- Hàm lượng SS trong khoảng 1.882 mg/l
trong kết quả thí nghiệm trên ta thấy hiệu quả
xử lý của bùn hoạt tính 91,85% và trong
khoảng thời gian là 4 giờ nhưng hiệu quả tạo
sinh khối lại quá cao 39,21%. Điều này cho
thấy ở hàm lượng sinh khối cao khả năng sinh
trưởng của bùn hoạt tính cao.
Vậy qua kết quả thí nghiệm này ta thấy bùn
hoạt tính nên sử dụng là 1.500-1.700 mg/l là
hiệu quả xử lý cao nhất.
Để thấy được hiệu quả của bùn hoạt tính ở
hàm lượng 1.500- 1.700 là tối ưu. So sánh 3
thí nghiệm với hàm lượng CODvào khoảng
800–1.000mg/l tương ứng là SSvào là 1.000,
1.500, 2.000mg/một lần nữa khẳng định hàm
lượng SS tối ưu.
KẾT LUẬN
Để có một hệ thống xử lý hiệu quả, và tiết
kiệm năng lượng thì việc xác định lượng sinh
khối có trong bể là rất cần thiêt. Đối với loại
nước thải có chứa tinh bột, nếu hàm lượng
sinh khối quá lớn trong bể Aeroten hiệu quả
xử lý rất nhanh có thể chỉ trong 4 giờ nhưng
hiệu quả tăng sinh khối sẽ rất cao đây là điều
không mong muốn quá trình xử lý này sẽ tốn
năng lượng. Còn ngược lại hàm lượng sinh
khối quá nhỏ thì thời gian xử lý cao làm tăng
thể tích bể phản ứng và chi phí cho năng
lượng lớn.
Vậy với COD đầu vào từ 1000-1100, hàm
lượng sinh khối trong bể Aeroten là 1500-
1700mg/l và thời gian xử lý 6 giờ cho hiệu
quả xử lý cao nhất.- Phá 2 vách ngăn ở phía sát 2 thành bể
aeroten cũ, xây một vách ngăn chắn ngang bể,
cách phía đầu bể 20m. Bể này chia thành 2
bể:
+ Bể 1: có 2 ngăn với kích thước: 20m x
11,6m x 3,5m; bể 2 phá bỏ các vách ngăn cũ
tạo thành bể lắng ngang có kích thước 11,6m
x 6,7m x 3,5 m. Xây máng thu nước trên bề
mặt dọc theo thành bể aeroten (thành bể nối
với ngăn lắng).
+ Bể 2: được thiết kế thành một bể lắng
ngang có đặt các tấm chắn nghiêng bên trong.
Bể được đào sâu thêm 0,5m. Khi đó kích
thước của bể lắng này là 11,6m x 6,7m x 4 m
tương ứng với thể tích là 311 m3, Đáy bể
được làm dốc khoảng 300 về giữa bể và đặt
ống hút bùn để thu bùn. Phần bùn lắng dưới
đáy được bơm tuần hoàn trở lại bể aeroten. Sơ
đồ cấu tạo của ngăn lắng được thể hiện trên
hình 6.
Chọn góc nghiêng của các thanh chắn
nghiêng là 600 (thường lấy 450 - 600 [5]). Để
đảm bảo đủ không gian phân phối nước đều
vào các ô lắng, khoảng cách phần dưới các
vách ngăn chọn là 1m (thường lấy từ 1,0 - 1,2
m [5]). Chiều cao vùng chứa nén cặn thường
chọn là 1,2 m (thường lấy từ 1- 1,5 m [5]).
Lớp nước trên bề mặt tính từ mép các vách
nghiêng chọn là 0,6 m (thường lấy lớn hơn
0,5m [5]). Chiều cao phần đặt tấm chắn
nghiêng là 0,7m. Khi đó, chiều dài của tấm
chắn nghiêng là L=1,2/sin600=1 m.
Chọn thanh chắn đứng dài khoảng 1,5m, đặt
cách thành bể 0,5m.
Khoảng cách giữa 2 tắm chắn nghiêng chọn là
0,15 m (thường lấy bằng 0,05 - 0,15m) [5].
