Nguồn gốc và ý nghĩa các loại “mắt cửa” trong kiến trúc nhà cổ ở Hội An - Nguyễn Ngọc Chinh

5. Kết luận Những gì mà chúng tôi tìm hiểu cho ta thấy nét giao thoa đặc sắc của văn hóa Trung – Việt tại Hội An, thông qua một hình ảnh nhỏ trên cánh cửa của người Hội An mà đã thể hiện một cách hết sức độc đáo dáng dấp văn hóa của từng quốc gia, cho thấy một sự “hoa lẫn mà không hòa tan”, toát lên được sự đa dạng về nét văn hóa tâm linh của Hội An nói riêng và Việt Nam nói chung, làm cho chúng ta cảm thấy thích thú hơn về một khía cạnh văn hóa tâm linh, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những giá trị văn hóa tâm linh khác mà ta chưa nghiên cứu hết. Qua bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ có thêm cho mình nhiều kinh nghiệm và đây cũng chính là nền tảng cơ sở để chúng tôi hướng đến nhiều đề tài khác liên quan đến đời sống tâm linh của người Hội An.

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn gốc và ý nghĩa các loại “mắt cửa” trong kiến trúc nhà cổ ở Hội An - Nguyễn Ngọc Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Hội thảo Ngữ học Toàn quốc lần thứ 20 NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CÁC LOẠI “MẮT CỬA” TRONG KIẾN TRÚC NHÀ CỔ Ở HỘI AN Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Thị Vân Anh Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng; Email: nnchinh@ufl.udn.vn, dongconvui@gmail.com, 1. Đặt vấn đề Hội An được biết đến là một địa điểm du lịch nổi tiếng, được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới vào tháng 12 năm 1999. Hội An có rất nhiều kiến trúc cổ, tín ngưỡng, lối sinh hoạt mang đậm nét văn hóa Trung Hoa, ví dụ như các ngôi nhà cổ, các tập tục ma chay thờ cúng, các món ăn Trung Quốc Thế nhưng chúng tôi có hứng thú hơn cả đó chính là “Mắt Cửa” nét văn hóa tâm linh của người Hoa tại Hội An [6]. Đây là một trong những nét đặc sắc của Hội An lưu luyến biết bao du khách, đã khiến biết bao người đã phải dừng chân ngắm nhìn và suy ngẫm, nhưng lại có rất ít tài liệu giải đáp cụ thể. Hiện nay các tài liệu về “Mắt Cửa” ở Hội An không nhiều, không được nghiên cứu thành một mảng riêng biệt, mà chỉ là những phần nhỏ trong các tạp chí, trang mạng, sách du lịch. Mặt khác các tài liệu không giải thích được nguồn gốc “Mắt cửa”và chưa nói rõ ý nghĩa của chúng. Chính vì lẽ đó, chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu này để đem đến cho độc giả một cách nhìn toàn diện hơn về “Mắt Cửa” trong các kiến trúc cổ ở Hội An. Hiện nay, có một số tài liệu nghiên cứu về “Mắt Cửa” nhưng chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nói về nguồn gốc của “Mắt cửa”. Theo như tài liệu mà chúng tôi thu thập được, “Mắt Cửa” bắt nguồn từ Trung Quốc. Vì hiện nay đại bộ phận các “Mắt Cửa” hiện hữu ở Hội An đều ở những ngôi nhà cổ của người Trung Hoa qua đây sinh sống xây dựng nên. Là những người nghiên cứu tiếng Trung, chúng tôi có điều kiện thuận lợi để khai thác khía cạnh này một cách đáng tin cậy, đa dạng và phong phú. Thông qua những tài liệu tiếng Trung mà chúng tôi tra cứu, tất cả đều viết rất rõ và thật sự thuyết phục về nguồn gốc, công năng của “Mắt Cửa”. 