x 1.020đ/kg, chưa thanh toán Ngày 3-1: xuất kho 4.200kg NVL cho tt sản xuất sản phẩm Ngày 15-1: nhập kho 5.000 kg x 1.030đ/kg, trả bằng tiền mặt Ngày 18-1: xuất 4.500kg NVL cho tt sản xuất sản phẩm Yêu cầu: Tính giá xuất kho NVL theo PP FIFO 19 1.000kg x 1.010đ/kg (1-1) 4.000kg*1.020đ/kg (15-1) 5.000kg*1.030đ/kg TK NVL (3-1) 4.200kg Trị giá xuất? (18-1) 4.500kg Trị giá xuất? PP2: Bình quân gia quyền • Đặc điểm: giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tồn đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua vào hoặc sản xuất trong kỳ. • Công thức tính: • Ví dụ minh họa: 20 CÔNG THỨC TÍNH PP BÌNH QUÂN GIA QUYỀN CỐ ĐỊNH Đơn giá bình quân cuối kỳ = Trị giá HTK tồn đầu kỳ + Trị giá HTK nhập trong kỳ Số lượng HTK tồn đầu kỳ + Số lượng HTK nhập trong kỳ Trị giá HTK xuất = Đơn giá BQ cuối kỳ*Số lượng xuất kho Trị giá HTK tồn CK = Slượng HTK tồn cuối kỳ * Đơn giá BQ cuối kỳ 21 Ví dụ minh họa tính giá theo PP BQ CK Tại doanh nghiệp ABC có tình hình nhập xuất kho nguyên vật liệu như sau: Tồn kho đầu kỳ: TKNVL: 1.000kg x 1.010đ/kg Trong kỳ có tình hình như sau: Ngày 1-1: nhập kho NVL 4.000kg x 1.020đ/kg, chưa trả tiền Ngày 3-1: xuất kho 4.200kg NVL cho sản xuất sản phẩm Ngày 15-1: nhập kho 5.000 kg x 1.030đ/kg, trả bằng tiền mặt Ngày 18-1: xuất 4.500kg NVL cho sản xuất sản phẩm Yêu cầu: Tính giá xuất kho NVL theo PP BQ CK 22 1.000kg x 1.010đ/kg (1-1) 4.000kg*1.020đ/kg (15-1) 5.000kg*1.030đ/kg TKNVL (3-1) 4.200kg (18-1) 4.500kg Tổng trị giá VL xuất kho trong tháng? CÔNG THỨC TÍNH PP BÌNH QUÂN GIA QUYỀN LIÊN HOÀN Đơn giá bình quân xuất kho lần 1 = Trị giá HTK tồn đầu kỳ + Trị giá HTK nhập trong kỳ TRƯỚC lần xuất kho lần 1 Số lượng HTK tồn đầu kỳ + Số lượng HTK nhập trong kỳ TRƯỚC lần xuất kho lần 1 Trị giá HTK xuất kho lần 1 Đơn giá bình quân xuất kho lần 1 Số lượng HTK xuất kho lần 1*= 23 CÔNG THỨC TÍNH PP BÌNH QUÂN GIA QUYỀN LIÊN HOÀN Đơn giá bình quân xuất kho lần 2 = + Trị giá HTK nhập trong kỳ TRƯỚC lần xuất kho lần 2 và sau xuất lần 1 Số lượng HTK tồn lại sau khi xuất kho lần 1 + Số lượng HTK nhập trong kỳ TRƯỚC lần xuất kho lần 2 và sau xuất lần 1 Trị giá HTK xuất kho lần 2 Đơn giá bình quân xuất kho lần 2 Số lượng HTK xuất kho lần 2 *= Trị giá HTK còn tồn lại sau khi xuất kho lần 1 24 VD tính giá theo PP BQ liên hoàn 25 1.000kg x 1.010đ/kg (1-1) 4.000kg*1.020đ/kg (15-1) 5.000kg*1.030đ/kg TKNVL (3-1) 4.200kg Trị giá VLXK? (18-1) 4.500kg Trị giá VLXK? Tại doanh nghiệp ABC có tình hình nhập xuất kho nguyên vật liệu như sau: Tồn kho đầu kỳ: TKNVL: 1.000kg x 1.010đ/kg Trong kỳ có tình hình như sau: Ngày 1-1: nhập kho NVL 4.000kg x 1.020đ/kg Ngày 3-1: xuất kho 4.200kg NVL cho sản xuất sản phẩm Ngày 15-1: nhập kho 5.000 kg x 1.030đ/kg Ngày 18-1: xuất 4.500kg NVL cho sản xuất sản phẩm Yêu cầu: Tính giá xuất kho NVL theo PP BQLH CÔNG THỨC TÍNH PP BÌNH QUÂN GIA QUYỀN LIÊN HOÀN Đơn giá bình quân lần 1 = 1.000 kg*1.010đ/kg+ 4.000kg*1.020đ/kg 1.000 kg + 4.000kg => Đơn giá bình quân lần 1 = 1.018 đ/kg Trị giá NVL xuất kho lần 1 = 4.200kg * 1.018đ/kg = 4.275.600đ Trị giá NVL còn tồn = 5.090.000 – 4.275.600 = 814.400đ sau lần xuất kho 1 26 = 5.090.000 5.000 CÔNG THỨC TÍNH PP BÌNH QUÂN GIA QUYỀN LIÊN HOÀN Đơn giá bình quân lần 2 = 814.400 + 5.000kg*1.030đ/kg 800 kg + 5.000kg => Đơn giá bình quân lần 2 = 1.028 đ/kg Trị giá NVL xuất kho lần 2 = 4.500kg * 1.028đ/kg = 4.626.000đ Trị giá NVL còn tồn = 5.964.400 – 4.626.000 = 1.338.400 sau lần xuất kho 2 27 = 5.964.400 5.800 PP3: Thực tế đích danh • Đặc điểm: Theo phương pháp này, doanh nghiệp phải biết được các đơn vị vật tư hàng hóa tồn kho và các đơn vị vật tư hàng hóa xuất bán thuộc những lần mua nào • Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được • Ví dụ minh họa: 28 VD tính giá theo PP thực tế đích danh 29 1.000kg x 1.010đ/kg (1-1) 4.000kg*1.020đ/kg (15-1) 5.000kg*1.030đ/kg TKNVL (3-1) 1.500kg (18-1) 500kg Tại doanh nghiệp ABC có tình