Nghiên cứu sự tác động của chính sách hỗ
trợ xăng dầu ảnh hưởng đến nghề câu cá ngừ đại
dương đã cho thấy rằng, nhờ có khoản trợ cấp cuả
Chính phủ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của
nghề câu xa bờ của tỉnh Khánh Hòa năm 2008 là
cao hơn 3,01% khi không có nhận trợ cấp. Bên
cạnh đó, tỷ số lợi nhuận trên vốn đầu tư của nghề
câu cá ngừ đại dương khi có trơ cấp là cao hơn
7,49% khi so sánh với không có trợ cấp. Như vậy,
với sự trợ cấp một phần chi phí xăng dầu của Chính
phủ không những giúp ngư dân tăng thêm thu nhập
trong năm hoạt động của họ mà còn nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ tàu.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự tác động của chính sách hỗ trợ xăng dầu của chính phủ Việt Nam đến nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XĂNG DẦU
CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐẾN NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG
TỈNH KHÁNH HÒA
A STUDY ON THE EFFECT OF THE VIETNAM GOVERMENT LUMP-SUM SUBSIDY
ON THE OFFSHORE LONG LINE TUNA FISHERY IN KHANH HOA PROVINCE
Cao Thị Hồng Nga1
Ngày nhận bài: 01/9/2014; Ngày phản biện thông qua: 18/11/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015
TÓM TẮT
Nghiên cứu này cho thấy sự trợ cấp xăng dầu của Chính phủ Việt Nam không những giúp các chủ tàu tăng thêm thu
nhập mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động đánh bắt trong năm 2008. Cụ thể, không có trợ cấp xăng dầu của Chính phủ, tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình của một tàu câu cá ngừ dương tại tỉnh Khánh Hòa vào năm 2008 là đạt 11,3% và
tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư trung bình của một tàu câu là 24,07%. Nếu cộng thêm khoảng trợ cấp xăng dầu thì hai tỷ
số tương ứng này sẽ tăng lên và lần lượt đạt là 14,31% và 31,56%. Bài báo này cũng cho thấy sự tác động của chính sách
hỗ trợ xăng dầu vào năm 2008 làm cho tàu câu cá ngừ đại dương đạt hiệu quả kinh tế hơn khi so sánh với năm 2004 khi
chưa có trợ cấp của Chính phủ. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng cho thấy sự trợ cấp trực tiếp của Chính phủ để bù vào
một phần chi phí xăng dầu cho các ngư dân hoạt động trong nghề cá xa bờ tại Nha Trang vào năm 2008 là cần thiết và
trong tương lai Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ thiết thực hơn nữa để tạo điều kiện cho nghề cá xa bờ phát triển.
Từ khóa: Nghề câu cá ngừ đại dương, trợ cấp xăng dầu
ABSTRACT
The study shows that the Vietnam Goverment fuel subsidy helped the owner of an average long-liner to increase not
only in their income but only highly in business effi ciency in 2008. Specifi cally, the owner of an average long-liner earned
a profi t margin of 7.5% and return on investment of 15.96% without goverment’s fuel subsidy in 2008. With subsidy, the two
corresponding ratios both go up to 10.64% and 23.46% respectively. This study also indicates that the effect of fuel susidy
on the tuna offshore fi shery made it more economically effi cient in 2008 when compared to that in 2004. Morover, this study
confi rms that the direct subsidy to compensate partly for fuel costs for offshore fi sheries in 2008 was really necessary and
Vietnam goverment should support offshore tuna fi shing to develop in the future.
Keywords: Offshore longline fi shery, fuel subsidy
1 ThS. Cao Thị Hồng Nga: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khánh Hòa là một tỉnh thuộc Nam Trung Bộ với
bờ biển dài 385 km, hơn 200 hòn đảo và diện tích
hơn 5.197 km2 [1] vì vậy có nhiều tiềm năng để phát
triển nghề khai thác hải sản. Tổng sản lượng khai
thác những năm gần đây dao động trong khoảng 65
đến 75 ngàn tấn [9], với tổng số tàu thuyền đánh bắt
toàn tỉnh là 10.535 chiếc (12/2010) [1]. Trong đó, số
lượng tàu đánh bắt xa bờ (≥ 90 Hp) chỉ chiếm hõn
7% và có khoảng 92,8% tổng số tàu thuyền đánh bắt
vừa và nhỏ hoạt động trong các khu vực ven bờ.
