Nghiên cứu tính toán và đánh giá tuyến thông tin vệ tinh - Phạm Văn Ngọc

Báo báo đã chỉ ra các thông số chính của 2 vệ tinh Việt Nam là Vinasat-1 và Vinasat-2 cùng với các biểu thức tính toán và mô phỏng kết quả tính toàn tuyến với 2 vệ tinh Việt Nam. Với phần phỏng này người sử dụng và các nhà cung cấp dịch vụ có thể tính toán lý thuyết về tuyến dẫn mới để đảm bảo tuyến có đảm bảo yêu cầu hay không trước khi triển khai một tuyến mới.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tính toán và đánh giá tuyến thông tin vệ tinh - Phạm Văn Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Văn Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 116 (02): 99 - 104 99 NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ TUYẾN THÔNG TIN VỆ TINH Phạm Văn Ngọc*, Trƣơng Quỳnh Chi Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Với sự phát triển nhƣ vũ bão về thông nghệ thông tin và truyền thông, các dịch vụ viễn thông ngày càng đƣợc phát triển và có vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nƣớc. Thông tin vệ tinh có những ƣu điểm riêng và trở thành một trong những phƣơng thức truyền dẫn quan trọng trong viễn thông. Việt Nam đã phóng 2 vệ tinh lên quỹ đạo do đó khẳng định đƣợc chủ quyền về vị trí quỹ đạo trong không gian, đáp ứng đƣợc yêu cầu dịch vụ viễn thông mới. Báo cáo này trình bày đặc điểm tổng quan chung về thông tin vệ tinh, đặc điểm và thông số chính về 2 vệ tinh là Vinasat-1 và Vinasat-2 của Việt Nam. Nghiên cứu và chỉ ra các biểu thức tính toán đƣờng truyền trong thông tin vệ tinh nhƣ: hƣớng lặp đặt anten, các thông số tính toán và đánh giá đƣờng truyền thông tin vệ tinh. Phần cuối bài báo là chƣơng trình mô phỏng tính toán và đánh giá tuyến thông tin vệ tinh thông qua 2 vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2 của Việt Nam. Từ khóa: Thông tin vệ tinh; Vệ tinh; Trạm mặt đất; Vinasat-1; Vinasat-2 GIỚI THIỆU* Thông tin vệ tinh là một trong những phƣơng tiện truyền thông ngày càng phổ biến trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam. Thông tin vệ tinh ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực truyền hình, truyền dữ liệu, thoại ngoài ra vệ tinh còn đƣợc ứng dụng trong viễn thám, quân sự, [1], [3], [4], [9]. Hiện nay cũng có nhiều tác giả tại Việt Nam cũng nhƣ một số nƣớc trên thế giới nghiên cứu lý thuyết tính toán tuyến thông tin vệ tinh [2], [5], [7] tuy nhiên chƣa có tác giả đƣa ra mô phỏng tính cho lắp đặt anten trạm mặt đất và tính toán đánh giá chung về tuyến. Bài báo này giới thiệu thông tin chung về thông tin vệ tinh cụ thể là vệ tinh địa tĩnh, tính toán đánh giá tuyến thông tin vệ tinh và cụ thể trong báo cáo là đánh giá cho 2 vệ tinh của Việt Nam là Vinasat-1 và Vinasat-2 [3], [4], [6], [8], [9]. * Tel: 0915 900226, Email: pvngoc@ictu.edu.vn TỔNG QUAN THÔNG TIN VỆ TINH Thông tin vệ tinh đƣợc sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới do đáp ứng đƣợc nhiều vấn đề mà mạng vô tuyến mặt đất bình thƣờng không có là: vùng phủ sóng rộng lớn, thiết bị phát sóng công suất nhỏ, lắp đặt