Các tấm chắn nghiêng đặt cách 2 đầu bể một
khoảng 0,5m. Số lượng tấm chắn nghiêng cần
thiết là: (16,7-1)/0,15=105 tấm.
Các tấm chắn nghiêng có thể làm bằng nhựa
hoặc bằng thép không gỉ.
Thời gian nước lưu trong bể lắng mới tạo
thành là: 311/125 = 2,49 h.
KẾT LUẬN
Tác giả đã đề xuất được phương án thích hợp
cải tạo hệ thống xử lý nước thải cũ cho Công
ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.
6 trang |
Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thiết kế và cải tạo hệ thống xử lý nước thải công suất 3000m3/ngày - Đêm cho công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vi Thị Mai Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 97 - 101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 97
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG SUẤT
3000M
3
/NGÀY-ĐÊM CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN THỤ
Vi Thị Mai Hương*
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong bài báo này tác giả trình bày nghiên cứu thiết kế và cải tạo hệ thống xử lý nước thải công
suất 3000 m3/ngày đêm cho công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ nhằm xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn trước khi thải ra sông Cầu.
Từ khóa: thiết kế hệ thống xử lý nước thải, xử lý nước thải ngành công nghiệp giấy, xử lý nước
thải, cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
MỞ ĐẦU
Giấy là một trong những mặt hàng tiêu dùng
thiết yếu phục vụ những nhu cầu khác nhau
trong đời sống của con người và phục vụ sự
phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Ngành
công nghiệp giấy có đặc trưng sử dụng một
khối lượng lớn nguyên liệu thô, năng lượng,
nước và các hóa chất trong quá trình sản xuất.
Để sản xuất 1 tấn giấy trung bình cần 1,35
tấn nguyên liệu khô tuyệt đối, 35 tấn than,
200500 m3 nước, 10003000 kwh điện,
ngoài ra còn sử dụng các loại hóa chất như
phèn, nhựa thông, vôi, chất tẩy trắng, kiềm
...[4]. Do vậy, ngành này cũng tạo ra một
lượng lớn chất thải nước thải, khí thải và chất
thải rắn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng nếu không được xử lý. Xuất
phát từ các vấn đề thực tiễn trên ước ta nói
chung và của Công ty cổ phần giấy Hoàng
Văn Thụ nói riêng, tác giả đã chọn đề tài
nghiên cứu là:
“Nghiên cứu thiết kế và cải tạo hệ thống xử lý
nước thải công suất 3000 m3/ngày đêm cho
Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ”.
Giới thiệu về Công ty cổ phần giấy Hoàng
Văn Thụ
Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ là nhà máy
giấy đầu tiên của ngành giấy Việt Nam, tiền
thân là nhà máy giấy Đáp Cầu - Bắc Ninh do
thực dân Pháp xây dựng từ tháng 7 năm 1913
với công suất ban đầu là 4.000 tấn giấy/năm.
Tel:
[2]. Hiện nay, Công ty là một trong số những
cơ sở sản xuất giấy vỏ bao xi măng có chất
lượng tốt của Việt Nam. Phần lớn nguyên liệu
hiện tại của Công ty là giấy loại nhập khẩu
(OCC và NDK) thường nhập của các nước
Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Một phần nhỏ
nguyên liệu là giấy vỏ bao bì hộp thu mua
được trong nước. Sản lượng giấy là 13.800
tấn/năm, đạt khoảng 92% công suất thiết kế.
Hiện trạng môi trường nước
Công ty nằm ngay sát sông Cầu nên nguồn
nước cấp cho quá trình sản xuất của Công ty
được bơm từ sông Cầu và nước thải của quá
trình sản xuất cũng được thải ra sông Cầu.
Nước thải sản xuất bao gồm nước thải phát
sinh từ các công đoạn khuếch tán nóng, xeo
giấy, nước xả đáy lò hơi, nước vệ sinh thiết
bị, nhà xưởng, nước làm mát, nước thải sinh
hoạt của cán bộ công nhân viên của Công ty.
Ngoài ra còn có một lượng nước rò rỉ từ các
van vòi hỏng, từ các đường ống dẫn nước bị
nứt, vỡ. Định mức tiêu thụ nước trung bình
của Công ty là 160 200 m3/tấn sản phẩm,
tổng lượng nước thải sản xuất trung bình
khoảng 2.400 m3/ngày.
