Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp
xử lý dịch lọc carrageenan bằng Ca(OH)2 với nhiệt
độ 700C; pH= 8,6; thời gian: 9 phút cho phép nâng
cao hiêu suất thu hồi carrageenan 37,74%, sức
đông đạt 964,54g/cm2
,
hàm lượng khoáng giảm
31%. Phương pháp này thể hiện là một phương
pháp đơn giản, có hiệu quả để nâng cao sức đông
carrageenan.
Bên cạnh đó, thiết lập được phương trình biểu
diễn mối tương quan giữa sức đông với nhiệt độ, thời
gian, pH như sau: y = 386,5 + 72,5x1 + 100,25x2 -
190,75x3 + 137,25x1x2 – 26,25x1x3 – 54x2x3.
Cần tiếp tục nghiên cứu các trang thiết bị ứng
dụng cho việc thu nhận carrageenan ở quy mô lớn
là cần thiết để có thể áp dụng qui trình vào thực tiễn.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thu nhận Kappa - Carrageenan từ rong sú Kappaphycus striatum trồng tại Cam Ranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
NGHIÊN CỨU THU NHẬN KAPPA - CARRAGEENAN
TỪ RONG SÚ KAPPAPHYCUS STRIATUM TRỒNG TẠI CAM RANH
STUDY ON KAPPA - CARRAGEENAN
FROM KAPPAPHYCUS STRIATUM CULTIVATED IN CAM RANH
Ngô Thị Ngọc Trình1, Phan Thị Khánh Vinh2
Ngày nhận bài: 29/11/2013; Ngày phản biện thông qua: 08/01/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu cho thấy kappa-carrageenan tự nhiên thu nhận từ rong sú Kappaphycus striatum có sức đông
486g/cm2, nhiệt độ tan chảy 45,50C, nhiệt độ đông đặc 33,50C, hiệu suất thu hồi 30,2%. Tối ưu hóa được công đoạn xử
lí kiềm đối với dịch lọc carrageenan bằng dung dịch Ca(OH)
2
5% với các thông số như sau: nhiệt độ 700C, pH 8,6, thời
gian 9 phút. Kappa-carrageenan sau khi xử lí kiềm chất lượng cải thiện rõ rệt sức đông tăng gấp đôi (965 g/cm2) so
với carrageenan tự nhiên, nhiệt độ tan chảy của carrageenan đạt 550C, nhiệt độ đông đặc đạt 440C, hiệu suất thu hồi
kappa-carrageenan qua xử lí kiềm tăng 25% so với hiệu suất thu hồi kappa-carrageenan chưa qua xử lý kiềm và đạt 37,7%.
Từ khóa: Kappa-carrageenan, xử lý kiềm, tối ưu hóa, Kappaphycus striatum
ABSTRACT
Results showed that native kappa-carrageenan derived from Kappaphycus striatum had gel strength 486g/cm2,
melting temperature was 45,50C, gelling temperature was 33,50C, carrageenan yield was 30,2%. Optimized parameters
in alkaline treatment of carrageenan extract by Ca(OH)
2
5%: temperature 700C, pH 8,6, duration 9 minutes.
Kappa-carrageenan after alkaline treatment had gel strength 965 g/cm2, melting temperature was 550C, gelling temperature
was 440C and carrageenan yield was increased 25% than that without alkaline treatment and reached 37.7%.
Keywords:Kappa-carrageenan, alkaline treatment, optimization, Kappaphycus striatum
1 Ngô Thị Ngọc Trình: Phòng Quản lý công nghiệp - Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa
2 TS. Phan Thị Khánh Vinh: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hydrocolloid từ rong biể n đã từ lâu đượ c ứ ng
dụ ng rộ ng rã i trong công nghiệ p thự c phẩ m vớ i vai
trò chấ t tạ o cấ u trú c, tăng giá trị cả m quan và tí nh
dượ c liệ u (Nussinovitch, 1997; Nagumo et al, 1996)
[5] [6]. Cù ng vớ i sự gia tăng dân số và ổ n đị nh kinh
tế , nhu cầ u sử dụ ng cá c hydrocolloid trên ngà y cà ng
tăng (McHugh, 2002) [4]. Trong số nhiề u loạ i rong
biể n, rong đỏ đó ng vai trò quan trọ ng vì là nguồ n
nguyên liệ u duy nhấ t để sả n xuấ t agar và cá c loạ i
carrageenan khá c nhau (Zemker-White, 1999) [8].
