Nghiên cứu đã đạt được những kết quả khả
quan. Kết quả truy xuất trực quan, người dùng
có thể dễ dàng thao tác chỉnh sửa, cập nhật dữ
liệu, thông tin các đối tượng. Đề tài đã cho
thấy việc áp dụng GIS trong công tác quản lý
quy hoạch đô thị mang lại hiệu quả và tính
khả thi cao. Việc ứng dụng công nghệ GIS
trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng
đô thị có thể:
- Quản lý tập trung các thông tin quy hoạch.
Tạo môi trường đơn giản, thuận tiện cho việc
khai thác, sử dụng các thông tin quy hoạch.
Phục vụ nhanh chóng các nhu cầu về khai
thác thông tin, tin học hóa quá trình giải quyết
các thủ tục hành chính.
- Với lãnh đạo: cung cấp thông tin tổng hợp,
đa chiều và thuộc nhiều chủ đề khác nhau,
thông tin mang tính tri thức hỗ trợ việc ra
quyết định.
- Với đơn vị quản lý quy hoạch xây dựng:
cung cấp một hệ thống thông tin thống nhất từ
việc khởi tạo dữ liệu, quản lý cập nhật dữ liệu
đến các hình thức khai thác dữ liệu theo yêu
cầu nghiệp vụ.
- Với các đơn vị có nhu cầu sử dụng thông tin
quy hoạch xây dựng: được cung cấp thông tin
về quy hoạch xây dựng theo chức năng nhiệm
vụ của mình.
- Với cộng đồng: cung cấp một kênh tra cứu
thông tin về quy hoạch xây dựng, thông tin về
khu vực ở hoặc khu đất dự kiến sẽ đầu tư
hoặc biết được trạng thái xây dựng của lô đất
nhà mình như thế nào.
Trong xây dựng và phát triển đô thị hiện nay,
công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây
dựng có vai trò rất quan trọng, đây là vấn đề
vừa mang tính chiến lược nhưng phải đi trước
một bước làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các
công trình, chỉnh trang và phát triển đô thị...
Đồng thời là một trong những giải pháp chủ
yếu để quản lý xây dựng đô thị phát triển theo
hướng văn minh, hiện đại, góp phần làm tăng
trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân,
đảm bảo an ninh xã hội.
Tuy nhiên việc đưa mô hình hệ thống vào
hoạt động cần phải có sự thống nhất giữa các
cơ quan hữu quan cũng như có sự chỉ đạo của
lãnh đạo thành phố để đào tạo nguồn nhân lực
sử dụng tốt công nghệ GIS.
5 trang |
Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thuý Hiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 125 - 129
125
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
Nguyễn Thị Thúy Hiên*, Đinh Việt Hùng,
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị ở thành phố Thái Nguyên, có một vấn đề lớn là
các thông tin dạng bản đồ quy hoạch hiện nay chủ yếu tồn tại dưới dạng tài liệu giấy còn các thông
tin liên quan khác lại phân tán, chưa tích hợp với thông tin dạng bản đồ để trở thành một hệ thống
thông tin tổng thể. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS đã cho phép người sử dụng có thể
truy cập các thông tin với kết quả từ tổng hợp đến chi tiết về việc sử dụng công trình hạ tầng kỹ
thuật: cầu, đường, cây xanh, cấp thoát nước; công trình xây dựng: tên chủ hộ, cấp phép xây dựng
và tình trạng xây dựng trong đô thị.
Từ khóa: quản lý đô thị, quy hoạch xây dựng, quản lý quy hoạch, GIS.