Hệ thống thu gom và xử lý nước thải của
Công ty
Kết quả kiểm soát ô nhiễm môi trường nước
do Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi
trường Thái Nguyên lấy mẫu nước thải
trước khi thải ra sông Cầu được thể hiện
trong bảng 1:
Vi Thị Mai Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 97 - 101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 98
Hình 1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải hiện tại
của Công ty
Chú thích:
a: Nước thải sau công đoạn xeo giấy
b: nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh thiết bị
nhà xưởng, nước thải chảy tràn
c: Nước thải sau công đoạn khuếch tán nóng
d: Bùn thải; e: nước thải ra sông Cầu
1: Hệ thống bể tuyển nổi; 2: nước thải tuần hoàn
3: xơ sợi tuần hoàn; 4: Hố ga
5: Bể lắng; 6: Sân phơi bùn
7: Bể chứa; 8: Bể lắng bùn
9: Song chắn rác
Bảng 1. Bảng kết quả phân tích nước thải trước
khi thải ra sông Cầu
T
T
Tên chỉ tiêu
Đơn
vị
Kết
quả
TCVN
5945:2005
(Cột A)
1 pH - 6,59 6 – 9
2 Mn mg/l 0,56 0,2
3 Fe 0,42 1
4 Coliform MPN/
100ml
820 3000
5 BOD5 (20
0C) mg/l 290 30
6 COD mg/l 465,7 50
7 SS mg/l 408,1 50
8 Dầu mỡ mg/l 0,33 5
9 Tổng P mg/l 0,25 4
10 Tổng N mg/l <5 15
(Nguồn:Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi
trường Thái Nguyên - lấy mẫu ngày
12/12/2006) [3]
Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu nước thải
trước khi thải ra sông Cầu cho thấy: Các
thông số BOD5, COD và SS có giá trị vượt
tiêu chuẩn cho phép còn các thông số khác
đều đạt tiêu chuẩn cho phép thải ra môi
trường bên ngoài. Giá trị BOD5 gấp TCCP
9,67 lần, giá trị COD gấp 9,31 lần và SS gấp
8,16 lần. Do đó thải trực tiếp ra sông Cầu sẽ
gây hại cho sự sống của các loài sinh vật thủy
sinh và gây hại cho môi trường sinh thái của
sông Cầu.
* Hệ thống xử lý nước thải cũ của Công ty
Khi Công ty tiến hành xây dựng và lắp đặt
dây chuyền sản xuất giấy bao bì đầu năm
2001 thì Công ty cũng đồng thời cũng được
thiết kế và lắp đặt kèm theo một hệ thống xử
lý nước thải. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ vận
hành được một thời gian ngắn (khoảng 2
tháng) thì dừng hoạt động. Hiện tại, hệ thống
xử lý nước thải này bị bỏ hoang hoàn toàn,
chỉ có bể chứa được tận dụng để lắng nước
thải trước khi đổ ra sông Cầu. Sơ đồ hệ thống
xử lý nước thải cũ của Công ty được thể hiện
trong hình 2.[1]
Nhận xét: Về mặt nguyên tắc, các phương
pháp sử dụng trong sơ đồ hệ thống xử lý nước
thải này để xử lý các chất ô nhiễm có trong
nước thải là hợp lý. Tuy nhiên khi triển khai
xây dựng và vận hành hệ thống thì hiệu quả
xử lý nước thải là rất thấp nên hệ thống đã
không thể duy trì hoạt động lâu được và đã bị
bỏ hoang như hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến
hậu quả đó có thể là do một số nguyên nhân
chủ yếu sau đây:
- Chưa có sự phân luồng nước thải. Dòng
nước thải từ công đoạn xeo có lượng thải lớn
và hàm lượng chất ô nhiễm cao đặc biệt là các
xơ sợi lơ lửng được dẫn thẳng vào hệ thống
xử lý cùng với các dòng nước thải khác. Do
vậy, khi sử dụng phương pháp đông keo tụ để
tách xơ sợi sẽ kém hiệu quả và tốn hóa chất.
