Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây
Trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp được coi là những đơn vị kinh tế tự chủ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Ba vấn đề chính là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Hiện được các doanh nghiệp quan tâm để đạt được hiệu quả cao nhất trên cơ sở nguồn lực sẵn có của mình. Đó chính là cả một quá trình mà các doanh nghiệp cần nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm, hàng hoá phù hợp với nhu cầu của thị trường, để thúc đẩy quá trình sản xuất của xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.Hiện nay trong nền kinh tế thị trường khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất khác. Nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp là phải nắm bắt được các nhu cầu về thị trường từ đó có định hướng cho sản xuất của doanh nghiệp mình, sản xuất sản phẩm mà thị trường cần phù hợp với nhu cầu thị trường trong từng khoảng thời gian, không gian nhất định.Trong mấy năm gần đây, cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi của nước ta đã không ngừng phát triển và đã đạt được kết quả đáng kể. Đó là sự khởi đầu trong việc triền khai chương trình phát triển chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính của Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trương ương Đảng khoá VIII và nghị quyết 06 NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong đó ngành chăn nuôi gia cầm đã góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Chăn nuôi gia cầm là một loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình Việt Nam là một số mô hình trang trại, xí nghiệp, doanh nghiệp . Với những đặc điểm nổi bật là nó phù hợp với điều kiện xã hội, tự nhiên, điều kiện địa lý . của nước ta.Chăn nuôi gà là một nghề đã có từ lâu trong các hộ gia đình ở nông thôn. Thực tế đã chứng minh chăn nuôi gà đem lại hiệu quả kinh tế cao, chu kỳ sản xuất thịt và trứng nhanh hơn nhiều so với nhiều vật nuôi khác. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp và nó tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó cung cấp phần lớn sản lượng thịt cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành gia cầm nói riêng. Hơn nữa chu kỳ sản xuất gà ngắn do đó nó đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng cao trong xã hội cả về số lượng cũng chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi gà phát triển còn góp phần bổ trợ đáng kể vào việc phát triển ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và các ngành kinh tế khác, làm tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu thu ngoại tệ phục vụ cho các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trong những năm gần đây đã từng bước được Nhà nước chú ý hơn đặc biệt là công tác giống. Nhà nước chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm gà giống và nó đã đóng góp đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu về khối lượng thịt, trứng của nhân dân. Tuy nhiên trên thực tế khối lượng này vẫn còn khiêm tốn so với nhu cầu thực phẩm của nhân dân và nhu cầu làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bởi lẽ một số xí nghiệp, doanh nghiệp cho ra sản phẩm giống tốt nhưng quá trình sản xuất và tiêu thụ còn nhiều điều bất cập.Công ty giống gia cầm Lương Mỹ trực thuộc tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, được thành lập theo nghị quyết số 160-NNTCQD ngày 24/09/1976 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) do sản phẩm gà giống của công ty gặp không ít khó khăn về phía đầu ra (thị trường tiêu thụ và giá cả) sản xuất kinh doanh gà chỉ có thể đứng vững và phát triển khi có một thị trường ổn định và chiếm thị phần lớn.Để góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà giống của Công ty trong thời gian tới, được sự phân công của khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, được sự đồng ý của ban lãnh đạo Công ty giống gia cầm Lương Mỹ, dưới sự hướng dẫn của thầy Đặng Văn Tiến chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây".
73 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2314 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh ngắn ( từ 6- 8 tuần tuổi có thể đạt được thể trọng từ 2,2 - 2,8 Kg), hàm lượng chất dinh dưỡng cao, sản phẩm thực phẩm là thịt gà loại ISA được xuất chủ yếu cho thị trường Nga nên đã tạo được đầu ra ổn định. Vì vậy kích thích người chăn nuôi, chăn nuôi đàn gà này.
Theo nhu cầu của người chăn nuôi các quí có sự thay đổi khác nhau về khối lượng sản phẩm sản xuất ra, thường quí II có khối lượng sản phẩm sản xuất ra cao nhất do phong tục tập quán của người dân Việt Nam những tháng đầu năm là dịp lễ hội, cưới hỏi nhiều nên quý II qua 3 năm có khối lượng sản xuất ra đều tăng bình quân tăng 32,01% cụ thể năm 2002 đạt con số 890120 con tăng 82,00% tương đương với 401049 con so với năm 2001
Qua thực tế chúng tôi biết sản phẩm gà giống thương phẩm ISA và gà giống thương phẩm TH 882 là sản phẩm chính của Công ty đã chiếm được lòng tin của khách hàng. Trong những năm qua Công ty đã gặt hái được kết quả cao đối với hai sản phẩm này do có nhiều ưu điểm: Năng suất cao, số ngày nuôi ngắn... Cho nên trong thời gian qua sản phẩm này đã đem lại doanh thu và lợi nhuận cho Công ty ,đồng thời đà gây được chữ tín đối với khách hàng. Cho nên con đường cơ bản ngắn nhất đồng thời cũng là chiến lược chiến thuật của Công ty đề ra là hạ giá thành sản phẩm để hạ giá bán trong kinh doanh và là điều kiên cần thiết trong cạnh tranh thị trường.
Do đặc thù của sản xuất gà giống chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố như khí hậu thời tiết yếu tố kĩ thuật... Do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí gà giống. Số lượng cung ứng gà giống thương phẩm chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu và giá cả sản phẩm gà giống ngoài thị trường.
Giá thành sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên tăng giảm, thay đổi qua các quý trong năm, quý II năm 2000 có giá thành sản xuất là thấp nhất là 2515đồng /con, riêng quý III năm 2002 lại có giá thanh sản xuất cao là 5373 động /con. Sự tăng về tổng giá thành gà giống thương phẩm ISA chủ yếu là do sự tăng lên của khối lượng sản phẩm sản xuất kéo theo các chi phí dùng để sản xuất tăng lên như chi phí nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất. Tổng giá thành sản phẩm là chỉ tiêu giá trị, nó thể hiện phần nào quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty, chưa đánh giá được đầy đủ hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy để tìm hiểu rõ hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh phải đi sâu phân tích chi phí sản xuất qua biểu 08.
Giá thành sản xuất của năm có sự biến động. Năm 2000giá thành sản xuất nhỏ nhất băng 3242đồng /con và năm 2002 là lớn nhất bình quân giá thành sản xuất ra là 4376 đồng/con, bình quân giá thành tăng lên qua 3 năm là 16,18 %.
Biểu 08. Giá thành sản xuất và tổng chi phí sản xuất gà giống ISA của công ty qua 3 năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
So sánh (%)
Giá thành (đ/con)
Tổng CPSX (1000 đ)
Giá thành (đ/con)
Tổng CPSX (1000 đ)
Giá thành (đ/con)
Tổng CPSX (1000 đ)
01/00
02/01
BQ
Tổng
3242
5864550
3883
6672025
4376
13737276
119,77
112,69
116,18
Quý I
2935
1025538
3885
1758448
3308
2751485
132,36
85,15
106,16
Quý II
2515
1479569
4785
2340205
4276
3806153
190,26
89,36
130,39
Quý III
4343
2113976
3059
1423117
5373
4669486
70,44
175,65
111,23
Quý IV
2572
1245467
3693
1150255
4582
2510152
143,58
124,07
133,47
Nguồn :Phòng Tài vụ công ty
Năm 2002 tổng chi phí sản xuất là 1373726 nghìn đồng tăng 82,66% so với năm 2001 số lượng biến động qua các tháng, các quý dẫn tới khó khăn cho việc lập kế hoạch và bố trí sản xuất nó cúng ảnh hưởng tới chi phí sản xuất của công ty.
Để phân tích tình hình chi phí sản xuất cụ thể cho 1000 sản phẩm , ta có biểu 09.
