Ngư nghiệp - Chương II: Nước – Môi trường sống của thủy sinh vật

Nước có sức căng bề mặt lớn hơn tất cả các chất lỏng khác chỉ thua kém thủy ngân (ở 20oC sức căng bề mặt của nước là 72,8 mN/m và của thủy ngân là 465 mN/m). ► Nhờ nước có sức căng bề mặt lớn nên một số loài thủy sinh vật có thể sống quanh bề mặt nước, sống đồng thời trong cả 2 môi trường nước và không khí

pdf9 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngư nghiệp - Chương II: Nước – Môi trường sống của thủy sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II NƯỚC – MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỦY SINH VẬT I. Đặc tính của môi trường nước 1. Khối lượng riêng cao, độ nhớt thấp  Ở 4oC nước tinh khiết có khối lượng riêng d = 1 g/cm3 .  Khối lượng riêng của nước dao động trong khoảng 1,01 – 1,03 g/cm3 .  Độ nhớt của nước rất thấp so với nhiều chất lỏng khác .Ví dụ ở 18 oC độ nhớt của nước là 0,105.10-2 Pas, trong khi đó độ nhớt của Glycerine là 139,3.10-2 Pas. ►Khối lượng riêng cao, độ nhớt thấp làm cho môi trường nước rất thuận lợi cho đời sống thủy sinh vật: khối lượng riêng cao – sức nâng đỡ lớn – thủy sinh vật dễ dàng sống trôi nổi, độ nhớt thấp – sức cản nhỏ - thủy sinh vật di chuyển nhanh và ít tốn sức. 2. Nhiệt lượng riêng cao, độ dẫn nhiệt kém  Nước có nhiệt lượng riêng cao (1 cal/độ, alcohol = 0,5 cal/độ).  Nước có độ dẫn nhiệt kém hơn so với các kim loại (hệ số dẫn nhiệt của Ag là 418,7 W/ (mk) trong khi đó hệ số dẫn nhiệt của nước ở 0, 50, 100oC là 0,551; 0,648 và 0,685 W/ (mk)). ► Nước trong thủy vực hấp thu rất nhiều nhiệt mới nóng lên và giữ nhiệt tốt nên những thay đổi nhiệt độ của nước ở mức độ vừa phải, ít theo sự thay đổi nhiệt độ của không khí, đảm bảo điều kiện nhiệt độ ôn hòa, không thay đổi đột ngột, thuận lợi cho đời sống thủy sinh vật. 3. Độ tỏa nhiệt và độ thu nhiệt lớn  Nước tỏa ra rất nhiều nhiệt khi làm lạnh đi: 1g nước khi chuyển thành nước đá ở 0oC đã tỏa ra một nhiệt lượng là 97,7 cal. ►  Nước hấp thu rất nhiều nhiệt khi bốc hơi: 1g nước chuyển hóa thành hơi ở 100oC phải thu vào một lượng nhiệt là 539,1 cal. ► 4. Sức căng bề mặt lớn  Nước có sức căng bề mặt lớn hơn tất cả các chất lỏng khác chỉ thua kém thủy ngân (ở 20oC sức căng bề mặt của nước là 72,8 mN/m và của thủy ngân là 465 mN/m). ► Nhờ nước có sức căng bề mặt lớn nên một số loài thủy sinh vật có thể sống quanh bề mặt nước, sống đồng thời trong cả 2 môi trường nước và không khí. 5. Khối nước luôn luôn chuyển động  Nguyên nhân: sự chênh lệch nhiệt độ, độ mặn, sóng gió thủy triều, sự di chuyển của thủy sinh vật. ► Nước chuyển động giúp cho sự chuyển động của thủy sinh vật, sự khuếch tán của oxy vào môi trường nước, sự điều hòa nhiệt độ, độ mặn, các khí hòa tan và việc phân tán các sản phẩm bài tiết của thủy sinh vật được thực hiện một cách dễ dàng, tránh được tình trạng nhiễm bẩn hay thiếu oxy cục bộ. 6. Dung môi tốt  Nước có khả năng hòa tan nhiều hợp chất vô cơ cũng như hữu cơ. ► Cung cấp muối khoáng và dưỡng khí cho thủy sinh vật, phân tán dễ dàng các sản phẩm do chúng thải ra, đảm bảo đời sống bình thường cho thủy sinh vật sống trong thủy vực. Phân chia các thủy vực thành những vùng sinh thái khác nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfruong_dai_hoc_cuu_longbai_2_nuoc_1094.pdf