Năm 2001, Khánh Hòa có khoảng 563 tàu câu,
trong đó có 64 tàu hoạt động đánh bắt xa bờ nhưng
con số này đã tăng lên 200 tàu vào năm 2004 [9].
Tuy nhiên, tổng số lượng tàu câu đánh bắt xa bờ
chỉ còn có 107 tàu vào năm 2009 [1]. Điều này có
thể cho thấy rằng, có một xu hướng giảm sút trong
số lượng tàu đánh bắt xa bờ. Nguyên nhân chính
của sự sụt giảm này là chi phí biến đổi trung bình
cho một chuyến biển là rất cao vì giá xăng dầu
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
tăng đột biến và giá lương thực, thực phẩm thì cao.
Trong khi đó, giá bán cá thì rất thấp. Hậu quả là
nhiều chủ tàu đánh bắt đã thua lỗ trong khoảng thời
gian qua, và một số chủ tàu đã rời bỏ nghề cá hoặc
chuyển sang nghề cá khác [5]. Để giải quyết vấn đề
trên, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chương trình
trợ cấp xăng dầu cho các chủ tàu. Mục tiêu chính
của chương trình này là đảm bảo công ăn việc làm
và đảm bảo cho ngư dân có được mức thu nhập từ
hoạt động đánh bắt [6].
Năm 2008, sự trợ cấp chí phi xăng dầu của
Chính phủ cho các ngư dân được xem như là trợ
cấp cho một chuyến đi biển, được trả trực tiếp cho
các chủ tàu với tổng số chuyến đánh bắt được giới
hạn trong một năm. Tàu có công suất từ 90 Hp trở
lên thì được trợ cấp là 10 triệu đồng/chuyến, với số
chuyến đánh bắt tối đa là ba chuyến trong một năm.
Hay nói một cách khác, tổng số tiền mà chủ tàu này
được nhận vào năm 2009 là 30 triệu đồng. Đối với
tàu có công suất từ 40 đến 60 Hp thì số tiền được
trợ cấp là 6,5 triệu đồng/chuyến, tối đa là 4 chuyến
trong một năm. Như vậy, tổng số tiền mà Chính phủ
trợ cấp cho tàu có công suất từ 40 hp đến 60 Hp là
26 triệu đồng. Cuối cùng, những tàu có công suất
nhỏ hơn 40 Hp thì được nhận trợ cấp là 4 triệu
đồng/chuyến, với số chuyến tối đa 5 chuyến trong
một năm. Vậy, tổng số tiền mà các chủ tàu thuộc
nhóm tàu này được nhận trợ cấp là 20 triệu đồng [2].
Tuy nhiên, đến giữa năm 2009, thì ngư dân mới
nhận được tiền trợ cấp từ chính phủ. Có thể nói
rằng, đây là lần đầu tiên ngư dân được nhận hỗ trợ
của Chính phủ từ sự gia tăng của giá xăng dầu. Vì
thế, nghiên cứu vào tác động của chính sách hỗ trợ
xăng dầu của Chính phủ Việt Nam cho các ngư dân
là điều rất cần thiết bởi vì nó có ý nghĩa rất thiết thực
về kinh tế xã hội cho ngư dân.
Nghề câu cá ngừ đại dương một trong những
nghề cá xa bờ có tiềm năng phát triển rất mạnh
trong tương lai (hiện tại trữ lượng khai thác tại ngư
trường xa bờ chỉ khoảng 54,5% tổng sản lượng tối
đa khai thác) [7]. Bên cạnh đó, mục tiêu đánh bắt
của các tàu câu này chủ yếu là cá ngừ đại dương,
chiếm khoảng 80 đến 90% của tổng sản lượng đánh
bắt của mỗi chuyến vào mùa vụ chính. Đây là loài
có giá trị kinh tế cao, và thường được xuất khẩu
sang các thị trường Mỹ, và Nhật Bản. Vì thế cần có
một cuộc nghiên cứu về sự tác động của chính sách
hỗ trợ xăng dầu đến nghề câu cá ngừ đại dương
là điều rất cần thiết bởi vì nó giúp cho các nhà làm
chính sách đưa ra những chính sách hợp lý để quản
lý nghề cá tốt hơn.