TỔNG QUAN*
Hệ thống thông tin địa lý (GIS-Geographic
Information System) xuất hiện từ những năm
1960 và cho đến nay GIS đã và đang được
ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Về cơ
bản, GIS dựa trên một cơ sở dữ liệu (CSDL)
có cấu trúc, có khả năng thể hiện điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường,
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của một
vùng lãnh thổ trên khía cạnh địa lý và theo
thời gian. Với cách thức quản lý tích hợp dữ
liệu không gian đồng thời với các thuộc tính
đi kèm cùng với những công cụ liên kết dữ
liệu, phân tích kết hợp, chồng xếp dữ liệu,
GIS cho phép các nhà hoạch định chính sách
phân tích đánh giá hiện trạng, dự báo tương
lai, đề xuất các định hướng phát triển bền
vững. GIS cũng hỗ trợ phổ biến thông tin đến
người dân một cách thuận lợi và góp phần
nâng cao tính minh bạch và tăng cường sự
tham gia của cộng đồng trong quá trình lập
quy hoạch và giám sát thực hiện.
Tuy nhiên, hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT) trong công tác quản lý quy
hoạch xây dựng (QHXD) đô thị thời gian qua
nhìn chung còn ở mức khiêm tốn, chưa đáp
ứng được hết các nhu cầu quản lý hiện nay.
Ngoài ra, các thủ tục triển khai, theo dõi, báo
cáo vẫn thực hiện thủ công gây ra sự rườm rà,
*
Tel: 0984436209; Email: bigzerotn@gmail.com
tốn công sức, mất nhiều thời gian mà hiệu quả
công việc không cao.
Trong công tác quản lý đô thị nói chung và
công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
nói riêng, các thông tin dạng bản đồ quy
hoạch hiện nay vẫn đang chủ yếu tồn tại dưới
dạng tài liệu giấy còn các thông tin liên quan
khác lại phân tán, chưa tích hợp với thông tin
dạng bản đồ để trở thành một hệ thống thông
tin tổng thể. Vì thế, các nhà quản lý gặp khó
khăn trong việc đưa ra quyết định đối với các
bài toán về quy hoạch và quản lý quy hoạch
do không được cung cấp đầy đủ và khai thác
hiệu quả các thông tin về đô thị.
Các nhà quản lý cần ứng dụng GIS, một công
cụ hữu hiệu trợ giúp cho các cấp chính quyền để
đưa ra quyết định chính xác thông qua việc thu
thập, quản lý, phân tích và tích hợp thông tin địa
lý, để tích hợp các thông tin dạng bản đồ với các
dạng thông tin liên quan khác, xử lý thông tin
kịp thời, phục vụ quá trình tra cứu và khai thác
thông tin cho công tác quản lý đô thị.
Với những ưu điểm của hệ thống thông tin địa
lý GIS: nhập dữ liệu, lưu trữ, truy vấn, phân
tích, hiển thị và xuất dữ liệu các thông tin liên
quan đến quy hoạch xây dựng thì việc nghiên
cứu ứng dụng công nghệ GIS trong công
tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị sẽ
giải quyết những nhu cầu thiết thực trong
công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô
thị;.v.v..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thuý Hiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 125 - 129
126
XÂY DỰNG CẤU TRÚC CÁC NHÓM DỮ
LIỆU VÀ LỚP DỮ LIỆU TRONG CSDL GIS
Một trong những nhiệm vụ của công tác quản
lý quy hoạch xây dựng đô thị là quản lý việc
sử dụng hạ tầng kỹ thuật, công trình xây
dựng, lập và xét bản đồ quy hoạch. Với mục
tiêu là tạo sự tiện lợi, kinh tế, hài hòa giữa các
chức năng của đô thị và các mối quan hệ của
con người. Vì thế, CSDL GIS trong quản lý
QHXD đô thị cần được xây dựng và hoàn
thiện gồm 4 nhóm lớp dữ liệu: (1) dữ liệu nền
và hành chính đô thị (kèm thông tin chung đô
thị); (2) dữ liệu sử dụng đất đô thị; (3) dữ liệu
sử dụng công trình hạ tầng đô thị; và (4) dữ
liệu về công trình xây dựng trong đô thị và
được thể hiện trong Bảng 1. Các nhóm dữ liệu
được thu thập từ các định dạng bản đồ khác
nhau ở tỷ lệ 1/5.000 và 1/10.000 đã được biên
tập, chuẩn hóa và chuyển đổi về định dạng
ArcGIS, sau đó tích hợp với thông tin thuộc
tính để hoàn thiện CSDL GIS quản lý quy
hoạch đô thị.
Việc thông qua hệ thống thông tin để liên kết
các cơ quan quản lý đô thị địa phương sẽ
khắc phục những tồn tại trong công tác quy
hoạch & quản lý đô thị để tránh việc thiếu
đồng bộ, thống nhất trong việc liên lạc trao
đổi thông tin.
Các ban ngành trong hệ thống quản lý quy
hoạch xây dựng như sở xây dựng, sở kế
hoạch đầu tư, UBND tỉnh – thành phốcó
nhiệm vụ cập nhật thông tin thường xuyên
cho hệ thống thông qua việc truyền dữ liệu về
trung tâm. Đồng thời thông qua mạng, các
máy trong hệ thống có thể trao đổi dữ liệu lẫn
nhau. Việc này sẽ tạo điều kiện nâng cao năng
suất giải quyết công việc.
Bảng 1. Cấu trúc các nhóm và lớp dữ liệu trong CSDL GIS phục vụ quản lý quy hoạch xây dựng đô thị ở
thành phố Thái Nguyên
Nhóm dữ liệu Cơ sở dữ liệu trong GIS
A. Nhóm dữ liệu nền đô thị
1. Hành chính
2. Địa hình, địa danh
3. Giao thông chính
Là nhóm dữ liệu làm khung tham
chiếu cho toàn bộ cơ sở dữ liệu GIS
B. Nhóm dữ liệu sử dụng đất đô thị
1. Hiện trạng sử dụng đất
2. Bản đồ địa chính
3. Dữ liệu sử dụng nhà, đất
Nhóm dữ liệu cần được đưa về
cùng hệ tọa độ với dữ liệu nền đô
thị
C. Nhóm dữ liệu sử dụng công trình hạ tầng đô thị
1. Dữ liệu sử dụng hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Giao thông: tim đường, lòng đường
- Các công trình hạ tầng: đường sắt, đường bộ, đê, kè
- Cấp, thoát nước
- Cây xanh, mặt nước
- Chiếu sáng: cột đèn, tuyến phố chiếu sáng, trạm điều khiển ánh
sáng
- VSMT: nhà vệ sinh công cộng, công trình tang lễ
2. Dữ liệu sử dụng hạ tầng khu công nghiệp
- Nhà máy
- Xí nghiệp
- Khu công nghiệp
- Nhóm dữ liệu cần được đưa về
cùng hệ tọa độ với dữ liệu nền đô
thị.
- Các nhóm dữ liệu phân nhỏ dựa
trên thực tế quản lý của các đô thị
- Là nhóm dữ liệu chuyên ngành
quan trọng và phục vụ trực tiếp cho
công tác quản lý quy hoạch.
D. Nhóm dữ liệu về công trình xây dựng
1. Công trình nhà dân: chiều cao, kích thước, hiện trạng..
2. Cơ quan hành chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thuý Hiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 125 - 129
127
TÍNH KHẢ THI CỦA VIỆC ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ GIS VÀO CÔNG TÁC QUẢN
LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
Một là, GIS có thể nhập dữ liệu từ bản đồ
giấy, từ dữ liệu số, dữ liệu tọa độ hoặc GPS.
Nền địa hình có thể xếp chồng với nền hành
chính và địa chính để kết hợp và khai thác
thông tin liên quan. Từ các nguồn dữ liệu (đã
chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GIS) như:
MapInfo, ArcGIS, AutoCAD Map... thông
qua giải pháp GIS bản đồ sẽ được mã hóa
(đảm bảo tính toàn vẹn và tốc độ truy cập của
dữ liệu) và có thể chạy trên mọi cấu hình máy
tính (từ CD-ROM, USB...), hoặc qua môi
trường Internet mà không cần các phần mềm
GIS đã tạo lập các dữ liệu từ ban đầu.
