Nguyên lí bảo hiểm - Chương 3: Hợp đồng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm:
Là đối tượng đặt trong tình trạng chịu rủi ro, mà
vì nó, một người (chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng)
phải tham gia một loại hình bảo hiểm nào đó.
Đối tượng bảo hiểm có thể là: con người, (tính
mạng, thân thể, sức khỏe) tài sản và trách nhiệm
dân sự phát sinh do quy định của pháp luật.
Sự tồn tại của đối tượng bảo hiểm chính là sự
hiện diện của rủi ro bảo hiểm, một trong những
điều kiện đảm bảo hiệu lực của HĐBH
21 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên lí bảo hiểm - Chương 3: Hợp đồng bảo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 1
HỢP ĐỒNG
BẢO HIỂM
Chương 3:
Giảng viên: NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
Khoa Tài chính Ngân hàng
Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM
3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
3.1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm
“Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa
các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải
đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải
trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được
bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”
(theo điều 567 Bộ luật dân sự 2005 của Việt nam)
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 2
3.1.3. HÌNH THỨC
CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
1. Điều khoản hợp đồng
2. Giấy yêu cầu bảo hiểm
3. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn
bảo hiểm
4. Bảng minh họa nghĩa vụ và quyền lợi
bảo hiểm
3.1.4. NGHĨA VỤ THÔNG TIN
CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM
Khi giao kết hợp đồng, cung cấp đủ thông
tin theo yêu cầu của bên bảo hiểm.
Cung cấp thông tin sai để được giao kết
hợp đồng bên bảo hiểm có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và
thu phí bảo hiểm cho đến thời điểm chấm
dứt hợp đồng.
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 3
3.1.5. NGHĨA VỤ PHÒNG NGỪA THIỆT HẠI
Tuân thủ điều kiện ghi trong hợp đồng, quy
định pháp luật liên quan và thực hiện phòng
ngừa thiệt hại.
Nếu không thực hiện phòng ngừa thiệt hại đã
ghi trong hợp đồng, bên bảo hiểm ấn định thời
hạn để bên được bảo hiểm thực hiện.
Nếu hết hạn chưa thực hiện thì bên bảo hiểm
có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
3.1.6. NGHĨA VỤ CỦA HAI BÊN
KHI XẢY RA SỰ KIỆN BẢO HIỂM
Bên được bảo hiểm phải báo ngay cho bên
bảo hiểm và phải thực hiện mọi biện pháp
cần thiết trong khả năng hạn chế thiệt hại.
Bên bảo hiểm phải thanh toán chi phí cần
thiết và hợp lý mà người thứ ba đã bỏ ra để
ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 4
3.1.7. TRẢ TIỀN BẢO HIỂM
Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm trong thời
hạn đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận
thì thời hạn là 15 ngày
Nếu chậm trả thì phải trả lãi theo lãi suất cơ
bản do NHNN quy định tại thời điểm đó.
Bên được bảo hiểm cố ý để xảy ra thiệt hại thì
bên bảo hiểm không trả tiền bảo hiểm;
Nếu do lỗi vô ý của người được bảo hiểm thì
bên bảo hiểm không phải trả một phần tiền
bảo hiểm ứng với mức độ lỗi của bên được BH
3.1.8. CHUYỂN YÊU CẦU BỒI HOÀN
Nếu lỗi
do người thứ ba
và bên bảo hiểm
đã trả tiền bảo hiểm
thì bên bảo hiểm
có quyền yêu cầu
người thứ ba hoàn
trả khoản tiền
đã trả.
b) Trường hợp
bên được bảo hiểm
đã nhận số tiền bồi thường
do người thứ ba trả,
nhưng vẫn ít hơn số tiền
mà bên bảo hiểm phải trả
thì bên bảo hiểm
chỉ trả phần chênh lệch,
trừ khi có
thỏa thuận khác.
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 5
3.1.9. BẢO HIỂM TÍNH MẠNG
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo
hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được
bảo hiểm hoặc người đại diện theo ủy
quyền của họ.
Nếu bên được bảo hiểm chết thì tiền bảo
hiểm được trả cho người thừa kế của bên
được bảo hiểm.
3.1.10. BẢO HIỂM TÀI SẢN
Bên bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại
đối với tài sản được bảo hiểm theo các
điều kiện thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định.