Qua đó ta thấy tổng chi phí sản xuất của năm 2001 giảm hơn so với năm 2000 là 4,49% tương đương với giảm 126929 đồng chi phí sang năm 2002 tổng chi phí tăng lên cao 4209979 đồng chi phí do công ty phải đầu tư thêm các yếu tố chi phí , cụ thể là đầu tư chất lượng con giống năm 2002 chi phí về con giống là 15,21% tương đương với 275231 đồng / 1000 gà giống so với năm 2001. Thức ăn nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá thành đây là phần quan trọng tạo nên thực thể vật chất của sản phẩm sản xuất ra. Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi của Công ty chủ yếu là thức ăn nghiền và tự chế biến năm 2002 chi phí thức ăn chiếm 51,64% trên tổng chi phí số tuyệt đối là 1312505 đồng/1000 gà giống. Năm 2001 là 51,4% giảm hơn so với năm 2000 là 1,61%.
Gà giống là một loại vật nuôi dễ mẫn cảm với bệnh tật đặc biệt là giai đoạn con giống nên phải uống thuốc kháng sinh và tiêm vacxin để phòng bệnh cho gà. Do Công ty chú trọng tới công tác phòng chữa bệnh cho con giống do đó làm cho chi phí thuốc thú y tăng lên qua các năm . Năm 2002 chi phí thuốc thú y là 478253 đồng/1000 gà giống chiếm 11,36% tăng 216497 đồng/1000 gà giống bằng 82,71% so với năm 2001, bình quân qua 3 năm tăng 33,57% các loại chi phí khác như : Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công, chí phí quản lý chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng chi phí nhưng cũng có sự biến động tăng giảm qua các năm.
Tóm lại qua nghiên cứu tình hình chi phí sản xuất gà giống thương phẩm ISA qua 3 năm ta thấy chi phí cho 1000 gà giống ISA vẫn còn tăng trong những năm tới Công ty cần có biện pháp để hạ thấp các loại chi phí giảm chi phí giá thành sản phẩm từ đó quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn
Biểu 09. Chi phí sản xuất bình quân trên 1000 gà giống ISA của công ty
4.2.2. Khối lượng sản xuất và chi phí sản xuất gà giống thương phẩm Tam Hoàng 882
Gà giống thương phẩm Tam Hoàng 882 và gà giống thương phẩm ISA là 2 sản phẩm gà giống thương phẩm chính của Công ty nhưng số lượng sản xuất gà giống thương phẩm Tam Hoàng 882 ít hơn so với gà giống thương phẩm ISA.
Biểu 10. Số lượng sản xuất gà giống TH882 của công ty qua 3 năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
So sánh (%)
01/00
02/01
BQ
Tổng
287167
577992
510248
201,27
88,28
133,29
Quý I
62217
138600
135033
222,77
97,42
147,32
Quý II
73223
160827
89722
219,64
55,78
110,69
Quý III
79498
142784
170685
179,61
119,54
146,53
Quý IV
72229
135781
114808
187,99
84,55
126,08
Nguồn: Phòng Tài Vụ công ty
Đối với sản phẩm gà giống TH 882 do có nhiều công ty, xí nghiệp cùng sản xuất loại gà này vì vậy lượng sản xuất hàng năm đạt tỷ trọng thấp hơn so với tổng số con sản xuất, nhưng cũng có xu hướng tăng, giảm qua các năm. Qua biểu ta thấy năm 2000 lượng sản xuất ra là 287167 con, năm 2001 là 577992 con tăng 29082 con, đạt 101,27%. Kết quả này cho thấy cầu về sản phẩm gà giống TH882 được tăng lên nó phản ánh xu hướng của người tiêu dùng trong nước đang dần lựa chọn sử dụng gà TH882 hoặc loại gà Lương Phượng thay thế cho các loại gà ta truyền thống trong các dịp tết, lễ hội... Mặt khác cũng phản ánh sự cố gắng của Công ty không chỉ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn đẩy mạnh việc truyền bá, hướng dẫn kỹ thuật, tư vấn thiết bị chuồng trại miễn phí cho khách hàng dã tạo ra sự quan tâm mến mộ của khách hàng. Nhưng đến năm 2002 thì lại giảm xuống 510248 con, giảm 11,72% tương đương với 67744 con, do khối lượng gà giống ISA của công ty sản xuất ra trong năm 2002 là rất lớn. Nên để phù hợp với yêu cầu của khách hàng và đảm bảo được kết quả kinh doanh vì vậy khối lượng sản xuất gà giống TH882 giảm xuống, bình quân qua 3 năm tăng 3,29%.
Cũng như gà giống thương phẩm ISA lượng sản xuất cũng có sự biến động qua các quý trong năm. So sánh về số lượng sản xuất giữa các quý qua các năm cho thấy quý II và quý III có mức tăng bình quân cao nhất 47,32% và 46,53%. Lượng sản xuất quý II năm 2002 so với năm 2001 giảm mạnh 77105 con tương đương với giảm 44,22%. Trong khi đó quý III năm 2002 so với quý III năm 2001 tăng 27904 con, tương đương với 19,54%. Bình quân cả 3 năm quý III tăng 46,53%. Qua nghiên cứu về lượng sản xuất ta thấy lượng sản xuất qua quí II và quý III cao hơn quý I và quý IV. Số lượng biến động giữa các quý qua các năm là khác nhau do đó nó cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tổng chi phí, nhìn chung chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm thay đổi qua các năm. Năm 2000 chi phí bình quân trên 1 đơn vị sản phẩm là 2677 đồng/con, năm 2001 là 2178 đồng/con giảm 499 đồng/con, năm 2002 là 2918 đồng/con tăng 704 đồng/con, bình quân giá thành qua 3 năm tăng 4,4 % là do khối lượng sản phẩm sản xuất ra tăng. Đây là sự đầu tư đúng đắn có hiệu quả của Công ty nhằm tận dụng công suất, năng lực của máy ấp, máy sưởi, nhà xưởng của Công ty. Tuy nhiên khối lượng tiêu thụ sản phẩm này chưa cao so với gà giống thương phẩm ISA là do thời gian nuôi gà giống Tam Hoàng 882 dài hơn so với gà giống ISA khoảng 30 ngày (gà giống thương phẩm ISA thời gian nuôi là 40-50 ngày, còn gà giống thương phẩm Tam Hoàng 882 thời gian nuôi là 70-80 ngày).
Biểu 11. Giá thành sản xuất và chi phí sản xuất gà giống TH882 của công ty qua 3 năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
So sánh (%)
Giá thành (đ/con)
Tổng CPSX (1000 đ)
Giá thành (đ/con)
Tổng CPSX (1000 đ)
Giá thành (đ/con)
Tổng CPSX (1000 đ)
01/00
02/01
BQ
Tổng
2677
768877
2178
1259281
2918
1489322
81,36
133,98
104,40
Quý I
2796
173959
2091
289812
2573
347439
74,79
123,05
95,93
Quý II
3128
229042
2298
369580
3011
270153
73,47
131,03
98,11
Quý III
2996
238176
1727
246587
3012
514103
47,64
174,41
100,26
Quý IV
1768
127701
2602
353302
3115
357627
147,17
119,72
132,74
Nguồn: Phòng Tài Vụ công ty
Để thấy được sự tăng giảm của chi phí sản xuất, và nguyên nhân gây ra sự biến động các khoản mục chi phí ta phân tích từng yếu tố cấu thành chi phí sản xuất, ta có biểu 12.
