Ngữ điệu trong tiếng Nhật
Đây là tài liệu giải thích phần ngữ điệu trong tiếng Nhật
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ điệu trong tiếng Nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ ĐIỆU TRONG TIẾNG NHẬT
source
Phần I. Lời mở đầu.
Có người Tây đã nói rằng: Người Việt nói như hát. Còn mình- một người Việt Nam học tiếng Nhật, lại thấy rằng người Nhật nói còn hay hơn cả hát. Có khi nào các bạn nghe băng thấy người Nhật nói rất hay, nhưng khi mình bắt chước lại thì nghe sao vụng về thô kệch, cố gắng mấy cũng không giống. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một phần rất lớn là do: Ngữ điệu từ.( Tiếng Nhật: アクセント, Tiếng Anh: accent).Ngữ điệu từ là gì? Nói một cách nôm na, nó gần giống như là 6 thanh điệu trong tiếng Việt: huyền sắc hỏi ngã nặng ngang. Tuy nhiên ngữ điệu tiếng Nhật thì chỉ có hai thôi: cao và thấp. Lấy ví dụ:
漢字(kanji, tiếng Hán)
ひらがな(hiragana)
Ý nghĩa
cách phát âm
今
bây giờ
i-mà
居間
phòng khách
ì-ma
Bạn nào có điều kiện có thể nhờ người Nhật phát âm 2 từ trên để thấy rõ sự khác biệt.Trong từ 今, chữ い cao, ま thấp. Trong từ 居間, chữ い thấp, ま cao. Hai từ trên do cách phát âm khác nhau mà có ý nghĩa khác nhau. Như vậy ngữ điệu là một phần trong ý nghĩa của từ.Tại sao bạn phải phí thời gian quan tâm đến cái ngữ điệu này trong khi bạn cần phải học bao nhiêu kanji và mẫu câu để chuẩn bị cho kì thi tiếng Nhật?Có những cái lợi sau:1/ Nếu bạn nói đúng ngữ điệu, thì khi giao tiếp bạn sẽ không gây hiểu nhầm. Đây là mục tiêu tối thiểu của giao tiếp. Chẳng có gì đáng ghét hơn là cứ nói chuyện một lúc thì người kia lại "Ế?" vì không hiểu mình nói gì.2/ Nói đúng ngữ điệu thì tự nhiên câu nói sẽ "lên bổng xuống trầm", như hát vậy. Bạn sẽ thấy mình nói "rất hay", tự nhiên có hứng để nói.3/ Nói đúng ngữ điệu sẽ giúp bạn đạt đến level cao nhất: Nói giống hệt như người Nhật. Để đạt đến trình độ này đỏi hỏi rất nhiều thứ: Vốn từ, ngữ pháp, kiến thức về văn hóa... và kiến thức về ngữ điệu cũng là một trong số đó. Giả sử có một ông Tây nói tiếng Việt rất giỏi, ngữ pháp cực chuẩn, nói gì cũng biết nhưng phát âm các dấu không sõi thì mình cũng không phục hoàn toàn phải không?4/ Nếu không sửa ngữ điệu từ sớm thì về sau sẽ thành thói quen rất khó sửa.Dưới đây mình sẽ viết tất cả hiểu biết của mình về ngữ điệu. Một số lượm lặt trong sách, một số tự mình ngộ ra, nên độ chính xác không dám đảm bảo 100%. Tuy nhiên những nội dung này đã được kiểm chứng bởi ít nhất 2 cô giáo người Nhật, nên cũng có độ tin tưởng trong một chừng mực nào đó.Tất cả ngữ điệu mình dùng ở đây là ngữ điệu vùng Kanto, chính xác hơn là ngữ điệu khu vực Tokyo. Lý do là nó là tiếng phổ thông, được dùng trên TV, phim ảnh...
Phần II. Cách kí hiệu ngữ điệu.
Có 2 cách.1/ Cách 1: Kí hiệu bằng hình vẽ.今 居間 冬
Kí hiệu
Ý nghĩa
Cách phát âm
Thấp
Gần giống dấu huyền của Tiếng Việt( fù)
Cao
Gần giống thanh ngang( không dấu) của Tiếng Việt ( yu)
Vị trí thay đổi giữa cao và thấp
Ưu điểm của cách kí hiệu này: Dễ hiểu, dễ nhìn. Khi nhìn vào cách kí hiệu này có thể đoán ra lên xuống thế nào một cách tự nhiên. Vì thế những người mới học nên viết kí hiệu kiểu này ra cho dễ nhìn.Nhược điểm: Dài dòng, không tiện để ghi vào từ điển.Đọc thêm: Nguyên âm của các ngôn ngữ, tuy có cùng kí hiệu latin nhưng phát âm không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ như nguyên âm "a". Không biết bạn có nhớ hồi xưa học cấp I cô giáo dạy phát âm "a" thì phải há miệng rộng ra không? Nguyên âm "a" của tiếng Việt có độ mở của miệng rộng. Trong khi đó nguyên âm "a" của Tiếng Nhật có độ mở của miệng hẹp hơn. Một người khi nghe ngôn ngữ lạ, sẽ tự nhiên quy đổi các thành phần của ngôn ngữ đó về ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Hồi xưa khi tiếng Anh còn mới lạ ở Việt Nam, không ít người phát âm "heart" thành "hớt". Đó là vì Tiếng Việt không có âm họng nên "ar" bị nghe thành "ơ".Phát âm là một quá trình phức tạp, có sự ảnh hưởng của cao độ, độ mạnh yếu, sự biến đổi cao độ trong một âm tiết... Chắc chắn âm tiết thấp của Tiếng Nhật không hoàn toàn giống dấu huyền của Tiếng Việt. Nhưng tai của người Việt nghe âm tiết đó gần nhất với dấu huyền. Và khi mới bắt đầu, bạn có thể yên tâm phát âm như thế, vì dù có sự "lệch pha" một chút giữa hai ngôn ngữ thì người Nhật cũng không nhận ra đâu .2/ Cách 2: Kí hiệu bằng số.Kí hiệu mỗi ô tròn trắng là một âm tiết. Ô tròn đen là tiểu từ đi sau từ đó.Từ số 5 trở lên hiếm gặp vì ít có từ nào dài đến 6 âm tiết.Có giải thích khá khoa học và thuyết phục về cách đánh số ngữ điệu, tuy nhiên nếu viết ra đây thì sẽ rất khó hiểu . Vì thế mình để cho các cái đầu thông minh tự nhìn ra sự tương ứng giữa cách kí hiệu số và kí hiệu bằng hình vẽ. Mình sẽ giải thích chi tiết ở phần sau.Ưu điểm của cách đánh số: Gọn, có thể viết vào từ điển.Nhược điểm: Rất khó hiểu. Thường người mới học tra từ điển ra số ngữ điệu rồi phải viết ra dạng hình vẽ mới hiểu.Tài liệu tham khảo: Từ điển Nhật Việt, NXB Mũi Cà Mau. Bìa màu trắng, có hình bông sen.
Phần III. Luyện tập phát âm đúng ngữ điệu.
Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ MORA( tiếng Anh, tiếng Nhật: モーラ) dùng để chỉ 1 "âm tiết" trong tiếng Nhật. Ví dụ あ, か, しゅ, ん, っ... đều được tính là 1 mora. Từ きみcó 2 mora, từ あなた có 3 mora, từ きっぷ( vé), しゃちょう(giám đốc), ごはん(cơm) đều hợp thành từ 3 mora. Từ giờ trở đi mình sẽ dùng từ mora thay cho "âm tiết".Nếu bạn muốn học ngữ điệu, thì rào cản đầu tiên mà bạn phải vượt qua là: Nhận ra được phát âm thế nào là đúng ngữ điệu. Ví dụ khi nghe băng bạn thấy: "À từ này thì mora này cao, mora này thấp". Hoặc trước khi bạn nói 1 từ, bạn nhớ ra " Từ này thì mora này cao, mora này thấp nên nó phải phát âm thế này". Làm được như vậy thì bạn đã mở được cánh cửa để khám phá nhiều điều vui thích của việc học tiếng Nhật rồi đấy. Điều này tuy nói thì dễ nhưng mình đã phải mất nhiều tháng mới có thể quen được. Nếu bạn không làm được ngay thì đừng nản chí nhé.Dưới đây mình viết một số bài luyện tập để giúp bạn nhìn ra được ngữ điệu trong tiếng Nhật nó là cái gì.1. Nhờ người Nhật phát âm thử để kiểm tra lại ngữ điệu của những từ sau.2. Nhờ người Nhật phát âm thử để kiểm tra lại ngũ điệu của những từ sau( Không ghi kèm phát âm kiểu tiếng Việt.3. Cho dạng biểu đồ, tìm số. Sau đó nhờ người Nhật phát âm để kiểm tra lại.4. Cho số, vẽ dạng biểu đồ. Sau đó nhờ người Nhật phát âm để kiểm tra lại.
Phần IV. Ngữ điệu và tiểu từ.
"Tiểu từ", một thuật ngũ được một số sách học tiếng Nhật ở Việt Nam dùng, ở đây mình xin được dùng theo nghĩa là: Những từ có 1 hoặc 2 mora như: が, を, に, で, から, まで..., có chức năng làm đúng ngữ pháp cho câu.Vấn đề đặt ra ở đây là: Phát âm những tiểu từ này như thế nào?. Nhiều bạn lúc mới học, do sợ mình nói sai ngữ pháp nên luôn nhấn mạnh vào tiểu từ. Kết quả là những tiểu từ được phát âm thành "gá", "ố", "ní"... Mình không có ý rằng phát âm kiểu này sai, vì kiểu này có ưu điểm là rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn đang nhắm tới một tiếng Nhật "dịu dàng, bay bổng" thì nên phát âm đúng tiểu từ như nó được mọi người Nhật phát âm.Vậy thì những tiểu từ này có ngữ điệu như thế nào? Câu trả lời là: Tuỳ thuộc vào từ đằng trước nó.Nếu bạn có một quyển từ điển có ghi ngữ điệu, bạn sẽ thấy trong từ điển có ghi ngữ điệu của tiểu từ đi đằng sau nó. Nếu bạn tinh ý, sẽ thấy trong các bài viết trước, một số từ mình vẽ biểu đồ ngữ điệu "chòi ra" khỏi phần đuôi, như hai từ này:Tại sao lại thế? Vì đó là kí hiệu ngữ điệu của tiểu từ đi sau hai từ này. Ví dụ: "Wà ta shi wa DUNG desu". chứ không phải "Wà ta shi wà DUNG desu". "Ồ tô gà shimasu" chứ không phải "Ồ tô ga shimasu".Một vấn đề mình gặp phải khi cố gắng nhớ ngữ điệu của các tiểu từ là: Khi đọc từ mới, thường cô giáo người Nhật chỉ đọc đến hết từ, mà không đọc tiểu từ. Như vậy là chưa đủ để biết ngữ điệu chính xác của một từ. Khi gặp trường hợp này, bạn nên cố gắng nghe cô đọc từ này trong các câu mẫu, hoặc là bài thoại để nghe đủ ngữ điệu của tiểu từ.Thường đọc sai tiểu từ không gây hiểu nhầm. Tuy nhiên có một số trường hợp mà ngữ điệu tiểu từ khác nhau sẽ làm khác hoàn toàn ý nghĩa của câu: : ( Hà na gà tà ka ì) Hoa đắt. : ( Hà na ga tà ka ì)Mũi cao.: (Há gà kì i rô ì) Lá vàng.: (Hà ga kì i rô ì) Răng vàng.Giả sử đang đi ngắm momiji với người ta, đang định nói "Lá vàng nhỉ" lại nói thành "Răng mày vàng nhỉ" thì... hihiLuyện tập: Các từ in đậm trong câu dưới đây đều có âm cuối cùng cao, tuy nhiên sau đó thì tiểu từ có thể thấp có thể cao. Ngữ điệu của tiểu từ không được vẽ trong hình. Nhờ người Nhật phát âm cả câu, chú ý nghe xem tiểu từ thấp hay cao? Nếu có điều kiện in ra thì ghi nốt ngữ điệu tiểu từ vào, sau đó tự mình phát âm thử.