Trong cá c loà i rong đỏ carrageenophyte phả i kể
đế n rong sụn Kappaphycus alvarezii và rong sú
Kappaphycus striatum, là loà i rong biể n vù ng nhiệ t
đớ i vớ i năng suấ t và sả n lượ ng trồ ng cao, chấ t
lượ ng rong tố t (Critchley et al, 1998) [3].
Ở nước ta hiện nay, đa phần các công trình
nghiên cứu thu nhận carrageenan tập trung vào đối
tượng rong sụn Kappaphycus alvarezii, hơn nữa
các quy trình thu nhận carrageenan tinh chế đều
thực hiện xử lý bã rong trước hoặc trong quá trình
nấu chiết với nồng độ kiềm khá cao 5 – 10%. Điều
này đòi hỏi đầu tư các thiết bị nấu chiết phải chịu
được tính kiềm và axit cần để trung hòa lượng kiềm
dư, đầu tư xử lý hệ thống nước thải.
Bên cạnh đó, bã rong sau khi đã xử lý kiềm hạn
chế về khả năng ứng dụng. Để khắc phục nhược
điểm này, Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
Nha Trang đề xuất quy trình sản xuất carrageenan
trong đó xử lý kiềm bằng KOH trong dịch lọc sau khi
nấu chiết. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ mang tính chất
thăm dò chưa tối ưu hóa các thông số. Bên cạnh đó
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73
việc sử dụng KOH ngay trong quá trình xử lý
dịch lọc sẽ làm tăng nhiệt độ đông đặc của gel
carrageenan, dẫn đến khó khăn cho công đoạn
trung hòa axit và đòi hỏi phải có thêm khâu gia
nhiệt để hòa tan gel trở lại. Đồng thời ở nhiệt độ
cao việc bổ sung axit dẫn đến giảm sức đông của
thạch carrageenan [2].
Để giải quyết vấn đề trên cần nghiên cứu tối
ưu hóa công đoạn xử lý dịch lọc bằng kiềm, cụ
thể sử dụng dung dịch Ca(OH)2 sau khi đã nấu
chiết, lọc ở môi trường trung tính nhằm nâng cao
chất lượng kappa-carrageenan, giảm thiểu lượng
hóa chất trong quy trình công nghệ thu nhận
kappa-carrageenan.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
a. Rong sú Kappaphycus striatum: Rong được
trồng tại Cam Ranh và thu hoạch sau 2 tháng trồng
(thời gian thu hoạch tháng 03/2013). Rong sú khi
thu mua ở dạng khô. Trong trường hợp độ ẩm vượt
quá 40%, cần tiếp tục phơi nắng để giảm hàm ẩm
dưới 40% theo tiêu chuẩn rong khô nguyên liệu của
Philippines.
b. Carrageenan thương phẩm: Dạng bột, sản
phẩm tinh chế (food grade) từ Eucheuma cottonii
được sản xuất tại Philippine.
c. Hóa chất: KCl, Ca(OH)2, KOH là những
hóa chất đạt tiêu chuẩn phân tích do Trung Quốc
sản xuất.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Sơ đồ nghiên cứu
Sơ đồ nghiên cứu được trình bày ở hình 1.
Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu quy trình thu nhận carrageenan từ rong sú Kappaphycus striatum
Để khảo sát các gía trị tối ưu, áp dụng quy hoạch thực nghiệm trực giao cấp hai với 3 yếu tố và một hàm
mục tiêu theo sơ đồ sau:
X1
X2 Y
X3
Ta có biến đầu vào: X1 : pH 7-9
X2 : Nhiệt độ xử lý 35-75 (
0C)
X3 : Thời gian 30-120 (phút)
Hàm mục tiêu: Y : Sức đông của carrageenan, g/cm2
Các yếu tố ảnh hưởng n = 3 và số thí nghiệm N = 2k = 8
Phương trình hồi quy có dạng: Y = b0 + b1x + b2x + b3x + b12x1x2 + b13x1x 3 + b23x2x3
Đánh giá các chỉ tiêu hóa lý
carrageenan - Phân tích so
sánh
Nguyên liệu rong sú
Dịch chiết carrageenan đem tủa
KCl
Dịch chiết carrageenan xử lý
bằng KOH với tỉ lệ 1%, sau đó
tủa bằng KCl
Dịch chiết carrageenan xử lý
bằng Ca(OH)2, sau đó tủa bằng
KCl
Đánh giá các chỉ tiêu hoá lý
Xác định pH, nhiệt độ, thời gian
tối ưu trong xử lý bằng Ca(OH)2
– Đề xuất quy trình
Công đoạn xử lý bằng Ca(OH)2
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2.2. Phương pháp phân tích
- Độ nhớt dung dịch carrageenan được xác
định bằng máy đo độ nhớt Viscometer, Brookfi eld
DV–I Prime.
- Sức đông carrageenan được xác định bằng
máy đo tính chất lưu biến Sun Rheo Meter CR500.
- Nhiệt độ đông đặc, nhiệt độ tan chảy gel
kappa-carrageenan được xác định theo tiêu chuẩn
LB Nga (GOST 26185-84) [9].
- pH của dịch lọc carrageenan được đo bằng
máy pH-meter Winlab.
- Hàm lượng ẩm, khoáng của rong nguyên liệu
được xác định theo TCVN 5613:1991.
- Hàm lượng protein của rong nguyên liệu bằng
phương pháp Kjeldall theo TCVN 3705-90.
- Hàm lượng carrageenan trong rong được xác
định theo phương pháp của tác giả Podkorytova
(Подкорытова, 2009) và tính theo công thức sau [11]:
Bảng 1. Khoảng biến đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý kiềm
Mức thí nghiệm X1 X2 (0C) X3 (phút)
Khoảng biến thiên 1 20 45
Mức trên (+1) 9 75 120
Mức cơ sở (0) 8 55 75
Mức dưới (-1) 7 35 30
Hiệu suất thu hồi =
mcarrageenan
x
100
x 100
mr (100 - Wr)
mcarrageenan =
(mdịch x W)
100
Trong đó: mcarrageenan: Khối lượng carrageenan thô (g)
mr : Khối lượng rong đem đi nấu chiết (g)
Wr : Độ ẩm của rong (%)
mdịch : Khối lượng dịch gel sau khi lọc (g)
W : Hàm lượng chất khô của gel sau lọc (g)
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007. Áp dụng phương pháp quy hoạch
thực nghiệm, tối ưu hóa các thông số theo Box-Willson. Kết quả trình bày là trung bình của 3 lần thực hiện.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả xác định thành phần hóa học của rong nguyên liệu
Kết quả thành phần hoá học của rong sú được trình bày ở bảng 2. Từ kết quả cho thấy hàm lượng ẩm trong
rong nguyên liệu chiếm tỷ lệ 24,3% đạt yêu cầu về chỉ tiêu độ ẩm. Vì theo tiêu chuẩn Philippine về rong nguyên
liệu thì lượng ẩm không được vượt quá 40% [7] .