Qua đó ta thấy trong tổng chi phí, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất năm 2000 chi phí thức ăn là 1053410 đồng/1000 con chiếm 54,20%, năm 2001 là 1053743 đồng/con chiếm 53,54% tăng 333 đồng tương đương với tăng 0,03% tỷ lệ này tăng nhỏ nhưng đến năm 2002 là 1850257 đồng chiếm 54,38% tăng 75,59% so với năm 2001 bình quân 3 năm tăng 32,53% sau chi phí thức ăn là chi phí về con giống. Năm 2000 chi phí về giống là 298531 đồng chiếm 15,36%, năm 2001 chiếm 15,57% bằng 302800 đồng đến năm 2002 là 485871 đồng chiếm 14,28% tổng chi phí bình quân tăng 3 năm là 27,57% chi phí thuốc thú y tăng, năm 2002 là 40251 đồng/1000 gà giống chiếm 11,83% tăng 209892 đồng/1000 gà giống bình quân 3 năm là 44,34% ngoài ra còn có các chi phí như chi phí quản lý, chi phí nhân công. Chi phí khấu hao tài sản cố định cũng tăng giảm qua các năm.
Biểu 12. Chi phí sản xuất bình quân trên 1000 gà giống TH882 của công ty
Trên đây là tình hình sản xuất và chi phí sản xuất của 2 loại gà giống gà giống thương phẩm ISA và gà giống thương phẩm Tam Hoàng 882, từ đó cho chúng ta biết được những khoản mục nào quan trọng có tỷ trọng lớn và có sự biến động lớn để tìm ra các biện pháp tác động để tiết kiệm chi phí giảm giá thành đơn vị sản phẩm, từ đó tạo cơ sở để nâng cao sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của 2 loại gà giống này chúng ta nghiên cứu tình hình tiêu thụ của 2 loại giống này của Công ty qua các năm.
4.3. Tình hình tiêu thụ gà giống thương phẩm ISA và gà giống thương phẩm Tam Hoàng 882
4.3.1. Tình hình tiêu thụ gà giống thương phẩm ISA
Nhìn vào biểu 13 ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống ISA biến động qua các quý rất phức tạp, lúc tăng lúc giảm. Năm 2000 với lượng tiêu thụ là 1667471 con, năm 2001 là 1714177 con tăng 46706 con bằng 2,8% đến năm 2002 lượng tiêu thụ lên tới 3130299 con tăng hơn so với năm 2001 là 1416122 con, tương đương với 82,61%, bình quân qua 3 năm lượng tiêu thụ tăng 37,01%.
Lượng tiêu thụ của các quý trong năm được thay đổi theo lượng mua của khách hàng vì là những khách hàng đã từng mua sản phẩm gà giống của Công ty nên nhìn vào tỷ lệ tiêu thụ so với tỷ lệ sản xuất ta thấy sản phẩm của Công ty nhìn chung được tiêu thụ với tỷ lệ cao tỷ lệ này được thay đổi giữa các tháng và các quý trong năm. Năm 2000 tỷ lệ tiêu thụ không cao nhưng tương đối ổn định, chỉ có quý IV tỷ lệ tiêu thụ thấp hơn chỉ đạt 73,15% so với lượng sản xuất ra, còn các quý khác trong năm tuy tỷ lệ tiêu thụ không cao nhưng ổn định, đều đạt 92,19% do thị trường cả nước tiêu thụ gà giống chững lại, gà thịt hạ nên người chăn nuôi thua lỗ, không dám chăn nuôi gà. Mặt khác Công ty lại bị một số công ty khác như công ty gà giống Hoà Bình, công ty CP Thái Lan... cạnh tranh. Tuy nhiên sang năm 2001 và 2002 thì sản phẩm của Công tyđược tiêu thụ tương đối cao do Công ty đã không ngừng mở rộng qui mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật mở rộng thị trường bảo hộ vật nuôi cho người dân và bán sản phẩm có chất lượng tốt đưa sản phẩm đến tận người chăn nuôi , hơn nữa Công ty đã không ngừng mở rộng tiêu thụ sản phẩm ra các tỉnh thành lân cận mà tiêu thụ chính trong nội bộ của công ty. Công ty đã tiến hành thành lập và mở rộng các văn phòng đại diện ở Thường Tín và Thạch Thất để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm từ đó mở rộng thị trường tạo lòng tin đối với khách hàng làm cho người chăn nuôi yên tâm hơn khi chăn nuôi sản phẩm con giống của công ty. Do vậy mà trong năm
Biểu 13. Tình hình tiêu thụ gà giống thương phẩm ISA của công ty qua 3 năm
công ty đã ký kết hợp đồng với tổng công ty chăn nuôi Việt Nam về cung ứng gà giống ISA, cung ứng gà giống TH882 với công ty TNHH Đại Hoà - thành phố Đà Nẵng. Điều này cho thấy tình hình tiêu thụ gà giống của Công ty đang diễn ra thuận lợi.
Cùng với lượng tiêu thụ giá cả cũng là nhân tố quyết định lợi nhuận của công ty, giá cả là yếu tố phức tạp nó phụ thuộc lớn vào điều kiện lợi thế của công ty, phụ thuộc vào cung cầu của thị trường và chiến lược thị trường của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh, Công ty đã không ngừng tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. Từ việc nhập con giống ông bà từ Pháp đã trực tiếp nhân giống ông bà ra gà bố mẹ chính điều này đã góp phần giảm chi phí đầu vào về con giống làm cho giá thành một con giống thương phẩm hạ phù hợp với người chăn nuôi, nhưng chi phí khác để đầu tư cho một con giống vẫn cao nên giá bán bình quân của gà giống ISA là 3686 đ/con, năm 2000 và tăng lên 4274 đ/con năm 2001 như vậy là tăng 588đ/con, đến năm 2002 giá bán bình quân 1 con gà giống cao hơn 734đ/con bằng 5008đ/con, biến động giá của các tháng, cả quí trong năm cũng thay đổi rõ rệt. Năm 2002 giá cao nhất là quí III đạt 6608đ/con nhưng quí I thì chỉ có 3566đ/con sự chênh lệch giá là 3040đ/con sự biến động giá cả và lượng tiêu thụ so với giá thành và lượng sản xuất ta thấy Công ty đã có những hướng đi đúng, doanh thu của sản phẩm gà giống ISA đều được tăng lên qua các năm chứng tỏ là các sản phẩm này có hiệu quả.
4.3.2. Tình hình tiêu thụ gà giống TH882
Trong những năm qua khi nền kinh tế mở cửa các doanh nghiệp nước ngoài đã ồ ạt thâm nhập và thị trường Việt Nam với tất cả các lĩnh vực trong đó có ngành chăn nuôi dẫn đến thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh gay gắt bởi các doanh nghiệp nước ngoài là những cơ sở sản xuất chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh, có công nghệ chăn nuôi hiện đại,có trình độ tiếp thị tốt hơn, cộng với thế mạnh về vốn và chính sách ưu đãi của nhà nước về thuế, điều này đã làm giảm sức mua của các đơn vị khác đối với công ty, bên cạnh đó những ban hàng trước đây của Công ty nằm trong các tỉnh như Hà Tây, Hà Nam... cũng giảm hẳn về số lượng mua do những yếu tố khách quan như thời tiết nắng nóng thất thường, trình độ kỹ thuật còn non yếu, không đảm bảo chất lượng con giống dẫn đến dịch bệnh tỷ lệ nở thấp,giá thành thì lại cao dẫn đến người chăn nuôi thua lỗ, họ không dám mạo hiểm đầu tư.
Mặc dù năm 2000 là năm Công ty gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với các công ty khác nhưng Công ty vẫn duy trì được tỷ lệ tiêu thụ gà giống TH882 trên thị trường so với lượng sản xuất tại Công ty. Cụ thể lượng tiêu thụ năm 2000 đạt 94,64% so với lượng sản xuất ra, còn năm 2001 và 2002 cũng như sản phẩm gà giống thương phẩm ISA tỷ lệ tiêu thụ con giống TPTH882 cũng tương đối cao và có quý tỷ lệ tiêu thụ đạt 100% so với lượng gà giống sản xuất ra, như quí III năm 2001 là điển hình. Tỷ lệ tiêu thụ cao do giữa năm 2001 Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ vào miền trung với việc đặt một văn phòng địa diện tại Quảng Nam - Đà Nẵng, trong miền trung sản phẩm gà giống thương phẩm TH882 tiêu thụ mạnh hơn do gà này có chất lượng thịt ngon hơn gà ISA nên được ưa chuộng, bình quân hàng năm tỷ lệ tiêu thụ tăng 36,05% năm 2001 tỷ lệ tiêu thụ cao nhất lên tới 574855 con số lượng tiêu thụ tăng 303091 con so với năm 2000.