- Phần xơ sợi còn lại trong nước thải vẫn rất
lớn, khi đưa sang bể aeroten có quá trình sục
khí mạnh gây hiện tượng bột nổi làm giảm
hiệu quả xử lý của bể aeroten. Do các xơ sợi
này làm cản trở sự tiếp xúc pha giữa vi sinh
vật và các chất hữu cơ ở dạng hòa tan trong
nước thải
- Không thu hồi và tận thu được phần xơ sợi
thất thoát sau công đoạn xeo, làm tăng lượng
bùn cần xử lý.
Vi Thị Mai Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 97 - 101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 99
- Không tái sử dụng được một phần lớn nước
thải sau công đoạn xeo.
Hình 2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải cũ của
Công ty
Chú thích
1. Song chắn rác 2. Bể chứa
3. Bể trộn - phản ứng 4. Bể lắng đợt 1
5. Bể aeroten 6. Bể lắng đợt 2
7. Hố ga 8. Bể chứa bùn
9. Nhà đặt máy nén bùn a:Nước thải vào
b: Bùn thải c: Nước thải ra sông Cầu
4. Lựa chọn quy trình công nghệ xử lý
Trên cơ sở phân tích đặc tính nước thải, các
phương pháp thường sử dụng trong xử lý
nước thải ngành công nghiệp giấy và đánh giá
quy trình công nghệ xử lý nước thải cũ, tác
giả đã đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước
thải sản xuất giấy của Công ty cổ phần Giấy
Hoàng Văn Thụ như trong Hình 3.
Hình 3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải mới thiết kế
Chú thích
1. Bể lắng cát 2. Bể điều hòa
3. Bể tuyển nổi 4. Bể chứa bọt nổi
5. Bể aeroten 6. Bể lắng đợt 2
7. Bể nén bùn 8. Máy ép bùn băng tải
a. Nước thải vào b: Bổ sung N, P
c. Nước thải sinh hoạt d. Máy sục khí Bùn thải
e. Nước thải tuần hoàn g: Nước thải ra sông Cầu
h. Bùn thải
Bảng.1. Các thông số chính đầu vào và yêu cầu
đặc tính nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước
thải cần thiết kế
T
T
Thông số
Đầu
vào
Đầu ra
(TCVN
5945:2005cột A)
1 Thời gian thải (h) 24 24
2 Lưu lượng m3/h) 125 125
3 pH 5,77 6 – 9
4 BOD5 (mg/l) 310 30
5 COD (mg/l) 555,7 50
6 TSS (mg/l) 441,6 50
7 Tổng N (mg/l) 5,6 15
8 Tổng P (mg/l) 0,262 4
Phương án cải tạo hệ thống xử lý nước
thải cũ
Hệ thống xử lý nước thải cũ đã bị bỏ hoang
gần 4 năm. Do vậy, hệ thống đường ống, máy
móc thiết bị phụ trợ phải được thiết kế lắp đặt
mới lại toàn bộ. Ở đây chỉ tiến hành cải tạo lại
các bể của hệ thống cũ để chuyển thành
những hạng mục trong hệ thống mới thiết kế
và sẽ xây dựng thêm những hạng mục còn
thiếu để tạo thành một hệ thống xử lý nước
thải như mới thiết kế.
Bảng 2. Bảng các hạng mục công trình chính của
hệ thống xử lý nước thải cũ và của hệ thống xử lý
nước thải mới thiết kế
Hạng mục Kích thước (m)
Thể tích
(m3)
I. Các hạng mục công trình chính của hệ thống
xử lý nước thải cũ
1. Bể điều hòa 2
ngăn 16 x 12 x 4,5 864
2. Bể trộn - phản
ứng
D = 3,9, H = 3,5,
d = 2, h = 1,5 41,8
3. Bể lắng đợt I D = 8,2, h = 3,5 184,8
4. Bể aeroten 4
ngăn 26,7 x 11,6 x 3,5 1084
5. Bể lắng đợt II D =10,8, h = 3,5 320,6
6. Bể chứa bùn 5 x 4 x 3,5 70
II. Các hạng mục công trình chính của hệ thống
xử lý nước thải mới thiết kế
1. Bể lắng cát
ngang 7 x 0,83 x 0,5 3
Vi Thị Mai Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 97 - 101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 100
2. Bể điều hòa (2
ngăn ) 17 x 12 x 4 816
3. Bể tuyển nổi R = 4,1, h = 1,9 100
4. Bể trộn hóa
chất trợ tuyển nổi
1 x 2 x 0,75 1,5
5. Bể chứa dung
dịch bọt
D =3, h = 3,5 25
6. Bể aeroten (2
ngăn) 20 x 11,2 x 3,5 784
7. Bể lắng đợt II D =13, H = 3,7 492,1
8. Bể nén bùn D = 2,5, h = 3,8 18,1
Tác giả đề xuất phương án cải tạo hệ thống xử
lý nước thải cũ theo bản tóm tắt trong Bảng 3.