2. Quan niệm về “mắt cửa” “Mắt cửa” là tên tiếng Việt, tên gọi này chưa phổ biến lắm, đây là cách nói của người Hoa ở Hội An. “Mắt cửa” thường có ở những ngôi nhà cổ theo kiến trúc Trung Quốc. 2.1. Tên gọi Trong tiếng Việt, người Hội An gọi là “Mắt Cửa”, thế nhưng ở Trung Quốc thì gọi đó là 门簪 (tạm dịch là “Trâm cài cửa”) [1], [2]. Theo như kiến trúc nhà cửa Trung Quốc, ban đầu mắt cửa chỉ là những chốt gỗ gắn khung cửa với trục ngang bên trong. Sau này biến tấu hơn, người ta thiết kế thêm những hình vẽ như hình cánh hoa, chữ Hán. Từ đó nó trở thành vật trang trí làm đẹp cho cánh cửa. Người Trung Quốc ví nó như cây trâm cài tóc của người phụ nữ. Cây trâm vừa dùng để giữ tóc cho gọn gàng vừa tôn thêm vẻ đẹp quý phái của người phụ nữ. Chính vì vậy mà tên gọi đầu tiên của nó là “Trâm Cài Cửa ”. Ngoài ra nó còn mang một tên gọi khác, người ta thường nói “môn đăng hộ đối “, “hộ đối” chính là “Trâm Cài Cửa”, cách nói này cho thấy “Mắt Cửa” còn biểu thị danh gia vọng tộc. Người xưa rất coi trọng môn đăng hộ đối, trong hôn nhân càng được thể hiện rõ. Theo quan niệm người xưa, khi con cái trong nhà đến tuổi cập kề, bà mối sẽ mai mối cho hai bên. Ban đầu bà mối sẽ nhìn vào số “Mắt Cửa” của gia chủ, sau đó mới đi tìm một gia đình có số “Mắt Cửa” tương ứng, như vậy thì sẽ “môn đăng hộ đối”. 2.2. Hình dáng “Mắt Cửa” có nhiều hình dáng khác nhau như hình tròn, hình bát giác, lục giác, tứ giác (hình vuông và hình chữ nhật), hình thoi và hình bông hoa nhiều cánh. Trong đó hình lục giác và hình tròn chiếm đa số. Hình 1.a. “Mắt Cửa” hình lục giác Hình 1.b. “Mắt Cửa” hình hoa Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Ngọc Chinh 2 Hình 2.a. “Mắt Cửa“ hình tứ giác Hình 2.b. “Mắt Cửa” hình tròn 2.3. Số lượng “Mắt Cửa” cũng biểu thị danh gia vọng tộc, biểu thị địa vị, ảnh hưởng của gia chủ trong xã hội cho nên nhà dân thường thì có 2 con, nhà giàu thì có 4 con, các nhà của hoàng gia hay vương phủ thường có đến 12 con. Thông thường thì mỗi cửa nhiều nhất là 4 con, nhưng ở những nhà Tứ Hợp Viện cổng rất lớn, có 3 cổng (bao gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ) nên tổng cộng có 12 con. 2.4. Hoa văn Hoa văn trong “Mắt Cửa” có nhiều loại khác nhau ví dụ như hình hoa tứ quý. Mùa xuân thì hoa lan, mùa hạ hoa sen, mùa thu hoa cúc và mùa đông hoa mai. Ngoài ra còn khắc những lời chúc bằng chữ Hán. Nếu có 4 mắt cửa thì khắc “cát tường như ý”, “thiên hạ thái bình”, “xuất nhập bình an”, “phúc lộc thọ đức” những nhà có 2 mắt thì khắc “cát tường”, “phúc thọ” hoặc “bình an” Hình 3.a. “Mắt Cửa” với mang hình tượng hoa nở 4 mùa Hình 3.b. “Mắt Cửa” 4 chữ “cát tường như ý” 2.5. Quan niệm về “Mắt Cửa” của người Hội An Theo người dân Hội An quan niệm “nước có vua nhà có chủ” thế nên ngoài việc thờ cúng tổ tiên người dân nơi đây còn có tục thờ “Ngũ tự gia đường”, Môn Thần (Thần Giữ Cửa) là một trong số “ ngũ tự gia đường” ấy, và “Mắt Cửa” cũng là một trong những Môn Thần. [1], [2] Người xưa có quan niệm “Vạn vật hữu linh” tức là mọi vật đều có linh hồn, người ta đã thể hiện cái hồn đó vào trong đôi “Mắt Cửa”. Từ thời nguyên thủy, thậm chí cho đến cuộc sống hiện đại, thường ở khu vực nông thôn và miền núi đa phần người dân vẫn nhìn thấy đằng sau mỗi hiện tượng tự nhiên đều