Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi nghêu giống (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

1. Kết luận Nghêu giống được khai thác tại xã Đất Mũi bằng hai hình thức là cào tay (37.8%) và cào máy (62.2%). Thời gian khai thác tập trung khoảng 3-4 tháng (tháng 4-8 âm lịch) và 24-25 ngày/tháng. Số lượng người tham gia khai thác nghêu giống liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, sản lượng nghêu giống không tăng và có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng, giai đoạn 2010-2011 từ 19.005 tấn lên đến 26.529 tấn, nhưng từ năm 2012 – 2013 thì sản lượng giảm đột biến từ 25.928 tấn xuống còn 3.381 tấn. Nguồn lợi nghêu giống tại đây đang có dấu hiệu suy giảm, do tình trạng khai thác khai thác bừa bãi, tận thu của người dân địa phương gây ra.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi nghêu giống (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 122 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI NGHÊU GIỐNG (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) TẠI XÃ ĐẤT MŨI, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU RESEARCH ON THE JUVENILE CLAM (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) FISHING STATUS TO PROPOSE SOLUTIONS OF SUSTAINABLE RESOURCE FISHING IN DAT MUI COMMUNE, NGOC HIEN DISTRICT, CA MAU PROVINCE Vũ Đức Hùng1, Nguyễn Đức Sĩ2, Trần Đức Phú3 Ngày nhận bài: 16/01/2015; Ngày phản biện thông qua: 24/3/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015 TÓM TẮT Nghiên cứu này thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp tổ chức khai thác hợp lý nguồn lợi nghêu giống (Meretrix lyrata) tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghêu giống phân bố không đều trên toàn bộ khu vực khảo sát, mật độ trung bình nghêu giống của toàn vùng là 1.400 ± 1.160 con/100m2. Sinh lượng nghêu giống tại đây có sự biến động lớn trung bình là 91,94 ± 147,98 (gram/100m2). Trữ lượng nghêu giống tự nhiên toàn vùng khoảng 29.163 kg, khả năng cho phép khai thác 14.581 kg. Tình trạng khai thác nguồn lợi nghêu giống trong thời gian qua diễn ra rất phức tạp năm 2013 có 4.097 lượt người với 1.549 cào tay và 2.548 cào máy khai thác nghêu giống, các biện pháp quản lý nguồn lợi này của chính quyền địa phương chưa mang lại hiệu quả. Kết quả nghiên cứu đóng góp các luận chứng khoa học cho các hoạt động quản lý, khai thác hợp lý nguồn lợi này tại địa phương. Từ khóa: khai thác, nghêu giống Meretrix lyrata, xã Đất Mũi ABSTRACT The study carried out in order to propose solutions to organize the rational exploitation of resources resembling clam (Meretrix lyrata) in Dat Mui Commune, Ngoc Hien district, Ca Mau province. The study results showed that the clam seed is unevenly distributed across the entire survey area, the average density of the whole region of Clam is 1.400 ± 1.160 fi sh / 100m2. Born amount of Clam there is a large variation 147.98 ± 91.94 average (gram / 100m2). Clam to natural reserves of about 29.163 kg region, the ability for operators 14.581 kg. Exhaustion of Clam resources over time was very complicated 2013 has been 4.097 fi shermen with 1.549 and 2.548 raked hands clam rakes same machine operators, measures of resource management is not a local government effective. Findings contribute the scientifi c evidence for the management and exploitation of these resources locally. Keyword: fi shing, hard clam Meretrix lyrata, Dat Mui commune 1 Vũ Đức Hùng: Cao học Hàng hải 2012 