Để góp phần thúc đẩy hoạt động đánh bắt xa
bờ phát triển, bài báo tập trung đánh giá sự tác động
của chính sách hỗ trợ xăng dầu của Chính phủ Việt
Nam đối với nghề câu cá ngừ đại dương thông qua
việc so sánh hai phương án khi có trợ cấp và không
có trợ cấp vào năm 2008. Đồng thời bài báo này
cũng muốn so sánh tác động của chính sách xăng
dầu vào năm 2008 và không có nhận trợ cấp vào
năm 2004 của nghề câu cá ngừ đại dương để từ đó
gợi lên những chính sách để giúp cho nghề cá xa bờ
tiếp tục phát triển hơn.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sự tác động của chính
sách hỗ trợ xăng dầu của Chính phủ đối với nghề
câu cá ngừ đại dương tại tỉnh Khánh Hòa năm 2008.
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Năm 2008 sự trợ cấp cho chi phí xăng dầu của
Chính phủ cho các ngư dân [2] có thể được xem
như là một sự trợ cấp cho mức nỗ lực đánh bắt,
nhưng thực tế nó là sự trợ cấp về thu nhập cho các
ngư dân, vì thế mức trợ cấp này được tính thêm vào
doanh thu từ hoạt động đánh bắt thay vì trừ nó ra
khỏi tổng chi phí hoạt động trong cuộc nghiên cứu
này [7]. Do đó, sử dụng một số chỉ tiêu định lượng
như: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi
nhuận trên vốn đầu tư để đo lường sự tác động của
chính sách hỗ trợ xăng dầu của Chính phủ Việt Nam
vào nghề cá.
Phương pháp sử dụng trong bài báo này là sử
dụng phương pháp so sánh: So sánh tuyệt đối và so
sánh tương đối: khi có trợ cấp xăng dầu và không có
trợ cấp xăng dầu của các tàu câu cá ngừ đại dương
vào năm 2008. Đồng thời, cuộc nghiên cứu này cũng
so sánh sự tác động của chính sách hỗ trợ xăng dầu
của tàu câu cá ngừ đại dương vào năm 2008 (khi có
trợ cấp xăng dầu của Chính phủ) với năm 2004 (khi
chưa có trợ cấp xăng dầu của Chính phủ).
2.2. Dữ liệu nghiên cứu
Để phục vụ cho cuộc nghiên cứu tác giả sử
dụng dữ liệu thứ cấp và được lấy từ các nguồn sau:
Long et al, 2008 [9], và Nga, 2010 [10].
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Đặc điểm của nghề câu cá ngừ đại dương của
Tỉnh Khánh Hòa
Nghề câu cá ngừ đại dương của tỉnh Khánh
Hòa được phát triển vào những năm 1990.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31
Các tàu câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Khánh Hòa
được đóng từ các mẫu dân gian truyền thống, vật
liệu đóng tàu chủ yếu là gỗ. Ngư cụ đánh bắt cá ngừ
đại dương mà ngư dân sử dụng là vàng câu. Câu là
một ngư cụ rất đơn giản, nguyên tắc chung là dùng
mồi để nhử cá ăn mồi và mắc câu.
Tính đến năm 2009, tổng số lượng tàu câu là
1.299 chiếc, trong đó có 107 tàu câu đánh bắt xa
bờ (chiếm 8,2%) chủ yếu tập trung ở thành phố
Nha Trang. Mục tiêu đánh bắt của các loại tàu câu
này là cá ngừ đại dương, mực, cá mập và cá chuồn.
Trong đó, cá ngừ đại dương là mục tiêu quan trọng
nhất. Cá ngừ đại dương gồm có hai loại đó là cá
ngừ đại dương vây vàng và cá ngừ đại dương mắt
to. Thị trường xuất khẩu cho hai loại này là Mỹ và
Nhật Bản. Ngư dân thường đánh bắt cá ngừ đại
dương ở các ngư trường xa bờ và thường tập trung
đánh bắt ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
và vùng biển quốc tế. Các tàu thường mất khoảng
từ 50 giờ đến 70 giờ để đến được ngư trường này.