Phần V. Các quy tắc của ngữ điệu - Tổng quát.
Đến bây giờ bạn đã nắm bắt được cách phát âm đúng ngữ điệu. Cho bạn một câu, nếu bạn vẽ được biểu đồ ngữ điệu ra thì bạn sẽ phát âm không khác gì người Nhật. Nếu đúng vậy thì chúc mừng bạn. Bạn đã vượt qua một thử thách rất lớn để nâng mình lên một level rồi đấy. Và bây giờ đến đỉnh núi thứ hai cho bạn trèo qua. Đó là: Làm thế nào để vẽ được biểu đồ ngữ điệu của tất cả các từ trong câu? Thứ nhất, bạn phải nhớ được ngữ điệu của từng từ một. Giống như bạn nào ham thích học tiếng Anh, mỗi khi gặp từ nào không biết là lấy từ điển ra tra cách phát âm chuẩn, nếu có một quyển từ điển để bạn tra ngữ điệu của từ bạn muốn biết là hay nhất. Mình chỉ biết có 2 quyển từ điển có ghi kí hiệu ngữ điệu: Quyển "Từ điển Nhật - Việt" bìa màu trắng có hình bông sen của NXB Mũi Cà Mau, và 1 quyển màu xanh giá 280K của NXB Quốc Gia. (Lâu quá rồi chỉ nhớ có thế thôi). Dĩ nhiên bạn sẽ không bao giờ nhớ được nếu chỉ ngồi tra từ điển. Sẽ cực kì dễ nhớ nếu bạn nói chuyện với một người Nhật và nhận ra mình sai, khi người ta nói 1 từ 1 mà bạn vừa nói với ngữ điệu khác. Cứ yên tâm trau dồi từng từ một, và đừng bao giờ nói sai ngữ điệu từ nào mình biết chắc chắn. Tuy nhiên thật may mắn, ngữ điệu tiếng Nhật có khá nhiều quy tắc. Ở các bài viết sau này mình sẽ trình bày tất cả các quy tắc mình biết. Nếu phân chia 1 cách đại khái thì có 3 kiểu quy tắc sau:
Phần VI. Hai quy tắc căn bản của ngữ điệu.