Bảng 2. Thành phần hóa học cơ bản của nguyên liệu
STT Chỉ tiêu Hàm lượng, %
1 Hàm ẩm 24,3 ± 1,2
2 Protein * 4,7 ± 0,3
3 Khoáng chất * 39,1 ± 2,4
4 Carrageenan * 45,6 ± 1,1
5 Tạp chất 3,3 ± 0,5
Chú thích: * Tính theo chất khô tuyệt đối
Hàm lượng khoáng trong rong chiếm tỷ lệ đáng
kể tới 39,1%. Phần lớn hàm lượng khoáng trong
rong chủ yếu tập trung ở bề mặt rong với lượng
muối cao. Do rong sú là loài ưa nước mặn, chính
lớp muối khoáng bên ngoài sẽ có tác dụng ức chế
sự phát triển của vi sinh vật trong quá trình bảo
quản rong nguyên liệu. Hàm lượng protein trong
rong chiếm tỷ lệ 4,7%, thấp hơn so với hàm lượng
rong sú trồng tại Ninh Thuận (Фан и др., 2012) [13].
Hàm lượng protein tùy thuộc vào vùng trồng, chế độ
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 75
chăm sóc, bổ sung muối amoni và thời gian trồng.
Hàm lượng protein cũng ảnh hưởng đến độ tinh
sạch của carrageenan tinh chế.
Hàm lượng carrageenan trong rong chiếm
tỷ lệ khá cao 45,6% do thu hái ở thời gian sau
45 ngày trồng. Rong đạt chất lượng vì lượng
carrageenan trên 30% so với tiêu chuẩn Philippine
về rong nguyên liệu.
Tạp chất trong rong nguyên liệu chiếm 3,3%
bao gồm phần lớn dây nhựa, động vật kí sinh. Đây
là một tiêu chí quan trọng cần xác định để định giá
thành nguyên liệu và kiểm soát chất lượng đầu
vào. Tỉ lệ tạp chất của rong nguyên liệu không nên
vượt quá 8% theo tiêu chuẩn rong khô nguyên liệu
của Philippine.
2. Kết quả xác định tính chất lý hóa của
kappa-carrageenan từ rong sú
Dịch chiết từ rong sú sau khi tiến hành nấu ở
85 ÷ 900C, mođun thủy áp 1: 60, đem lọc ly tâm với
tốc độ 4000 vòng/phút, thời gian 30 phút với mục
đích loại bỏ bã rong, tạp chất có kích thước nhỏ và
một phần chất màu, dịch chiết được dùng để xác
định độ nhớt và hàm lượng chất khô. Kết quả được
trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Thông số kỹ thuật của dung dịch carrageenan sau khi lọc ly tâm
STT Chỉ tiêu Gía trị
1 Hàm lượng chất khô (%) 0,7 ± 0,03
2 Hiệu suất thu hồi carrageenan dạng thô (%) 38,83 ± 0,15
3 Độ nhớt (280C), cP 313,9 ± 67,3
4 Độ nhớt (400C), cP 299,9 ± 72,5
5 Độ nhớt (600C), cP 234,0 ± 49,7
6 Độ nhớt (800C), cP 139,0 ± 57,1
Qua kết quả bảng 3 cho thấy độ nhớt của dịch
carrageenan sau khi lọc tương đối cao, ở nhiệt độ
phòng 280C độ nhớt trung bình của dịch lọc đạt
313,9 cP. Đây cũng là tiêu chí đánh giá khả năng tạo
gel bởi khối lượng phân tử trung bình carrageenan
tỷ lệ thuận với độ nhớt và sức đông (Toại và cộng
sự, 2006) [1]. Tuy nhiên, độ nhớt cao cản trở quá
trình bơm dịch chiết. Vì thế cần điều chỉnh nhiệt độ
dịch lọc thích hợp cho máy bơm. Kết quả thí nghiệm
cho thấy khi tăng nhiệt độ dịch lọc thì độ nhớt giảm
đáng kể, giảm 2,3 lần ở nhiệt độ 800C so với ban
đầu. Đây là thông số kỹ thuật quan trọng qua đó lựa
chọn được máy bơm dịch chiết trong thiết kế nhà
máy, cơ sở sản xuất cho phù hợp và đánh gía chất
lượng carrageenan.