Tàu câu xa bờ thường hoạt động từ tháng 12 của
năm này đến tháng tám (hay tháng chín) của năm
sau. Từ tháng 12 đến tháng tư, đây được gọi là mùa
cá vụ Bắc. Vào mùa cá này, ngư dân thường đánh
bắt ở vùng phía Tây bắc của quần đảo Hoàng Sa và
gần vùng biển quốc tế của Philipin. Vụ mùa thứ hai
là vụ cá Nam. Nó thường kéo dài từ tháng năm đến
tháng 9, và hoạt động đánh bắt diễn ra tại các vùng
lân cận của quần đảo Trường Sa đến vùng biển của
Malaysia. Sau mỗi chuyến đánh bắt, ngư dân
thường nghỉ ở nhà từ 5 đến 7 ngày để chuẩn bị cho
chuyến đi biển tiếp theo.
Tàu đánh bắt xa bờ thường có chi phí đầu tư
rất lớn. Những thiết bị được trang bị trên tàu như la
bàn, máy định vị toàn tàu và thiết bị đài, radio. Chiều
dài của câu là khoảng 35 đến 60 kilomet với 900
đến 1400 lưỡi câu. Tổng sản lượng đánh bắt trên
một chuyến là khoảng từ 1000 đến 1500 kg, trong
đó cá ngừ đại dương chiếm khoảng 80 đến 90%.
Mặc dù cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế cao, ngư
dân vẫn thay đổi mục tiêu loài đánh bắt theo mùa
vụ. Ví du, có một số ngư dân vẫn đánh bắt cá ngừ
đại dương cả năm, nhưng vẫn có ngư dân đánh mắt
cá chuồn hay câu mực vào mùa phụ.
2. Sự tác động của chính sách hỗ trợ xăng dầu
của chính phủ Việt Nam cho đội tàu câu cá ngừ
đại dương vào năm 2008
Bảng 1. Các chỉ tiêu kinh tế của 37 tàu câu cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa năm 2008
khi tính cả hai phương án: trợ cấp và không có trợ cấp chi phí xăng dầu của chính phủ
(ĐVT: triệu đồng)
STT Các chỉ tiêu
Tàu câu cá ngừ đại dương
Không có trợ cấp Có trợ cấp
1. Doanh thu thuần 845,123 845,123
2. Trợ cấp 0,000 29,748
3. Tổng doanh thu (3)=(1)+(2) 845,123 874,871
4. Tổng chi phí hoạt động 749,592 749,592
5. Lợi nhuận (5)=(3)-(4) 95,531 125,279
6. Giá trị tính theo tổng tài sản 396,92 396,92
7. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (7)=(5)/(3)*100 11,3% 14,31%
8. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (8)=(5)/(6)*100 24,07% 31,56%
Nguồn dữ liệu: Nga, 2010 [10]
Bảng 3 chỉ cho thấy năm 2008 tổng doanh thu
trung bình của một tàu câu cá ngừ đại dương tại tỉnh
Khánh Hòa khi chưa tính trợ cấp là 845,123 triệu
đồng, và con số này sẽ tăng thêm 29,748 triệu đồng
khi tính thêm khoản trợ cấp của Chính phủ - tương
đương với tốc độ tăng là 3,51%. Bên cạnh đó, tổng
chi phí hoạt động trung bình trong năm của một con
tàu là 749,592 triệu đồng. Như vậ y, lợi nhuận trung
bình của một con tàu đều mang số dương khi tính
cả hai phương án đó là có trợ cấp và không trợ cấp.
