Nghiên cứu ứng dụng tro trấu từ lò đốt gạch thủ công làm chất hấp phụ metyl da cam
Tóm lại, chế độ hoạt hóa là yếu tố rất
quan trọng quyết định khả năng hấp phụ của
tro trấu cùng với một môi trường hấp phụ
thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
sử dụng chất hấp phụ này trong tương lai.
Đồng thời, cũng qua những kết quả trên cho
thấy chúng tôi đã thành công trong quá trình
hoạt hoá tro trấu dùng làm chất hấp phụ
metyl da cam với các điều kiện như sau:
(i) Quá trình hoạt hoá tro trấu: chúng ta
nên sử dụng axit HF với nồng độ 10% thể
tích và thời gian hoạt hoá 30 phút.
(ii) Quá trình hấp phụ metyl da cam: chúng
ta nên tiến hành quá trình hấp phụ ở pH ~ 5.0
sẽ cho hiệu quả xử lý cao; theo ước tính khả
năng xử lý của vật liệu này là ~ 2.5mg metyl
da cam /gam tro trấu đã hoạt hoá
8 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng tro trấu từ lò đốt gạch thủ công làm chất hấp phụ metyl da cam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TRO TRẤU TỪ LÒ ĐỐT GẠCH THỦ CÔNG
LÀM CHẤT HẤP PHỤ METYL DA CAM
ThS. Nguyễn Trung Thành, KS. Nguyễn Thuỳ Trang, Lâm Thành Trí, Hồ Nguyễn Thy Thy
Bộ môn Môi trường và PTBV, Khoa KT-CN-MT, Trường Đại học An Giang.
KS. Lê Ngọc Hăng
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường An Giang.
Tóm tắt
Tro trấu từ lò đốt gạch với thành phần cơ bản gồm C, Si, O [1] được kích hoạt bởi dung
dịch axit hydrofloric (HF) đã được khảo sát khả năng hấp phụ metyl da cam. Các yếu tố như chế
độ hoạt hoá tro trấu, khối lượng tro; và pH của dung dịch metyl da cam là các yếu tố chính ảnh
hưởng đến quá trình hấp phụ này. Trong các điều kiện thí nghiệm của chúng tôi, cho thấy rằng
200mg tro trấu (đã hoạt hoá, hàm lượng HF trong dung dịch là 10% thể tích) có khả năng loại bỏ
99% metyl da cam từ 50 ml dung dịch metyl da cam (10mg/l) ở pH ~ 5.0 với thời gian hấp phụ là
30 phút. Ngoài ra, cơ chế của quá trình hoạt hoá tro trấu bởi dung dịch HF cũng sẽ được đề cặp
trong báo cáo này.
1. GIỚI THIỆU:
Sản xuất gạch thủ công là một nghề
truyền thống ở Việt Nam; làng nghề này đã
và đang giải quyết việc làm cho hàng triệu
lao đông phổ thông nhất là các lao động ở
nông thôn và nó đã góp phần không ít trong
việc chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang
công nghiệp thủ công ở nông thôn nước ta.
Tuy nhiên, làng nghề này đã và đang gây ra
những ô nhiễm môi trường trầm trọng về
không khí (bởi HF, bụi), nước và cạn kiệt
nguồn tài nguyên đất[2]. Trong đó, việc ô
nhiễm bởi tro trấu (nguồn gốc tạo bụi và
làm thay đổi giá trị pH của nước) được tạo
ra từ quá trình nung gạch cũng là một vấn
đề rất đáng quan tâm nhất là vào mùa khô.