3. Kết quả nghiên cứu tối ưu hóa quá trình xử lý
dịch lọc carrageenan bằng Ca(OH)2
Quy hoạch thực nghiệm gồm 8 thí nghiệm, kết
quả được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Ma trận trực giao cấp 2, ba yếu tố và một hàm mục tiêu
N x0 x1 x2 x3 x1x2 x1x3 x2x3 Y
1 1 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 439,0
2 1 -1,00 1,00 1,00 -1,00 -1,00 1,00 45,0
3 1 1,00 -1,00 1,00 -1,00 1,00 -1,00 45,0
4 1 -1,00 -1,00 1,00 1,00 -1,00 -1,00 254,0
5 1 1,00 1,00 -1,00 1,00 -1,00 -1,00 954,0
6 1 -1,00 1,00 -1,00 -1,00 1,00 -1,00 509,0
7 1 1,00 -1,00 -1,00 -1,00 -1,00 1,00 398,0
8 1 -1,00 -1,00 -1,00 1,00 1,00 1,00 448,0
Chú thích: Hàm mục tiêu Y: Sức đông của gel (g/cm2)
Sau khi tính hệ số hồi quy và kiểm tra tính có ý nghĩa của chúng theo tiêu chuẩn Student, kết quả cho thấy
tất cả các hệ số phương trình hồi quy đều có ý nghĩa vì các giá trị của t đều lớn hơn tp(f) = 4,3.
Vây phương trình hồi quy có dạng:
y = 386,5 + 72,5x1 + 100,3x2 – 190,8x3 + 137,3x1x2 – 26,3x1x3 – 54,0x2x3 (*)
Phương trình hồi quy trên hoàn toàn tương thích với thực nghiệm theo tiêu chuẩn Fisher trong đó theo bảng
phân phối F (0,05;1; 2 ) = 18,5 > F = 12,8.
Theo phương trình hồi quy (*) nhận thấy:
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Hệ số b1 = 72,5 > 0: Trong vùng quy hoạch
thực nghiệm khi tăng giá trị pH của dịch lọc bằng
Ca(OH)2 thì sức đông của carrageenan so với ban
đầu sẽ tăng. Điều này là phù hợp vì khi tăng pH
(tăng nồng độ ion OH- ), nhờ đó khả năng khử các
gốc 6-sunfat cao hơn, giúp tạo các gốc 3,6-anhydro
galactose làm tăng độ đều đặn cấu trúc luân phiên
giữa 3,6-anhydrogalactose và galactose, do đó sức
đông tăng lên (Подкорытова, 2005) [10].
Hệ số b2= 100,3 > 0: Khi tăng nhiệt độ quá
trình xử lý dịch lọc bằng kiềm, sức đông tăng lên
do nhiệt độ thúc đẩy gia tăng vận tốc quá trình khử
các gốc 6-sunfat. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ vượt
quá vùng biên (> 750C), quá trình thuỷ phân cắt
mạch phân tử carrageenan xảy ra mạnh mẽ, vì
vậy sức đông giảm đáng kể. Kết quả này cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của tác giả
Talabaeva và cộng sự. Kết quả phân tích khối
lượng phân tử trung bình carrageenan chiết từ
Chondrus armatus bằng phương pháp sắc kí lỏng
hiệu năng cao cho thấy khối lượng trung bình đạt
2000 kDa. Khi nhiệt độ chiết trên 800C diễn ra
quá trình thủy phân mạch polisaccarit, xuất hiện
những phân đoạn với khối lượng trung bình 1100
kDa (Талабаева, 2007) [12].
Hệ số b3 = -190,8 <0: Khi kéo dài thời gian, sức
đông giảm là do bên cạnh phản ứng khử gốc sunfat,
diễn ra phản ứng thủy phân mạch polysaccharide
dưới tác động của kiềm. Thời gian càng dài, pH
càng cao hoặc thời gian dài dưới tác động nhiệt
độ cao thì mức độ thuỷ phân càng diễn ra sâu sắc.
Điều này thể hiện rõ nét qua các hệ số tương tác,
cụ thể với hệ số b13 = -26,3<0; hệ số b 23 = -54,0 <0.
