Nghiên cứu thí điểm về thái độ của cộng đồng đối với hiện tượng tự tử của thanh thiếu niên tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Chương trình nghiên cứu của UNICEF Việt Nam Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em (CPFC) Mục đích nghiên cứu là để hiểu rõ về những trải nghiệm trong cuộc sống của thanh thiếu niên ở Hải Phòng, những suy nghĩ và tình cảm của họ về vấn đề tự tử của lớp trẻ Việt Nam, có được cái nhìn sâu sắc, tường tận đối với những ý kiến, suy nghĩ, và tình cảm của các bậc cha mẹ về vấn đề tự tử của giới trẻ Việt Nam và hiểu rõ những trải nghiệm của các chuyên gia tư vấn cộng đồng, công an, nhân viên chăm sóc sức khoẻ. Nghiên cứu này được thực hiện với 154 người tham gia thuộc hai quận: An Lão và Kiến An. Các tác giả đã kết hợp nghiên cứu định tính và điều tra ngẫu nhiên, xác định và tổng kết các nghiên cứu trước đây liên quan đến ý định, hành vi tự tử, cũng như các ảnh hưởng của sự xâm hại trẻ. Công trình nghiên cứu này thực sự không thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi tại sao những người trẻ tuổi lại nghĩ đến cái chết, và cố gắng tự tử. Tuy nhiên, nó cung cấp một cách tiếp cận thú vị về đề tài này trong bối cảnh riêng của Việt Nam. Cũng như vậy, nghiên cứu không thể thiết lập liên kết giữa hiện tượng tự tử ở giới trẻ và các ký ức bị ngược đãi ở trẻ em, nhưng nó giúp chúng ta tin rằng mối liên hệ này thực sự tồn tại. Có những kết quả điều tra thú vị về quan điểm của người tham gia phỏng vấn về các ký ức bị ngược đãi ở trẻ được đưa ra, thú vị nhất là những trẻ ít tuổi nhất lại tỏ ra hiểu rõ nhất những hành vi thế nào thì được coi là ngược đãi. Lại có những thái độ lúng túng trong việc đưa ra quan điểm về vấn đề này trong ý kiến của các nhóm tuổi khác. Những người tham gia phỏng vấn phục vụ nghiên cứu đều tỏ ra rất quan tâm tới chủ đề đưa ra, đặc biệt có một sự quan tâm sâu sắc về các vấn đề của giới trẻ. Họ thực sự quan tâm tới những sức ép trong đời sống trẻ em và thanh thiếu niên, và các giải pháp nhằm chống lại những hành vi xâm hại, tự xâm hại.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thí điểm về thái độ của cộng đồng đối với hiện tượng tự tử của thanh thiếu niên tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) 35 Nghiên cứu thí điểm về thái độ của cộng đồng đối với hiện tượng tự tử của thanh thiếu niên tại TP. Hải Phòng, Việt Nam Chương trình nghiên cứu của UNICEF Việt Nam Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em (CPFC) Mục đích nghiên cứu là để hiểu rõ về những trải nghiệm trong cuộc sống của thanh thiếu niên ở Hải Phòng, những suy nghĩ và tình cảm của họ về vấn đề tự tử của lớp trẻ Việt Nam, có được cái nhìn sâu sắc, tường tận đối với những ý kiến, suy nghĩ, và tình cảm của các bậc cha mẹ về vấn đề tự tử của giới trẻ Việt Nam và hiểu rõ những trải nghiệm của các chuyên gia tư vấn cộng đồng, công an, nhân viên chăm sóc sức khoẻ. Nghiên cứu này được thực hiện với 154 người tham gia thuộc hai quận: An Lão và Kiến An. Các tác giả đã kết hợp nghiên cứu định tính và điều tra ngẫu nhiên, xác định và tổng kết các nghiên cứu trước đây liên quan đến ý định, hành vi tự tử, cũng như các ảnh hưởng của sự xâm hại trẻ. Công trình nghiên cứu này thực sự không thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi tại sao những người trẻ tuổi lại nghĩ đến cái chết, và cố gắng tự tử. Tuy nhiên, nó cung cấp một cách tiếp cận thú vị về đề