nhanh chóng, đa loại hình dịch vụ, tuyến truyền dẫn ổn định và có thể tận dụng tối đa nguồn năng lƣợng mặt trời. Vệ tinh ở trên quỹ đạo có hai dạng quỹ đạo chính là quỹ đạo tròn và quỹ đạo elip. Quỹ đạo elip thƣờng sử dụng là quỹ đạo elip nghiêng tầm cao để phủ sóng các khu vực có vĩ độ cao. Trong khi các vệ tinh quỹ đạo tròn đƣợc sử dụng phổ biến hơn, với quỹ đạo thấp thƣờng đƣợc sử dụng cho vệ tinh viễn thám và hệ thống định vị vệ tinh, Việt Nam đã đƣa 1 vệ tinh viễn thám lên quỹ đạo là VNREDsat-1. Ngoài ra còn quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong thông tin vệ tinh, vệ tinh ở quỹ đạo này cho phép truyền dẫn đa loại hình dịch vụ thông qua vệ tinh. Việt Nam hiện nay có 2 vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh là vệ tinh Vinsasat-1 và Vinasat-2. Cấu trúc một hệ thống thông tin vệ tinh gồm hai phân đoạn: phân đoạn không gian – vệ tinh (space segment) và phân đoạn mặt đất – Trạm mặt đất (groud segment). HPA Uplink Downlink LNA Tr¹m ®iÒu khiÓn TT&C Tr¹m ph¸t Tr¹m Thu Phạm Văn Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 116 (02): 99 - 104 100 Phân đoạn không gian bao gồm vệ tinh trên quỹ đạo (phần tải trọng và khung nền) cùng các thiết bị đặt trên mặt đất để điều khiển, đo lƣờng, giám sát, vệ tinh hoạt động (TT&C). Chức năng chính của vệ tinh là thu tín hiệu ở đƣờng lên, chuyển đổi tần số, khuếch đại công suất, và phát trở lại trên đƣờng xuống đƣợc thực hiện bởi các bộ phát đáp. Phân đoạn mặt đất bao gồm tất cả các trạm mặt đất thu hoặc phát tín hiệu qua vệ tinh. Chúng thƣờng đƣợc kết nối với các thiết bị của ngƣời sử dụng thông qua các mạng mặt đất. Các trạm mặt đất đƣợc phân loại tùy thuộc vào kích cỡ trạm và loại hình thông tin đƣợc truyền (thoại dữ liệu, truyền hình). Vệ tinh trên quỹ đạo sử dụng nhiều dải tần số khác nhau phụ thuộc và đặc điểm của từng dịch vụ và ứng dụng. Nhƣ băng L dùng trong di động, băng C (6/4) GHz và băng Ku (14/11; 12) GHz dùng truyền dữ liệu truyền hình, internet đặt biệt băng X (8/7) GHz dành riêng trong quân sự và chính phủ, VỆ TINH VINASAT-1, VINASAT-2 Vệ tinh Vinasat-1 Vinasat-1 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam đƣợc phóng vào ngày 18 tháng 4 năm 2008 (giờ UTC). Ở vị trí 132o Đông trên quỹ đạo địa tĩnh. Vệ tinh đƣợc điều khiển bởi 02 Trạm Điều khiển vệ tinh (TT&C), Trạm chính đặt tại xã Cát Quế, Hoài Đức, Hà Nội (Trạm Điều khiển Quế Dƣơng) và Trạm dự phòng đặt tại xã Tân Định, Bến Cát, Bình Dƣơng (Trạm điều khiển Bình Dƣơng) 2 trạm điều khiển này đƣợc sử dụng cho cả vệ tinh Vinasat-2. Các thông số kỹ thuật cơ bản: Cao 4 mét, trọng lƣợng khoảng hơn 2,7 tấn, Ở độ cao 35.768km so với bề mặt trái đất, Dung lƣợng 20 bộ phát đáp (trong đó có 8 bộ cho băng C, 12 bộ băng Ku), tuổi thọ vệ tinh tối thiểu 15 năm và có thể kéo dài đến 20 năm và độ ổn định vị trí: +/-0,05 độ. Băng tần C: có 08 bộ (Với độ rộng băng thông 36 MHz/bộ); Với đƣờng lên sử dụng tần số 6.425 - 6.725 GHz, và anten phân cực là thẳng đứng, nằm ngang. Đƣờng xuống sử dụng tần số 3.400 - 3.700 GHz, và anten phân cực