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Nguyễn Đức Sĩ, 3 TS. Trần Đức Phú: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghêu (Meretrix lyrata) là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị cao ở Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, từ năm 2009, xuất khẩu nghêu cả nước đạt 17.624 tấn, giá trị trên 37.2 triệu USD, tăng trung bình 5,35%/năm, giá xuất khẩu trung bình của cả nước đạt 2,11 USD/kg. Thị trường tiêu thụ nghêu chủ yếu: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản Hàn Quốc và các nước ASEAN (VASEP, 2014). Trong những năm qua nghề khai thác nghêu giống và nuôi nghêu thương phẩm ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đáng kể đời sống cho người dân vùng ven biển. Tuy nhiên, tình hình quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lợi nghêu giống ở địa phương đang tồn tại rất nhiều bất cập như: tình trạng khai thác nghêu giống tràn lan, tập trung đông người, khai thác tận thu đang Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 123 hủy diệt bãi nghêu giống. Ngoài ra, việc khai thác nghêu giống không theo quy hoạch đã tác động sấu đến sự biến động nguồn lợi nghêu và môi trường sinh thái tại vùng ven biển Mũi Cà Mau (Nguyễn Hoàng An và ctv, 2013). Bài báo phân tích thực trạng khai thác và diễn biến nguồn lợi nghêu giống như: mật độ, trữ lượng, mùa vụ, hình thức khai thác, các tác động của việc khai thác nghêu giống và các biện pháp quản lý nguồn lợi này đã qua. Bài báo cũng đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý hợp lý, góp phần phát triển bền vững nghề khai thác nghêu giống ở Cà Mau. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Vị trí xuất hiện nghêu giống từ kênh Năm Ô Rô đến kênh Hai Thiện, thuộc địa bàn xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, việc khai thác nghêu giống không chỉ có người dân ở xã Đất Mũi, mà còn có dân ở các xã lân cận. Vì vậy, việc điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu về sản lượng, số người, mùa vụ và ngư cụ khai thác nghêu giống được thực hiện ở 3 xã, gồm xã Đất Mũi, Viên An và Viên An Đông. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08/2011 đến 09/2014. 2. Điều tra thực trạng khai thác Thực trạng khai thác nghêu giống ở xã Đất Mũi được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp 239 hộ dân (toàn vùng có 3.718 hộ) ở 3 xã Đất Mũi, Viên An và Viên An Đông. Các thông tin thu thập tập trung vào ngư cụ, phương tiện khai thác, mùa vụ xuất hiện nghêu giống, sự biến động nguồn lợi theo năm, những tác động của việc khai thác đến nguồn lợi nghêu giống. Ngoài ra, việc thống kê sản lượng khai thác được thực hiện thông qua số liệu thứ cấp từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Cà Mau, Phòng NN& PTNT huyện Ngọc Hiển và các cơ quan có liên quan khác. Để kiểm chứng sản lượng khai thác theo phương pháp của FAO được thực hiện như sau: Trong đó: T: sản lượng (tấn). k: Tổng số điểm khảo sát. B: Khối lượng trung bình tại mỗi điểm khảo sát (kg/m2). S: Diện tích bãi nghêu (ha). 