Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Đề xuất giải pháp giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm nước sông Cầu Giải pháp quản lý: Đẩy mạnh và mở rộng kế hoạch thực hiện Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ. Các chính sách thực hiện quyết định 64: - Chính sách đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, có sự chỉ đạo và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động dịch vụ công như bệnh viện, bãi rác v.v. - Các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương: Địa phương chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, hỗ trợ di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường bằng nguồn kinh phí địa phương theo quyết định của Thủ tướng. Các công cụ hành chính - Ưu đãi thuế, giao đất, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng di dời đúng tiến độ. - Vay ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Nhằm hỗ trợ tài chính cho thực hiện đề án xử lý nước thải triệt để và được cơ quan thực hiện dự án bảo lãnh. - Nâng cao nhận thức và công bố thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng. Giải pháp kỹ thuật: Kiểm soát ô nhiễm bằng quy định trong các văn bản pháp qui. Công cụ kinh tế: Phí nước thải; Cho vay ưu đãi; Ưu đãi sử dụng đất; Ưu đãi thuế. Cải tiến công nghệ - Thúc đẩy ứng dụng sản xuất sạch hơn - Khen thưởng cho các thành tích tốt về sản xuất sạch hơn và bảo vệ môi trường. - Thúc đẩy các dịch vụ liên quan đến môi trường như: tư vấn, quy hoạch và thiết kế, kỹ thuật, đo đạc và phân tích chất lượng nước v.v. Nâng cao nhận thức, giáo dục và xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Xếp hạng hoạt động môi trường như: Chương trình PROPER của Inđônêsia, chương trình EcoWatch tại Philippines v.v. Công bố thông tin về môi trường. Nâng cao nhận thức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Phát triển cơ sở hạ tầng. Phát triển hệ thống thoát nước đô thị. Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, phân loại và xử lý tập trung rác thải, nước thải. KẾT LUẬN - Nguyên nhân chính gây ô nhiễm sông Cầu đoạn qua tỉnh Bắc Kạn là do nước thải từ các hoạt động dân sinh; sản xuất kinh doanh, khai thác chế biến khoáng sản và cơ sở y tế trong lưu vực chưa được xử lý triệt để trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. - Chất lượng nước sông còn tương đối tốt, trung bình năm vẫn thấp hơn QCVN 08: 2008/BTNTM cột A1 và A2. Tuy nhiên, chất lượng nước không ổn định giữa các mùa và các vị trí trên sông: chất lượng nước sông giảm vào mùa khô và mùa lũ một số đoạn có dấu hiệu ô nhiễm kéo dài như đoạn sông Cầu chảy qua huyện Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn. - Những năm gần đây, chất lượng nước sông Cầu tỉnh Bắc Kạn có xu hướng cải thiện dần, chứng minh công tác quản lý, bảo vệ môi trường và ý thức người dân đã nâng cao. - Công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn còn nhiều thách thức, nhất là thách thức giữa bảo vệ môi trường, phát triển bền vững với mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội. - Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường nước sông Cầu, cần áp dụng tổng hợp các công cụ: pháp luật, kinh tế, kỹ thuật v.v. phối hợp nâng cao nhận thức người dân, huy động sự tham gia của toàn xã hội.

pdf6 trang | Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 17 - 22 17 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN Hoàng Văn Hùng*, Nguyễn Mạnh Hà Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bắc Kạn là tỉnh đầu nguồn lưu vực sông Cầu, đoạn sông Cầu chảy qua Bắc Kạn dài 83km, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, sinh thái và đa dạng sinh học của tỉnh nhưng lại đang có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính là do nước thải từ các hoạt động dân sinh; các cơ sở y tế; sản xuất kinh doanh; khai thác và chế biến khoáng sản trong lưu vực chưa được xử lý triệt để trước khi xả vào sông Cầu. Để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước sông Cầu, nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu và phân tích định kì 1 lần/tháng theo Quy chuẩn Việt Nam tại các xã: Dương Phong, Cầu Phà thị xã Bắc Kạn; Thác Giềng, Nà Bản của xã Thanh Bình huyện Chợ Mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chất lượng nước sông còn tương đối tốt và đang có xu hướng cải thiện dần (trung bình năm vẫn thấp hơn QCVN 08:2008/BTNTM cột A1 và A2) nhưng không ổn định giữa các mùa và các vị trí trên sông. Nghiên cứu đã đề xuất 4 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói riêng và trên cả lưu vực sông Cầu nói chung, phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển bền vững. Từ khóa: Bắc Kạn, bảo vệ môi trường nước, nước thải, sông Cầu, ô nhiễm môi trường nước MỞ ĐẦU* Sông Cầu dài 288km, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng tính đa dạng sinh học và duy trì các hệ sinh thái nước cho 6 tỉnh, bao gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và một phần diện tích của thành phố Hà Nội [6]. Tuy nhiên, do sức ép của gia tăng dân số và sự phát triển không bền vững, sông Cầu ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó có đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn [5]. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải và bảo vệ môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Kạn, việc điều tra, đánh giá thực trạng ô nhiễm là việc làm cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đưa ra các chương trình hành động để bảo vệ môi trường nước sông Cầu tại Bắc Kạn nói riêng và trên toàn lưu vực thuộc 6 tỉnh nói chung [6]. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu, tài liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. * Tel: 0989 372386, Email: hvhungtn74@yahoo.com - Phương pháp phỏng vấn, khảo sát thực tế: Khảo sát toàn bộ khu vực nghiên cứu gồm các huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới và phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra. Đối tượng phỏng vấn là: nhân dân trong khu vực và lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương về điều kiện tự nhiên, hiện trạng môi trường nước, các nguồn ô nhiễm, tình hình sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái v.v. - Phương pháp lấy mẫu và phân tích: Lấy mẫu tại xã Dương Phong, Cầu Phà của thị xã Bắc Kạn; Thác Giềng, Nà Bản của xã Thanh Bình; Chợ Mới, định kì 1 lần/tháng. Các phương pháp thu mẫu, bảo quản và phân tích được thực hiện theo đúng quy chuẩn Việt Nam (QCVN) và quốc tế (ISO) tương ứng, đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VILAS [4]. - Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập và so sánh với Tiêu chuẩn Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước lưu vực sông Cầu chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn, kết luận mức độ ô nhiễm. - Phương pháp thống kê: số liệu được xử lý thống kê trên Excel, vẽ đồ thị diễn biến chất lượng nước theo không gian, thời gian bằng phần mềm SAS. 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hoàng Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 17 - 22 18 Thiết bị, vật liệu nghiên cứu. - Các loại thiết bị và vật liệu để lấy, vận chuyển, bảo quản và phân tích mẫu được qui định trong QCVN. - Thời gian nghiên cứu: 2009 đến 2011. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tổng quan về sông Cầu và lưu vực sông Cầu Lưu vực sông Cầu có diện tích tự nhiên 6.030 km2 với chiều dài 288km và tổng lượng nước khoảng 4,5 tỷ m3/năm. Độ dốc bình quân của sông Cầu khá lớn (16,1%) với tổng lượng nước hàng năm cao nên ô nhiễm môi trường nước tại sông Cầu hàng năm chỉ mang tính cục bộ, vào từng thời điểm nhất định cho từng đoạn sông, chủ yếu là các vị trí có hoạt động kinh tế xã hội phát triển nhanh [6]. Theo thống kê tính đến năm 2010, có 65 khu công nghiệp và chỉ có 15 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hoạt động khai thác khoáng sản tại các mỏ và các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản rất phát triển tại các tỉnh lưu vực sông, đặc biệt là ở thượng lưu như các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên với khoảng 370 cơ sở và các làng nghề phát triển mạnh ở hạ lưu. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn cho lưu vực [6]. Dân số các tỉnh thuộc lưu vực vào khoảng 6,72 triệu người. Mật độ trung bình vào khoảng 648 người/km2 cao hơn gấp 2,5 lần mật độ dân số trung bình toàn quốc [1]. Tốc độ đô thị hóa cao, mật độ dân số lớn, phần lớn các đô thị chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận như suối, sông, hồ v.v. cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sông tại đây. Theo kết quả quan trắc hàng năm về chất lượng nước mặt lưu vực sông Cầu của Tổng cục môi trường thì diễn biến chất lượng nước mặt lưu vực sông cầu trong vài năm trở lại đây đã có dấu hiệu cải thiện. Tuy nhiên, việc ô nhiễm vẫn diễn ra ở những vị trí gần nguồn tiếp nhận. Từ những tổng kết trên, các nghiên cứu khoa học về hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu trên các địa bàn sông Cầu chảy qua là hết sức cần thiết nhằm đánh giá một cách đầy đủ và khách quan. Tổng quan về sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Bắc Kạn là tỉnh đầu nguồn lưu vực sông Cầu, đoạn sông Cầu chảy qua Bắc Kạn dài 83km, qua các xã Phương Viên (huyện Chợ Đồn), Dương Phong (huyện Bạch Thông), thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới, diện tích lưu vực khoảng 110 km2 – chiếm 1/4 diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn [6]. Lưu vực sông Cầu đoạn qua tỉnh Bắc Kạn có khoảng trên 30 nhánh suối lớn nhỏ chảy vào sông chính trong đó có những nhánh suối lớn có chiều dài hàng chục km như suối Nặm Cắt, suối Vi Hương, suối Thanh Mai. Với dân số chủ yếu làm nông nghiệp và canh tác trên đất dốc điều này ảnh hưởng không ít đến tốc độ bồi lắng cho lưu vực [5]. Chế độ thuỷ văn mang tính đặc trưng của sông miền núi: Mùa khô kéo dài, dòng chảy nhỏ. Mùa lũ ngắn nhưng lưu lượng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến bờ sông và lòng sông: + Lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất trung bình mùa kiệt: 4,07 m3/s + Lưu lượng dòng chảy trung bình mùa kiệt: 5,22 m3/s + Dòng chảy trung bình mùa lũ: 550m3/s + Lưu lượng dòng chảy trung bình năm: 17,3 m3/s Lưu lượng dòng chảy lũ lớn gấp 32 lần dòng chảy trung bình năm và 110 lần trung bình mùa kiệt. Nghiên cứu này có ý nghĩa cho việc quản lý và bảo vệ môi trường nước của đầu nguồn và bảo vệ môi trường vùng hạ lưu sông Cầu. Các nguồn gây ô nhiễm sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Khai thác và chế biến khoáng sản: Tỉnh Bắc Kạn có 273 mỏ và điểm khoáng sản. Trong đó một số loại có tiềm năng tương đối lớn như khoáng sản chì-kẽm, sắt, vàng v.v. Hình 1: Biểu đồ các loại khoáng sản tỉnh Bắc Kạn Các loại khoáng sản tỉnh Bắc Kạn Fe, 17 FeMn, 7 Cu, 4 Al, 3 Antimon, 6 PbZn, 77 Au, 19 Các loại khác, 140 Fe FeMn Cu Al Antimon PbZn Au Các loại khác 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hoàng Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 17 - 22 19 Các mỏ khai thác và chế biến khoáng sản trong lưu vực sông Cầu đều có công nghệ lạc hậu, chưa có hệ thống thu gom, xử lý triệt để nước thải, rác thải mà xả trực tiếp vào sông Cầu như: mỏ quặng sắt Sỹ Bình, mỏ sét gạch ngói Khau Mạ, mỏ đá vôi Pá Chủ v.v. Đây là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Cầu. Nước thải đô thị, công nghiệp: - Nước thải sinh hoạt: Theo Niên giám thống kê năm 2010 thị xã Bắc Kạn có khoảng 37.739 người với lượng thải gần 4.000 m3/ngày đêm (định mức 100lít/người/ngày đêm). Trong đó 50% được thải trực tiếp vào sông Cầu mà không xử lý. - Nước thải sinh hoạt bệnh viện: Nằm trong lưu vực sông Cầu có 5 bệnh viên gồm: Bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện Bạch Thông; BVĐK thị xã Bắc Kạn; BVĐK tỉnh Bắc Kạn; BVĐK huyện Chợ Mới; BVĐK 500 giường bệnh (đang đầu tư xây dựng). Hiện có 3 bệnh viện đang hoạt động và đều có hệ thống xử lý nước thải nhưng do