Bất kỳ một đơn vị sản xuất, một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải quan tâm đến giá bán sản phẩm vì nó quyết định trực tiếp tới lợi nhuận cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do giá gà giống biến động phức tạp chính vì vậy mà Công ty cần chủ động được giá bán sản phẩm trên thị trường thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. sản phẩm gà giống thương phẩm TH882 có giá bán thấp hơn so với của gà giống thương phẩm ISA, giá bán bình quân của năm 2000 là 2889đ/con, năm 2001 giá hạ xuống còn 2432đ/con nhưng do lượng tiêu thụ của năm này tăng nên doanh thu của năm 2001 đạt 1398089 nghìn đồng bước sang năm 2002 giá bán có cao hơn lên tới 3391đ/con tăng hơn so với năm 2001 là 959đ/con
Biểu 14. Tình hình tiêu thụ gà giống thương phẩm TH882 của công ty qua 3 năm
doanh thu của năm 2002 đạt 1705796 nghìn đồng. Giá cả của các tháng các quí cũng có sự biến động thất thường có lúc giá giảm xuống chỉ còn 1979đ/con vào quí IV của năm 2000 lý do cũng dễ nhận thấy là năm 2000 năm thị trường gà giống trong cả nước gặp khó khăn điều này Công ty cũng không thể tránh khỏi tình trạng chung đó. Nhìn chung tỷ lệ tiêu thụ bình quân của năm qua các quí đều tăng là do sự chỉ đạo của ban điều hành giám đốc công ty cùng sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên Công ty. Mặc dù trong những năm gần đây sự cạnh tranh này tình hình tiêu thụ diễn ra gay gắt song công ty vẫn chiếm lĩnh thị trường và đã đạt được lợi nhuận. Tuy đã đạt được lợi nhuận như vậy nhưng Công ty cũng cần cố gắng nhiều hơn để doanh thu trong những năm tới lớn hơn từ đó làm cho lợi nhuận đạt được sẽ cao hơn.
4.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh gà giống thương phẩm ISA và sản phẩm gà giống thương phẩm TH882 của công ty
Trong những năm qua Công ty đã cố gắng trong việc tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm tiêu thụ chính là gà giống thương phẩm ISA và sản phẩm gà giống thương phẩm TH882 rất có triển vọng. Công ty đã chứng tỏ được năng lực sản xuất kinh doanh của mình thể hiện qua sự cố gắng trong công tác sản xuất, trong nghiên cứu thị trường đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. Kết quả đó được phản ánh cụ thể qua biểu sau:
Qua biểu 15 ta thấy tổng doanh thu tiêu thụ gà giống thương phẩm ISA và sản phẩm gà giống thương phẩm TH882 tăng lên rõ rệt qua 3 năm. Đặc biệt năm 2002. Năm 2000 tổng doanh thu là 6932,893 triệu đồng trong đó gà giống gà giống thương phẩm ISA chiếm 86,67% tương đương với 6147,704 triệu đồng, sản phẩm gà giống thương phẩm TH882 là 785,189 triệu đồng chiếm 11,33%, năm 2001 tổng doanh thu là 8723,964 triệu đồng. Trong đó gà giống thương phẩm ISA chiếm 83,97%, sản phẩm gà giống thương phẩm TH882 chiếm 16,03%. Tổng doanh thu năm 2001 tăng 25,83% so với năm 2000 tương đương với tăng 17911,071 triệu đồng trong đó doanh thu gà giống thương phẩm ISA tăng 78,05% và doanh thu sản phẩm gà giống thương phẩm TH882 là 19,16%.
Biểu 15. Hiệu quả sản xuất kinh doanh gà giống thương phẩm ISA và TH882
Năm 2002 tổng doanh thu là 17381,805 triệu đồng tăng 8657,841 triệu đồng so với năm 2001 tương đương với tăng 99,24% trong đó doanh thu gà giống thương phẩm ISA tăng 133,98%, sản phẩm gà giống thương phẩm TH882 tăng 223,00% tổng doanh thu bình quân 3 năm tăng 58,33%. Ta nhận thấy sản phẩm chủ lực chính của Công ty là gà giống thương phẩm ISA.
Năm 2002 số lượng gà giống tiêu thụ lớn và giá cả bán ra ổn định nên lợi nhuận của Công ty là 2155,207 triệu đồng tăng rất cao so với năm 2001 tỷ lệ là 171,89% tương đương với tăng 1362,549 triệu đồng. Trong đó lợi nhuận của gà giống thương phẩm ISA năm 2002 là 89,95% tương đương với 1938,733 triệu đồng tăng 12844,883 triệu đồng, lợi nhuận từ sản phẩm gà giống thương phẩm TH882 tăng lên là 7766 triệu đồng so với năm 2001. Xét tỉ số doanh thu/ Chi phí ta thấy giống gà thương phẩm ISA năm 2000, 1 đồng chi phí thu được 1,04514đ doanh thu, và sản phẩm gà giống thương phẩm TH882 thì 1 đồng chi phí thu được 1,04829 đ doanh thu. Năm 2001 tổng lợi nhuận là 792,658 triệu đồng trong đó lợi nhuận từ gà giống thương phẩm ISA là 653,850 triệu đồng chiếm 82,45% và sản phẩm gà giống thương phẩm TH882 là 138,808 triệu đồng chiếm 17,51% năm 2002 tổng doanh thu là 2155,207 triệu đồng tăng 164,69% tương đương 1362,549 triệu đồng so với năm 2001 trong đó gà giống thương phẩm ISA chiếm 1938,733 triệu đồng bằng 89,95% và sản phẩm gà giống thương phẩm TH882 là 10,05% tương đương với 216,474 triệu đồng, bình quân doanh thu qua 3 năm tăng 168,27%.
Tóm lại công ty đã cố gắng trong việc tiêu thụ sản phẩm đạt được kết quả. Công ty đang thực hiện cung ứng dài hạn sản phẩm gà giống thương phẩm ISA cho Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Mặt khác Công ty có chủ trương xây dựng cơ sở 2 sản xuất gà giống tại Quảng Nam - Đà Nẵng cung ứng các sản phẩm vào miền Nam và miền Trung, đây là một cơ hội lớn cho công ty trong quá trình phát triển của mình tạo được ưu thế trên thị trường.
4.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
4.5.1. Thị trường tiêu thụ của công ty
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, một đơn vị sản xuất nào khi sản xuất kinh doanh phải đặt ra câu hỏi sản phẩm sản xuất ra ? Bán cho đối tượng nào? Tổ chức phương thức bán hàng như thế nào, để cho sản phẩm hàng hoá của mình phù hợp với yêu cầu của thị trường và đạt hiệu quả cao trong việc tiêu thụ sản phẩm. Đối với Công ty trước sức ép cạnh tranh của các đơn vị khác khâu sản xuất mặt hàng con giống thì Công ty giống gia cầm Lương Mỹ đã đạt chỉ tiêu xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ bằng con đường chất lượng là chủ yếu. Công ty không ngừng nâng cao uy tín của Công ty trên toàn quốc.