Điều này được thể hiện cụ thể như sau: với 95,531
triệu đồng là lợi nhuận khi không có khoản trợ cấp
và 125,279 triệu đồng bao gồm cả trợ cấp. Hơn thế
nữa, bảng 1 cũng thể hiện một số chỉ tiêu kinh tế
quan trọng khác như tỷ suất giữa lợi nhuận trên
doanh thu, và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư tính
trung bình cho một con tàu vào năm 2008. Cụ thể,
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là11,3% khi chưa
có trợ cấp của Chính phủ và tỷ số này đã tăng lên
đến 14,31% khi tính thêm khoản trợ cấp của Chính
phủ. Loại bỏ khoản trợ cấp, tỷ suất lợi nhuận trên
vốn đầu tư trung bình cho một con tàu là 24,07% và
con số này đã tăng lên đến 31,56% nếu bao gồm
khoản trợ cấp trên.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
32 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Bảng 2 so sánh về các chỉ tiêu kinh tế quan
trọng giữa ba nhóm tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh
Khánh Hòa năm 2008 bao gồm có và không có trợ
cấp chi phí xăng dầu của Chính phủ. Chúng ta có
thể thấy rằng tổng doanh thu trung bình của một
con tàu đại diện cho nhóm tàu có công suất dưới
90 hp là 702,14 triệu đồng khi chưa có trợ cấp của
chính phủ, và cộng với khoản trợ cấp cho nhóm
tàu này là 26 triệu đồng thì con số này đã tăng lên
đến 728,14 triệu đồng. Nếu lấy tổng doanh thu trừ
đi tổng chi phí trong một năm hoạt động thì nhóm
tàu thuộc công suất dưới 90Hp có lợi nhuận bình
quân là 67,349 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu là 9,59%, và tỷ suất lợi nhuận trên vốn
đầu tư là 39,47% khi chưa bao gồm trợ cấp. Nhờ
sự trợ cấp trực tiếp từ phía Chính phủ đã giúp cho
lợi nhuận tính bình quân cho một tàu thuộc nhóm
tàu này tăng thêm là 26 triệu đồng, tương ứng với tỷ
suất lợi nhuận và tỷ suất thu hồi vốn lần lượt tăng
thêm 3,24% và 15,25%. Tương tự, kết quả nghiên
cứu cũng chỉ cho thấy rằng, nếu không có sự trợ
cấp này, bình quân một con tàu thuộc nhóm tàu với
công suất từ 90Hp đến 150Hp đạt lợi nhuận là 97,69
triệu đồng, tương ứng với tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu là 11,69% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn
đầu tư là 27,69%. Nhờ vào sự trợ cấp xăng dầu của
Chính phủ, lợi nhuận trung bình của nhóm tàu này
đã tăng lên đến 127,69 triệu đồng - với tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn
đầu tư lần lượt tăng lên và đạt tương ứng lần lượt
là 14,75% và 34,44%. Cuối cùng, tính đến khoản
trợ cấp, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân
dành cho một chủ tàu thuộc nhóm tàu cuối cùng là
12,36% và tỷ suất trên vốn đầu tư là 18,62%. Cộng
với khoản trợ cấp của Chính phủ, hai tỷ số này lần
lượt đạt tới 14,97% và 23,23% dành cho nhóm tàu
có công suất trên 150Hp.
3. So sánh sự tác động của chính sách hỗ trợ
xăng dầu của Chính phủ Việt nam cho nghề câu
cá ngừ đại dương khi có trợ cấp xăng dầu vào
năm 2008 với không có trợ cấp xăng dầu vào
năm 2004
Năm 2004, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của
một tàu câu cá ngừ đại dương trung bình là 12,1%
khi không có trợ cấp xăng dầu của Chính phủ [9].
Tuy nhiên, tỷ số này vào năm 2008 khi có cả trợ cấp
thì đạt là 14,31%. Điều đó cho thấy rằng sự hỗ trợ
chính sách xăng dầu của Chính phủ có tác động đến
hiệu quả đánh bắt của tàu câu cá ngừ đại dương,
làm cho hiệu quả đánh bắt trung bình của một tàu
câu cá ngừ đại dương vào năm 2008 cao hơn
năm 2004.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng so sánh sự tác động
của chính sách hỗ trợ xăng dầu của Chính phủ cho
từng nhóm tàu được phân chia theo công suất khi
có nhận trợ cấp vào năm 2008 và không có sự trợ
cấp vào năm 2004. Kết quả này được thể hiện như
sau: năm 2004 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của
một tàu thuộc nhóm tàu có công suất từ 90Hp đến
150Hp là cao nhất (15,312%), tiếp đến là nhóm tàu
Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế của ba nhóm tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hòa năm 2008