tài này trong bối cảnh riêng của Việt Nam. Cũng như vậy, nghiên cứu không thể thiết lập liên kết giữa hiện tượng tự tử ở giới trẻ và các ký ức bị ngược đãi ở trẻ em, nhưng nó giúp chúng ta tin rằng mối liên hệ này thực sự tồn tại. Có những kết quả điều tra thú vị về quan điểm của người tham gia phỏng vấn về các ký ức bị ngược đãi ở trẻ được đưa ra, thú vị nhất là những trẻ ít tuổi nhất lại tỏ ra hiểu rõ nhất những hành vi thế nào thì được coi là ngược đãi. Lại có những thái độ lúng túng trong việc đưa ra quan điểm về vấn đề này trong ý kiến của các nhóm tuổi khác. Những người tham gia phỏng vấn phục vụ nghiên cứu đều tỏ ra rất quan tâm tới chủ đề đưa ra, đặc biệt có một sự quan tâm sâu sắc về các vấn đề của giới trẻ. Họ thực sự quan tâm tới những sức ép trong đời sống trẻ em và thanh thiếu niên, và các giải pháp nhằm chống lại những hành vi xâm hại, tự xâm hại. The objectives are to recommend engineering and education solutions in order to create a safe envi- ronment in and around schools; to ensure long-term benefits for pupils and to disseminate the proj- ect model to other schools nation-wide. The implementation of 3 project components (improving traf- fic infrastructure, education on traffic safety and enforcement) has brought big and comprehensive impacts, such as improvements of pupils' knowledge, awareness and skills on traffic accident pre- vention. The project is a successful cooperation between government agencies, private businesses and the community (pupils' parents and the school). Resolutions from the local authorities and the school play an important role in gaining the project achievements in terms of prevention for acci- dents and injuries among pupils and the necessity to duplicate this model in other schools nation- wide so that effectiveness and benefits of the project could be brought into full play. The purpose of the current study is to begin the process of identifying links between these phenomena and to devel- op preventative measures that will lead to positive outcomes for Vietnam's children. The study was carried out involving 154 participants from two districts: An Lao for participants in the rural area, and Kien An for urban participants. A set of questionnaires, developed for each target group, was designed to elicit information about the issues that pose significant pressure in young people's lives, awareness of suicide incidence in their community, impressions about the impact of child abuse and victimisation, and their recommendations for changes and developments in support of young people. It is beyond the scope of this survey to provide definitive answers to why young people consider and/or attempt suicide; the report does, however, provide an interesting entry into the topic in a Vietnamese 36 Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 1. Đặt vấn đề Ý tưởng cho chủ đề nghiên cứu: Dưới một đám mây là nghiên cứu thí điểm về cách nhìn của cộng đồng đối với hiện tượng tự tử ở thanh thiếu niên, tại Hải Phòng, Việt Nam, xuất phát từ hai nghiên cứu quan trọng trước đó của UNICEF. Đó là: "Báo cáo UNICEF về theo dõi tổng hợp Việt Nam VMIS” (báo cáo cung cấp phân tích về những cái chết của trẻ em), và cuộc nghiên cứu năm 2002 mang tên Hiện tượng ngược đãi trẻ em ở Việt Nam: Các khái niệm và những định hướng cho nghiên cứu tương lai. Những báo cáo này định hướng