Qua biểu 16 ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty phân bổ rộng khắp nhưng khối lượng tiêu thụ lớn nhất trên tổng khối lượng tiêu thụ tập trung ở chính tỉnh - khu vực công ty đặt trụ sở. Năm 2000 tại Hà Tây tiêu thụ 44085 con chiếm 22,90% tổng số lượng gà giống trong năm. Thị trường Hà Nội cũng chiếm tỷ lệ cao 21,44% chủ yếu sản phẩm bán được ở các huyện Đông Anh, Sóc Sơn tương đương với 415190 con. Ngoài ra còn thị trường như Hải Dương, Hà Nam chiếm trên 10% trong tổng khối lượng tiêu thụ, thị trường Thái Bình, Nghệ An, Bắc Ninh năm 2000 do đường giao thông còn khó khăn nên công ty đang xâm nhập. Chính vì vậy năm 2002 các thị trường này đều tăng lên như thị trường Hà Nam tăng 538459 con đạt 24,82%, bình quân tăng 47,51%. Còn thị trường Thái Bình cũng tăng đáng kể từ 5258203 con, năm 2001 thì đến 2002 là 521746 con tăng 258203 con, bình quân 3 năm thị trường này tăng 65,86% , tuy nhiên thị trường tiêu thụ chính ở một số tỉnh chính năm 2002 có xu hướng chững lại. Các thị trường khác Công ty đang tìm hiểu để phát triển thị trường rộng hơn trong cả nước. Nhìn chung lượng tiêu thụ gà giống của Công ty có sự tăng lên qua các năm và chiếm được các thị trường cũ việc mở rộng khai thác các thị trường tiêu thụ mới đối với Công ty có tăng nhưng chưa cao.
Biểu 16. Số lượng tiêu thụ gà giống của công ty tại các thị trường qua 3 năm
4.5.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm tại công ty
Do đặc điểm sản phẩm gà giống, đặc điểm của Công ty mà tình hình tiêu thụ gà giống của công ty được thực hiện qua sơ đồ kênh phân phối sau:
Đại lý
Công ty
Đại lý
Người tiêu dùng
Văn phòng đại diện
Chi nhánh
Kênh trực tiếp
Sơ đồ 4. Kênh tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Cơ chế hoạt động và chính sách áp dụng cho mỗi kênh trên về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên do đặc thù của khách hàng, thị trường và mỗi bộ phận các kênh có các chính sách áp dụng và cơ chế điều hành khác nhau nhằm phát huy sức mạnh của toàn kênh:
- Kênh tiêu thụ trực tiếp là loại kênh phân phối sản phẩm trực tiếp từ công ty tới khách hàng. Khách hàng tham gia trong kênh này thường là các hộ gia đình chăn nuôi lớn, các trang trại khu vực lân cận công ty. Kênh này chiếm 28,32% năm 2001 tương đương với 63,66%, bằng 412677 con, bình quân qua 3 năm kênh này tiêu thụ tăng 46,39%.
Kênh tiêu thụ gián tiếp là kênh phân phối dài, kênh này được tạo dựng để mở rộng thị trường tiêu thụ đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm trong toàn quốc.
Biểu 17. Tình hình tiêu thụ gà giống của công ty trên các kênh qua 3năm
Kênh tiêu thụ cấp 1: Xuất hiện sự tham gia của các đại lý. Các đại lý đóng vai trò trung gian đưa sản phẩm tới khách hàng. Năm 2000 kênh cấp 1 tiêu thụ là 587918 con, chiếm 44,24%, năm 2001 tỷ lệ kênh cấp 1 này chiếm 42,43% nhưng khối lượng tiêu thụ lớn nên kênh này đạt được 971263 con, bình quân qua 3 năm kênh tiêu thụ cấp 1 tăng 33,81%.
Kênh tiêu thụ cấp 2: Thành phần tham gia trong kênh đã có sự tham gia các chi nhánh, văn phòng đại diện. Kênh này chiếm tỷ lệ tiêu thụ cao, khối lượng tiêu thụ thì tăng nhưng tỷ lệ % tiêu thụ thì giảm qua các năm. Năm 2000 là 30,23% thì đến năm 2002 chiếm 29,25%. Bình quân số lượng tăng 32,95 .Tổng tiêu thụ qua các kênh bình quân tăng 35,88%.
Với các loại kênh phân phối trên đã phần nào đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của Công ty. Song trên thực tế mạng lưới chi nhánh nơi dừng lại ở miền Trung và 2 văn phòng đại diện ở Thường Tín và Thạch Thất, Hà Tây. Đây được xem là một thiệt hại cho Công ty, trong tương lai công ty cần phải có các kế hoạch cụ thể để thiết lập và tạo dựng các phân phối trên diện rộng nhằm khai thác tối đa thị trường.
4.5.3. Đối thủ cạnh tranh
Mặc dù các sản phẩm về gà giống công nghiệp còn là tương đối mới mẻ với thị trường Việt Nam nhưng lại được gọi là thị trường tiềm năng to lớn trong tương lai. Vì vậy nên có rất nhiều đơn vị cùng tham gia kinh doanh trong thị trường này đặc biệt là sự có mặt của nhà máy ấp trứng CP Thái Lan với khả năng tài chính dồi dào, kỷ luật lao động chặt chẽ đó chính là đối thủ cạnh tranh rất mạnh của Công ty. Ngoài ra còn có các xí nghiệp gà giống khác cũng đang từng bước phát triển như Xí nghiệp gà giống Hoà Bình, Xí nghiệp gà của công ty Phúc Thịnh và rất nhiều các cơ sở, trang trại khác.
Tóm lại qua 3 năm tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty có chiều hướng tốt. Trong đó sản phẩm có triển vọng nhất là gà giống TPISA và gà giống TPTH882. Đây là một thế mạnh của Công ty trong việc thực hiện chất lượng đàn gà tốt hơn dẫn đến việc cung ứng các loại sản phẩm này vào miền Trung, là một cơ hội lớn để công ty mở rộng chiến lược của mình. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét các nguyên nhân khác nhau như chất lượng sản phẩm, phục vụ, khả năng tiếp thị, hội nghị khách hàng. Vì vậy Công ty cần có biện pháp thích hợp để tìm hiểu thị trường, tiếp cận khách hàng tạo ra ưu thế nổi trội hơn so với một số đối thủ cạnh tranh khác.
4.5.4. Đánh giá của khách hàng
Qua điều tra một số khách hàng chúng tôi thấy đa số họ chỉ bán sản phẩm của Công ty và một số sản phẩm giống thay thế như vịt, ngan... nhưng cũng có một số khách hàng bên cạnh bán gà giống của Công ty họ còn bán một số giống khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về sản phẩm hàng hoá cụ thể là một số khách hàng ở Hà Tây và Hà Nội bán kết hợp gà giống của Công ty và một số giống gà khác như Lương Phượng, AA... Một số khách hàng ở Hải Dương và Hà Nam thì chủ yếu bán 2 sản phẩm chính của Công ty là giống TPISA và giống TPTH882.
Còn về giống gà của Công ty thì được họ cho biết về 2 loại sản phẩm gà giống TPISA và TPTH882 như sau:
Với các câu hỏi như số lượng bán gà giống này so với một số giống gà khác thì giống gà ISA đang được người chăn nuôi quan tâm và số lượng bán ra có xu hướng tăng lên so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn cón một số khách hàng lưỡng lự trước việc chăn nuôi giống gà này hay giống gà khác. Chính vì đó đã dẫn đến giá của giống ISA vẫn có sự biến động thấp tại một số thị trường.
Đối với giống gà TPTH882 tại một số thị trường Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương nhìn chung lượng tiêu thụ là những khách hàng đã nuôi quen và số lượng bán ra chậm hơn giống gà ISA còn với những câu hỏi về các chính sách yểm trợ của Công ty nhìn chung họ cho rằng các chính sách của Công ty là được. Họ cho ý kiến về chính sách marketing của Công ty nhìn chung là được, đảm bảo lợi ích của người chăn nuôi và khách hàng, Công ty còn bảo hộ vật nuôi đến từng gia đình nông dân mà không tính vào giá thành sản phẩm.