Hai quy tắc này thuộc thể loại dùng để dễ ghi nhớ ngữ điệu. Hai quy tắc này được coi là căn bản, có ghi trong ít nhất hai quyển sách dạy tiếng Nhật ( sách tiếng Việt) mình đã đọc. Quy tắc số 1: Trong 1 từ, mora đầu tiên và mora thứ hai bao giờ cũng có cao độ khác nhau. Nói cách khác, nếu mora đầu tiên cao thì mora thứ hai thấp, và ngược lại. Đây là quy tắc căn bản, nhưng cực kì quan trọng. Cái điều này đã hằn sâu vào trong đầu người Nhật, một cách vô thức. Và họ không bao giờ vi phạm quy tắc này. Giả sử trình độ tiếng Nhật của bạn lên thật cao rồi, nhưng chỉ cần bạn nói một từ vi phạm quy tắc này, thì ngay lập tức người Nhật sẽ nhận ra bạn không phải là người bản xứ. Ứng dụng của quy tắc 1: Đoán ngữ điệu của từ mình không biết. Ví dụ trong câu はながあかい( Hoa màu đỏ) , bạn không biết はな có ngữ điệu như thế nào. Có một số lựa chọn cho bạn đoán như sau: Bạn sẽ chọn phương án nào? Đáp án: Phương án 1 là sai luật, không tồn tại từ nào có ngữ điệu thế này trong tiếng Nhật. Đừng bao giờ phát âm từ nào như phương án 1 nhé. Phương án 2 và 3 là ngữ điệu vùng Tokyo( còn gọi là Tokyo-ben, ngữ điệu chuẩn). Phương án 2 có nghĩa là " Hoa đỏ", còn phương án 3 nghĩa là "Mũi đỏ". Phương án 4 đúng luật, nhưng không phải giọng chuẩn. Hình như là giọng vùng Kansai( Osaka). (Để hỏi lại thằng bạn xem câu này giọng Kansai nghĩa là "Hoa đỏ" hay "Mũi đỏ") Như vậy nếu bạn nói tuy không phải ngữ điệu chuẩn, nhưng vẫn đúng luật thì người Nhật sẽ tưởng bạn nói giọng địa phương miền núi khỉ ho cò gáy nào đó chứ không phải người ngoại quốc Đọc thêm: Quy tắc này đã ăn sâu vào đầu người Nhật đến nỗi khi học tiếng nước ngoài nó được áp dụng vào luôn. Mình nghe nói người Nhật học tiếng Việt gặp vấn đề với phát âm của một từ rất căn bản: TÔI . Tuy phát âm tiếng Việt rất gần với phiên âm KATAKANA: トイ, nhưng khi người Nhật phát âm bao giờ họ cũng phát âm ト cao và イ thấp. Trong khi người Việt phát âm "TÔ" và "I" có cao độ bằng nhau. Tuy sự khác biệt này khó nhận ra, nhưng để có thể nói tiếng Việt ở một trình độ cao thì người Nhật phải rất cố gắng sửa cái này. Quy tắc số 2: Trong một từ, khi ngữ điệu đã xuống thì không bao giờ lên nữa.Giải thích “Xuống”: từ cao―>thấp như: “Lên”: từ thấp―>cao như: Ứng dụng của quy tắc 2: 2.a. Suy đoán ngữ điệu của tiểu từ.Về mặt ngữ điệu, tiểu từ được coi là phần kéo dài của từ. Vì thế nó tuân theo quy tắc trên. Nếu mora cuối cùng của một từ thấp => tiểu từ đi sau nó có ngữ điệu thấp.(Nếu mora cuối cùng cao thì chưa biết ngữ điệu tiểu từ đi sau).2.b. Suy ra ngữ điệu của ~さん, ~さま, ~くん, ~ちゃん.Tên riêng và địa danh trong tiếng Nhật cũng có ngữ điệu riêng(Xem bài sau). Giống như tiểu từ, cái đuôi ~さん, ~くん, ~ちゃん được tính là phần kéo dài của tên riêng. Và nó cũng có ngữ điệu riêng của nó.2.c. Suy đoán ngữ điệu của từ ghép( xem phần sau).
Phần VII. Ngữ điệu của danh từ riêng.