là nằm ngang, thẳng đứng. Để tuyến đảm bảo yêu cầu đƣờng lên tại vệ tinh đảm bảo một độ dung lƣợng bão hòa (SFD): -85 dBW/m 2 . Vùng phủ sóng cho băng C bao gồm: Việt Nam, Đông Nam Á, Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia. Bảng giá trị EIRP và G/T băng C tại một số vùng vệ tinh Vinasat-1 Thành phố EIRP (dBW) G/T (dB/K) Hà Nội 44.2 -0.3 Hồ Chí Minh 43.7 -0.2 Hải Phòng 44.2 -0.3 Đà Nẵng 44.2 -0.2 Nha Trang 43.9 -0.1 Qui Nhơn 44.0 -0.1 Huế 44.3 -0.1 Cần Thơ 43.5 -0.2 Nam Định 44.2 -0.2 Bảng giá trị EIRP và G/T băng Ku tại một số vùng vệ tinh Vinasat-1 Thành phố EIRP (dBW) G/T (dB/K) Hà Nội 55 8.4 Hạ Long 54.6 8.3 Thanh Hóa 54.3 8.0 Đà Nẵng 54.0 7.8 Nha Trang 54.0 7.9 Hồ Chí Minh 54.0 7.8 Cần Thơ 54.2 8.1 Băng tần Ku: có 12 bộ phát đáp với độ rộng băng thông 1 bộ phát đáp 36 MHz tƣơng tự nhƣ băng C. Đƣờng lên sử dụng tần số 13.750 – 14.500 GHz và sử dụng anten phân cực thẳng đứng. Đƣờng xuống sử dụng tần số Phạm Văn Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 116 (02): 99 - 104 101 10.950 – 11.700GHz và sử dụng anten phân cực nằm ngang, không giống nhƣ băng C, băng Ku đảm bảo mật độ dung lƣợng bão hòa (SFD) tại anten thu vệ tinh là -90 dBW/m2. Khác với băng tần C, băng Ku có vùng phủ sóng hẹp hơn là: Việt Nam, Lào, Campuchia và một phần Mianma Hiện nay số lƣợng bộ phát đáp vệ tinh Vinasat-1 đã sử dụng hết, còn vệ tinh Vinasat-2 hiệu suất sử dụng đạt 65%. Các dịch vụ vệ tinh Vinasat 1 cung cấp b. Vệ tinh Vinasat-2 Vệ tinh Vinasat-2 đƣợc phóng vào quỹ đạo địa tĩnh ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại bãi phóng Kourou ở Guyana bằng tên lửa Ariane5 ECA. Trong lần phóng này tên lửa mang theo vệ tinh VINASAT-2 và vệ tinh viễn thông JCSAT-13 của Nhật Bản. Thông số cơ bản vệ tinh Vinasat-2: Với tuổi thọ vệ tinh thiết kế: 15 năm,vị trí quỹ đạo: 131,8 °E, với vùng phủ sóng cơ bản bao gồm: Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, một số quốc gia lân cận. Với vệ tinh Vinasat-2 chỉ sử dụng 1 băng tần duy nhất là băng Ku với số lƣợng bộ phát đáp: 30 (36 MHz/bộ) gồm 24 bộ khai thác thƣơng mại và 6 bộ dự phòng. Khả năng truyền dẫn: tƣơng đƣơng 13.000 kênh thoại/Internet/ truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình. Vệ tinh Vinasat-2 sử dụng tần số đƣờng lên: 13.750 - 14.500 MHz, anten phân cực thẳng đứng và đƣờng xuống 10.950 - 11.700 MHz, anten phân cực nằm ngang. c. Ứng dụng vệ tinh Vinasat 1 và Vinasat-2: 2 Vệ tinh của Việt Nam đƣợc sử dụng trong phát thanh, truyền hình, truyền dữ liệu, internet, và điện thoại vệ tinh. Ngoài ra còn cung cấp các kênh thuê riêng cho các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. d. So sánh vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2 - Vị trí quỹ đạo: vệ tinh Vinasat-1 hoạt động ở 132 độ Đông, trong khi Vinasat-2 hoạt động ở 131,8 độ Đông. - Vùng phủ sóng: Vinasat-2 có vùng phủ sóng là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanmar, trong khi Vinasat-1 có vùng phủ sóng gồm khu vực Đông Nam Á, Đông Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Úc