có một vị thần. Vị thần đó quyết định sự vận hành của vũ trụ, trong đó có đời sống con người. “Vạn vật hữu linh” còn dễ nhận thấy trên những chiếc ghe bầu, một đặc sản trong nghề biển Việt Nam trong quá khứ. Đây là loại thuyền mũi và lái đều nhọn, bụng bầu, độ ngấn nước sâu, đặc biệt các thuyền đều có mắt. Chính nhờ loại ghe bầu này mà người xứ Quảng buôn bán khắp nơi hoặc có thể vươn xa đi đánh bắt. Từ đó cho thấy quan niệm “Vạn vật hữu linh” giữ vai trò then chốt đối với người Hội An. Trên chính ngôi nhà của họ cũng đã thể hiện quan niệm đó, họ muốn ngôi nhà có tâm hồn, có cái nhìn, có đôi mắt sẽ soi rọi mọi thứ giúp họ có cái nhìn tốt hơn trong cuộc sống cũng như sự nghiệp. “Mắt Cửa” từ lâu đã là một thực thể không thể tách rời khỏi Hội An. “Mắt Cửa” như thổi vào cái hồn cho những ngôi nhà cổ. Người ta có câu “Con mắt là cửa sổ tâm hồn”, nhìn đôi mắt của một người ta có thể hiểu được chút ít về con người đó, lúc vui khi buồn nó đều thể hiện qua ánh mắt. “Mắt Cửa” cũng vậy, cũng phảng phất nội tâm của gia chủ. Ta có cảm giác như thể khi nhìn vào đôi mắt cửa ngôi nhà trở nên gần gũi, có hồn hơn. Đôi mắt được đặt trước cửa nhà cho thấy sự cởi mở của gia chủ nói riêng và người Hội An nói chung cũng như tính cách con người nơi đây bộc trực, chân chất, thẳng thắn. [3] 3. Đặc điểm chung của các loại mắt cửa và ý nghĩa của từng loại 3.1. Đặc điểm chung của các loại mắt cửa Trên các cánh cửa ra vào những ngôi nhà cổ, hội quán, đền miếu, nhà thờ tộc, đình, chùa tại khu phố cổ Hội An, chúng ta thấy có gắn hai khoanh gỗ hình tròn hình lục giác, hình bát giác được chạm khắc khá công phu và đôi khi được sơn son thếp vàng, mà cư dân địa phương quen gọi là “Mắt Cửa”. “Mắt Cửa” là một dạng trang trí khá đặc sắc cho ngôi nhà, nó thực chất là chốt bằng gỗ, dùng để gắn khung cửa với trụ ngang phía trong, có dáng chiếc đinh, phần tán ở đầu dày 10cm, đường kính khoảng 20cm, và phần chốt đục liền với tán tiết diện hình chữ nhật dài khoảng 30cm, dân gian gọi là “cái mộng”. [5] 3 Hội thảo Ngữ học Toàn quốc lần thứ 20 Hình 4. Một loại mắt cửa tiêu biểu ở Hội An, phía bên ngoài và phía bên trong Qua khảo sát tại khu phố cổ Hội An, bước đầu chúng tôi tìm thấy có khoảng 13 kiểu mắt cửa khác nhau. Phần lớn các mắt cửa có dạng hình tròn, hình bát giác, hoặc cắt khấc thành 6 hoặc 8 đầu cánh hoa cúc. Tán mắt cửa thường được chia thành hai phần: phần tâm và phần vành bao quanh mắt cửa. Phần tâm của mắt cửa đa số thường trang trí hình lưỡng nghi - biểu tượng của âm dương, hình nhụy hoa, hình chữ Thọ Còn phần vành bao quanh bên ngoài tâm, tạo dáng hoa cúc 6 hoặc 8 cánh mà cánh của nó xoáy hình lá đề (nhà số 101 Nguyễn Thái Học, nhà số 80 Trần Phú, hình bát quái, hình hoa văn, hình giao long, hình bốn hoặc năm con dơi bao quanh chữ Phúc, có mắt cửa chỉ có một chữ Thọ, hoặc tạo một gờ chỉ nổi phía bên ngoài bao lấy tâm. Ngoài ra ở một số đền miếu, hội quán, mắt cửa có trang trí khác: như mắt cửa ở Miếu Quan Công (số 24 Trần Phú) có dạng hình tròn, phần tán được chạm nổi mặt con lân miệng đang há to, mắt trắng, mi xanh, mũi đỏ, râu bạc trông rất dữ tợn; “Mắt Cửa” ở hậu cung Hội quán Phúc Kiến sơn son thếp vàng mà phía trên chạm đôi rồng