Đối với khách hàng mua hàng với số lượng qui định cứ 100 con được tặng 02 con và mua nhiều thì có thể giảm 1-2% giá tức là giảm giá so với giá bán ban đầu. Chính sách này có lợi đối với Công ty về mặt cùng lượng khuyến mại thì công ty sẽ bán được nhiều hàng hoá hơn, tức là tốn ít chi phí khuyến mại /1 đơn vị sản phẩm. Nhưng nó có tác dụng đánh vào tâm lý của những khách hàng. Do đó nó cũng là 1 trong những yếu tố trong chính sách giá ảnh hưởng tới nhu cầu sản phẩm của Công ty do vậy Công ty cần phải xem xét lại chính sách giá sao cho đạt hiệu quả cao trong tiêu thụ.
Nhìn chung qua quá trình điều tra một số khách hàng chính của Công ty tại Hà Tây, Hải Dương, Hà Nam chúng tôi thấy nhu cầu gà giống TPTH882 của công ty ổn định và đang tăng lên. Nhu cầu gà TPISA có xu hướng tăng nhanh. Nhưng trong một số vùng có thói quen chăn nuôi và do những thông tin về chất lượng sản phẩm nên họ vẫn lưỡng lự giữa việc có nên chăn nuôi giống gà cũ hay giống gà TPISA và TPTH882 của Công ty, dẫn đến giá cả ở vùng đó chưa cao và chưa đi vào ổn định. Nhưng một số khách hàng họ đã chăn nuôi quen như Hà Tây, Hải Dương, Hà Nội... thì giá bán giống TPISA lại cao hơn các loại giống khác. Qua đó ta thấy sản phẩm gà giống TPISA của công ty dần phù hợp với nhu cầu thị trường, tạo được chỗ đứng trên thị trường đó là điều đáng mừng cho việc sản xuất và tiêu thụ gà giống của Công ty.
4.5.5. Các yếu tố khác
* Yếu tố mùa vụ sản xuất tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Để đẩy mạnh được số lượng tiêu thụ thì cần phải hiểu được sản phẩm của mình và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hiểu rõ tính biến động qua từng thời kỳ, từng giai đoạn trong năm. Vì đối tượng sản xuất là vật nuôi có thân nhiệt cao, sự tác động trực tiếp của yếu tố khí hậu, môi trường, mà đặc biệt là khí hậu tại địa bàn Công ty thay đổi qua các mùa trong năm. Do vậy vào mùa lạnh phải sưởi ấm tránh rét cho gà, mùa nóng phải làm hệ thống quạt gió để thông thoáng làm mát cho gà.
Trong những tháng đầu năm là những tháng sản phẩm tiêu thụ tăng do phong tục tập quán của người dân là đầu xuân lễ hội đình đám nên lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, những tháng hè trời nóng nên số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ giả, nhưng đến những tháng cuối năm lượng tiêu thụ lại tăng lên vì mùa cưới xin, lễ hội đặc biệt là dịp tết cổ truyền của nhân dân ta.
+ Quảng cáo: Quảng cáo là 1 hình thức thông tin về sản phẩm dịch vụ của nhà sản xuất thông tin cho các đối tượng tiêu dùng bằng những phương tiện thông tin đại chúng trong một thời gian và không gian nhất định. Công ty đã chọn phương thức quảng cáo sản phẩm của mình bằng việc đăng báo nông nghiệp Việt Nam theo định kỳ các số hàng tháng, và báo nông nghiệp và phát triển nông thôn theo số nhất định. Kinh phí cho việc quảng cáo hàng năm trên các phương tiện cũng vào khoảng 20 triệu đồng. Ngoài ra công ty còn thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, thường là mỗi năm tổ chức 1 hội nghị khách hàng lớn và nhiều hội nghị khách hàng tại các thị trường lân cận, công ty có hình thức quảng cáo tờ rơi in ấn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, mô hình các kiểu chuồng trại đưa tới tay khách hàng... Công ty tổ chức hình thức quảng cáo theo chiều sâu không mang tính hình thức bề nổi rộng khắp nhưng lại có hiệu quả lâu dài, tạo được lòng tin đối với khách hàng qua chất lượng sản phẩm bán ra.
4.6. đánh giá chung và vấn đề đặt ra đối với công ty trong tiêu thụ sản phẩm
Đứng trước những thay đổi và phát triển kinh tế của đất nước, trong những năm qua Công ty giống gia cầm Lương Mỹ đã vươn lên và tự khẳng định mình trên thị trường. Nhất là trong điều kiện hiện nay, phải đối mặt với nền kinh tế và các doanh nghiệp cùng ngành, Công ty đã gặp phải không ít khó khăn trong giai đoạn nền kinh tế có sự chuyển đổi. Công ty đã cố gắng tìm mọi cách để tháo gỡ khó khăn và làm ăn có hiệu quả.
Qua kết quả phân tích và đánh giá chúng tôi nhận thấy Công ty giống gia cầm Lương Mỹ ngoài những mặt đạt được còn một số tồn tại sau:
Bộ máy quản lý của Công ty còn cồng kềnh làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp trong giá thành tăng lên dẫn đến lợi nhuận giảm.
Giá thành đơn vị thực hiện của các sản phẩm còn cao hơn so với định mức là do:
+ Chi phí nguyên vật liệu chính còn cao do Công ty chưa tổ chức tốt công tác thu mua dự trữ nguyên vật liệu.
+ Mức tiêu hao nguyên vật liệu chính cao do chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất chưa đảm bảo.
Cần tiến hành hoạt động kinh doanh phụ: Sản xuất phân vi sinh một cách có hiệu quả nhằm giúp công ty nâng cao lợi nhuận, góp phần khắc phục được ảnh hưởng của những biến động đối với sản phẩm chính, đồng thời giải quyết vấn đề môi trường trong khu vực.
Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh ra Công ty cần đầu tư thêm vào các hoạt động dịch vụ như : Nhận xây lắp và tư vấn kỹ thuật, cung ứng vật nuôi chọn gói cho các nhà chăn nuôi nếu họ yêu cầu, tổ chức tốt mạng lưới bảo hộ vật nuôi, hợp đồng với các cán bộ thú y tại các huyện trọng điểm, kinh doanh các giống gà khan hiếm trên thị trường mà Công ty chưa sản xuất.
Mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng trong đầu tư máy móc thiết bị trong những năm qua, nhưng hiện nay đã số máy móc thiết bị, nhà xưởng, công nghệ sản xuất của Công ty là cũ kỹ và lạc hậu, không phát huy được công suất thiết kế làm cho giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Công ty phải tiếp tục đầu tư cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đặc biệt cần nhanh chóng xây dựng Công ty giống gia cầm Miền Trung, là cơ sở 2 của công ty tại Miền Trung để sớm đi vào hoạt động nhằm cung cấp các sản phẩm giống tại chỗ, giảm được chi phí vận chuyển trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường đầy tiềm năng này.
Hoạt động marketing của Công ty còn kém, chưa có kế hoạch chuyên nghiên cứu và dự đoán nhu cần thị trường nên chưa xác định được thời điểm nhu cầu thị trường cao. Đồng thời, chính sách giá cả và chính sách giao tiếp khuyếch trương chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Đứng trước những khó khăn và tồn tại trên, đòi hỏi Công ty cần có những biện pháp giải quyết kịp thời để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và không ngừng nâng cao lợi nhuận.
4.7. Định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty
4.7.1. Định hướng chung
Công ty giống gia cầm Lương Mỹ thuộc tổng công ty chăn nuôi Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công ty có nhiều lợi thế về nhập và chăn nuôi các giống gia cầm mới. Đó là điểm thuận lợi của Công ty trong việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang trên con đường đổi mới và phát triển, đời sống và thu nhập và người dân ngày càng cao do đó nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng thực phẩm, đòi hỏi các cơ sở sản xuất giống phải cung cấp những giống vật nuôi có năng suất chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu đó. Hơn nữa chủ trương đường lối của Đảng trong những năm tới đẩy mạnh phát triển chăn nuôi nâng cao tỷ lệ giá trị ngành chăn nuôi lên so với các ngành kinh tế khác. Từ những yêu cầu trên đặt ra cho Công ty có những định hướng cụ thể về phát triển chăn nuôi trong những năm tới.