hình nhập xuất kho nguyên vật liệu như sau: Tồn kho đầu kỳ: TKNVL: 1.000kg x 1.010đ/kg Trong kỳ có tình hình như sau: Ngày 1-1: nhập kho NVL 4.000kg x 1.020đ/kg Ngày 3-1: xuất kho 1500kg NVL cho sản xuất sản phẩm Ngày 15-1: nhập kho 5.000 kg x 1.030đ/kg Ngày 18-1: xuất 500kg NVL cho phục vụ PXSX Yêu cầu: Tính giá xuất kho NVL. Biết rằng: Ngày 3-1: 750kg đầu kỳ + 750kg mua ngày 1- 1 Ngày 18-1: 500kg mua ngày 15-1 - Định khoản xuất kho NVL Hạch toán HTK theo Phương pháp kê khai thường xuyên Nợ TK621: trực tiếp SX sản phẩm Nợ TK627: phục vụ PXSX Nợ TK641: phục vụ BP BH Nợ TK642: phục vụ BP QLDN Có TK152: trị giá xuất kho NVL Khái niệm TSCĐ hữu hình • Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. (CM03 – QĐ149/2001 – BTC) 31 2. Tính nguyên giá TSCĐ Khái niệm TSCĐ vô hình • Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. (CM04 – QĐ149/2001 – BTC) 32 Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình (tt) • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy; • Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; • Có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên. (TT45/2013 – BTC) 33 Tiêu chuẩn TSCĐ vô hình (tt) • Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả bốn điều kiện sau, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình: • a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; • b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy; • c. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; • d. Có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên TT45/2013- BTC) 34 NGUYÊN GIÁ TSCĐ • KHÁI NIỆM: Nguyên giá TSCĐ : là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 35 Tính nguyên giá TSCĐ 36 - Nguyeân taéc ñaùnh giaù: Giaù trò coøn laïi =Nguyeân giaù – Giaù trò hao moøn Nguyên giá tài sản cố định Giá mua trên hóa đơn Chi phí trước khi sử dụng += Chiết khấu, giảm giá TSCĐ mua _ Ví dụ: • TSCĐ mua ngoài đưa vào sử dụng ngay: Định khoản: Giá trị TSCĐ theo hóa đơn: Nợ TK211,213 Nợ TK133 Có TK112, 331 Chi phí trước khi sử dụng: Nợ TK211,213 Nợ TK133 Có TK112, 331 37 Ví dụ: • TSCĐ mua ngoài Các khoản chiết chấu giảm giá nếu có: Giá trị TSCĐ giảm: Nợ TK112, 331 Có TK133 Có TK211,213 38 Ví dụ: • TSCĐ mua ngoài đưa vào sử dụng ngay: DN mua một tài sản cố định hữu hình có giá trên hóa đơn 30 triệu, chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển TSCĐ về DN 0,5 triệu, chi phí lắp đặt, chạy thử trả bằng tiền mặt 0.5 triệu. DN đưa TSCĐ vào dùng ngay. Nguyên giá TSCĐ? Định khoản? 39 Ví dụ: • TSCĐ tự xây dựng: Giá trị tài sản trong quá trình xây dựng: Nợ TK241 Nợ TK133 Có TK112, 331 Sau khi hoàn thành bàn giao, kế toán định khoản: Nợ TK211,213 Có TK241 40 Ví dụ: • TSCĐ tự xây dựng (thời gian lâu dài) DN xây dựng 1 nhà kho có các số liệu sau: Xuất nguyên vật liệu cho hoạt động xây dựng 50tr Xuất công cụ phục vụ xây dựng 5tr Tiền công xây dựng 30tr Các chi phí khác bằng tiền mặt 10tr Sau khi hoàn thành, nhà kho đưa vào sử dụng Nguyên giá TSCĐ? Định khoản? 41 Tính giá trị hao mòn của TSCĐ 42 - Nguyên tắc đánh giá: Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn Giá trị hao mòn được tính dựa vào phương pháp khấu hao tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng: Mức khấu hao tài sản cố định 1 năm Nguyên giá TSCĐ = Thời gian sử dụng hữu ích Ví dụ: • Định khoản khấu hao: Nợ TK627: khấu hao TSCĐ phục SX, phân xưởng Nợ TK641: khấu hao TSCĐ phục vụ BPBH Nợ TK642: khấu hao TSCĐ phục vụ QLDN Có TK214: Mức khấu hao TSCĐ 43 Ví dụ: • Tính khấu hao tài sản cố định sau: DN mua một tài sản cố định hữu hình có giá trên hóa đơn 30 triệu, chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển TSCĐ về DN 0,5 triệu, chi phí lắp đặt, chạy thử trả bằng tiền mặt 0.5 triệu. DN đưa TSCĐ vào dùng ngay. Tính khấu hao TSCĐ 1 tháng? Định khoản? 44

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyenlyketoanchapter_4_3807.pdf
Tài liệu liên quan