Hiện tại, ở Việt Nam hầu như chưa có biện
pháp hữu hiệu để xử lý cũng như tận dụng
nguồn chất thải này. Mặc dù, bên trong tro
trấu có chứa một số thành phần hoá học rất
hữu ích cho các ngành công nghiệp khác
như: công nghiệp thép, công nghiệp xi
măng, vật liệu xây dựng nhẹ, [3]
Bên cạnh vấn đề ô nhiễm môi trường
từ làng nghề sản xuất gạch thủ công thì ô
nhiễm môi trường do nước thải chứa hàm
lượng chất hữu cơ khó phân huỷ nhất là các
chất hoạt đông bề mặt từ các nhà máy, xí
nghiệp và khu dân cư đang là vấn đề được
quan tâm trong thời gian hiện nay. Để xử lý
các chất thải dạng này thì có rất nhiều
phương pháp, trong đó phương pháp hấp
phụ bằng than hoạt tính được đánh giá là
một phương pháp hữu hiệu, nhất là trong
trường hợp chất hữu cơ dạng này[4]. Tuy
nhiên, hiện nay than hoạt tính (được xem là
chất hấp phụ phổ biến nhất) chủ yếu làm
bằng gáo dừa nên giá thành cao, nguồn
cung hạn chế.
2Do đó, việc nghiên cứu cải tiến hoạt
tính của tro trấu làm chất hấp phụ sẽ giải
quyết được hai vấn đề (i) Hạn chế ô nhiễm
môi trường từ trấu; (ii) làm giảm giá
thành sản xuất chất hấp phụ cho xử lý
môi trường.
Trong phần nghiên cứu này, chúng
tôi nhận thấy việc xác định điều kiện tối ưu
cho quá trình hoạt hoá tro và điều kiện thích
hợp cho quá trình hấp phụ của loại vật liệu
này là rất cấn thiết.
2. THỰC NGHIỆM:
2.1. Hóa chất và thiết bị:
Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi đã
sử dụng một số dụng cụ cơ bản như sau:
Hóa chất: Axít HF (Trung Quốc), Metyl da
cam (Merk) , Tro trấu (được lấy ngẫu nhiên
từ các lò nung gạch thủ công).
Thiết bị và dụng cụ cơ bản: máy quang phổ
hấp thu UV-Vis; pH kế; máy khuấy từ; cân
phân tích (4 số lẻ); micro pipet; và các dụng
cụ thủy tinh cơ bản khác.
2.2. Thao tác thí nghiệm:
a. Hoạt hóa tro trấu
Cân 20g tro trấu cho vào một ca nhựa
(1500ml) có chứa 800ml dung dịch HF với
nồng độ xác định (0%, 5%, 10%, 15%) và
được khuấy trộn với tốc độ vừa phải. Sau
một khoảng thời gian (30 phút) cần thiết
cho quá trình hoạt hoá thì hỗn hợp rắn -
lỏng này được lọc, rửa đến pH trung tính
bằng nước cất và đem sấy khô qua đêm ở
nhiệt độ 100 ± 5oC. Các mẫu tro trấu đã
hoạt hoá được xác định bề mặt riêng và
khảo sát khả năng hấp phụ metyl da cam.
b. Hấp phụ metyl da cam bằng tro
trấu hoạt hóa
Cân chính xác khoảng m gam tro trấu đã
hoạt hóa (m = 0,1; 0,2; 0,5 ± 0,0005g) cho
vào cốc có chứa 50ml dung dịch metyl da
cam với nồng độ xác định (10, 20, 30,
50mg/l) và lắc đều hỗn hợp. Sau đó, để yên
hỗn hợp này trong một khoảng thời gian
cần thiết (10, 30, 60, 90 phút) ở điều kiện
môi trường khí quyển (~ 30oC; 1 atm) sau
đó tiến hành lọc thu lấy dung dịch và xác
định độ hấp thu của dung dịch trước và sau
khi hấp phụ bằng máy quang phổ hấp thu
UV-VIS để đánh giá khả năng hấp phụ của
vật liệu.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu:
Dưới đây là sơ đồ miêu tả phương pháp xử
lý số liệu để đánh giá hiệu quả xử lý metyl
da cam của tro trấu sau hoạt hóa (Hình .1).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN:
3.1. Kết quả hoạt hóa tro trấu:
Tro trấu sau khi hoạt hóa được tiến hành
xác định diện tích bề mặt riêng và hấp phụ
metyl da cam để khảo sát ảnh hưởng của
chế độ hoạt hóa đến diện tích bề mặt riêng
và khả năng hấp phụ metyl da cam của tro
trấu, và thu được kết quả như được thể hiện
trong Hình.2; các kí hiệu mẫu và điều kiện
thí nghiệm được thể hiện trong Bảng.1.