chầu mặt trời, phía dưới là đôi giao long chầu mặt trăng, ở chính giữa là vòng tròn âm dương; còn ở Chùa Cầu”Mắt Cửa” cũng sơn son thếp vàng, trên tán mắt cửa người ta chạm nổi hình bốn hoa cúc dây bao bọc xung quanh, xoáy lưỡng nghi nằm ở chính giữa. Hình 5. Mắt cửa sơn son thếp vàng trên tán mắt cửa người ta chạm nổi hình bốn hoa cúc dây bao bọc xung quanh, xoáy lưỡng nghi nằm ở chính giữa. Trong các loại “Mắt Cửa”, chiếm đại đa số là các mắt cửa có phần vành bao quanh bên ngoài tâm tạo dáng hoa cúc 6 hoặc 8 cánh mà cánh của nó xoáy hình lá đề. Trong văn hóa Trung Hoa hoa Cúc tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Trong Phong Thủy, nguồn năng lượng mà hoa cúc đem lại khiến cho gia chủ có một cuộc sống bình dị và cân bằng trong mọi việc. Đồng thời, nó cũng mang đến may mắn cho căn nhà. Hoa cúc nở vào mùa thu, chịu được gió rét, sương sa. Hoa cúc đi vào đời sống tâm linh của người Việt, thể hiện rõ qua những bộ tranh phong thủy tứ quý : “Tùng Cúc Trúc Mai”. Hoa cúc là biểu tượng cao quý của sự sống, của sự thịnh vượng và tình cảm yêu thương, hiếu thảo của con người. Hình ảnh này chính là sự giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Hoa. Hình 6. Mắt cửa “Tùng, cúc, trúc mai” Tại sao người Hoa lại dùng con số 6 hoặc 8? Theo quan niệm phong thủy, số 3 được xem là con số vững chắc, như kiềng ba chân. Người Hồng Kông có câu “ba với ba là mãi mãi” (bất tận) và biểu tượng hy vọng trường thọ. Trong khi đó, số 6 là gấp đôi của số 3 và như thế là điềm lành, thuận lợi. 3 + 6 = 9 và cùng nhau tạo thành nhóm 3 con số may mắn. Một sự bài trí dùng bất cứ đồ vật có 3, 6, 9 món đều tốt cho việc hòa giải những khu vực xấu hoặc những nơi hướng xấu. Người Hoa còn sử dụng con số 8, đây là con số có nhiều sự quan hệ tôn giáo, là 8 điều bất tử trong đạo Lão và bát chánh trong Phật giáo. Hình gương bát quái trước cửa nhà có thể ngăn chặn những ảnh hưởng xấu trước khi ma quỷ xâm nhập. Vì vậy người ta chọn những hoạ tiết mềm 8 hoặc 6 cánh hoa cúc làm viền xung quanh mắt cửa. Ngoài ra, con “Mắt Cửa” Hội An còn được trang trí bằng lụa điều treo rủ, tấm vải đỏ này làm cho căn nhà trở nên sang trọng, đồng thời lại như có nét cổ kính. Vì ở Hội An là nơi tập trung kinh doanh buôn bán nên người ta thường gắn tấm vải điều màu đỏ lên mắt cửa thể hiện sự may mắn, tài lộc, và theo quan niệm của người xưa tấm vải đỏ còn để trừ tà, diệt ma. Theo người dân ở đây cho biết, trước kia cứ khoảng nửa năm hoặc nhiều nhất là một năm hay vào các ngày lễ Tết chủ nhà sẽ hạ tấm vải điều xuống để giặt hoặc thay để thay đổi thần sắc, sinh khí cho ngôi nhà, tuy nhiên từ vài năm lại đây, du khách đến nhiều nên người ta không hạ xuống nữa mà treo tấm vải đỏ suốt năm. 4. Ý nghĩa của 13 loại “Mắt Cửa” Ở Hội An, hiện có trên 20 kiểu mắt cửa khác nhau [5]. Tuy nhiên trong bài báo này chúng tôi khảo sát và trình Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Ngọc Chinh 4 bày 13 loại mắt cửa. Sau đây là hình dáng của 13 loại mắt cửa và một số đặc điểm của chúng. 4.1. “Mắt Cửa” hình 8 cánh hoa cúc xoáy tròn : Như đã nói ở trên hoa cúc tượng trưng cho sự thịnh vượng, tình cảm vẹn tròn, cho chữ hiếu của con người. 