Bảng 3. Đề xuất phương án cải tạo hệ thống xử lý
nước thải cũ
Hạng mục
công trình hệ
thống xử lý
nước thải cũ
Cải tạo thành hạng
mục trong công
trình hệ thống xử
lý nước thải mới
Các hạng
mục công
trình cần
xây mới
1. Bể điều hòa
2 ngăn
1. Bể điều hòa 2
ngăn, có khuấy trộn
cơ khí
1. Bể lắng
cát
2. Bể trộn -
phản ứng
2. Bể chứa dung
dịch bọt nổi
2. Bình tạo
áp lực trộn
khí và
nước của
bể tuyển
nổi
3. Bể lắng đợt
I
3. Bể tuyển nổi 3. Bể cô
đặc bùn
4. Bể aeroten 4
ngăn
4. Bể aeroten 2 ngăn
và bể lắng ngang
4. Máy ép
bùn băng
tải
5. Bể lắng đợt
II
5. Bể lắng đợt II
6. Bể chứa bùn 6. Bể chứa bùn
Các hạng mục được cải tạo cụ thể như sau:
* Bể điều hòa: Kích thước của bể điều hòa
trong hệ thống xử lý cũ lớn hơn trong hệ
thống mới nên có thể sử dụng lại. Chỉ cần lắp
thêm vào giữa mỗi ngăn một máy khuấy cơ
khí hoạt động liên tục nhằm xáo trộn nước
thải trong bể, tránh lắng cặn xơ sợi ở đáy bể
và tránh sự phân hủy yếm khí gây mùi hôi.
* Bể trộn - phản ứng: Cải tạo thành bể chứa
dung dịch bột huyền phù thu gom sau bể
tuyển nổi. Thể tích của bể này lớn hơn bể
chứa dung dịch huyền phù trong hệ thống xử
lý mới thiết kế nên đảm bảo đủ chứa và lưu
giữ ổn định dung dịch bột trước khi bơm sang
máy ép bùn. Dung dịch bọt huyền phù thu
gom được dẫn vào ống phân phối trung tâm.
Tại đây có vòi phun nước áp lực dưới dạng
tia, khi cần có thể mở để dập bọt.
* Bể lắng đợt I: Bể lắng đợt I cũ được cải tạo
thành bể tuyển nổi cần lắp đặt thêm cơ cấu
gạt bọt nổi phía trên mặt và máng thu dung
dịch bọt nổi.
* Bể aeroten 4 ngăn: Bể aeroten của hệ
thống xử lý nước thải cũ có thể tích 1084 m3
chia thành 4 ngăn, thể tích của mỗi ngăn là
271 m
3. Thể tích của bể aeroten trong hệ
thống mới thiết kế là 784 m3. Vậy, kích thước
của bể aeroten cũ lớn hơn của bể aeroten mới
300 m
3, trong khi bể lắng II cũ lại nhỏ hơn bể
lắng II mới thiết kế là 171,5 m3 nên phần thể
tích vượt trội này có thể được sử dụng làm bể
lắng II. Do vậy, tác giả đề xuất phương án cải
tạo bể aeroten cũ thể hiện trên các hình 4,
hình 5 và hình 6 dưới đây.
Hình 4. Sơ đồ mặt bằng bể aeroten cũ
Hình 5. Sơ đồ mặt bằng bể aeroten cải tạo
Hình 6. Sơ đồ mặt cắt đứng ngăn lắng mới
Cụ thể cải tạo
Vi Thị Mai Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 97 - 101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 101
- Phá 2 vách ngăn ở phía sát 2 thành bể
aeroten cũ, xây một vách ngăn chắn ngang bể,
cách phía đầu bể 20m. Bể này chia thành 2
bể:
+ Bể 1: có 2 ngăn với kích thước: 20m x
11,6m x 3,5m; bể 2 phá bỏ các vách ngăn cũ
tạo thành bể lắng ngang có kích thước 11,6m
x 6,7m x 3,5 m. Xây máng thu nước trên bề
mặt dọc theo thành bể aeroten (thành bể nối
với ngăn lắng).