và Hawaii. - Dung lƣợng băng tần hoạt động: Vệ tinh Vinasat-2 có công suất lớn hơn, số bộ phát đáp nhiều hơn và có dung lƣợng băng tần nhiều hơn. tƣơng đƣơng 20% dung lƣợng của Vinasat-1. - Ứng dụng: Vinasat-1 góp phần giúp Việt Nam sớm hoàn thành việc đƣa các dịch vụ viễn thông, internet và truyền hình đến tất cả các vùng sâu vùng xa, miền núi và hải đảo..., đặc biệt hỗ trợ hiệu quả cho thông tin liên lạc và ứng cứu đột xuất khi xảy ra bão lũ, thiên tai..., Vinasat-2 tiếp tục củng cố an toàn cho mạng viễn thông quốc gia; đáp ứng nhu cầu sử dụng dung lƣợng vệ tinh của thị trƣờng trong nƣớc và khu vực. TÍNH TOÁN ĐƢỜNG TRUYỀN THÔNG TIN VỆ TINH Khoảng cách từ trạm mặt đất tới vệ tinh Toạ độ của vệ tinh: vĩ độ vệ tinh là Ls, kinh độ vệ tinh là Is Toạ độ của trạm mặt đất xét là E với vĩ độ Le và kinh độ là Ie Hiệu 2 đƣờng kinh tuyến I |Ie - Is| Khoảng cách tử trạm mặt đất tới vệ tinh là 2 2 2 cos( ) e e d R r R r (1) Trong đó xác định nhƣ sau: s e e s os( )=cos( I)cos(L ) os(L ) sin(L )sin(L )c c Góc ngẩng của anten trạm mặt đất (EL) sin( ) cos( ) r El d (2) Phạm Văn Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 116 (02): 99 - 104 102 Góc ngẩng thay đổi từ 0 đến 90 độ Góc phƣơng vị anten trạm mặt đất (Az) Góc phƣơng vị không đƣợc tính trực tiếp mà phải tính qua một góc trung gian α nhƣ sau: sin sincos sin 1 ILs (3) Góc phƣơng vị biến đổi từ 0 đến 360 độ Vị trí của E (trạm mặt đất) so với S (vệ tinh) Quan hệ giữa Az và Đông – Bán cầu Nam Đông – Bán cầu Bắc Tây – Bán cầu Nam Tây – Bán cầu Bắc Az = 180 0 + Az = 360 0 – Az = 180 0 – Az = Các thông số đặc tính anten Hệ số tăng tích anten Hệ số tăng tích theo hƣớng búp sóng chính là Gmax [dB] =20,4+20lgf[GHz] +20 lgD[m] + 10lgη (4) : hiệu suất anten, 0.55 0.75 Độ rộng búp sóng chính fD c dB 703 (độ) (5) Độ suy giảm bức xạ anten do lệch trục 2 [ ] 312 /i dB i dBL (6) [ ] ax[ ] [ ]idB m dB dB G G L Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) [ ] T[ ] T[ ]dBW dBW dBEIRP P G (7) Suy hao đường truyền Suy hao không gian tự do [ ] [ ]92,44 20lg 20lgFS km GHzL d f (dB) (8) Tổng suy hao đƣờng truyền: L = LFS + Lmƣa + LA Công suất nhiễu Công suất nhiễu N KBT (W) (9) Mật độ công suất nhiễu o N N KT B (W/Hz) (10) Tỷ số sóng mang trên mật độ công suất tạp âm [ ] 0[ / ] [ ] dBW dBW Hz o dB C C N N (11) Hệ số phẩm chất của anten thu Hệ số phẩm chất anten thu là tỷ số giữa độ tăng ích của anten thu trên nhiệt tạp âm hệ thống thu. 1 ( ) ( )( ) R dB dBK G dBK G T T (12) Mật độ thông lƣợng công suất Mật độ thông lƣợng công suất xác định mật độ công suất tối thiểu đạt đƣợc tại 1 anten thu để đảm bảo tuyến hoạt động tốt. 24 T TP G d (W/m 2 ) (13) Phƣơng trình tính toán đƣờng truyền Tính toán đường lên 0 [ ] ES U SLU dB C G EIRP L K N T (14) [ ] ES U SLU dB C G EIRP L K B N T (15) Tính toán đường xuống: 0 [ ] SL D ESD dB C G EIRP L K N T (16) [ ] SL D ESD dB C G EIRP L K B N T (17) Tính toán toàn tuyến 1 1 1 0 0 0T U D C C C N N N (18) MÔ PHỎNG TÍNH TOÁN TUYẾN Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ thông tin vệ tinh thông qua vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2, chúng ta thấy phổ biến nhất là truyền dữ liệu, internet các nơi vùng sâu vùng Phạm Văn Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 116 (02): 99 - 104 103 xa, biên giới và hải đảo xa xôi. Kết hợp với truyền dữ liệu là dịch vụ truyền hình vệ tinh của đài VTV và VTC, Việc thực hiện lắp đặt các trạm thu, phát là một trong những yêu cầu bắt buộc, đồng thời việc đảm bảo chất lƣợng tín hiệu truyền qua vệ tinh là một vấn đề then chốt khi triển khai mạng. Do đó với việc xây dựng chƣơng trình mô phỏng này cho phép nhà cung cấp và sử dụng dịch vụ để tính toán góc chỉ hƣớng lắp đặt anten cho phù hợp và tính toán tuyến khi xây dựng có đảm bảo yêu cầu về tuyến hay không dẫn tới làm giảm chi phí lắp đặt và xây dựng trạm. Tính toán thông số chung trạm mặt đất Trong giao diện này cho phép nhà cung cấp dịch vụ nhập các thông số về vị trí vệ tinh Vinasat-1 hoặc Vinasat-2 và thông số của các trạm mặt đất tƣơng ứng, từ các thông số này cho phép tính toàn đƣợc khoảng cách từ trạm mặt đất thu, phát tới vệ tinh và góc ngẩng và góc phƣơng vị tƣơng ứng của anten các trạm mặt đất. Từ kết quả tính toán này cho phép tất cả các trạm mặt đất thu hoặc phát tín hiệu qua vệ tinh Vinasat-1 hoặc Vinasat-2 hiệu chỉnh chính xác góc ngẩng và góc phƣơng vị để thu đƣợc tín hiệu tốt nhất từ vệ tinh. Tính toán đƣờng lên Cho phép nhà cung cấp dịch vụ phát tín hiệu tới vệ tinh nhập các thông số của trạm phát với tần số, độ rộng băng tần, công suất phát và đƣờng kính anten trạm mặt đất sử dụng, ngoài ra còn có một số thông số khác tùy chọn về suy hao kết nối máy phát và anten ... ngoài ra có thể chọn các thông số có sẵn. Từ các thông số của trạm phát tính toán đƣợc các thông số yêu cầu của tuyến lên, từ các kết quả nhận đƣợc so sánh với giá trị ngƣỡng tối thiểu cho trƣớc của vệ tinh, xem xét đƣờng lên có đảm bảo yêu cầu không, từ kết quả đó nhà cung cấp dịch vụ có thể lựa chọn các thông số phù hợp với yêu cầu về tuyến. Tính toán đƣờng xuống Tƣơng tự nhƣ đƣờng lên, đƣờng xuống cho phép nhà cung cấp dịch vụ triển khai máy thu vệ tinh đảm bảo ngƣỡng tối thiểu yêu cầu máy thu. Đảm bảo yêu cầu về tỷ số (C/N0) và (C/N). Từ kết quả tính toán đƣờng lên và đƣờng xuống chúng ta tính toán (C/N0) toàn tuyến với yêu cầu dịch vụ tƣơng ứng có đảm bảo yêu cầu về tuyến trƣớc khi thực hiện triển khai thực tế. Từ giao diện chƣơng trình và kết quả mô phỏng, độc giả có thể tính toán đƣợc toàn bộ các thông số về lắp đặt góc chỉ hƣớng cho anten trạm mặt đất thu hoặc phát tín hiệu thông qua vệ tinh của Việt Nam ngoài ra cho phép tính toán tuyến truyền dẫn bất kỳ thông qua vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2. Trƣờng hợp không sử dụng vệ tinh của việt Nam khi đó chúng ta phải thiết lập lại các thông số về các vệ tinh cần tính và giá trị ngƣỡng công Phạm Văn Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 116 (02): 99 - 104 104 suất thu yêu cầu để tính toán góc chỉ hƣớng của anten trạm mặt đất với một vệ tinh địa tĩnh bất kỳ trên quỹ đạo. Hạn chế của chƣơng trình là chỉ thiết lập các thông số tính toán và đánh giá chung về tuyến cho vệ tinh Viasat-1 và Vinasat-2 mà chƣa đánh giá chi tiết các dịch vụ riêng lẻ về tuyến ngoài ra chƣa đánh giá các thông số cho vệ tinh khác. Hƣớng phát triển trong thời gian tới tác giả sẽ cập nhật thêm nhiều thông tin về vị trí và thông số của các vệ tinh khác, đồng thời cập nhật thêm thông tin về mức tín hiệu thu của các dịch vụ khác cũng nhƣ mức tín hiệu thu của các vệ tinh khác để chƣơng trình đƣợc hoàn thiện để áp dụng rộng rãi cho các nhà mạng triển khai các dịch vụ thông tin vệ tinh. Kết luận: Báo báo đã chỉ ra các thông số chính của 2 vệ tinh Việt Nam là Vinasat-1 và Vinasat-2 cùng với các biểu thức tính toán và mô phỏng kết quả tính toàn tuyến với 2 vệ tinh Việt Nam. Với phần phỏng này ngƣời sử dụng và các nhà cung cấp dịch vụ có thể tính toán lý thuyết về tuyến dẫn mới để đảm bảo tuyến có đảm bảo yêu cầu hay không trƣớc khi triển khai một tuyến mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin vệ tinh, Học viện Công nghệ Bƣu Chính viễn thông 2. Chu Tuấn Linh, (2012) Luận văn thạc sỹ, ngành vật lý vô tuyến và điện tử. 3. Thái Hồng Nhị, (2008) Thông tin vệ tinh. Tập 1, 2, Nxb Bƣu điện. 4. Công ty viễn thông liên tỉnh VTI (2012) tài liệu các chỉ tiêu kỹ thuật vệ tinh Vinasat1 và 2 và các dịch vụ cung cấp. 5. Dr Robert A. Nelson, Satellite Communications Systems Engineering 6. 7. 8. 9. SUMMARY STUDYING CALCULATION SIMULATION AND EVALUATION OF SATELLITE COMMUNICATIONS Pham Van Ngoc * , Truong Quynh Chi College of Information and Communication Technology - TNU With the rapid development of information and communication technology, telecommunication services have been increasingly developed and played important roles in the development of the country. Satellite communications has its own advantages and become one of the important transmission means. Vietnam has launched two satellites into orbit for asserting sovereignty of orbit in space as well as meeting the requirements of new telecommunications services . The paper presents a general overview of the characteristics of satellite communications, characteristics and main parameters of the two satellites of Vietnam, Vinasat - 1 and Vinasat - 2. Moreover, it studies the expressions for calculating transmitting lines in satellite communications, such as direction of antenna installation and the calculation parameters and evaluating lines of satellite communications. Finally, program and evaluation simulation results of lines of satellite communications via two satellite of Vietnam, Vinasat 1 and Vinasat 2 are reported. Keywords: Satellite Communications, Satellite , Earth station ; Vinasat - 1 ; Vinasat – 2 Ngày nhận bài:18/11/2013; Ngày phản biện:02/12/2013; Ngày duyệt đăng: 26/02/2014 Phản biện khoa học: TS. Phùng Trung Nghĩa – Trường ĐH Công nghệ Thông tin & Truyền thông - ĐHTN * Tel: 0915 900226, Email: pvngoc@ictu.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_42083_45930_6620141094018_0419_2048645.pdf