Nếu chuyển quyền sở hữu tài sản bảo
hiểm thì chủ sở hữu mới đương nhiên
thay thế chủ sở hữu cũ trong HĐBH, kể
từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản.
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 6
3.1.11. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho
bên mua bảo hiểm hoặc cho người thứ ba
theo yêu cầu của bên mua đối với thiệt hại
mà bên mua đã gây ra cho người thứ ba
Nếu bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt
hại cho người thứ ba thì có quyền yêu cầu
bên bảo hiểm phải hoàn trả khoản tiền mà
mình đã trả cho người thứ ba
(1)Hợp đồng bảo hiểm mang tính tương thuận
(3)Có tính chất may rủi
(2)Là hợp đồng song vụ
(4)Mang tính chất tin tưởng tuyệt đối
(5)Phải trả tiền
3.2.
Đặc
điểm
của
hợp
đồng
bảo
hiểm
(7)Tính dân sự - thương mại hỗn hợp
(6)Có tính chất gia nhập
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 7
3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
(1) Hợp đồng bảo hiểm mang tính tương thuận:
Thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên
trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do
giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức
xã hội.
(2) Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ:
Các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ.
Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và
ngược lại.
3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
(3)Hợp đồng bảo hiểm có tính chất may rủi:
Nếu không tồn tại rủi ro (sự kiện bảo hiểm) thì
không có việc giao kết cũng như sự tồn tại hiệu
lực của hợp đồng bảo hiểm.
(4)Hợp đồng mang tính chất tin tưởng tuyệt đối:
Mối quan hệ giữa nhà bảo hiểm và người được
bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo ra
rủi ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực
hiện hợp đồng thì hai bên phải có sự tin tưởng
lẫn nhau.
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 8
3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
(5) Có tính chất phải trả tiền:
Mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa hai
bên thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ.
(6) Có tính chất gia nhập:
Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo
mẫu. do nhà bảo hiểm soạn thảo trước.
Người mua bảo hiểm sau khi đọc thấy phù
hợp với nhu cầu của mình thì ký kết hợp
đồnggia nhập vào hoạt động bảo hiểm.
3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
(7) Tính dân sự - thương mại hỗn hợp:
Người được bảo hiểm là một thể nhân
hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại.
Nhà bảo hiểm cũng có thể là một pháp
nhân dân sự (hội tương hỗ) hay thương
mại.
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 9
Được
giao kết
bởi
những
người’
có năng
lực
hành vi
dân sự;
3.2.1. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM:
Điều kiện cần để HĐBH có giá trị
Mục đích,
nội dung
không trái
pháp luật
và
đạo đức
xã hội
Hai bên
giao kết
hợp đồng
phải hoàn
toàn
tự nguyện
Hình thức
của
hợp đồng
phải phù
hợp với
quy định
pháp luật
Công ty bảo
hiểm phải có
giấy chứng
nhận do BTC
cấp để kinh
doanh vài loại
hình bảo hiểm
nhất định và
hoàn thành các
thủ tục đăng ký
3.2.2. KHẢ NĂNG CỦA CÁC BÊN
Người được
bảo hiểm có
năng lực
hành vi dân sự
của cá nhân
và năng lực
pháp luật
dân sự
của các
pháp nhân
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 10
3.2.3. SỰ CHẤP THUẬN CỦA CÁC BÊN
Hiệu lực của hợp đồng có thể bị hủy bỏ nếu
như việc chấp thuận giao kết giữa hai bên
có sự lầm lẫn, bị cưỡng bức và gian trá.
Sự gian trá luôn là điều bận tâm của nhà
bảo hiểm. Họ có thể bị lừa dối trong đánh
giá rủi ro bởi người được bảo hiểm không
trung thực.