khi tính cả trợ cấp và không trợ cấp chi phí xăng dầu của Chính phủ
ĐVT: triệu đồng
STT Các chỉ tiêu
Các nhóm tàu câu cá ngừ đại dương
Hp 150
Không
trợ cấp
Có
trợ cấp
Không
trợ cấp Có trợ cấp
Không
trợ cấp
Có
trợ cấp
1 Doanh thu thuần 702,140 702,140 835,522 835,522 981,543 981,543
2 Trợ cấp 0,000 26,000 30,000 30,000 30,000 30,000
3 Tổng doanh thu(3)=(1)+(2) 702,140 728,140 835,522 865,522 981,543 1011,543
4 Tổng chi phí hoạt động 634,791 634,791 737,832 737,832 860,138 860,138
5 Lợi nhuận (5)=(3)-(4) 67,349
93,349 97,69 127,69 121,408 151,408
6 Giá trị của tổng tài sản 170,630 170,630 370,79 370,79 651,87 651,87
7 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (7)=(5)/(3)*100 9,59% 12,83% 11,69% 14,75% 12,36% 14,97%
8 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (8)=(5)/(6)*100 39,47% 54,79% 27,96% 34,44% 18,62% 23,23%
Nguồn dữ liệu: Nga, 2010 [10]
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 33
có công suất dưới 90Hp là 12,85%, và nhóm tàu có
công suất lớn 150Hp thì có tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu là thấp nhất (8,8%) (bảng 3). Tuy nhiên,
nhờ có sự trợ cấp xăng dầu của chính phủ vào năm
2008, tỷ số này dành cho nhóm tàu trên 150 hp có
sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, nhờ có sự trợ cấp xăng
dầu của Chính phủ mà tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu vào năm 2008 (14,97%) của nhóm tàu câu cá
ngừ đại dương có công suất trên 150Hp cao gần
hai lần so với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vào
năm 2004 (8,8%) khi không có trợ cấp và là nhóm
tàu câu cá ngừ đại dương đạt hiệu quả đánh bắt
cao nhất vào năm 2008 khi có trợ cấp. Ngược lại,
nhóm tàu có công suất dưới 90Hp và từ 90Hp đến
150Hp thì có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vào
năm 2008 giảm so với năm 2004. Ví dụ, năm 2008
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của nhóm tàu dưới
90 hp là 12,83%, thấp hơn 0,02% khi so sánh với
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vào năm 2004, và
nhóm tàu có công suất từ 90Hp đến 150Hp thì có tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu vào năm 2008 thấp
hơn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vào năm 2004
là 0,56%. Điều đó cho thấy rằng, mặc dù sự trợ cấp
chi phí xăng dầu của Chính phủ không nhiều (từ 20
triệu đến 30 triệu đồng) cho các ngư dân, nhưng nó
cũng giúp ngư dân tiếp tục hoạt động đánh bắt của
mình. Điều này không những giúp ngư dân có thêm
thu nhập mà còn tạo công ăn việc làm cho ngư dân.
Bảng 3. So sánh sự tác động của chính sách hỗ trợ xăng dầu của Chính phủ Việt Nam cho nghề câu
cá ngừ đại dương khi có trợ cấp xăng dầu vào năm 2008 và không có trợ cấp xăng dầu vào năm 2004
Năm
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) cho các nhóm tàu câu cá ngừ đại dương
150Hp
Năm 2004 (*) 12,85 15,31 8,80
Năm 2008(**) 12,83 14,75 14,97
Nguồn dữ liệu (*) Long et al, 2008 [9], và (**) Nga, 2010[10]
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu sự tác động của chính sách hỗ
trợ xăng dầu ảnh hưởng đến nghề câu cá ngừ đại
dương đã cho thấy rằng, nhờ có khoản trợ cấp cuả
Chính phủ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của
nghề câu xa bờ của tỉnh Khánh Hòa năm 2008 là
cao hơn 3,01% khi không có nhận trợ cấp. Bên
cạnh đó, tỷ số lợi nhuận trên vốn đầu tư của nghề
câu cá ngừ đại dương khi có trơ cấp là cao hơn
7,49% khi so sánh với không có trợ cấp. Như vậy,
với sự trợ cấp một phần chi phí xăng dầu của Chính
phủ không những giúp ngư dân tăng thêm thu nhập
trong năm hoạt động của họ mà còn nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ tàu.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của một tàu câu
cá ngừ đại dương vào năm 2008 khi có cả trợ cấp
(14,31%) là cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu của một tàu câu cá ngừ đại dương vào năm
2004 khi chưa có trợ cấp của Chính phủ (12,1%).