4.2. “Mắt Cửa” hình 6 cánh hoa cúc xoáy tròn . Sáu cánh hoa cúc tạo cho ta một cảm giác thuận lợi mang lại điềm lành đồng thời là một biểu tượng hi vọng trường thọ. 4.3. “Mắt Cửa” hình tròn lưỡng cực âm dương với hoạ tiết mềm 8 cánh hoa cúc xung quanh 4.4. “Mắt Cửa” hình tròn lưỡng cực âm dương với hoạ tiết mềm 6 cánh hoa cúc xung quanh Với loại 3 và 4 đều có hình thái cực và họa tiết cánh hoa cúc 6 và 8. Lưỡng cực âm dương còn gọi là thái cực đồ, nằm gọn trong một vòng tròn, gồm hai nửa đối xứng ôm trọn lấy nhau, tượng trưng cho Âm (màu trắng) và Dương (màu đỏ). Trong mỗi phần đối xứng lại có một chấm tròn màu đối lập nằm trong đó. (ví dụ như đỏ trắng kết hợp,trắng đỏ xen lẫn nhau). Màu sắc của Thái Cực đồ có thể thay đổi tùy theo quan niệm của gia chủ, cũng như độ 5 Hội thảo Ngữ học Toàn quốc lần thứ 20 xoắn vào nhau của hai hình đối xứng. 4.5. “Mắt Cửa” hình 8 cánh hoa cúc xoáy tròn, phía trong là hình bát quái rồi đến vòng tròn lưỡng nghi tại tâm điểm 4.6. “Mắt Cửa” hình 6 cánh hoa cúc xoáy tròn, phía trong là hình bát quái rồi đến vòng tròn lưỡng nghi tại tâm điểm Với “Mắt Cửa” có 6 và 8 cánh hoa xoáy tròn, phía trong là hình bát quái rồi đến vòng tròn lưỡng nghi tại tâm điểm. Bát quái có ba loại: tiên thiên bát quái, trung thiên bát quái và hậu thiên bát quái. Tiên thiên bát quái biểu thị quy luật vận hành của vũ trụ, nên nó được dùng để làm bát quái phong thủy, cầu mong tài lộc và trấn tà trừ ma. 4.7. “Mắt Cửa” hình tròn Bát Quái Theo quan niệm của người Trung Quốc, hình tròn biểu thị mong ước sinh con đàn cháu đống, có nghĩa là mong gia tộc hưng vượng, có người kế thừa hương hỏa. Cho nên ngoài những họa tiết mềm với cánh hoa cúc xung quanh chúng ta còn có thêm những “Mắt Cửa” hình tròn. Bát Quái chính là một sự số hoá cụ thể hoá quy luật Âm Dương, hình tròn được chia thành 8 phần tương ứng với 8 mặt cắt điển hình của Âm Dương. Hình Bát Giác nội tiếp chứa trong hình tròn phản ánh Bát Quái là một cụ thể số hoá của quy luật Âm Dương, là sự định lượng hoá quy luật Âm Dương. 8 trạng thái của Âm Dương được biểu đạt thành 8 quái khác nhau, thể hiện sự trong Âm có Dương và trong Dương có Âm, Dương thịnh thì Âm suy, Âm thịnh Dương suy. Nhưng trong khi thịnh nhất của Dương thì Âm đã xuất hiện, và ngược lại. Âm thăng còn Dương giáng. Có thể nói đây là hình ảnh súc tích nhất của Văn hóa phương Đông. Kết hợp với Bát quái, có Thái Cực đồ, ở đây là Thái cực đồ Tiên thiên, vì sử dụng Tiên thiên bát quái. Thái Cực nghĩa là hơn hết tất thảy, trước hết tất thảy, trong lòng nó chứa đựng tất cả những nguồn gốc cho sự vận động, trong nó có cả Âm lẫn Dương, nhưng là Âm Dương chưa tách biệt, mà vẫn còn nhất thể. Thái Cực là cái nguồn vô tận khởi thủy, là khí tiên thiên, linh căn bất sinh bất diệt chứa đựng Âm Dương. Hình vẽ mô tả Thái Cực là một vòng tròn gồm hai nửa, đen là Âm, trắng là Dương. 