cho Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam cần tập trung mạnh mẽ hơn. Vấn đề trẻ em bị ngược đãi là một vấn đề từng thu hút sự quan tâm của cộng đồng và Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (TCPCP) hoạt động tại Việt Nam trong suốt thập kỷ qua. Với những cố gắng nỗ lực của Chính phủ và các TCPCP này, nhận thức của cộng đồng về vấn đề trẻ em bị lạm dụng đã tăng lên rõ rệt. Trong những năm gần đây, các tổ chức trong nước và quốc tế, đặc biệt là UNICEF Việt Nam, đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề lạm dụng trẻ em và thương tích ở lứa tuổi trẻ. Nghiên cứu của UNICEF tập trung về bảo vệ quyền trẻ em và các hoạt động liên quan đến việc xúc tiến thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (CRC). Mục tiêu nghiên cứu là để hiểu rõ về những trải nghiệm trong cuộc sống của thanh thiếu niên ở Hải Phòng, những suy nghĩ và tình cảm của họ về vấn đề tự tử của lớp trẻ Việt Nam, có được cái nhìn sâu sắc, tường tận đối với những ý kiến, suy nghĩ, và tình cảm của các bậc cha mẹ về vấn đề tự tử của giới trẻ Việt Nam và hiểu rõ những trải nghiệm của các chuyên gia tư vấn cộng đồng, công an, nhân viên chăm sóc sức khoẻ . Nghiên cứu cũng nhằm phát hiện lòng tin của cộng đồng và những ký ức bị ngược đãi trong thời kỳ thơ ấu sẽ dẫn tới suy nghĩ, cảm giác và hành động tự tử sau này, đưa ra những góp ý đối với Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ về việc hỗ trợ ngăn chặn và can thiệp hành vi tự tử. 2. Phương pháp nghiên cứu Hải Phòng được chọn làm nơi tiến hành nghiên cứu chính của công trình này, ở đây nhóm điều tra có thể tiếp cận được với các cá nhân sống, học tập và làm việc trong môi trường thương mại -công nghiệp, cũng như các cá nhân sống, học tập và làm việc trong môi trường nông thôn. Nghiên cứu này được thực hiện với những người tham gia thuộc hai quận: An Lão (đại diện khu vực nông thôn) và Kiến An (đại diện khu vực thành thị). Các tác giả kết hợp nghiên cứu định tính qua các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung với các bạn trẻ, các phụ huynh, các chuyên gia, và điều tra ngẫu nhiên người dân trên đường phố, với xác định và tổng kết các nghiên cứu trước đây liên quan đến ý định, hành vi tự tử, cũng như các ảnh hưởng của sự xâm hại trẻ. Những người tham gia nghiên cứu gồm 154 người, trong đó có 77 nữ, 77 nam, 762 ở thành phố và 82 ở nông thôn. Có 24 thanh thiếu niên ở độ tuổi 16 đến 24 và 20 thiếu niên ở độ tuổi 10 đến 15. 15 bố mẹ và 22 chuyên gia đã tham gia nghiên cứu. Phỏng vấn về kiến thức, thái độ thực hành trong 24 người. Thảo luận nhóm tập trung tiến hành ở nhóm 15 đến 18 tuổi, 16 người và nhóm 19 đến 24 tuổi, 17 người. 3. Kết quả nghiên cứu Trong số 85 người được hỏi, có 33 người (chiếm 39%) trả lời có biết ai đã từng nói về tự tử, hay từng cố gắng tự sát.. Tất cả những người này đều thuộc nhóm 10-24 tuổi. Trong số 33 trường hợp, cả 18 context. Likewise, it is not possible to define whether links exist between youth suicide and child abuse experiences, but responses generated in the study point to a belief that the links exist. Interesting data about the views of the participants to child abuse experiences emerged; it was particularly interest- ing that the youngest participants seemed to be the clearest of what behaviour was abusive. Some confusions about child abuse were present in other participant categories. There was a high level of engagement from all participants in the research topic, and a significant interest in ongoing engagement with youth issues was broadly expressed. There was a special interest in the pressures present in the lives of children and young people, and in strategies for preventing harm and self harm practices. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) 37 người cố gắng tự tử và chết, 7 người nói về tự tử, 6 người cố gắng tự tử nhưng thất bại và 2 không rõ bản chất trường hợp. Đáng lưu ý là bố mẹ, những người được cho rằng có biết về 1 trường hợp tự tử lại là những người duy nhất đã từng nói chuyện về chủ đề tự tử với con cái của họ. Các chuyên gia cũng vậy, thường thì ở đâu thực sự có xảy ra tự tử, thì mới có các thảo luận về vấn đề này. “Mọi người đều cho rằng chuyện tự sát cần phải được quan tâm, nhưng chẳng bao giờ người ta nói chuyện thực sự về vấn đề này, cho đến khi có một ai đó trong cộng đồng thực sự tiến hành tự sát”. Trong 101 người trả lời, 45 người đồng ý, 38 phản đối, 18 người trả lời không biết rằng số vụ tự tử đang ngày một tăng ở Việt Nam. Cần lưu ý rằng không phải tất cả những người từng biết về 1 vụ tự tử nào đó (cố gắng tự tử hay thực sự đã chết) đều đồng ý cho rằng số vụ tự tử đang tăng lên. Nhiều người đánh giá những vụ tự tử này ngẫu nhiên, và tách riêng rẽ các sự kiện hiếm xảy ra. 3.1. Sức ép trong cuộc sống của giới trẻ Trong 105 người được hỏi, có 74 người, chiếm 70%, cho rằng tìm kiếm được việc làm là sức ép nặng nề nhất. Những đứa trẻ trong độ tuổi 10-15 là nhóm tập trung vào việc làm thế nào để đạt kết quả tốt ở trường. Đối với tôi, công việc là điều đáng lo lắng, rất khó để tìm được công việc có thu nhập tốt (F19R) "Tôi lo lắng về kỳ thi lên lớp 10. Điểm số trong năm học của tôi kém. Tôi sợ là về sau, tôi không thể vào được đại học (M15R). Chúng cũng đề cập tới những lo lắng về các tệ nạn xã hội, về sự hoà thuận trong gia đình và ước muốn có thể hỗ trợ gia đình về mặt tài chính. "Tôi lo lắng nên làm thế nào để không đánh nhau, chơi bạc, và uống rượu (M14U). "Tôi không có tiền để đưa mẹ tôi vào điều trị trong bệnh viện (F15R). Nhóm các phụ huynh và các chuyên gia đề cập đến công việc ổn định, việc học hành tốt ở trường và thu nhập tốt như những sức ép lớn nhất trong cuộc sống của thanh thiếu niên. "Không có đủ việc nhà nông cho bọn trẻ, họ không có ruộng và không có việc làm. Họ trở nên dư thừa và phải lên thành phố để tìm việc (PRM-R/ cảnh sát). Những lo lắng về sức ép địa vị và sự quyến rũ vật chất được nhóm phụ huynh và các chuyên gia đưa ra. Bắt chước bạn bè: họ nhìn người khác có xe máy, tiền, và cảm thấy mình thật thua kém (PM48U). Trong số 44 trả em trả lời, 16 em (46%) cho rằng họ luôn cảm thấy những lo lắng và sức ép xảy ra liên tục và ở mức cao, 17 em (48%) nói rằng họ cảm thấy chúng ở mức độ vừa phải, và 2 người trả lời họ không hề cảm thấy bất cứ lo lắng hay sức ép nào. "Tôi lo cho kết quả học tập và các khoản đóng góp cho nhà trường (F11R). Trong số 7 người từng biết về ai đó đã từng nói đến việc tự sát, có 6 người thuộc nhóm trẻ và tuổi dưới 25. Điều đó chứng tỏ rằng giới trẻ có xu hướng đối thoại nhiều hơn với bạn bè ngang hàng về các sức ép, các thách thức và những suy nghĩ về tự sát có thể có. Nói chuyện với bạn bè giúp tôi giảm bớt căng thẳng và giận dữ (M24R) Phản ứng của giới trẻ khi được hỏi những câu hỏi giống nhau khá khác biệt. Trong số 20 người được hỏi thuộc nhóm tuổi 10-15, 13 người