3. Đánh giá nguồn lợi nghêu giống ở xã Đất Mũi Từ số liệu sơ cấp về vị trị xuất hiện nghêu giống, đặc biệt là kinh nghiệm thực tế của ngư dân địa phương nhằm tìm hiểu vị trí các bãi nghêu giống, quá trình hình thành các bãi giống cũng như dự báo các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sự xuất hiện hay mất đi của các bãi nghêu giống. Thiết lập các mạng lưới thông tin từ những người dân trong vùng dự đoán sẽ xuất hiện nghêu giống, từ đó thường xuyên trao đổi thông tin từ mạng lưới để xác định thời điểm nghêu giống và tiến hành khảo sát: Tìm hiểu hiện tượng xuất hiện nghêu giống từ đó tiến hành nghiên cứu tiếp theo. Khi phát hiện nghêu giống xuất hiện thì tiến hành thu mẫu nghêu giống định kỳ 02 tháng/lần tại các điểm đã chọn trên bản đồ. Sử dụng phương pháp diện tích thu mẫu được coi là phương pháp đánh giá trữ lượng tức thời (Standing stock sizes) khá tin cậy theo hướng dẫn của FAO. Nội dung của phương pháp này là lựa chọn khung diện tích 0.5x0.5m =0.25m2 làm khung chuẩn, kích thước mắt lưới 5mm, lấy lớp bùn 10-15 cm trên mặt đáy, đãi sạch bùn qua sàn có kích thước 2-3mm và thu toàn bộ nghêu giống tại thời điểm đó. Sau khi thu xong cho vào túi nylon và cố định bằng formaline 10% mang về phòng thí nghiệm phân tích. Xác định mật độ nghêu: Mật độ: D (con/m2) =n/S Trong đó: n: số cá thể thu được (con) S: diện tích thu mẫu (m2) Tính sinh khối nghêu: Sinh khối: B (g/m2) = m/S Trong đó: B: Sinh khối (kg/m2) m: Khối lượng nghêu thu được (kg) S: Diện tích thu mẫu (m2). Theo Sparre & Venema (1992), sinh khối được ước lượng như sau: Diện tích quét = Số cào Nghêu * Diện tích cào Mật độ = (Trọng lượng mẫu/diện tích quét) * NTDT * NTTT Trong đó: Nhân tố duy trì (NTDT) = 0,5 Nhân tố tổn thất (NTTT) = Log (tổng cá thể). Sử dụng định vị GPS để xác định các vị trí có xuất hiện nghêu giống và biểu thị các vị trí đó trên phần mềm Mapinfo và Microsation. Phương pháp xác định chiều dài và trọng lượng nghêu: Sử dụng thước đo Starret 2 số lẻ để đo chiều dài và chiều cao thân nghêu; ngoài ra, sử dụng cân Sartorius 2 số lẻ để xác định trọng lượng nghêu bố mẹ và nghêu giống. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 124 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG L = Chiều dài thân nghêu (mm): Khoảng cách cực đại giữa 2 mép vỏ; H = Chiều cao thân nghêu (mm): Khoảng cách từ đỉnh vỏ đến mép vỏ đối diện; W = Trọng lượng toàn thân (gram): Bao gồm vỏ và nội quan. Sử dụng hàm tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá thể nghêu của R.J.H Beverton và S.J. Holt (1956) để biểu diễn mối tương quan theo công thức sau: W= a.Lb Trong đó: W: Trọng lượng toàn thân của nghêu (gram). L: Chiều dài thân nghêu (mm). a,b: Là hệ số xác định theo phương pháp tính toán hồi quy thực nghiệm. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thực trạng khai thác nghêu giống tại xã Đất Mũi 1.1. Sản lượng khai thác Kết quả nghiên cứu từ năm 2010 - 2013 cho thấy, sản lượng khai thác nghêu giống ở xã Đất Mũi tăng từ khoảng 19.005 tấn lên 26.529 tấn năm 2010 - 2011, nhưng từ năm 2012 - 2013 thì sản lượng giảm đột biến từ 25.928 tấn xuống còn 3.381 tấn (bảng 1). Nguyên nhân suy giảm nguồn lợi nghêu giống là do (1) Nguồn lợi nghêu bố mẹ đã cạn kiệt do các hoạt động khai thác bừa bãi của người dân gây ra; (2) Một số tỉnh như Bến Tre, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh đã sinh sản được nghêu giống nhân tạo. Nhu cầu nghêu giống tự nhiên đã giảm, làm cho giá nghêu giống giảm chỉ còn khoảng 30-40% so với cùng kỳ năm 2010 - 2012, nên số hộ tham gia khai thác nghêu cũng giảm theo, dẫn đến sản lượng nghêu giống sụt giảm; (3) Tình trạng khai thác nghêu giống năm 2012 quá sớm, khi nghêu mới vừa chuyển sang giai đoạn sống đáy, dạng nghêu cám quá nhỏ, người dân tiến hành khai thác với số lượng đông người, hình thức tận thu (cào nghêu, máy hút) gây ô nhiễm môi trường, phá hủy bãi đẻ của nghêu bố mẹ. Bảng 1. Sản lượng nghêu giống được khai thác ở xã Đất Mũi từ năm 