4.8. “Mắt Cửa” hình tròn với Đôi Rồng Chầu Mặt Trời và Đôi Giao Long Chầu Mặt Trăng Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Ngọc Chinh 6 “Mắt Cửa” hình tròn có hình đôi rồng chầu mặt trời ở phía trên (Lưỡng long triều nhật) và đôi giao long chầu mặt trăng (Lưỡng long triều nguyệt). Theo quan niệm của người Việt, Rồng đứng đầu trong tứ linh “long, lân, quy, phụng/phượng” và là biểu tượng cho quyền uy tuyệt đối của Thiên tử. Rồng tượng trưng cho sự phồn vinh và sức mạnh của dân tộc và biểu hiện cho mối giao hòa giữa nền văn hóa xa xưa. Hình tượng “lưỡng long chầu nguyệt” thường được dùng để trang trí trên các cung điện, đền đài, miếu mạo vì mặt trăng chiếu sáng về ban đêm và có liên quan đến con người và các sinh vật. Ngày xưa, con người tính lịch theo chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng nên gọi là âm lịch và theo đó mặt trăng mang tính âm, ký hiệu là nét đứt (- -). Con Rồng năng động biến hóa mang tính dương và có ký hiệu nét liền (__). Như vậy, biểu tượng “lưỡng long chầu nguyệt” được xem là biểu tượng cát tường của người Việt. Ngoài ra, Lưỡng long trều nguyệt không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn chứa những giá trị nhân văn, ước vọng của con người và mang đậm bản sắc dân tộc. Còn về hình tượng “lưỡng long triều nhật” (hai con Rồng chầu mặt trời) với ý nghĩa là ngọn lửa thiêng bảo vệ sự an lành của nơi linh thiêng trước mọi sự xâm nhập của tà ma. Ngòai ra, biểu tượng này còn mang ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, mong ước mùa màng được bội thu và là biểu tượng cho sự đấu tranh trong sự nghiệp vẻ vang của dân tộc. Hai con Rồng này được đắp theo tư thế tranh đấu khác với hai con Rồng chầu mặt trăng thường ở tư thế yên bình. 4.9. “Mắt Cửa” hình Mặt Hổ Phù “Mắt Cửa” hình mặt hổ này có liên quan đến truyền thuyết về thờ cúng Môn Thần của người Trung Quốc. Môn 门 (cửa) là nơi trọng yếu nhất của phòng ốc, có thần nhân canh giữ mới có cảm giác an toàn. Theo Sơn hải kinh, trong vùng biển mênh mông có núi Độ Sóc, trên núi có một cây đào to lớn, cành ngoằn ngoèo vươn dài đến 3000 dặm. Phía đông bắc cành đào có quỷ môn nơi cả vạn con quỷ ra vào, trên cửa có 2 vị thần nhân, một vị tên là Thần Đồ, một vị tên là Uất Luỹ, hai vị canh giữ quỷ môn, chuyên giám sát những con quỷ hại người, một khi phát hiện sẽ dùng sợi dây làm bằng lau sậy trói lại, quăng xuống dưới núi cho hổ ăn thịt. Vì vậy Hoàng Đế lấy lễ kính họ, quanh năm thờ phụng, trên cửa vẽ hình Thần Đồ, Uất Luỹ và hình mặt hổ, đồng thời treo sợi dây làm bằng lau sậy, nếu có quỷ dữ xuất hiện, 2 vị thần sẽ bắt cho hổ ăn. Từ truyền thuyết này có thể thấy ngay từ thời Hoàng Đế đã có tập tục vẽ Môn thần. Trong đó, đào cũng là loại thực vật được mọi người sùng bái. Mọi người cho rằng, đào tượng trưng cho nhiều con nhiều phúc, tượng trưng cho trường thọ, vì thế có thể tránh tai trừ tà xua đuổi ma quỷ yêu quái. Còn hổ là “bách thú chi vương”, có thể bắt quỷ ăn thịt, “cho nên vẽ hổ nơi cửa, quỷ không dám vào”.Tín ngưỡng lưu truyền mãi đến ngày nay, lúc trừ tịch mọi người thường dán hình 2 vị thần và hổ lên cửa, đồng thời treo một cành đào và sợi dây làm bằng lau sậy để xua đuổi quỷ trừ tà. Về sau, tín ngưỡng lấy Thần Đồ, Uất Luỹ, hổ, sợi dây bằng lau sậy, cành đào làm thần đuổi ma quỷ được mọi người truyền lại. Tín ngưỡng này được người Hoa mang đến Hội An, đến nay vẫn mang đậm màu sắc tâm linh. 4.10. “Mắt Cửa” hình Ngũ Phúc Lâm Môn “Ngũ phúc lâm môn” là năm điều phúc đến cửa (nhà mình). Cụ thể năm điều phúc nào thì vẫn chưa có sự thống nhất. Dân gian cho rằng ngũ phúc gồm: phúc, lộc, thọ, hỷ, tài. Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh giảng rằng ngũ phúc là năm thứ hạnh phúc gồm: phú (giàu), quý (sang), thọ (sống lâu), khang (mạnh khỏe) và ninh (bình an). Ngoài ra còn nhiều ý nghĩa khác nữa, do giới hạn của đề tài nên chúng tôi không đề cập nữa. Trong tranh vẽ, người Trung Hoa thường tượng trưng ngũ phúc bằng hình năm con dơi. Vì lẽ, trong chữ Hán, “bức” 蝠 (con dơi) và “phúc” 福 (hạnh phúc) đều phát âm như nhau. Vẽ 5 con dơi tức là “ngũ bức” 五蝠, phát âm [wǔ fú] giống như “ngũ phúc” 五福 wǔ fú]. Con dơi vẽ lộn ngược tức là “đảo bức” 倒 蝠 , phát âm [dào fú] giống như đáo phúc 到福, nghĩa là phúc đến. 4.11. “Mắt Cửa” hình Ngũ Phúc Viên Thọ 7 Hội thảo Ngữ học Toàn quốc lần thứ 20 Chữ Thọ không chỉ tượng trưng cho sự trường thọ, biểu tượng này còn có khả năng bảo vệ bạn khỏi những tai nạn bất ngờ, đồng thời nó còn tạo ra năng lượng, giúp bạn luôn có sức khoẻ dồi dào. Với hình ảnh chữ Thọ được đặt trong vòng năm con dơi dơi với hàm nghĩa ao ước hay cầu chúc được hưởng ngũ phúc và vạn thọ. Biểu thị "phúc thọ song toàn" là điều mong muốn nhất của mỗi người. Ngoài ra hình mẳt cửa này còn được gọi lại Ngũ Phúc Phụng Thọ. 4.12. “Mắt Cửa” hình quả Phật Thủ với hoạ tiết mềm những cánh hoa cúc xung quanh Qua tìm hiểu, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào nói rõ đây là hình quả Phật Thủ. Chúng tôi phân tích, quan sát nhận thấy giống hình quả Phật Thủ. Nếu đúng là như vậy, thì theo quan niệm phong thủy, quả Phật Thủ có nghĩa là “quả tay Phật”, mang ý nghĩa tâm linh, còn có tên phúc - thọ-cam, là biểu tượng sự may mắn. Quả phật thủ vẫn trên án thư màu vàng ngà như những ngón tay Phật, những ngón tay búp măng cong cong yểu điệu. Hương Phật thơm ngát đầm ấm cả năm. Người thành kính cung tiến quả Phật Thủ hội đủ âm dương ngũ hành, hào quang nhà Phật đem lại cho chúng sinh sự bình an phúc lộc đủ đầy; cá nhân vì thế mà cũng được hưởng sự nhiệm màu ánh sáng đức Phật. Tốt đời đẹp đạo đã trở thành tập quán của người Á Đông ta. Phật Thủ là loài thảo mộc nên thuộc mộc nhưng hoa trắng thuộc kim, quả vàng thuộc thổ, lá xanh thẫm như màu nước biển thuộc thủy. Phật Thủ thuộc mộc nên mộc vượng sinh hỏa, lá nhọn và dáng ngọn cây nhọn đều thuộc hỏa. Có thể nói loại cây này hội đủ ngũ hành và ngũ hành đều vượng, biểu lộ ra ngoài nên mới có thể kết đủ bốn mùa hoa quả. Theo thuyết phong thủy, quả Phật thủ có tác dụng đón khách quý, lưu giữ điềm may mắn, mang lại sự giàu có, thịnh vượng và tốt lành cho gia chủ và cũng được xem là tinh hoa của Ngũ hành, theo phong thủy loại quả này có thể trị bách quỷ. Ngoài ra, Hoa cúc kết hợp với quả phật thủ, tạo ra chữ song hỷ thì có nghĩa là “phúc thọ song hỷ”. 