trả lời rằng họ không nói chuyện và họ không tin tưởng việc trao đổi với ai đó sẽ giúp họ giải quyết vấn đề. Bạn bè chẳng giúp được gì. Thậm chí đôi khi họ còn cười nhạo những đau khổ của bạn (M14U). Áp lực học hành Phản ứng gay gắt của tất cả người tham gia cho rằng chuyện học hành tạo nên sức ép rất lớn cho cuộc sống của trẻ em và thanh thiếu niên là hoàn toàn không đáng ngạc nhiên. "Vì không có việc làm, họ rơi vào tệ nạn xã hội, mắc bệnh xã hội, rơi vào tình trạng vô phương hướng và tất cả điều này dẫn họ đến hành vi tự sát (PM52R). Những ý kiến như vậy càng làm cho chúng ta tin hơn rằng thái độ cộng đồng đang phân cực rõ rệt giữa cái tốt đẹp, thành công với sự tồi tệ, thất bại trong cuộc sống. "Không có giải pháp nào cho những lo lắng của tôi, đặc biệt là trong việc tìm được một công việc (M22U). Một góc độ khác có lẽ cũng sẽ khá thú vị để nghiên cứu, đó là quan điểm cho rằng, cùng với sự tăng lên của trình độ học vấn, những người trẻ tuổi 38 Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | không còn là đối tượng của sự rối loạn cảm xúc và những buồn chán. Quan điểm này bộc lộ một sự thiếu cảm thông đối với những bạn trẻ không thể suy nghĩ để vượt qua những khó khăn tình cảm. "Trẻ em được học hành nhiều hơn và do đó họ suy nghĩ chín chắn hơn (F16R). 3.2 Ngược đãi trẻ em và hậu quả Xâm hại thể xác Trong nghiên cứu này, chúng tôi hỏi các bậc phụ huynh và các chuyên gia liệu họ có cho rằng có một số trẻ phải chịu đựng những ngược đãi thể xác ở gia đình và trong cộng đồng không. Trong số 37 người trả lời, 32 đồng ý, 2 phản đối, và 2 nói rằng họ không biết. Mức độ mà họ cho rằng xâm hại thể xác diễn ra tại gia đình và trong cộng đồng hoàn toàn khác nhau. "Nhiều gia đình thành phố quá kỳ vọng vào con cái. Khi đứa trẻ không đạt được những mong muốn của họ, họ sẽ đánh đập chúng (PRFG31U) Trong số 37 người trả lời, 26 người tin là ký ức bị ngược đãi sẽ dẫn đến suy nghĩ về tự sát, 7 người không tin có mối liên hệ đó, và 4 người trả lời rằng họ không biết. "Tôi nghĩ những ngược đãi thể xác có thể khiến bọn trẻ nghĩ đến chuyện tự sát (PF48R) Những lập luận ngược lại bảo vệ quan điểm cho rằng những hình phạt thể xác là cách làm đúng để kỷ luật con cái và cần được bố mẹ, thầy cô giáo thực hiện. Quan điểm cho rằng người lớn nên có các hành vi xâm hại thể xác dường như không được thừa nhận bởi những ý kiến trả lời sau đây "Trẻ em bây giờ thông minh và biết bố mẹ đánh chúng là để sửa lỗi (PF34R). Lạm dụng tình dục Trong số 37 người trả lời cả nhóm bố mẹ và nhóm chuyên gia, có 33 người trả lời trẻ đã phải trải qua xâm hại tình dục ngay tại gia đình và cộng đồng của mình, 1 người trả lời không, 3 người nói rằng họ không biết. Có nhiều trường hợp liên quan đến các bạn trẻ, có cả những đứa 12-13 tuổi cũng bị cưỡng hiếp (FU) Một số người cảm thấy đây là biểu hiện của sự xuống cấp của xã hội trong giai đoạn phát triển, và một số khác lại ám chỉ đến việc có thể có yếu tố đồng loã của chính nạn nhân trong vụ xâm hại mà họ phải trải qua. Có thể có 1 vài vụ, nhưng ở nơi tôi sống không có việc xâm hại tình dục trẻ em ngay tại gia đình. Những cô gái hay thích đùa giỡn và bắt chước những kẻ xấu thường bị lạm dụng. Họ thường sống trong các gia đình tồi tệ (M36U) Trong 36 người tham gia, 26 người tin rằng có mối liên hệ giữa lạm dụng tình dục và tự tử, 7 người không tin, và 4 người không biết chắc. Tuy nhiên, trong các ý kiến nhận xét về mối