Khai
báo
rủi ro
khi giao
kết
hợp
đồng
3.3. THIẾT LẬP – THỰC HIỆN – ĐÌNH CHỈ, HỦY
BỎ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
3.3.1. Thiết lập hợp đồng
Chấp
nhận
bảo
hiểm
Nội dung
cụ thể
của
hợp
đồng
bảo
hiểm
Thời
hiệu
của
hợp
đồng
bảo
hiểm
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 11
THỜI HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Là thời hạn mà khi khi kết thúc thời hạn đó,
các chủ thể (người bảo hiểm, người được bảo
hiểm) được hưởng quyền, được miễn trừ nghĩa
vụ hoặc mất quyền khởi kiện về quyền và
nghĩa vụ đối với nhau trên hợp đồng bảo hiểm
đó. Thời hiệu gồm có:
a) Thời hiệu hưởng quyền trên HĐBH
b) Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ
c) Thời hiệu khởi kiện
3.3.2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Nghĩa vụ
của
người
được
bảo
hiểm
Nghĩa vụ
của
Nhà
bảo
hiểm
Quyền
của
Nhà
bảo
hiểm
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 12
Nghĩa vụ của bên người được bảo hiểm:
Trả
phí
bảo
hiểm
Phòng ngừa
thiệt hại,
thông báo
gia tăng
rủi ro hoặc
hoàn cảnh
thay đổi
(nếu có)
Thông
báo
thiệt
hại
3.3.2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Nghĩa vụ của người bảo hiểm
a) Nghĩa vụ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm
Trong trường hợp chậm trả tiền thì Nhà bảo
hiểm phải trả cả lãi theo lãi suất nợ quá hạn
do NH NNVN quy định tại thời điểm đó.
b) Nghĩa vụ thông tin
Nhà bảo hiểm là phải cung cấp đầy đủ và giải
thích mọi thông tin cần thiết liên quan
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 13
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Quyền của Nhà bảo hiểm
Quyền thứ nhất: Quyền thu phí bảo hiểm
Quyền thứ hai: quyền cầu hoàn
3.3.3. ĐÌNH CHỈ, HỦY BỎ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Đình chỉ mặc nhiên:
Do không còn rủi ro: đối tượng bảo hiểm (tài
sản, tính mạng,... ) bị tổn thất toàn bộ do một
sự cố không được bảo hiểm.
Do nhà bảo hiểm giải thể hoặc phá sản
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 14
3.3.3. ĐÌNH CHỈ, HỦY BỎ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Đình chỉ, hủy bỏ do thỏa thuận giữa hai bên:
Trong trường hợp thay đổi tình trạng cá nhân,
gia đình hay nghề nghiệp và thỏa thuận trước
trên hợp đồng như: thay đổi chỗ ở, công tác,
thay đổi nghề nghiệp, thay đổi quyền sở hữu...
3.4. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
NHÀ
BẢO
HIỂM
HỢP
ĐỒNG
BẢO
HIỂM
NGƯỜI
ĐƯỢC
BẢO
HIỂM
Phí bảo hiểm
Tiền bồi thường
Thu phí BH
Nhận tiền
bồi thường
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 15
3.4.1. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỦI RO
Đối tượng bảo hiểm:
Là đối tượng đặt trong tình trạng chịu rủi ro, mà
vì nó, một người (chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng)
phải tham gia một loại hình bảo hiểm nào đó.
Đối tượng bảo hiểm có thể là: con người, (tính
mạng, thân thể, sức khỏe) tài sản và trách nhiệm
dân sự phát sinh do quy định của pháp luật.
Sự tồn tại của đối tượng bảo hiểm chính là sự
hiện diện của rủi ro bảo hiểm, một trong những
điều kiện đảm bảo hiệu lực của HĐBH
3.4.2. GIÁ TRỊ TÀI SẢN BẢO HIỂM
VÀ SỐ TIỀN BẢO HIỂM
Giá trị tài sản bảo hiểm: là trị giá bằng tiền
của tài sản. Giá trị tài sản bảo hiểm được ghi
hay không được ghi trong hợp đồng
Số tiền bảo hiểm: là một phần hay toàn bộ giá
trị bảo hiểm (trong bảo hiểm tài sản).
Trong mọi trường hợp, số tiền bảo hiểm là giới
hạn trách nhiệm bồi thường tối đa của Nhà bảo
hiểm trong một vụ hoặc một năm tổn thất.
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 16
3.4.2. GIÁ TRỊ TÀI SẢN BẢO HIỂM
VÀ SỐ TIỀN BẢO HIỂM
Mối quan hệ giữa số tiền bảo hiểm, giá trị tài
sản bảo hiểm và các trường hợp bảo hiểm.
Trên đơn bảo hiểm tài sản, thường có biểu hiện
của số tiền bảo hiểm và giá trị của tài sản bảo
hiểm. Có các trường hợp:
Bảo hiểm đúng giá
Bảo hiểm dưới giá
Bảo hiểm trên giá
Bảo hiểm trùng
3.4.3. PHẠM VI BẢO HIỂM
Là giới hạn những rủi ro mà theo thỏa
thuận, nếu những rủi ro đó xảy ra đối với
đối tượng bảo hiểm thì nhà bảo hiểm phải
có trách nhiệm bồi thường (hoặc trả tiền
bảo hiểm).