4.13. “Mắt Cửa” hình Bát Giác Hình bát giác là trạng thái trung gian giữa hình vuông và hình tròn. Những hình ảnh tượng trưng cho mối quan hệ giữa hình tròn và hình vuông rất thường thấy ở trong cõi tâm linh và vũ trụ của dạng hình thái, đáng chú ý là các bức họa tròn về vũ trụ ở Ấn Độ và Tây Tạng, và trên những huy hiệu của Trung Hoa. Trong phong thuỷ, hình bát giác tượng trưng cho hình Bát Quái và được xem là một biểu tượng may mắn. Trên đây chúng tôi đã miêu tả và trình 13 loại mắt của hiện nay rất phổ biến được trang tại các ngôi nhà ở thành phố Hội An Quảng Nam – nơi có người Hoa ở từ hơn 400 năm nay. Phần lớn có dạng hình tròn, hình lục giác, hình bát giác hoặc cắt khấc thành 6 hoặc 8 đầu cánh hoa cúc; một số ít có dạng hình vuông, hình nửa khối cầu dẹt... Tán mắt cửa được chia thành hai phần: phần tâm và phần vành. Phần tâm thường trang trí hình lưỡng nghi sơn hai màu đen trắng, hình nhụy hoa, hình chữ triện, chữ phúc, chữ thọ Còn phần vành bao quanh bên ngoài tâm, tạo dáng hoa cúc 6 hoặc 8 cánh mà cánh của nó xoáy hình lá đề, hình bát quái, hình hồi văn, hình giao long, hình bốn hoặc năm con dơi bao quanh chữ phúc, có mắt cửa chỉ có một chữ thọ, hoặc tạo một gờ chỉ nổi phía bên ngoài vây lấy tâm [5] Trong số 100 ngôi nhà được chúng tôi khảo sát ở Hội An với 13 loại mắt cửa thường thấy thì tỉ lệ mỗi loại mắt cửa khác nhau thể hiện ở bảng thông kê sau (chỉ so sánh loại tròn 8 cánh và 6 cánh với các loại còn lại): Bảng 1. Thống kê các loại mắt cửa tại Hội An Tt Loại mắt cửa Số lượng/ Tỉ lệ (%) 1 Hình 8 cánh hoa cúc xoáy tròn 2 Hình 6 cánh hoa cúc xoáy tròn . 3 Hình tròn lưỡng cực âm dương với hoạ tiết mềm 8 cánh hoa cúc xung quanh 4 Hình tròn lưỡng cực âm dương với hoạ tiết mềm 6 cánh hoa cúc xung quanh 81=81% 5 Hình 8 cánh hoa cúc xoáy tròn, phía trong là hình bát quái rồi đến vòng tròn lưỡng nghi tại tâm điểm 6 Hình 6 cánh hoa cúc xoáy tròn, phía trong là hình bát quái rồi đến vòng tròn lưỡng nghi tại tâm điểm Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Ngọc Chinh 8 7 Hình tròn Bát Quái 8 Hình tròn với Đôi Rồng chầu Mặt trời và Đôi Giao Long chầu Mặt trăng 9 Hình Mặt Hổ Phù 10 Hình Ngũ Phúc Lâm Môn 19=19% 11 Hình Ngũ Phúc Viên Thọ 12 Hình quả Phật Thủ với hoạ tiết mềm những cánh hoa cúc xung quanh. 13 Hình Bát Giác 5. Kết luận Những gì mà chúng tôi tìm hiểu cho ta thấy nét giao thoa đặc sắc của văn hóa Trung – Việt tại Hội An, thông qua một hình ảnh nhỏ trên cánh cửa của người Hội An mà đã thể hiện một cách hết sức độc đáo dáng dấp văn hóa của từng quốc gia, cho thấy một sự “hoa lẫn mà không hòa tan”, toát lên được sự đa dạng về nét văn hóa tâm linh của Hội An nói riêng và Việt Nam nói chung, làm cho chúng ta cảm thấy thích thú hơn về một khía cạnh văn hóa tâm linh, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những giá trị văn hóa tâm linh khác mà ta chưa nghiên cứu hết. Qua bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ có thêm cho mình nhiều kinh nghiệm và đây cũng chính là nền tảng cơ sở để chúng tôi hướng đến nhiều đề tài khác liên quan đến đời sống tâm linh của người Hội An. Tài liệu tham khảo [1] 老北京四合院大 门上的“门簪》, 12/12/2012 [2] 中国的门文化》吴裕成,天津人民出版社 [3] Trang dreamtravel Việt Nam, số ra ngày 04/06/2012 (Một số tín ngưỡng tại Hội An) [4] Mắt cửa - biểu trưng của phố cổ Hội An - Trần Ánh. [5] Mắt cửa và tục thờ Môn thần ở Hội An, Võ Văn Hoàng trong tho-mon-than-o-hoi-an-2435158/ [6] Tìm hiểu chi tiết ‘Mắt cửa’ trong trang trí kiến trúc ở khu phố cổ Hội An - Võ Văn Hoàng (2006).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy_nguon_goc_va_y_nghia_cac_loai_mat_cua_trong_kien_truc_nha_co_o_hoi_an_532_1999889.pdf