3STT
Tên
mẫu
Chế độ hoạt hoá Hấp phụ metyl da cam
Nồng
độ
axit
(C%)
Thời gian
hoạt hoá
(phút)
Khối
lượng
tro
0,5
(mg)
Thời gian
hấp phụ
(phút)
Thể tích
metyl da
cam (ml)
Nồng độ
metyl da
cam ban
đầu (mg/l)
1 Mẫu 0 0 0
200
30 50 10
2 Mẫu 1 0 30 30 50 10
3 Mẫu 2 5 30 30 50 10
4 Mẫu 3 10 30 30 50 10
5 Mẫu 4 15 30 30 50 10
6 Mẫu 5 10 60 30 50 10
7 Mẫu 6 10 120 30 50 10
Hiệu quả xử lý (%)
H (%) =
Phương trình đường chuẩn:
(A = C + )
Đánh giá khả năng
hấp phụ của tro trấu
Độ hấp thu của dung
dịch metyl da cam,
sau 30 phút
Nồng độ của dung dịch
metyl da cam (C).
C0 và C là nồng độ metyl da cam có trong dung dịch trước và sau khi hấp phụ.
Hình.1. Sơ đồ xử lý số liệu hấp phụ metyl da cam của tro trấu.
Bảng.1. Kí hiệu mẫu và điều kiện thí nghiệm hấp phụ metyl da cam.
4Qua các kết quả thí nghiệm ở Hình.2
nhận thấy rằng điều kiện hoạt hoá (nổi bật là
nồng độ HF) ảnh hưởng rất lớn đến giá trị bề
mặt riêng và khả năng hấp phụ metyl da cam
của vật liệu. Trong đó, hiệu quả hấp phụ sẽ
tăng đồng thời cùng với giá trị bề mặt của vật
liệu. Đây là một đặc trưng quan trọng và
mang tính phổ biến của các vật liệu hấp phụ
có mao quản[5]. Với mẫu 0 (mẫu tro trấu
nguyên thuỷ) và mẫu 1 (tro được rửa bằng
nước cất) thì hiệu quả hấp phụ và diện tích bề
mặt riêng có thể xem là không có sự khác
biệt nhau và rất thấp so với mẫu tro trấu được
hoạt hoá bằng HF có nồng độ 5% (hiệu quả
hấp phụ ~50%; và diện tích bề mặt là
198m2/g). Một điều rất thú vị hơn với mẫu 3
(10% HF) và mẫu 4 (15% HF) cho khả năng
hấp phụ rất cao so với các mẫu khác, hấp phụ
trên 90% metyl da cam có trong dung dich
ứng với diện tích bề mặt riêng trên 400m2/g.
Như vậy, từ những kết quả này đã cho thấy
được vai trò đặc biệt của HF trong quá trình
hoạt hoá tro trấu.
Và chúng tôi đề nghị một cơ chế có
thể có của quá trình hoạt hoá này để giải
thích hiện tượng như đã đề cặp ở trên (trong
Hình.2) là:
(1) HF (được đánh giá là một giá axít yếu) sẽ
phân ly tạo H+ và F- theo cân bằng điện ly
như sau:
(pKa = 3,15) [6]
(2) Các nguyên tử Silic có trong tro trấu sẽ
tham gia phản ứng hoà tan với ion F- để tạo
các hợp chất SiF4 (thể khí) hoặc H2SiF6 (thể
lỏng). Kết quả là thúc đẩy phản ứng phân ly
HF và tạo ra nhiều ion H+ hơn.