Ở phần này mình xin bàn đến ngữ điệu của tên người và tên địa danh.1. Ngữ điệu của tên người.Gọi đúng ngữ điệu tên người Nhật là một cách tôn trọng người ta. Ví dụ bạn tên là DŨNG. Thường ngày người Nhật gọi bạn là ズン, và bạn chấp nhận vì họ không không học tiếng Việt Nam. Nhưng nếu có một hôm có người Nhật phát âm đúng tên bạn là DŨNG, bạn sẽ thấy ngạc nhiên và cảm động đến mức nào? Vì thế theo mình những từ đầu tiên bạn cần nhớ ngữ điệu chính là tên của giáo sư và bạn bè người Nhật của bạn.Bảng dưới đây biểu diễn các dạng ngữ điệu của tên người, xếp theo số lượng mora. Với mỗi tên, chỉ có 2 khả năng cho bạn phỏng đoán. Vì thế cơ hội đoán đúng của bạn rất cao . Cột ngoài cùng bên phải là cách phát âm kiểu tiếng Việt, như Katakana-Eigo của người Nhật đó. Chỉ dùng đến cột này nếu bạn hoàn toàn không hình dung ra cách phát âm đúng.Ngoại lệ:Luyện tập: Dùng quy tắc ở phần trước để suy ra ngữ điệu nếu thêm ~さん, ~さま, ~くん, ~ちゃん vào các tên ở phần ví dụ trên.2. Ngữ điệu của tên địa danh.Tương tự như ngữ điệu của tên người.Xin được liệt kê một số địa danh thông dụng: ながおか số 2, にいがた số 0, とうきょう số 0, おおさか số 0, きょうと số 1, にほん số 0(日本)( số 1 là 2本), かんこく số 1, ベトナム số 0, ちゅうごく số 1.Tuy nhiên, khi thêm đuôi まち, し, けん... vào thì không phụ thuộc vào ngữ điệu khi đứng riêng của địa danh, ngữ điệu luôn có dạng sau:
Phần VIII. Từ ghép.
Từ ghép là từ được tạo thành từ hai từ riêng ghép lại với nhau. Ví dụ: あさごはん( cơm sáng) là từ ghép được tạo thành từ hai từ あさ( buổi sáng) và ごはん( cơm).Quy tắc số 3: Ngữ điệu của từ ghép luôn có một kiểu cố định, và không phụ thuộc vào ngữ điệu của hai từ tạo thành nó.Nói cách khác, ngữ điệu của một từ trong từ ghép có lúc khác với ngữ điệu khi nó đứng một mình.Ví dụ:Khi đứng riêng, あさ có ngữ điệu số 1, nhưng trong từ ghép あさごはん nó có ngữ điệu số 0.Một số ví dụ khác:Luyện tập: Bạn đã nhận ra quy luật ngữ điệu của từ ghép chưa?
Phần VIII. Từ ghép( tiếp theo).
Ngữ điệu bao giờ cũng xuống sau mora đầu tiên của từ thứ 2. Trong từ ghép, từ số 1 luôn luôn có ngữ điệu số 0, và từ số 2 luôn luôn có ngữ điệu số 1.Lý do: Ứng dụng: 1. Mặc dù không biết ý nghĩa và ngữ điệu của hai từ riêng rẽ, nhưng có thể suy ra ngữ điệu hoàn chỉnh của từ ghép giữa chúng. Ví dụ từ いんたいせんげん, bạn không biết nghĩa và ngữ điệu của hai từ いんたい và せんげん là gì, nhưng bạn chắc chắn ngữ điệu của nó là . 2. Trong quá trình nghe để học ngữ điệu, có khi bạn nghe thấy một từ có hai ngữ điệu khác nhau. Bạn sẽ hoang mang không biết cái nào là đúng, hay là mình nghe nhầm? Thực ra mỗi từ chỉ có một ngữ điệu thôi. Tại vì nó ở trong từ ghép nên nó mới có ngữ điệu khác.Nếu biết được quy tắc này, bạn sẽ tránh được việc ngộ nhận. Chỉ khi từ đứng một mình thì nó mới có ngữ điệu đúng thôi nhé.Luyện tập:1. Hãy vẽ ngữ điệu của những từ ghép sau. Phát âm, rồi nhờ người Nhật kiểm tra lại.2. Bạn đã học những từ ghép nào. Thử áp dụng quy tắc này để kiểm tra ngữ điệu của các từ đó xem.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngữ điệu trong tiếng Nhật.doc