liên hệ này, người trả lời tỏ ra rành rọt và chắc chắn hơn. "Một đứa trẻ bị xâm hại sẽ cảm thấy rất xấu hổ, đặc biệt khi hàng xóm biết và nói về điều đó -họ có thể sẽ suy tính đến cái chết (F33U). Xâm hại tình cảm Trong 37 người nhóm bố mẹ và nhóm chuyên gia, có 35 đồng ý có sự xâm hại tình cảm với trẻ ngay tại gia đình và cộng đồng, 1 phản đối, 1 nói không biết. "Tôi đồng ý là việc này có xảy ra, nhưng nếu bố mẹ có xung đột với con cái thì cũng chỉ vì họ muốn con cái họ trở nên tốt hơn (PRFR). Trong phỏng vấn, 28 người tin vào mối liên hệ giữa ký ức về xâm hại tình cảm với việc hình thành ý định tự sát ở trẻ. 7 người phản đối, 2 người không biết. "Chúng có thể sẽ tự sát khi không thể chịu đựng thêm nữa sự đau khổ (PRF43U). 3.3 Giới trẻ và việc chung sống với căn bệnh HIV/AIDS HIV/AIDS trong nhận thức của mọi người giống như tệ nạn xã hội và vì thế mọi chỉ trích đều nhằm vào họ, những người bị lây nhiễm từ chính những hành vi suy đồi về đạo đức, có hại cả về mặt kinh tế lẫn xã hội cho gia đình và cộng đồng của mình. Những người nhiễm HIV thường rất bi quan, bởi đây là hậu quả của những tệ nạn xã hội. "Những người xung quanh còn cảm thấy chán ngấy người nhiễm HIV, họ thấy ốm mỗi khi nghĩ đến những con nghiện và gái mại dâm. "Bị cách ly với những người khác và bị bạn bè khinh ghét (F14R) "Lo lắng và cô lập với mọi người (M15R) 3.4 Doạ nạt, uy hiếp "Có rất nhiều mối đe doạ khi trẻ con ra ngoài đường, như khi đi tới trường vì chúng có thể bị bắt nạt (PF38U) Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) 39 | THÔNG TIN Y TẾ CÔNG CỘNG | Vấn đề trẻ em bị những thanh niên khác doạ nạt, quấy rối hay tấn công khi xa nhà đã được chính trẻ em, cha mẹ và các nhà chuyên môn lần lượt lên án. "Trẻ em có thể bị đánh đập và là nạn nhân của những đứa lớn hơn hoặc của người lớn (PRF30U). 3.5 Đào tạo cho các nhà chuyên môn "Chúng tôi thảo luận các chủ đề như sự căng thẳng và yêu cầu các giáo viên tránh ảnh hưởng của những căng thẳng riêng tư lên các em học sinh (Hiệu trưởng). Trong số 22 người tham gia trong danh mục các nhà chuyên môn, chỉ có 2 người đạt tiêu chuẩn được đào tạo về các tệ nạn xã hội hay cứu trợ ban đầu với trường hợp bị thương. Khi được hỏi rằng họ có cho rằng việc đào tạo để làm việc với những người có ý định tự sát là hữu ích thì 18 người trả lời rất quả quyết như sau: "Đào tạo về tâm lý học tuổi thanh thiếu niên sẽ có ích cho công việc của tôi vì tôi có thể giúp trẻ em giải quyết những khó khăn trong cuộc sống (PRM50R). 3.6 Gợi ý, đóng góp ý kiến của những người tham gia Cả 7 ý kiến về đảm bảo hơn nữa về việc làm, 5 về giáo dục, truyền thông vấn đề quyền trẻ em và đề cao việc tôn trọng trẻ em, 4 về giúp trẻ em và thanh thiếu niên tiếp xúc với các hoạt động văn hoá - xã hội, vui chơi giải trí; thành lập một trung tâm tư vấn cho trẻ em, thanh thiếu niên và các gia đình, 3 về các hoạt động đoàn viên cho tuổi trẻ, huấn luyện kỹ năng sống trong nhà trường., trợ giúp trẻ em nghèo đường phố, cuộc sống gia đình hoà thuận. 