Nhưng do điều kiện giao thông không thuận lợi nên trong việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm tới Công ty tăng cường chăn nuôi gà giống bố mẹ ISA và TH882 để cho sản phẩm gà con giống thương phẩm ISA và TPTH882 đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất và nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên của Công ty.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều hình thức, giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng cường mở rộng tiêu thụ sang các thị trường khác.
Công ty phải vạch ra hướng đi riêng cho mình thông qua việc mở rộng thị trường, nâng cao khối lượng và chất lượng sản phẩm, Công ty sẽ có điều kiện để mở rộng và nâng cao khả năng sản xuất, thu hút khách hàng và có gắng thiết lập thêm các mối với bạn hàng mới về lâu dài, công ty sẽ đa dạng hoá ngành nghề sản xuất của mình. Qua quá trình nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ gà giống của Công ty giống gia cầm Lương Mỹ kết hợp với những phương pháp dự báo dựa vào lượng tăng giảm bình quân chúng tôi đưa ra mục tiêu tiêu thụ của 2 loại sản phẩm chính của Công ty.
4.7.2. Dự báo lượng tiêu thụ 2 loại gà giống thương phẩm của công ty những năm tiếp theo
Đây là phương pháp giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được hoàn thiện. Bằng phương pháp nhu cầu dự báo mức tiêu dùng sản phẩm của Công ty trong những năm tới, dựa vào tình hình tiêu thụ theo từng quý của các năm quá khứ để dự báo khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong tương lai được thể hiện qua mô hình sau:
Yn+m = Yn(T)m với T =
Trong đó:
n: Số thời kỳ nghiên cứu
m: Tầm xa của dự báo
T: Tốc độ phát triển bình quân
Yi: Mức tiêu thụ sản phẩm kỳ đầu
Yn: Mức tiêu thụ sản phẩm kỳ cuối
Yn+m: Số năm dự báo
Biểu 18. Dự báo lượng tiêu thụ hai loại gà giống thương phẩm của công ty trong những năm tới
Biểu 18 thể hiện số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ trong những năm dự báo, chất lượng tiêu thụ tăng lên so với các năm nghiên cứu. Số liệu dự báo có đảm bảo độ chính xác hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của nhà sản xuất như giá cả chất lượng sản phẩm... và các yếu tố bên ngoài thị trường như đối thủ cạnh tranh, hàng hoá thay thế, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là yếu tố khoa học kỹ thuật. Mục tiêu của dự báo giúp cho Công ty nhận định được khối lượng tiêu thụ sản phẩm trong tương lai để có các giải pháp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sao cho có hiệu quả.
Nhằm giúp Công ty có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra qua điều tra nghiên cứu chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể sau:
4.7.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ
1. Nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm
Để nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất ngoài việc tổ chức sản xuất hợp lý, tăng cường công tác điều tra giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất lưu thông sản phẩm. Công ty cần tích cực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề của công nhân, đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi có trách nhiệm với công việc của mình, đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty.
Công ty cần nghiên cứu cải tiến thí điểm một số chuồng nuôi từ chăn nuôi thông thoáng theo tự nhiên sang chăn nuôi chuồng kín để nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm. Cải tiến và hoàn thiện các biện pháp chống nóng, chống rét cho gà để đảm bảo tỷ lệ nuôi sống, tăng sức khoẻ của đàn gà.
2. Giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm
Quá trình sản xuất là quá trình sử dụng kết hợp các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, đối tượng lao động. Thông thường chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố trực tiếp như : Chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương và các chi phí gián tiếp có liên quan đến chi phí sản xuất như : Chi phí bảo hiểm, chi phí khấu hao nhà cửa văn phòng và các phương tiện làm việc. Chính vì vậy cơ sở cần nghiên cứu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất để hạ các chi phí này sẽ làm hạ giá thành sản phẩm.
3. Phát triển chủng loại và danh mục sản phẩm
Xây dựng cơ cấu chủng loại sản phẩm hợp lý. Tập trung chủng loại cơ cấu sản phẩm theo sự phát triển của từng loại thị trường về qui mô đặc điểm cầu trên cơ sở nghiên cứu và dự báo về chúng. Thực hiện đa dạng các sản phẩm theo hướng sau:
+ Thực hiện sản xuất sản phẩm tiến tới có thể sản xuất thêm các loại giống gà như giống lương Phượng, Sasso, Hyline... cho nhu cầu của thị trường các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, sản xuất giống vịt ngan cho thị trường miền Nam.
+ Ngoài ra Công ty có thể mở rộng qui mô tổ chế biến thức ăn hiện có có thể sản xuất ra mặt hàng mới là sản phẩm cám thức ăn gia súc, gia cầm mang nhãn hiệu của công ty.
+ Tham gia ký kết các hợp đồng cung ứng với tổng công ty chăn nuôi Việt Nam về con giống để thực hiện chương trình phát triển nông thôn vùng cao vùng xa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Hoàn thiện chính sách giá cả
Tiếp tục hoàn thiện mô hình định giá theo định kỳ (theo mô hình sau):
Điều chỉnh và ấn định mức giá cuối cùng
Giá trị cảm nhận của khách hàng
Môi trường, Thị trường
Xác định giá thành Xác định giá bán dự kiến
Xem xét giá trị cảm nhận của khách hàng chính là đi xem xét sự mến mộ của khách hàng dành cho các sản phẩm của Công ty. Đối với sản phẩm gà giống thì thời gian tham gia lưu thông không kéo dài đặc biệt vào các ngày nắng nóng hoặc rét đậm, mưa... Vì vậy cũng tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu để chủ động xác định mức giá thích hợp. Đặc biệt với mục tiêu ổn định và mở rộng thị trường của Công ty thì một điều hết sức quan trọng là Công ty xác định giá phải trên cơ sở cung cầu của thị trường, mức giá của các đối thủ cạnh tranh... để từ đó đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm của Công ty.
Tuỳ thuộc vào từng thời điểm cụ thể có thể xác định các mức giá bán khác nhau. Ví dụ ta thấy gà giống được tiêu thụ mạnh vào quí nào thì trong thời gian này Công ty có thể tăng mức giá bán sản phẩm trên cơ sở khối lượng cầu không thay đổi sẽ làm tăng tổng doanh thu tiêu thụ của Công ty lên.
5. Hoàn thiện các kênh phân phối
- Đối với kênh trực tiếp nên tích cực chủ động liên hệ với khách hàng có nhu cầu, ví dụ như các trang trại chăn nuôi, các hộ gia đình chăn nuôi với quy mô đàn tương đối từ 300 con trở lên từ đó có kế hoạch đáp ứng tích cực để có được các hợp đồng dài hạn, thường xuyên liên lạc nắm bắt nhu cầu của khách hàng từ đó có biện pháp cung ứng tốt hơn để tạo cho khách hàng sự an tâm về chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ tạo ra sự khác biệt thu hút lượng khách hàng này và tính cạnh tranh đối với các công ty khác.
- Đối với kênh gián tiếp : Đây là hình thức phân phối chính kênh này có vai trò phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Công ty nên bán với khối lượng không hạn chế nhằm khai thác tối đa tính năng động của các đại lý trong việc tìm mối hàng có thể áp dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau để mở rộng thêm số lượng các đại lý tham gia. Còn việc chọn địa điểm thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh cần phải lựa chọn trên cơ sở đã có nghiên cứu kỹ về nhu cầu tiêu dùng và thuận lợi trong công tác vận chuyển sản phẩm vì sản phẩm của Công ty chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện khí hậu nếu sản phẩm vận chuyển trong thời gian dài sẽ làm giảm chất lượng gà giống như ngạt thở, giảm sức khoẻ đàn gà gây nên các bệnh tật cho gà con.