Từ phương trình hồi quy (*) tìm được, tiến
hành tối ưu hóa theo phương pháp lên dốc của
Box-Wilson. Kết quả tối ưu được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5. Kết quả tối ưu hóa công đoạn xử lí kiềm
Tên X1 X2 X3 Y
Mức cơ sở 8 55 75
Hệ số bj 72,5 100,25 -190,75
Khoảng biến thiên 1 20 45
bj∆j 72,5 2005 -8583,75
Bước δj 0,18 5 -21,4
Bước làm tròn 0,2 5 -22
Thí nghiệm 9 8,2 60 53 713,2
Thí nghiệm 10 8,4 65 31 816,3
Thí nghiệm 11 8,6 70 9 964,5
Từ bảng 5 cho thấy mẫu 11 cho sức đông cao
nhất, các mẫu khác có kết quả thấp hơn. Vậy các
thông số tối ưu cho công đoạn xử lí kiềm dịch lọc
carrageenan là: pH: 8,6; nhiệt độ: 700C; thời gian:
9 phút.
Sau khi xử lý dịch chiết carrageenan bằng dung
dịch (CaOH)2 5% với các thông số tối ưu, tiến hành
trung hoà bằng dung dịch HCl và tủa bằng dung
dịch KCl bão hòa ở nhiệt độ 700C. Sau đó dịch bảo
quản trong tủ lạnh (nhiệt độ 10÷15°C) để tạo gel. Để
khử bớt khoáng thừa, chất màu và tăng hàm lượng
carrageenan trong gel, cần đem cấp đông-rã đông
gel ban đầu.
Bảng 6. Chất lượng carrageenan thí nghiệm và thương phẩm
Tên chỉ tiêu Không qua xử lí kiềm
Có xử lí kiềm Carrageenan
thương phẩmCa(OH)2 KOH
Hàm lượng khoáng chất (%) 33,8 23,3 - 26,7
Sức đông (g/cm2) 486 965 937 817
Nhiệt độ tan chảy (0C) 45,5 55,0 51,0 55,5
Nhiệt độ đông đặc (0C) 33,5 44,0 39,0 40,5
Chú thích: Sức đông, nhiệt độ đông đặc, nhiệt độ tan chảy gel carrageenan được xác định ở nồng độ 2%
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác
nhau về các tính chất của kappa-carrageenan
không xử lí kiềm và có xử lí kiềm. Sức đông của
gel sau khi xử lí kiềm tăng. Cụ thể carrageenan
xử lí kiềm thì sức đông đạt 486 g/cm2, sau khi xử
lí kiềm thì sức đông đạt: 964,5 g/cm2. Có thể giải
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 77
thích điều này là do khi xử lí kiềm thì dưới tác dụng
của OH-, sẽ khử bớt các nhóm SO3
- làm tăng nhóm
3,6-anhydrogalactose, do đó tăng độ đều đặn cấu
trúc của carrageenan vững chắc hơn, vì vậy mà sức
đông sẽ tăng lên (Подкорытова, 2005) [10]. Đối với
carrageenan thương phẩm thì sức đông đạt 817g/cm2,
tương đối cao. Khi xử lý bằng KOH cũng cho kết
quả cao 937 g/cm2. Tuy nhiên, thực tế quá trình làm
thí nghiệm cho thấy khi bổ sung KOH ngay trong
quá trình xử lý dịch lọc sẽ làm tăng nhiệt độ đông
đặc của gel carrageenan, dẫn đến khó khăn cho
công đoạn trung hòa axit và đòi hỏi phải có thêm
khâu gia nhiệt để hòa tan gel trở lại. Đồng thời ở
nhiệt độ cao việc bổ sung axit có thể dẫn đến giảm
sức đông của thạch carrageenan do phản ứng thủy
phân với thời gian dài. Do đó đòi hỏi cần thao tác rất
nhanh ở công đoạn trung hoà bằng HCl.