4. Bàn luận Ở Úc, một cuộc điều tra do Chính phủ tiến hành vào những năm 1990 phát hiện ra rằng tự tử là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết của thanh thiếu niên Úc, và nguyên nhân thứ hai mới là do tai nạn xe cộ (1). Số vụ tự tử ở giới trẻ Nhật Bản tăng lên một cách rõ rệt, khẳng định rằng việc trẻ em cấp 1 và cấp 2 tự tử thực sự đã trở thành hiện tượng xã hội nghiêm trọng (2). Trong 6 tháng đầu năm 2004, có 1.160 người tự sát ở Pakistan, phần lớn các nạn nhân đều ở độ tuổi từ 8 đến 25(3). Một nghiên cứu gần đây nữa được tiến hành bởi Trung tâm tâm lý thuộc Trường đại học Punjab, Ấn Độ, tìm thấy khoảng 22.3% những người tự tử tuổi từ 16 đến 20(3). Trên đảo Micronesian, Guam, cảnh sát và các cán bộ công tác xã hội nói rằng các thanh thiếu niên độ tuổi 13-19 sử dụng Internet và thư điện tử để xây dựng nên bản cam kết tự sát(4). Thông tin từ cuốn Thống kê y tế hàng năm của Bộ Y tế Việt Nam chỉ ra rằng tự tử là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho toàn bộ dân số ở mọi độ tuổi(5). Có một hiện tượng đáng lo lắng nữa là hành vi tự xâm hại (không dẫn đến tự tử). Trong một báo cáo gần đây của dịch vụ tư vấn trẻ em qua mạng điện thoại của Úc, người ta tiết lộ rằng trong 70.000 cú điện thoại gọi đến thực hiện bởi các em bé và các thanh thiếu niên, có tới 8% liên quan tới việc tự xâm hại (không tự tử)(6). Áp lực học hành là một vấn đề cần được lưu ý. Trong một nghiên cứu về tình trạng xâm hại trẻ em tiến hành năm 2002, bà Michaelson cho rằng hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều đã từng trải qua sức ép học hành và trong vài trường hợp, trẻ còn bị bố mẹ đánh đập dã man nếu trẻ nhận mức điểm không thể chấp nhận(7). Một nghiên cứu của Úc về cách nhìn nhận khái niệm hoàn hảo và việc hình thành ý định tự tử cho thấy những tiêu chí cao để đánh giá sự hoàn hảo có thể tỷ lệ thuận với mức độ tổn thương dẫn tới hình thành ý định tự tử (8). Một vài nghiên cứu đã được tiến hành trên thế giới để phát hiện liệu có một mối dây liên hệ giữa các ký ức bị ngược đãi ở trẻ, với những suy nghĩ, cảm xúc và hành động liên quan đến chuyện tự tử. Một tập tài liệu dày công nghiên cứu của Evans, Hawton và Rodham (9) chỉ ra rằng khó có thể kết luận về sự tồn tại của mối liên hệ này. Trái ngược với những phát hiện trên đây, các kết quả đầy sức thuyết phục của một nghiên cứu tại New Zealand đối với những tác đông lâu dài của sự ngược đãi trẻ lại chỉ ra rằng có thể có mối liên hệ giữa những ký ức bị xâm hại trong thời thơ ấu (11), với việc hình thành ý định và việc cố gắng thực hiện tự sát về sau. Một cuộc điều tra do Nguyễn Khuất và Ogden thực hiện năm 2004 (12) về dấu hiệu những bệnh liên quan đến HIV ở Việt Nam đã chỉ ra rằng những giáo viên nói chung và sinh viên nói riêng tham gia vào nghiên cứu đều giữ thái độ khá tích cực với những người trẻ tuổi nhiễm HIV. Hầu hết những người trẻ tuổi tham gia vào chiến dịch Dưới một đám mây đều thể hiện một niềm tin rằng giới trẻ nhiễm HIV ở Việt Nam sẽ đối mặt được với sự cách ly và sự cô độc. 40 Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) Tài liệu tham khảo 1. Khoa Sức khoẻ và Dịch vụ Gia đình của Khối cộng đồng chung (CDHFS)1997. Tự sát trong giới trẻ ở Úc. Trung tâm dịch vụ xuất bản thuộc chính phủ Úc, Canberra, Úc. 2. Curtin,J.S., 2004- Nạn tự sát đang gia tăng ở đất nước mặt trời mọc, Tờ thời báo châu Á, 28/07/2004. 3. Quyền trẻ em châu Á (ACR), 2004. Pakistan: Báo cáo mới kêu gọi hành động kịp thời khắc phục vấn đề tự sát trong giới trẻ trên tờ ACR Weekly News Letter Phần 3, số 28 ngày 22/09/2004. 4. Struck, D.2001, Những thiên thần tin cậy của Thần chết: Guam đối đầu với sự dấy lên nạn tự sát ở thiếu niên do các tổ chức trên e -mail phát hiện, Dịch vụ đối ngoại của tờ Washington Post,22/03/2001. 