6. Mở rộng thị trường
Công ty giống gia cầm Lương Mỹ đứng trước tình trạng bị cạnh tranh gay gắt của các công ty trong và ngoài nước hiện nay Công ty cần phải tìm hiểu thị trường để cạnh tranh bằng cách đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cao, giới thiệu sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ nhất là thị trường giống rộng lớn trong Miền Trung đa dạng hoá hình thức khuyến mại, phương thức bán hàng thực hiện chính sách ưu đãi trong thanh toán nhằm tăng lượng khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ, giữ vững và phát triển thị trường
Hiện nay Công ty vẫn phải nhập giống ông bà ISA của Pháp và TH882 của Trung Quốc thông qua tổng công ty chăn nuôi Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phải chịu một mức chi phí rất lớn, ảnh hưởng tới chi phí đầu vào. Vì vậy Công ty cần ký hợp đồng trực tiếp các giống gà từ các nước bạn. Bên cạnh đó ngoài những sản phẩm trừng giống và gà giống ISA, TH882 ra Công ty cần tìm hiểu và đưa vào nhiều giống gà có chất lượng cao nhằm đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời lựa chọn sản phẩm lợi thế cạnh tranh để đầu tư chiếm lĩnh thị trường. Công ty cần nghiên cứu đưa vào sản xuất tại cơ sở 2 trong Quảng Nam - Đà Nẵng giống Shamo, đây là một giống gà đặc biệt sản xuất từ Nhật rất được ưa chuộng ở Châu á.
7. Tổ chức bộ máy điều tra nghiên cứu thị trường
+ Nghiên cứu nhu cầu thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả các mặt hàng sản phẩm gà giống ISA, TH882, phân vi sinh... xem loại nào được khách hàng chấp nhận nhiều nhất trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh kinh doanh loại gà giống nào? chất lượng có gì hơn kém sản phẩm của Công ty ? Giá cả có hấp dẫn hơn sản phẩm của mình không ? Để từ đó có các chính sách phù hợp nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình
+ Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của Công ty : Nhu cầu về sản phẩm ngày càng tăng lên qua các năm qua. Vì vậy đòi hỏi bộ phận nghiên cứu thị trường phải nghiên cứu để xác định khả năng cung ứng của Công ty đã đáp ứng đủ nhu cầu hay chưa? để từ đó có căn cứ điều chỉnh phù hợp.
+ Nghiên cứu phân phối tiêu thụ sản phẩm: Mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm của Công ty với khách hàng là một khâu rất quan trọng nhằm tăng cao mức bán ra trên thị trường. Điều này đòi hỏi bộ phận nghiên cứu thị trường phải bố trí tổ chức hợp lý kênh phân phối ở từng khu vực và đối với từng khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
+ Nghiên cứu quảng cáo, yểm trợ, xúc tiến bán hàng: ở đây cần sự sáng tạo, nhanh nhạy và sự ham học hỏi. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng số lượng các mẫu tin quảng cáo cho lĩnh vực kinh doanh của Công ty không nhiều, có thể là do tâm lý lo sợ bị tăng chi phí nếu tiến hành các hoạt động khuyếch trương, khuyến mại. Sự thực, phải coi chi phí quảng cáo thông tin về sản phẩm là một khoản đầu tư, không phải có thể đổi lại lợi ích ngay tức khắc mà có tác dụng tích cực đối với hoạt động của Công ty về lâu về dài.
+ Nghiên cứu các chính sách, chế độ của Nhà nước liên quan tới hoạt động thị trường, vì các chính sách của Nhà nước đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
Phần V. Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
Trong quá trình sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm về vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Hàng hoá của doanh nghiệp được bán trên thị trường nhưng khả năng tiêu thụ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là chiếm lĩnh thị trường. Tuỳ theo mục tiêu trước mắt hay lâu dài mà doanh nghiệp đề ra những chiến lược cụ thể.
Trong cơ chế thị trường tiêu thụ sản phẩm còn thể hiện sức mạnh, thế lực và là yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Công ty giống gia cầm Lương Mỹ là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng công ty chăn nuôi Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với nhiệm vụ cung cấp gà con giống trên phạm vi cả nước. Công ty đã thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh kết quả cho thấy trong những năm qua công ty đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với 2 loại gà giống chính là gà giống TPISA và gà giống TH882... nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo niềm tin và chiếm lĩnh thị trường. Công ty ngày càng ký kết được nhiều hợp đồng làm tổng doanh thu tăng lên qua các năm và lợi nhuận cũng tăng lên. Công ty đã làm tốt nhiệm vụ đối với Nhà nước, đảm bảo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, góp phần nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho nhân dân trong vùng.
5.2. Kiến nghị
+ Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ sản xuất, đảm bảo thị trường cạnh tranh hợp lý lành mạnh giữa các công ty và xí nghiệp trong và ngoài nước. Chú ý hơn đến các chính sách giá cả và đặc biệt là ngành chăn nuôi.
Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các Công ty vay vốn sản xuất trong đó phải kể đến các thủ tục hành chính trong việc vay vồn ngân hàng để tạo điều kiện dẽ dàng cho người sản xuất có vốn mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh.
Mở rộng và nâng cấp đường các vùng khu vực có đặt trụ sở của những công ty lớn để tạo điều kiện trong việc vận chuyển sản phẩm.
+ Đối với tổng Công ty
Công ty cần đầu tư thêm hệ thống trang thiết bị và công nghệ tiên tiến mới để đưa vào sản xuất góp phần làm ổn định giá cả nói chung và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thành lập phòng marketing với nhiệm vụ đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm.
Mở rộng thị trường ở các tỉnh xa bằng cách thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện cho Công ty tại các tỉnh đó, xác định các kênh tiêu thụ chủ yếu và kết hợp hài hoà giữa chúng.
Công ty cần tổ chức sản xuất tốt hơn, thực hiện công tác thú y, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh ăn uống nhằm hạn chế những rủi ro trong sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.
Mục lục
Trang
Danh mục bảng biểu và sơ đồ
Biểu 01. Số lượng và sản lượng thịt, trứng của cả nước qua 10 năm 15
Biểu 02: Số lượng gia cầm và sản lượng thịt gia cầm ở các vùng sinh thái (2000) 16
Biểu 03. Tình hình lao động và sử dụng lao động của công ty 22
Biểu 04. Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty 24
Biểu 05. Tình hình trang bị cơ sở vật chất của công ty 25
Biểu 06. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 32
Biểu 07. Số lượng sản xuất gà giống ISA của công ty qua 3 năm 32
Biểu 08. Giá thành sản xuất và chi phí sản xuất gà giống ISA của công ty qua 3 năm 32
Biểu 09. Chi phí sản xuất bình quân trên 1000 gà giống ISA của công ty 32
Biểu 10. Số lượng sản xuất gà giống TH882 của công ty qua 3 năm 32
Biểu 11. Giá thành sản xuất và chi phí sản xuất gà giống TH882 của công ty qua 3 năm 32
Biểu 12. Chi phí sản xuất bình quân trên 1000 gà giống TH882 của công ty 32
Biểu 13. Tình hình tiêu thụ gà giống thương phẩm ISA của công ty qua 3 năm 32
Biểu 14. Tình hình tiêu thụ gà giống thương phẩm TH882 của công ty qua 3 năm 32
Biểu 15. Hiệu quả sản xuất kinh doanh gà giống thương phẩm ISA và TH882 32
Biểu 16. Số lượng tiêu thụ gà giống của công ty tại các thị trường qua 3 năm 32
Biểu 17. Tình hình tiêu thụ gà giống của công ty trên các kênh qua 3năm 32
Biểu 18. Dự báo lượng tiêu thụ hai loại gà giống thương phẩm của công ty trong những năm tới 32
Sơ đồ 1. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 9
Sơ đồ 2. Tổ chức bộ máy của công ty 20
Sơ đồ 3. Quy trình sản xuất gà giống TP của công ty 31
Sơ đồ 4. Kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty 32
v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chư_.doc