vận hành không đảm bảo nên nước thải y tế thải vào nguồn tiếp nhận vẫn vượt QCVN 28: 2010/BTNMT. Các trạm y tế thuộc lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh đều không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế, rác thải y tế. Đây chính là nguồn phát sinh vi khuẩn, dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Cầu. - Nước thải sinh hoạt của các cơ sở sản xuất kinh doanh: 100% cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chưa đúng quy chuẩn, không đủ công suất xử lý. Đây cũng là 1 trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Cầu [5]. - Nước thải công nghiệp, khu công nghiệp: Các loại hình sản xuất kinh doanh phát sinh nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường là: khai thác và chế biến khoáng sản; chế biến giấy đế; chế biến hoa quả; khu công nghiệp Thanh Bình. Nước thải trong khai thác và chế biến chỉ được xử lý sơ bộ trước khi xả vào nguồn tiếp nhận và đều vi phạm quy định về xử lý và xả nước thải [6]. - Một số nguồn thải khác: hoạt động canh tác nông nghiệp, chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ gây ô nhiễm lưu vực sông Cầu. Với trên 90% diện tích đồi núi, cach tác theo phương pháp truyền thông cũng đã gây ảnh hưởng lớn tới ô nhiễm nguồn nước lưu vực. Đặc biệt là bồi lắng từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng đã làm ảnh hưởng tới cả vùng hạ lưu. Phân tích, đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu qua các năm. Để việc đánh giá được đảm bảo, số liệu quan trắc đã được tiến hành từ năm 2009 đến tháng 6 năm 2011. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu một số thông số cơ bản về ô nhiễm môi trường nước. Thông số DO (Dissolved Oxygen - lượng ôxy hoà tan): Hàm lượng DO 0 2 4 6 8 10 Năm 2009 đợt 1 Năm 2009 đợt 2 Năm 2009 đợt 3 Năm 2009 đợt 4 Năm 2009 đợt 5 Năm 2009 đợt 6 Năm 2010 đợt 1 Năm 2010 đợt 2 Năm 2010 đợt 3 Năm 2010 đợt 4 Năm 2010 đợt 5 Năm 2010 đợt 6 Năm 2011 đợt 1 Năm 2011 đợt 2 Năm 2011 đợt 3 Thời gian mg/l CẦU PHÀ THÁC GIỀNG CHỢ MỚI Hình 2: Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO của nước sông Cầu tỉnh Bắc Kạn từ 2009-2011 Hàm lượng DO từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Cầu chảy qua địa bàn Bắc Kạn đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép (TCCP) của QCVN 08:2008 cột A1 (DO≥6mg/l), A2 (DO≥5mg/l). Từ 2009-2011 hàm lượng DO có xu hướng giảm dần do sự tác động của nguồn thải công nghiệp tại đây. Mức độ tác động gia tăng cùng sự phát triển KT – XH. Thông số BOD5 (Biochemical Oxgen Demand 5 – Nhu cầu ôxy sinh học trong 5 ngày) Hình 3: Diễn biến hàm lượng BOD5 của nước sông Cầu tỉnh Bắc Kạn qua các năm 2009-2011 Diễn biến hàm lượng BOD5 từ 2009 đến 2011 tuân theo quy luật sau: Hàm lượng BOD5 cao vào đầu mùa mưa, đầu mùa khô và tăng giảm theo sự thay đổi lưu lượng dòng chảy. BOD5 Hàm lượng BOD5 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 Năm 2009 đợt 1 Năm 2009 đợt 2 Năm 2009 đợt 3 Năm 2009 đợt 4 Năm 2009 đợt 5 Năm 2009 đợt 6 Năm 2010 đợt 1 Năm 2010 đợt 2 Năm 2010 đợt 3 Năm 2010 đợt 4 Năm 2010 đợt 5 Năm 2010 đợt 6 Năm 2011 đợt 1 Năm 2011 đợt 2 Năm 2011 đợt 3 Thời gian mg/l CẦU PHÀ THÁC GIỀNG CHỢ MỚI 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hoàng Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 17 - 22 20 đang có xu hướng giảm đồng nghĩa với việc giảm mức độ ô nhiễm. Thông số COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu ôxy hóa học) Hình 4: Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD qua các năm 2009-2011 Kết quả quan trắc cho thấy COD tăng cao vào mùa khô, tuy không dao động lớn giữa các đợt quan trắc nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều đó chứng tỏ chất lượng nước sông Cầu đang dần được kiểm soát và cải thiện. Thông số TSS Hình 5: Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS của sông Cầu qua các năm 2009-2011 Hàm lượng TSS qua các năm có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do tác động của hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông đã gây ra. Thông số N-NH4+ Hình 6: Biểu đồ diễn biến hàm lượng N-NH4+ qua các năm 2009-2011 Hình 6 cho thấy hàm lượng N-NH4+ trong nước sông Cầu qua các năm 2009, 2010, 2011 có xu hướng giảm. Nguyên nhân là năm 2010 và 2011 tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư dự án xây dựng chuồng trại cho nông dân, xử lý nước thải y tế, thu gom rác thải sinh hoạt, đang đầu tư hệ thống xử lý tập trung và nhận thức của người dân đã được nâng cao. Thông số coliform Hình 7: Biểu đồ diễn biến hàm lượng coliform qua các năm Trừ khu vực Cầu Phà, hàm lượng coliform trong nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Đề xuất giải pháp giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm nước sông Cầu Giải pháp quản lý: Đẩy mạnh và mở rộng kế hoạch thực hiện Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ. Các chính sách thực hiện quyết định 64: - Chính sách đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, có sự chỉ đạo và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động dịch vụ công như bệnh viện, bãi rác v.v. - Các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương: Địa phương chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, hỗ trợ di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường bằng nguồn kinh phí địa phương theo quyết định của Thủ tướng. Các công cụ hành chính - Ưu đãi thuế, giao đất, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng di dời đúng tiến độ. - Vay ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Hàm lượng COD 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Năm 2009 đợt 1 Năm 2009 đợt 2 Năm 2009 đợt 3 Năm 2009 đợt 4 Năm 2009 đợt 5 Năm 2009 đợt 6 Năm 2010 đợt 1 Năm 2010 đợt 2 Năm 2010 đợt 3 Năm 2010 đợt 4 Năm 2010 đợt 5 Năm 2010 đợt 6 Năm 2011 đợt 1 Năm 2011 đợt 2 Năm 2011 đợt 3 mg/l CẦU PHÀ THÁC GIỀNG CHỢ MỚI Hàm lượng TSS 0 10 20 30 40 50 60 Năm 2009 đợt 1 Năm 2009 đợt 2 Năm 2009 đợt 3 Năm 2009 đợt 4 Năm 2009 đợt 5 Năm 2009 đợt 6 Năm 2010 đợt 1 Năm 2010 đợt 2 Năm 2010 đợt 3 Năm 2010 đợt 4 Năm 2010 đợt 5 Năm 2010 đợt 6 Năm 2011 đợt 1 Năm 2011 đợt 2 Năm 2011 đợt 3 mg/l CẦU PHÀ THÁC GIỀNG CHỢ MỚI Hàm lượng N-NH4 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 Năm 2009 đợt 1 Năm 2009 đợt 2 Năm 2009 đợt 3 Năm 2009 đợt 4 Năm 2009 đợt 5 Năm 2009 đợt 6 Năm 2010 đợt 1 Năm 2010 đợt 2 Năm 2010 đợt 3 Năm 2010 đợt 4 Năm 2010 đợt 5 Năm 2010 đợt 6 Năm 2011 đợt 1 Năm 2011 đợt 2 Năm 2011 đợt 3 mg/l CẦU PHÀ THÁC GIỀNG CHỢ MỚI Hàm lượng coliform 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 Năm 2009 đợt 1 Năm 2009 đợt 2 Năm 2009 đợt 3 Năm 2009 đợt 4 Năm 2009 đợt 5 Năm 2009 đợt 6 Năm 2010 đợt 1 Năm 2010 đợt 2 Năm 2010 đợt 3 Năm 2010 đợt 4 Năm 2010 đợt 5 Năm 2010 đợt 6 Năm 2011 đợt 1 Năm 2011 đợt 2 Năm 2011 đợt 3 MPN/100ml CẦU PHÀ THÁC GIỀNG CHỢ MỚI 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hoàng Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 17 - 22 21 Nam: Nhằm hỗ trợ tài chính cho thực hiện đề án xử lý nước thải triệt để và được cơ quan thực hiện dự án bảo lãnh. - Nâng cao nhận thức và công bố thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng. Giải pháp kỹ thuật: Kiểm soát ô nhiễm bằng quy định trong các văn bản pháp qui. Công cụ kinh tế: Phí nước thải; Cho vay ưu đãi; Ưu đãi sử dụng đất; Ưu đãi thuế. Cải tiến công nghệ - Thúc đẩy ứng dụng sản xuất sạch hơn - Khen thưởng cho các thành tích tốt về sản xuất sạch hơn và bảo vệ môi trường. - Thúc đẩy các dịch vụ liên quan đến môi trường như: tư vấn, quy hoạch và thiết kế, kỹ thuật, đo đạc và phân tích chất lượng nước v.v. Nâng cao nhận thức, giáo dục và xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Xếp hạng hoạt động môi trường như: Chương trình PROPER của Inđônêsia, chương trình EcoWatch tại Philippines v.v. Công bố thông tin về môi trường. Nâng cao nhận thức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Phát triển cơ sở hạ tầng. Phát triển hệ thống thoát nước đô thị. Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, phân loại và xử lý tập trung rác thải, nước thải. KẾT LUẬN - Nguyên nhân chính gây ô nhiễm sông Cầu đoạn qua tỉnh Bắc Kạn là do nước thải từ các hoạt động dân sinh; sản xuất kinh doanh, khai thác chế biến khoáng sản và cơ sở y tế trong lưu vực chưa được xử lý triệt để trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. - Chất lượng nước sông còn tương đối tốt, trung bình năm vẫn thấp hơn QCVN 08: 2008/BTNTM cột A1 và A2. Tuy nhiên, chất lượng nước không ổn định giữa các mùa và các vị trí trên sông: chất lượng nước sông giảm vào mùa khô và mùa lũ một số đoạn có dấu hiệu ô nhiễm kéo dài như đoạn sông Cầu chảy qua huyện Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn. - Những năm gần đây, chất lượng nước sông Cầu tỉnh Bắc Kạn có xu hướng cải thiện dần, chứng minh công tác quản lý, bảo vệ môi trường và ý thức người dân đã nâng cao. - Công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn còn nhiều thách thức, nhất là thách thức giữa bảo vệ môi trường, phát triển bền vững với mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội. - Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường nước sông Cầu, cần áp dụng tổng hợp các công cụ: pháp luật, kinh tế, kỹ thuật v.v. phối hợp nâng cao nhận thức người dân, huy động sự tham gia của toàn xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn (2011). Niên giám thống kê 2010. [2]. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000). Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [3]. Lê Văn Khoa (1995). Môi trường và ô nhiễm. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4]. Kostas Voudouris and Dimitra Voutsa (2011). Water Quality Monitoring and Assessmen. InTech. [5]. Trung tâm Quan trắc môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Báo cáo và kết quả quan trắc môi trường lưu vực sông Cầu các năm 2008; 2009; 2010 và 6 tháng đầu năm 2011. [6]. Văn phòng Ủy ban sông Cầu (2011). Những định hướng và nội dung trọng tâm triển khai đề án tổng thể sông Cầu năm 2011 và giai đoạn 2011- 2015, Hội nghị sông Cầu tại Bắc Kạn. 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hoàng Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 17 - 22 22 SUMMARY EVALUATION OF ENVIRONMENTAL WATER POLLUTION STATUS OF CAU RIVER IN BAC KAN PROVINCE Hoang Van Hung*, Nguyen Manh Ha College of Agriculture and Forestry - TNU Bac Kan is the riverhead of Cau river watershed, a passage of Cau river in the area of Bac Kan province is 83km long, that has great significance in socio-economic development, ecology and biodiversity protection but this is showing signs of contamination. The main reason is due to waste water from daily life activities; medical facilities; production and business; mining and mineral processing in the basin has not been thoroughly treated before being discharged into the Cau river. To assess the status of the water pollution of Cau river, research conducted periodic sampling and analysis 1 time/months by Vietnam regulation in the commune: Duong Phong, Cau Pha (Bac Kan town); Thac Gieng, Na Ban village of Thanh Binh commune, Cho Moi district. Results showed that: water quality of the river is relatively good and tend to improve gradually (average still lower than QCVN 08: 2008/BTNTM base on column A1 and A2) but not stable between the seasons and the location on the river. Research has proposed 4 solutions to improve the efficiency of the management, protection of water environment for Cau river in Bac Kan province in particular and the Cau river watershed in general, consistent with the socio-economic objectives to ensure sustainable development. Keywords: Bac Kan, Cau river, environmental water protection, waste water, water pollution Ngày nhận bài:26/3/2013, ngày phản biện: 10/4/2013, ngày duyệt đăng:24/4/2013 * Tel: 0989 372386, Email: hvhungtn74@yahoo.com 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_38741_42292_3920139363417_4159_2052055.pdf