5. Hương, T.T.T., Guo-Zin, J., Tuong, N.V., Duc, P.Y.M., Rosling, H., Wasserman, D.,2005, Vấn đề thử tự sát ở Hà nội, Việt Nam trên tờ Psychiatry Epidemiol, 40:64-71 6. The Agei, 2005. Những trẻ em tự hại bản thân cầu xin sự giúp đỡ, Tờ Thời đại, 03/03/2005.Tổ chức Ngân hàng thế giới, 2001: 7. Michaelson, R.2004. Lạm dụng trẻ em ở Việt Nam: Báo cáo tóm tắt về khái niệm, bản chất và mức độ lạm dụng trẻ em ở Việt Nam, UNICEF Việtnam, Hà nội, Việtnam. 8. Halmilton, T.K & Schweitzer, R.D.2000. Cái giá phải trả để trở nên hoàn thiện: sự cầu toàn và ý định tự sát ở các sinh viên đại học trên tạp chí Tâm thần học của Úc và New Zealand 2000: 34:829-835. 9. Evans, E., Hawton, K., Rodham, K., 2005, "Hiện tượng tự sát và lạm dụng trong lứa tuổi vị thành niên: nhìn lại các nghiên cứu về bệnh dịch học trong quyển Sự lạm dụng và bỏ mặc trẻ em, số 29:45-48. 10. White, H.R và Widom, C.S., 2003, "Phải chăng sự vùi dập tuổi thơ làm tăng nguy cơ chết sớm? Một công trình nghiên cứu 25 năm trong Sự lạm dụng và bỏ mặc trẻ em, tập 27 (2003) 841-853. 11. Mullen, P.E, Martin, J.L., Anderson, J.C., Romans, S.E và Herbison, G.P., 1996. Ảnh hưởng lâu dài của việc lạm dụng tình dục, thân thể, cảm xúc của trẻ em: một nghiên cứu của cộng đồng trong tờ Sự lạm dụng và bỏ mặc trẻ em, tập 20, số 1, pp 7-21 12. Nguyen T.H., Khuat, T.V.A và Ogden, J.,2004, Tìm hiểu dấu hiệu HIV-AIDS và sự phân biệt đối xử ở Việt Nam, Trung tâm quốc tế Nghiên cứu Phụ nữ (ICRW), USA. 13. Marr, N & Field, T. 2001. Chết vì bị ức hiếp khi đang chơi: Một bằng chứng về nạn trẻ em tự sát do bị ức hiếp, Success Unlimited, UK. Kết luận Đã có rất nhiều thay đổi ở Việt Nam trong 20 năm qua, và trong khi rất nhiều chuyên gia tham gia cảm thấy lạc quan về những thay đổi đó thì có một chiều hướng cho rằng một vài người, mà cụ thể hơn là giới trẻ đang cảm thấy áp lực từ những kỳ vọng luôn xuất hiện cùng với những thay đổi và họ có thể bắt đầu phản ứng chống lại nó. Kết quả của cuộc nghiên cứu này chỉ ra rằng giới trẻ hiện tại bị ràng buộc với tế bào gia đình, họ bị ràng buộc phải trở thành một công dân tốt, và họ đang cảm thấy áp lực phải đạt được những mục tiêu này trong một môi trường có tính cạnh tranh cao và đầy tham vọng. Không hề có một giải pháp dễ dàng nào cho những thử thách mà giới trẻ Việt Nam đang đối mặt. Những thử thách này là những vấn đề chung của toàn thế giới và mỗi cộng đồng phải tìm thấy cho mình những phương cách hữu dụng và thích hợp nhất để giải quyết và cân bằng lại. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh của Việt Nam, tốt nhất nên tham khảo các chương trình ngăn chặn tự sát ở các nước khác, coi đó là điểm khởi đầu trong việc xem xét các ý tưởng để phát triển. Những phụ huynh được phỏng vấn trong nghiên cứu này có ý thức rất cao và thực sự quan tâm đến những áp lực mà con cái họ phải chịu, nhưng lại rất ít người cảm thấy họ có khả năng làm được nhiều điều hơn là phương pháp làm việc nhiều hơn. Kết quả chỉ ra rằng áp lực sẽ chồng chất dần lên và trẻ em cũng như thanh niên sẽ dần cảm thấy sức nặng của nó. Việc bắt đầu một cuộc thảo luận ở tầm quốc gia càng sớm càng tốt để giải quyết các vấn đề đang tồn tại của giới trẻ là rất quan trọng, cũng như xem xét khuyến khích việc bày tỏ và thu nhận ý kiến từ khắp mọi miền đất nước, nhất là từ bản thân giới trẻ. Họ biết khó khăn của mình, việc của chúng ta chỉ đơn giản là đặt ra câu hỏi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf189_295_1_sm_5291_2032297.pdf