Hai là, GIS có thể lưu trữ dữ liệu dưới hai
dạng: định dạng vector thích hợp cho biểu
diễn đối tượng không gian với độ chính xác
cao; định dạng Raster thích hợp cho phân tích
không gian và được áp dụng cho các mô hình
số độ cao.
Ba là, GIS có thể truy cứu không gian, tìm
kiếm đối tượng bằng cách đánh giá quan hệ
về mặt địa lý của chúng với các đối tượng
khác nhau như khu vực, trục đường, số lô, số
thửa, chủ hộ, diện tích, trình trạng xây dựng..
và được thể hiện trong menu dưới đây:
Khi cần xác định thông tin liên quan đến hộ
gia đình, có thể truy vấn vào số lô, số thửa để
biết các thông tin về chủ hộ (Nguyễn Văn A),
diện tích (m2), giấy phép xây dựng (True,
False), được cấp sổ đỏ (True, False);.. được
thể hiện trong menu sau:
Menu truy vấn còn được xây dựng theo các
hướng sau:
- Thông tin về các trục đường, công trình xây
dựng có trong diện quy hoạch và giải tỏa đền
bù hay không? thuộc diện quy hoạch của dự án
nào? để phục vụ nhà đầu tư biết thông tin
khu đất dự định sẽ đầu tư, theo menu dưới sau:
- Thông tin về đường: tính tổng diện tích mặt
đường bê tông láng nhựa, tình trạng ngập
nước, tải trọng cho phép, số làn xe, tình trạng
mặt đường tốt - xấu hay trung bình; tìm
đường theo năm xây dựng, thông tin về
đường theo tên đường xác định.
- Thông tin về cầu: thống kê số cầu giao thông;
thống kê cầu theo loại cầu và theo năm xây
dựng; tìm các cầu theo thời gian sữa chữa.
- Thông tin về chiếu sáng: thống kê trụ điện
theo ngày sửa chữa và năm bão dưỡng; tìm
thông tin tổng thể về trụ theo số thứ tự và
đường.
- Thông tin về cây xanh: Thống kê cây xanh
theo loại cây và đường xác định, chiều cao
cây và tên đường xác định.
- Thông tin về các khu công nghiệp: tính chất
đặc thù của từng khu, diện tích, hiện trạng sử
dụng đấtVí dụ thể hiện qua 2 menu sau:
Menu: thông tin
lô đất
Hiển thị thông tin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thuý Hiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 125 - 129
128
- Quản lý hồ sơ nhà, đất: Truy tìm hồ sơ nhà
đất theo mã hồ sơ, theo số lô thửa, theo tên
chủ hộ, theo địa chỉ nhà; cập nhật thông tin về
hồ sơ nhà đất (thay đổi các thông tin về số lô
thửa, chủ hộ, diện tích, giấy phép xây dựng,
tình trạng xây dựng, bản vẽ lô đất, v.v.v..)
được thể hiện trong menu sau:
- Quản lý dân số: Cập nhật sự thay đổi nhân
khẩu ở từng hộ; thống kê dân số cấp phường
xã; mật đô dân số ở cấp phường xã Từ đó dự
báo mức độ biến động dân số trong tương
lai, phục vụ cho công tác quy hoạch theo giá
trị thay đổi về dân số, ví dụ thể hiện trong
menu sau:
Bốn là, GIS có thể hiển thị báo cáo theo
nhiều dạng khác nhau: theo bảng biểu, biểu
đồ, hay bản đồ ; có thể xuất dữ liệu dưới
dạng ảnh, bản đồ giấy, internet hay dạng tài
liệu. Kết quả thể hiện như sau:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu đã đạt được những kết quả khả
quan. Kết quả truy xuất trực quan, người dùng
có thể dễ dàng thao tác chỉnh sửa, cập nhật dữ
liệu, thông tin các đối tượng. Đề tài đã cho
thấy việc áp dụng GIS trong công tác quản lý
quy hoạch đô thị mang lại hiệu quả và tính
khả thi cao. Việc ứng dụng công nghệ GIS
trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng
đô thị có thể:
- Quản lý tập trung các thông tin quy hoạch.