(3) Dung dịch chứa các ion H+ đóng vai trò là
một môi trường lý tưởng để hoà tan (hoặc
khử) các chất bẩn hấp phụ hoặc bám trên các
tâm hoạt động bề mặt (vị trí có khả năng
tham gia hấp phụ hoặc phản ứng) của tro
trấu. Do đó, số lượng tâm hoạt động bề mặt
sẽ tăng lên sau quá trình hoạt hoá tức là diện
tích bề mặt của vật liệu được nâng cao so với
mẫu tro nguyên thuỷ; kéo theo đó hiệu quả
Hình.2. Ảnh hưởng của chế độ hoạt hoá đến khả năng hấp phụ metyl da cam
và diện tích riêng bề mặt của tro trấu.
5xử lý metyl da cam cũng được nâng cao đáng
kể.
Ngoài ra, một nguyên nhân rất quan
trọng có thể giải thích việc tăng đáng kể diện
tích bề mặt của tro trấu khi sử dụng dung
dịch HF ở nồng độ cao hơn nồng độ 5% về
thể tích. Như chúng ta đã biết, các vật liệu rắn
đều có một hình thái nhất định (an
established morphology); do đó khi các
nguyên tử Silic tham gia vào phản ứng hoà
tan với HF sẽ tạo ra một lỗ trống tại vị trí
nguyên tử Silic đã bị hoà tan; chính điều này
có thể làm tăng thêm mức độ gồ ghề trên bề
mặt hoặc có thể tạo ra thêm các hệ thống mao
quản khác. Như được minh hoạ trong Hình.3.
Khi so sánh hoạt tính của mẫu 3 (nồng
độ 10% HF) và mẫu 4 (nồng độ 15% HF) thì
hoạt tính hấp phụ và diện tích bề mặt của
chúng không chênh lệch đáng kể điều này có
thể nói là ở nồng độ 10% thể tích HF có thể
hoà tan hết các nguyên tử Si hoạt động (hoặc
có thể tham gia phản ứng) có trong tro trấu.
Do đó, với nồng độ 15% HF có thể đã có một
lượng HF thừa không tham gia đúng vai trò
như đã được mong đợi.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời
gian hoạt hoá đến hoạt tính hấp phụ thì nhận
thấy rằng yếu tố thời gian là một yếu tố phụ
và ảnh hưởng không lớn đến quá trình trình
này. Điều này dễ dàng được giải thích là do
bởi HF là một chất phản ứng rất mạnh với
các nguyên tử Si. Kết quả được trình bày như
trong Hình.4.
Từ các kết quả thực nghiệm và các
thảo luận ở trên, chúng ta có thể nói rằng ở
nồng độ 10% về thể tích là nồng độ axit HF
thích hợp cho quá trình hoạt hoá loại tro trấu
này và chọn thời gian hoạt hoá là 30 phút.
Một điều trùng hợp và đáng chú ý là ở nồng
độ axít dùng trong quá trình hoạt hoá này rất
giống điều kiện hoạt hoá cho một số loại vật
Si F- HF
SiF4 H2SiF6
Các nguyên tử
của các nguyên tố
có trong tro trấu
Vật liệu chưa tạo
hệ thống mao quản
Vật liệu đã được tạo
hệ thống mao quản
+HF
B
Bề mặt bằng phẳng Bề mặt gồ ghề
A
Hình.3. Cơ chế tạo sự gồ ghề trên bề mặt (A) và các hệ thống mao quản từ quá
trình hoạt hoá(B) của tro trấu.
6liệu mao quản khác như bentonite; cao lanh;
zeolite tự nhiên như chúng tôi đã từng làm
thực nghiệm hoặc tham khảo từ các công
trình nghiên cứu của các tác giả khác[7,8].
Điều này có thể được giải thích là do chúng
có cùng bản chất đó là vai trò của H+ trong
quá trình hoạt hoá vật liệu rắn và với nồng độ
này có thể tránh làm biến đổi các cấu trúc bên
trong của vật liệu.