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 17
3.5. CƠ CẤU, CÁC LOẠI PHÍ
VÀ CÔNG THỨC TÍNH PHÍ BẢO HIỂM
Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà bên mua bảo
hiểm phải đóng cho bên bảo hiểm.
Thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận
hoặc theo quy định của pháp luật.
Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc theo
định kỳ.
Phí bảo hiểm chính là giá cả của dịch vụ bảo
hiểm. Phí được gọi là “phí” hay “khoản đóng
góp”
3.5.1. Cơ cấu của
phí bảo hiểm
Giá trị của rủi ro
Dự phòng cho tổn thất lớn hơn
Giá phí cho sự
quản lý của
Nhà bảo hiểm
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 18
3.5.1. CƠ CẤU CỦA PHÍ BẢO HIỂM
Giá trị của rủi ro: Phí thuần hay Phí rủi ro
Phí thuần túy của một rủi ro là phí cho phép
nhà bảo hiểm thanh toán cho các tổn thất
phát sinh thuộc trách nhiệm của mình.
Ảnh hưởng đến phí thuần là xác suất của rủi
ro và cường độ của tổn thất.
Ngoài ra cũng phải kể đến các yếu tố khác
như: số tiền bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, lãi
suất ngân hàng,...
3.5.1. CƠ CẤU CỦA PHÍ BẢO HIỂM
Chi phí cho sự quản lý:
Là tất cả chi phí mà nhà bảo hiểm phải bỏ ra
nhằm duy trì các hoạt động mang tính tổ chức
và quản lý cộng đồng bảo hiểm của mình.
Bao gồm:
Chi phí ký kết hợp đồng: hoa hồng đại lý, môi
giới,...
Chi phí quản lý: nhà cửa, nhân viên, tố tụng,...
Lãi kinh doanh (nếu có) và các khoản thuế, phí
phải nộp cho Nhà nước
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 19
3.5.1. CƠ CẤU CỦA PHÍ BẢO HIỂM
Dự phòng cho tổn thất lớn:
Tần suất xảy ra biến cố tổn thất trong thực tế
có thể chêch lệch so với xác suất lý thuyết của
biến cố đó đã được xác định.
Nếu có sự chênh lệch giảm thì không đáng
quan tâm nhưng nếu có sự chêch lệch tăng thì
nhà bảo hiểm sẽ quan tâm.
3.5.2. CÁC LOẠI PHÍ
Phí
toàn
phần
Phí
thương
mại
Phí
kiểm
kê
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 20
3.5.2. CÁC LOẠI PHÍ
Phí thương mại: là phí mà người được bảo hiểm
thực trả cho nhà bảo hiểm
Phí thương mại = Phí thuần + Các chi phí
Phí kiểm kê: là phần phí chưa được chi tiêu ngay
khi ký kết hợp đồng mà chi tiêu dần trong thời gian
hợp đồng có hiệu lực
Phí kiểm kê= Phí thương mại – Chi phí ký kết HĐ
Phí toàn phần: là toàn bộ phí mà người được bảo
hiểm phải trả cho người bảo hiểm
Phí toàn phần= Phí thương mại +Dự phòng tổn thất
dao động lớn + Thuế
3.6. BỒI KHOẢN
3.6.1. Khái niệm
Bồi khoản là khoản tiền mà nhà bảo hiểm
phải trả cho người được bảo hiểm (hoặc
người thụ hưởng hợp pháp trên hợp đồng) khi
rủi ro, tổn thất hoặc các trường hợp bảo hiểm
khác xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm.
Bồi khoản thể hiện trách nhiệm của nhà bảo
hiểm, thể hiện trực tiếp tác dụng của bảo
hiểm
Nguyên lý Bảo hiểm 14-Nov-10
NCS.ThS. Nguyễn Thị Kim Liên 21
Tổn thất
thực tế
3.6.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỒI KHOẢN
Nguyên tắc
bảo đảm bảo hiểm:
“tỷ lệ”, “rủi ro ban đầu”,
“Miễn thường”)
Phạm vi
bảo hiểm
thỏa thuận khi ký kết
hợp đồng
Số tiền
bảo hiểm
thỏa thuận khi ký kết
hợp đồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baigiang_nlbh_c3_6092.pdf