Tạo môi trường đơn giản, thuận tiện cho việc
khai thác, sử dụng các thông tin quy hoạch.
Phục vụ nhanh chóng các nhu cầu về khai
thác thông tin, tin học hóa quá trình giải quyết
các thủ tục hành chính.
- Với lãnh đạo: cung cấp thông tin tổng hợp,
đa chiều và thuộc nhiều chủ đề khác nhau,
thông tin mang tính tri thức hỗ trợ việc ra
quyết định.
- Với đơn vị quản lý quy hoạch xây dựng:
cung cấp một hệ thống thông tin thống nhất từ
việc khởi tạo dữ liệu, quản lý cập nhật dữ liệu
đến các hình thức khai thác dữ liệu theo yêu
cầu nghiệp vụ.
- Với các đơn vị có nhu cầu sử dụng thông tin
quy hoạch xây dựng: được cung cấp thông tin
về quy hoạch xây dựng theo chức năng nhiệm
vụ của mình.
- Với cộng đồng: cung cấp một kênh tra cứu
thông tin về quy hoạch xây dựng, thông tin về
khu vực ở hoặc khu đất dự kiến sẽ đầu tư
hoặc biết được trạng thái xây dựng của lô đất
nhà mình như thế nào.
Trong xây dựng và phát triển đô thị hiện nay,
công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây
dựng có vai trò rất quan trọng, đây là vấn đề
vừa mang tính chiến lược nhưng phải đi trước
một bước làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các
công trình, chỉnh trang và phát triển đô thị...
Đồng thời là một trong những giải pháp chủ
yếu để quản lý xây dựng đô thị phát triển theo
hướng văn minh, hiện đại, góp phần làm tăng
trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân,
đảm bảo an ninh xã hội.
Tuy nhiên việc đưa mô hình hệ thống vào
hoạt động cần phải có sự thống nhất giữa các
cơ quan hữu quan cũng như có sự chỉ đạo của
lãnh đạo thành phố để đào tạo nguồn nhân lực
sử dụng tốt công nghệ GIS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. TS. Nguyễn Thế Thận, TS. Trần Công Yên,
Hướng dẫn sử dụng phần mềm GIS. ARC/INFO;
Nhà xuất bản xây dựng;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thuý Hiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 125 - 129
129
[2]. TS. Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây
dựng Việt Nam; Báo cáo tại Hội nghị “Giải quyết
các vấn đề phát triển đô thị”.
[3]. TS. Trần Hùng, (2010), sổ tay “Sử dụng
công nghệ GIS trong quy hoạch và quản lý hạ
tầng đô thị”.
SUMMARY
RESEARCHING TO APPLY GIS TECHNOLOGY IN MANAGEMENT OF
URBAN CONSTRUCTION PLANNING
Nguyen Thi Thuy Hien*, Dinh Viet Hung,
College of Technology - TNU
In the management of urban construction planning in Thai Nguyen City, a major problem that
information as current zoning maps still exist mainly in the form of paper documents is relevant
information others dispersed, yet integrated with map information as to become an information
systems master. The research and application of GIS technology that can allow users to access
information with results from synthesis to detail on the use of technical infrastructure: roads,
bridges, trees, water drainage, construction work: household names, licensing and construction
status... in urban.
Key words: urban management, construction planning, management planning, GIS.
Ngày nhận bài: 18/4/2013; Ngày phản biện: 13/6/2013; Ngày duyệt đăng: 26/7/2013
*
Tel: 0984436209; Mail: bigzerotn@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_39421_42959_210201316126125_2159_2051902.pdf