Hàm lượng khoáng trong carrageenan sau xử lí
kiềm giảm do sức đông của carrageenan cao, nên
lượng nước tách ra trong quá trình tan gía lớn kéo
theo một lượng lớn khoáng chất.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp
xử lý dịch lọc carrageenan bằng Ca(OH)2 với nhiệt
độ 700C; pH= 8,6; thời gian: 9 phút cho phép nâng
cao hiêu suất thu hồi carrageenan 37,74%, sức
đông đạt 964,54g/cm2, hàm lượng khoáng giảm
31%. Phương pháp này thể hiện là một phương
pháp đơn giản, có hiệu quả để nâng cao sức đông
carrageenan.
Bên cạnh đó, thiết lập được phương trình biểu
diễn mối tương quan giữa sức đông với nhiệt độ, thời
gian, pH như sau: y = 386,5 + 72,5x1 + 100,25x2 -
190,75x3 + 137,25x1x2 – 26,25x1x3 – 54x2x3.
Cần tiếp tục nghiên cứu các trang thiết bị ứng
dụng cho việc thu nhận carrageenan ở quy mô lớn
là cần thiết để có thể áp dụng qui trình vào thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Đình Toại, Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hồng Hải, Nguyễn Thị Bích Thủy, Trần Thị Hồng, 2006. Carrageenan từ rong
biển – Sản xuất và ứng dụng. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 100 tr.
2. Trần Thị Thanh Vân, Võ Mai Như Hiếu, Cao Thị Thúy Hằng, Phạm Đức Thịnh, Đặng Xuân Cường, Bùi Minh Lí, 2010.
Nghiên cứu quy trình thu nhận polysacarit (agar-agarose và carrageenan) từ rong đỏ Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị khoa học kỷ
niệm 35 năm thành lập Viện Khoa học-Công nghệ Việt Nam, Hà Nội, Tr. 235-240.
Tiếng Anh
3. Critchley Alan T., Masao Ohno, 1998. Seaweed Resources of the World. Kanagawa International Fisheries Training Centre,
Japan International Cooperative Agency, Japan, 431 p.
4. McHugh Dennis J., 2002. Prospects for seaweed production in developing countries. FAO Fisheries Circular № 968, 28 p.
5. Nagumoto Т., Nishino T., 1996. Polysaccharides in medicinal applications. Editor Severian Dumitriu. Marcel Dekker, Inc,
New York, 796 p.
6. Nussinovitch A.,1997. Hydrocolloid applications: gum technology in the food and other industries. Blackie Academic &
Professional, 354 p.
7. PNS/BAFPS-2007. Philippine national standard. Raw dried seaweed, 7 p.
8. White-Zemker W.L., Ohno M., 1999. Journal Applied Phycology, V.11, P. 369-376.
Tiếng Nga
9. ГОСТ 26185-84. Водоросли морские, травы морские и продукты их переработки. Методы анализа. Государственный
комитет СССР по стандартизации, Москва, 54 с.
10. Подкорытова А. В. 2005. Морские водоросли-макрофиты и травы. Изд-во ВНИРО, Москва, 175 с.
11. Подкорытова А. В., Кадникова И.А., 2009. Качество, безопасность и методы анализа продуктов из гидробионтов.
Руководство по современным методам исследований морских водорослей, трав и продуктов их переработки.
Издательство ВНИРО, Москва, 107 c.
12. Талабаева С.В., Кадникова И.А., Соколова В.М., 2007. Исследование параметров экстрагирования каррагинана в
технологии получения каррагинанового гидрогеля. Биотехнология, №1, С. 75-80.
13. Фан Т. К. В., Подкорытова А.В., 2012. Красные водоросли родов Kappaphycus и Eucheuma, культивируемые в
прибрежном зоне южного вьетнама: химический состав биомассы, свойства и технология получения каррагинанов.
Известия ТИНРО, Tом 170, C. 256-263.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thu_nhan_kappa_carrageenan_tu_rong_su_kappaphycus.pdf