2010 – 2013 TT Địa phương(Xã) Năm 2010 2011 2012 2013 Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) 1 Viên An Đông 733,26 3,86 776,82 2,93 809,325 3,12 141,653 4,19 2 Viên An 3.434,11 18,07 4.321,15 16,29 3.977,42 15,34 665,112 19,67 3 Đất Mũi 14.836,80 78,07 21.430,96 80,78 21.141,21 81,54 2.574,52 76,14 Tổng 19.004,17 100 26.528,94 100 25.927,96 100 3.381,29 100 Từ bảng 1 cho thấy, ngư dân xã Đất Mũi khai thác nghêu giống đạt sản lượng cao nhất, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng của xã Viên An và Viên An Đông. Sản lượng nghêu giống ngư dân xã Đất Mũi dao động từ 14.836 - 21.141 tấn trong gian đoạn 2010 - 2012 và đạt 2.574 tấn năm 2013. Con số này cao gấp từ 3,2 - 45,5 lần tổng sản lượng của các địa phương còn lại. 1.2. Số lượng người khai thác Việc khai thác nghêu giống nhỏ lẻ ở xã Đất Mũi xuất hiện từ năm 2000, nhưng khai thác với quy mô lớn được bắt đầu từ năm 2008, khi nhu cầu nuôi nghêu ở các tỉnh tăng cao. Trong giai đoạn từ năm 2008 - 2010, số lượng người thường xuyên tham gia khai thác nghêu giống ở bãi Khai Long, xã Đất Mũi từ 1.000 - 5.000 người/ngày. Bảng 2. Số lượng người tham gia khai thác nghêu giống ở xã Đất Mũi từ năm 2010 – 2013 TT Địa phương(Xã) Năm 2010 2011 2012 2013 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Viên An Đông 110 4,25 120 3,81 150 4,00 187 4,56 2 Viên An 480 18,53 640 20,34 720 19,21 856 20,89 3 Đất Mũi 2.000 77,22 2.387 75,85 2.878 76,79 3.054 74,54 Tổng 2.590 100 3.147 100 3.748 100 4.097 100 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 125 Từ bảng 2 cho thấy, số lượng người tham gia khai thác nghêu giống tăng theo từng năm, từ 2.590 năm 2010 lên 4.097 người năm 2013. Xã Đất Mũi vẫn là địa phương có số người tham gia khai thác nghêu giống nhiều nhất, với khoảng 2.500 người mỗi năm, gấp 3 lần tổng số người của xã Viên An và Viên An Đông. 1.3. Phương tiện và ngư cụ khai thác Kết quả điều tra năm 2013 cho thấy, phương tiện dùng để khai thác nghêu giống gồm có xuồng không lắp máy, chiếm tỷ lệ 37.8% và xuồng lắp máy, chiếm tỷ lệ 62.2%. Tuy nhiên tỷ lệ này dao động liên tục, do chi phí đầu tư cho một phương tiện khá thấp, khoảng 5 triệu đồng/phương tiện, nên người dân có thể dễ dàng mua sắm, thay đổi. Bảng 3. Số lượng ngư cụ khai thác nghêu giống từ năm 2010 - 2013 TT Địa phương(Xã) Năm 2010 2011 2012 2013 Tổng Cào tay Cào máy Tổng Cào tay Cào máy Tổng Cào tay Cào máy Tổng Cào tay Cào máy 1 Viên An Đông 110 59 51 120 65 55 150 81 69 187 101 86 2 Viên An 480 264 216 640 352 288 720 396 324 856 471 385 3 Đất Mũi 2.000 640 1.360 2.387 764 1.623 2.878 921 1.957 3.054 977 2.077 Tổng 2.590 963 1.627 3.147 1.181 1.966 3.748 1.398 2.350 4.097 1.549 2.548 Từ bảng 3 cho thấy, số lượng ngư cụ đưa vào khai thác nghêu giống tăng qua các năm, đặc biệt là cào máy. Năm 2010 chỉ có 2.590 ngư cụ (963 cào tay và 1.627 cào máy), đến năm 2013 đã có 4.097 ngư cụ, bao gồm 1.549 cào tay và 2.548 cào máy. Cào máy có ưu điểm là khai thác được ở độ sâu lớn, tốc độ cào nhanh, diện tích khai thác lớn và cho sản lượng nghêu giống rất cao. Nhược điểm là cào máy sử dụng lực hút chính của cánh quạt cầy xới nền đáy để hụt nghêu, gây ảnh hưởng rất lớn môi trường sinh thái, làm suy giảm nguồn lợi nghêu giống, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất khác trong vùng. Ngược lại cào tay có ưu điểm do sử dụng sức người để khai thác nghêu giống ở độ sâu thấp, ít gây ô nhiễm môi trường. Nhược điểm là tốc độ khai thác nghêu giống chậm, độ sâu khai thác