3.2. Kết quả hấp phụ metyl da cam bằng tro trấu hoạt hóa:
Sau đây, chúng tôi tiến hành khảo sát
khả năng hấp phụ metyl da cam của tro trấu
được hoạt hoá với điều kiện hoạt hoá đã nêu
ở trên. Các thí nghiệm được tiến hành với sự
quan sát các ảnh hưởng của giá trị pH dung
dịch, lượng chất hấp phụ. Với mục đích thiết
lập điều kiện tối ưu có thể có cho quá trình
hấp phụ tạo điều kiện tiền đề mở rộng ứng
dụng vật liệu này vào thực tiễn. Các kết quả
được trình bày trong các Hình.5 và Hình.6.
Qua kết quả hấp phụ metyl da cam
trong Hình.5 cho thấy rằng hầu hết hiệu quả
Hình.5. Ảnh hưởng của pH dung dịch đến hiệu quả hấp phụ metyl da cam.
Hình.4. Ảnh hưởng của thời gian hoạt hóa hoá đến khả năng hấp phụ metyl
da cam và diện tích bề mặt riêng của tro trấu.
7xử lý đều đạt trên 90% ở các điểm pH 7.0
được khảo sát. Tuy nhiên chỉ riêng với các
điểm pH = 3.0; 9.0 và 11 có hiệu quả xử lý
lần lượt là 89%; 87% và 89% giảm nhẹ so
với các giá trị lân cận; và ở pH = 5 đã cho
thấy một hiệu quả hấp phụ cực đại (~99%)
trong một chuỗi thí nghiệm này. Điều này có
thể giúp chúng ta suy luận ra rằng; trong môi
trường bazơ (hoặc kiềm) không thuận lợi cho
quá trình hấp phụ metyl da cam lên trên bề
mặt của tro trấu. Đó có thể là do đã xuất hiện
sự canh tranh hấp phụ của gốc OH- và metyl
da cam lên trên các tâm hoạt động và mức độ
cồng kềnh (kích thước trong không gian) của
metyl da cam khá lớn so với OH- nên hiệu
quả xử lý sẽ giảm xuống trong môi trường có
nhiều gốc OH-. Ngoài ra, do metyl da cam là
một chất chỉ thị màu, tức là màu sắc của dung
dịch sẽ thay đổi theo pH; thực tế cho thấy ở
pH càng cao thì dung dịch càng sậm màu. Do
đó ở pH cao sẽ không thuận lợi để triển khai
việc xử lý ở điều kiện thực tế. Giống với
trường hợp pH của môi trường bazơ thì môi
trường pH axít cũng cho một hiệu quả xử lý
thấp (89%) điều này có thể giải thích là; trong
môi trường axít thì metyl da cam sẽ hấp thu
ion H+ (dung dịch có mà cam đỏ rất đặc trưng
trong vùng pH <4 này). Do dó, khi hấp phụ
lên trên bề mặt của tro trấu tạo thành một lớp
điện tích và lớp điện tích dương này sẽ là lớp
điện tích cảng trở các ion metyl da cam khác
tiến đến gần bề mặt chất hấp phụ và vì thế sẽ
cho hiệu quả xử lý thấp hơn so với việc thực
hiện thí nghiệm ở pH = 5.0. Vì vậy, chúng tôi
chọn pH = 5.0 là pH cho môi trường thích
hợp cho quá trình hấp phụ metyl da cam; và
môi trường hấp phụ này nhìn chung khá
giống nhau cho các vật liệu hấp phụ rắn; ví
dụ như khi nghiên cứu hấp phụ metyl xanh
bởi sắt (0) được mang trên chất mang
palygorskite; Ray L.Frost và các cộng sự đã
tiến hành quá trình hấp phụ ở pH = 5,9[9].