+ Bể 2: được thiết kế thành một bể lắng
ngang có đặt các tấm chắn nghiêng bên trong.
Bể được đào sâu thêm 0,5m. Khi đó kích
thước của bể lắng này là 11,6m x 6,7m x 4 m
tương ứng với thể tích là 311 m3, Đáy bể
được làm dốc khoảng 300 về giữa bể và đặt
ống hút bùn để thu bùn. Phần bùn lắng dưới
đáy được bơm tuần hoàn trở lại bể aeroten. Sơ
đồ cấu tạo của ngăn lắng được thể hiện trên
hình 6.
Chọn góc nghiêng của các thanh chắn
nghiêng là 60
0
(thường lấy 450 - 600 [5]). Để
đảm bảo đủ không gian phân phối nước đều
vào các ô lắng, khoảng cách phần dưới các
vách ngăn chọn là 1m (thường lấy từ 1,0 - 1,2
m [5]). Chiều cao vùng chứa nén cặn thường
chọn là 1,2 m (thường lấy từ 1- 1,5 m [5]).
Lớp nước trên bề mặt tính từ mép các vách
nghiêng chọn là 0,6 m (thường lấy lớn hơn
0,5m [5]). Chiều cao phần đặt tấm chắn
nghiêng là 0,7m. Khi đó, chiều dài của tấm
chắn nghiêng là L=1,2/sin600=1 m.
Chọn thanh chắn đứng dài khoảng 1,5m, đặt
cách thành bể 0,5m.
Khoảng cách giữa 2 tắm chắn nghiêng chọn là
0,15 m (thường lấy bằng 0,05 - 0,15m) [5].
Các tấm chắn nghiêng đặt cách 2 đầu bể một
khoảng 0,5m. Số lượng tấm chắn nghiêng cần
thiết là: (16,7-1)/0,15=105 tấm.
Các tấm chắn nghiêng có thể làm bằng nhựa
hoặc bằng thép không gỉ.
Thời gian nước lưu trong bể lắng mới tạo
thành là: 311/125 = 2,49 h.
KẾT LUẬN
Tác giả đã đề xuất được phương án thích hợp
cải tạo hệ thống xử lý nước thải cũ cho Công
ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Công ty tư vấn, thiết kế và dịch vụ đầu tư - Bộ
Công nghiệp - Bản thiết kế kỹ thuật hệ thống xử lý
nước thải của Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn
Thụ-2001
[2]. Hiệp hội Giấy Việt Nam (2004) - Lịch sử
ngành Giấy Việt Nam - Hà Nội .
[3]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi trường
Thái Nguyên-Báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi
trường Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ năm
2007.
[4].Viện KH&CN Môi trường-Đại học Bách Khoa
Hà Nội -Báo cáo tổng hợp đề tài: “Nghiên cứu xây
dựng tiêu chuẩn môi trường cho ngành công
nghiệp giấy và bột giấy” - 10/2005.
[5]. Nguyễn Ngọc Dung - Xử lý nước cấp - Nxb
Xây dựng - 1999.
SUMMARY
THE RESEARCH OF DESIGNING AND IMPROVING THE WASTEWATER
TREATMENT SYSTEM WITH 3000M3/DAY CAPACITY
FOR HOANG VAN THU PAPER CORPORATION
Vi Thi Mai Huong
Thai Nguyen University of Technology
In this paper, author presents the research of designing and improving the wastewater treatment system for
Hoang Van Thu Paper Corporation with 3000m
3
/day capacity, to treat wastewater to achieve allowed
standard when discharge into Cau River.
Key words: Designing the wastewater treatment system, wastewater treatment in paper industrial, wastewater
treatment, improving the wastewater treatment system.
Vi Thị Mai Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 97 - 101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 102
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32867_36703_248201210432597101_7696_2052634.pdf