bị giới hạn, diện tích khai thác nhỏ, sản lượng khai thác không cao. 2. Biến động về nguồn lợi nghêu giống tại xã Đất Mũi 2.1. Mật độ và sinh khối nghêu giống Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ trung bình nghêu giống toàn vùng dao động từ 1.400 ± 1.160 con/100m2 (mật độ thấp nhất 533 con/100m2 và cao nhất 5.450 con/100m2). Ngoài ra, biến động mật độ nghêu giống có chiều hướng giảm nhẹ qua các đợt khảo sát, cao nhất là tháng 8/2011 với 5.450 con/100m2, và thấp nhất là tháng 7/2012 với 533con/100m2. Từ hình 1 cho thấy, nghêu giống xuất hiện quanh năm, riêng trong năm 2012 nghêu giống xuất hiện nhiều nhất vào các tháng 4, tháng 6 và tháng 8 với mật độ tương ứng 1.200 con/100m2 đến 1.300 con/100m2. (a) (b) Hình 1. Mật độ và sinh khối nghêu giống qua các đợt khảo sát (a) Mật độ; (b) Sinh khối Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 126 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Từ hình 1b cho thấy, sinh khối nghêu giống tại khu vực khảo sát có sự biến động lớn. Sinh khối trung bình từ 91,94 ± 147,98 (gram/100m2) (thấp nhất là 7,6 (gram/100m2) vào tháng 11/2011 và cao nhất 525,5 (gram/100m2) vào tháng 8/2012). Sinh khối trung bình hầu hết ở các đợt khảo sát tương đối thấp không vượt quá 200 (gram/100m2), ngoại trừ đợt khảo sát vào tháng 8/2012. 2.2. Chiều dài và mối tương quan với trọng lượng Chiều dài trung bình của nghêu giống từ 3,64 ± 1,13 mm (thấp nhất 1,0 mm và lớn nhất 13,86 mm). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nghêu giống có sự biến động chiều dài trong năm, được chia làm hai đợt. Đợt 1 nghêu giống có sự tăng trưởng chiều dài từ tháng 1 đến tháng 4 và đợt 2 từ tháng 6 đến tháng 9. a) b) Hình 2. Chiều dài và mối tương quan với trọng lượng của nghêu giống Nghêu giống có sự phân cỡ rất lớn trong một quần đàn phân bố tự nhiên. Sự tăng trưởng và phát triển chiều dài của nghêu giống có mối quan hệ chặt chẻ với nhau (R2 = 0,714). Ở giai đoạn chiều dài nghêu dưới 3 mm thì trọng lượng tăng chậm, nhưng trọng lượng của nghêu tăng rất nhanh khi nghêu đạt chiều dài khoảng 3,5 mm trở lên (hình 2b). 3. Đề xuất giải pháp quản lý và khai thác nguồn lợi nghêu giống tại xã Đất Mũi 3.1. Giải pháp khai thác - Khi xuất hiện nghêu giống với mật độ cao, đánh giá sơ bộ trữ lượng và khả năng cho phép khai thác và kích cỡ được phép khai thác theo quy định. Phân lô trên bản đồ và thực địa, tổ chức khai thác nghêu giống. - Ngư cụ và hình thức: khai thác nghêu giống bằng cào tay, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái. - Khu vực được phép khai thác nghêu giống tự nhiên là các khu vực được quy hoạch khai thác và được giao cho cộng đồng quản lý. Mùa vụ khai thác nghêu giống: từ ngày 01/5 đến 31/7 năm sau. - Kích cỡ cho phép khai thác tối thiểu: Khai thác để ương lại: 100.000 con/kg (0.01 gram/con); khai thác để nuôi thương phẩm: 5.000 con/kg (0.2 gram/con). 3.2. Giải pháp quản lý - Cơ chế chính sách trong quản lý: Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần tăng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc khai thác và sử dụng nguồn lợi nghêu giống tự nhiên. Xây dựng kế hoạch quản lý các hoạt động khai thác tự do lâu nay sang khai thác có tổ chức để quản lý chặt chẽ về phương tiện, ngư cụ khai thác. Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo các mô hình sinh kế ổn định bền vững cho ngư dân. - Hoàn chỉnh thể chế quản lý: Coi nghề khai thác nghêu giống là một nghề. Cấp phép cho hộ dân làm nghề khai thác nghêu giống ven biển xã Đất Mũi nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung nhằm quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, bền vững nguồn lợi này. - Áp dung mô hình đồng quản lý nguồn lợi nghêu giống tự nhiên: Thành lập các tổ chức quản lý nghề cá cộng đồng, xây dựng quy chế đồng quản lý; Nhà nước có chính sách hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho cộng đồng, tiến tới giao mặt nước cho cộng đồng quản lý và sử dụng. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nghêu giống được khai thác tại xã Đất Mũi bằng hai hình thức là cào tay (37.8%) và cào máy (62.2%). Thời gian khai thác tập trung khoảng 3-4 tháng (tháng 4-8 âm lịch) và 24-25 ngày/tháng. Số lượng người tham gia khai thác nghêu giống liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, sản lượng nghêu giống không tăng và có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng, giai đoạn 2010-2011 từ 19.005 tấn lên đến 26.529 tấn, nhưng từ năm 2012 – 2013 thì sản lượng giảm đột biến từ 25.928 tấn xuống còn Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 127 3.381 tấn. Nguồn lợi nghêu giống tại đây đang có dấu hiệu suy giảm, do tình trạng khai thác khai thác bừa bãi, tận thu của người dân địa phương gây ra. 2. Kiến nghị Cơ quan chức năng địa phương cần tiến hành điều tra, khảo sát, lập quy hoạch tổng thể về khai thác, ươm và nuôi nghêu tại xã Đất Mũi làm cơ sở pháp lý cho các biện pháp quản lý lâu dài. Ủy ban tỉnh Cà Mau ban hành quy định về quản lý khai thác nghêu giống tự nhiên, trong đó quy định (mùa vụ được phép khai thác từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch, phương thức khai thác thủ công, kích cỡ cho phép khai thác để ương lại: 100.000 con/kg (0.01 gram/con); khai thác để nuôi thương phẩm: 5.000 con/kg (0.2 gram/con). Ủy ban nhân dân tỉnh có những biện pháp hỗ trợ chính quyền và cộng đồng ngư dân ven biển xã Đất Mũi xây dựng mô hình đồng quản lý nguồn lợi nghêu giống, nhằm phát huy vai trò của cộng trong công tác bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi này tại địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hoàng An và CTV (2013), Điều tra nghiên cứu đặc điểm sinh sản, phân bố phát triển của loài Nghêu và kỹ thuật ươm nghêu giống (Meretrix lyrata), đề xuất các giải pháp bảo vệ khai thác hợp lý ở khu vực ven biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Báo cáo khoa học. Chi cục Biển và Hải đảo. 2. Nguyễn Đinh Hùng (2000), Nghiên cứu các điều kiện sinh thái môi trường ảnh hưởng đến quá trình nuôi nghêu (Meretrix lyrata, Sowerby, 1851) ở vùng ven biển Tiền Giang, Bến Tre. Luận văn Cao học. Viện Môi trường và Tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh. 3. Lê Xuân Sinh (2010). Nghiên cứu tổ chức sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng (Meretrix lyrata, Sowerby, 1851) ở các tỉnh phía Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (B2009-16-42). Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Thanh Tùng (2007), Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi Nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby). Báo cáo khoa học. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II. 5. Nguyễn Thanh Tùng (2010), Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851), sò huyết Andara granosa (Linaeus, 1758) ở vùng cửa sông ven biển Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh. 6. VASEP, 2014, Thống kê xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_khai_thac_hop_ly.pdf
Tài liệu liên quan