Qua kết quả hấp phụ metyl da cam
theo hàm lượng tro trấu (Hình.6) ta thấy ở
cùng điều kiện mẫu (thể tích, nồng độ, pH)
và thời gian hấp phụ thì mẫu tro có khối
lượng 200mg cho hiệu quả xử lý tối đa là
99%, khi tăng khối lượng tro lên 500mg thì
hiệu quả xử lý hầu như không tăng thêm.
Điều này có thể giải thích là do sự cân bằng
nồng độ metyl da cam giữa dung dịch và trên
bề mặt chất rắn.
Như vậy từ các kết quả nghiên cứu
ảnh hưởng của khối lượng tro; chúng tôi nhận
thấy rằng với khối lượng 200mg tro trấu sẽ
cho hiệu quả hấp phụ metyl da cam thích hợp
(rất cao) với điều kiện thực nghiệm đã được
mô tả như trên.
Hình.6. Ảnh hưởng của khối lượng tro trấu
đến hiệu quả hấp phụ metyl da cam.
84. KẾT LUẬN:
Tóm lại, chế độ hoạt hóa là yếu tố rất
quan trọng quyết định khả năng hấp phụ của
tro trấu cùng với một môi trường hấp phụ
thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
sử dụng chất hấp phụ này trong tương lai.
Đồng thời, cũng qua những kết quả trên cho
thấy chúng tôi đã thành công trong quá trình
hoạt hoá tro trấu dùng làm chất hấp phụ
metyl da cam với các điều kiện như sau:
(i) Quá trình hoạt hoá tro trấu: chúng ta
nên sử dụng axit HF với nồng độ 10% thể
tích và thời gian hoạt hoá 30 phút.
(ii) Quá trình hấp phụ metyl da cam: chúng
ta nên tiến hành quá trình hấp phụ ở pH ~ 5.0
sẽ cho hiệu quả xử lý cao; theo ước tính khả
năng xử lý của vật liệu này là ~ 2.5mg metyl
da cam /gam tro trấu đã hoạt hoá.
5. CẢM TẠ:
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
của Bộ môn Môi trường và Phát triển Bền
vững; Khoa Kỹ thuật - Công nghệ -Môi
trường; Trường Đại học An Giang đã giúp đỡ
chúng tôi hoàn thành phần nghiên cứu này.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]- Bengt-J.S; Patrik.Y; Jouni.K; Peter.S; and Mikko.H. The fouling behavior of rice husk ash in
fluidized-bed combustion.1. fuel characteristics. Energy & Fuels 2005,19,1503-1511.
[2] Theo Đ.Vinh; ô nhiễm môi trường từ sản xuất gạch ngói; vietbao.vn; ngày 21/12/2006.
[3] Theo Bộ Tài nguyên – Môi trường; Nguyên liệu xây dựng sạch trong tương lai; ngày
6/10/2009; www.tmmt.gov.vn.
[4] Atsuko Adachi; Michiyo Kamide; Reiko Kawafune; Naoko Miki; Tadashi Kobayashi,
Removal efficiency of anionic and nonionic surfactants from chemical wastewater by a
treatment plant using activated carbon adsorption and coagulation precipitation processes,
Environmental Technology Journal, Volume 11, Issue 2, February 1990 , 133 – 140.
[5] Nguyễn Hữu Phú, Hấp phụ và xúc tác trên bề mặt vật liệu vô cơ mao quản. Hà Nôi. NXB
Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 1998
[6] Hydrofluoric acid,
[7] PGs.TS.Trần Khắc Chương, (Luận văn Đại học) Nghiên cứu hoạt hoá bentonite –Bình Thuận,
năm 1995.
[8] PGs.TS.Trần Khắc Chương, (Luận văn Đại học) Nghiên cứu hoạt hoá caolanh –Bình Thuận,
năm 1998.
[9] Ray L.Frost, Yunfei Xi, Hongping He, Synthesis, characterization of palygorskite supported
zero-valent iron and it’s application for methylene blue adsorption, Journal of colloid and
interface science 341 (2010) 153-161.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_trung_thanh_v_328.pdf