Điều đó cho thấy rằng sự hỗ trợ chính sách xăng
dầu của chính phủ có tác động đến hiệu quả đánh
bắt của tàu câu cá ngừ đại dương, làm cho hiệu
quả đánh bắt trung bình của một tàu câu cá ngừ đại
dương vào năm 2008 cao hơn năm 2004. Kết quả
nghiên cứu cho thấy chính sách hỗ trợ xăng dầu
của Chính phủ đã có tác động đến nghề cá xa bờ
nói chung và nghề câu cá ngừ đại dương nói riêng.
Năm 2004 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của
một tàu thuộc nhóm tàu có công suất từ 90Hp đến
150 hp là cao nhất (15,312%), tiếp đến là nhóm tàu
có công suất dưới 90Hp là 12,85%, và nhóm tàu có
công suất lớn 150Hp thì có tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu là thấp nhất (8,8%). Tuy nhiên, nhờ có
sự trợ cấp xăng dầu của Chính phủ vào năm 2008,
tỷ số này dành cho nhóm tàu trên 150Hp cao gần
hai lần so với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vào
năm 2004 khi không có trợ cấp và là nhóm tàu câu
cá ngừ đại dương đạt hiệu quả đánh bắt cao nhất
vào năm 2008 khi có trợ cấp. Ngược lại, nhóm tàu
có công suất dưới 90Hp và từ 90Hp đến 150Hp thì
có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vào năm 2008
giảm so với năm 2004. Điều này có thể nói lên rằng
sự trợ cấp của Chính phủ không chỉ dừng lại ở trợ
cấp xăng dầu mà còn thể hiện những chính sách hỗ
trợ thiết thực hơn nữa cho ngư dân hoạt động trong
nghề cá xa bờ trong tương lai như cho vay với mức
lãi suất thấp để ngư dân có điều kiện đầu tư tàu có
công suất lớn, máy móc thiết bị đánh bắt mới để
ngư dân tiếp tục bám biển cũng như đảm bảo an
toàn khi đánh bắt ở ngư trường xa bờ.
Trong tương lai, Chính phủ Việt Nam nên có
thêm nhiều chính sách hỗ trợ để giúp cho nghề cá
xa bờ phát triển hơn nữa vì theo thống kê của FAO
(2005) [8], tổng trữ lượng cá đánh bắt xa bờ là 1,93
triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác chỉ mới hơn
0,77 triệu tấn. Điều này đã chỉ cho thấy nghề cá xa
bờ có tiềm năng phát triển rất lớn đối với Việt Nam
nói chung và Khánh Hòa nói riêng mà còn bảo vệ
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
34 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
an ninh quốc phòng của Việt Nam sau khi Trung
Quốc hạ đặt giàn khoan 981 tại biển Đông gần quàn
đảo Trường Sa của Việt Nam vào ngày 1 tháng 5
năm 2014 vừa qua.
Những nghiên cứu tiếp theo nên thu nhập thêm
dữ liệu từ “gói hỗ trợ” cho ngư dân bám biển của
Chính phủ Việt Nam vào năm 2014 [4] để phân tích
hiệu quả của việc thực hiện “gói hỗ trợ này”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, 2010. Số liệu thống kê và báo cáo thường niên.
2. Quy định, 2008b. quy định 965/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủViệt Nam vào ngày 21/7/2008, quy định về sửa chữa và
nâng cấp 289/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ Việt Nam vào 18/3/2008. Truy cập tại:
lawdocs/QD965TTG.DOC?id=73996
3.
8B5B34725712900278458&id=8143466D6A28B5B34725712900278458&Start=0
4.
5.
6.
Tiếng Anh
7. Duy, N.N, 2012. Open access fi shing rent and effi ciency. The case of gillnet vessels in Nha Trang, VietNam. Fisheries
research 127-128: 98-108
8. FAO, 2005. Report of the conference on the national strategy for marine fi sheries managements and development in Vietnam.
FAO/FishCode Review No.16, Food and Agricultural Organisation of the United Nations, Rome, Italy.
9. Long, K.L., Flaaten, O., Kim Anh, T.N., 2008. Economic Performance of Open-Access Fisheries- The Case of Vietnamese
Longliners in the South China Sea. Fisheries research 93: 296-304.
10. Nga, 2010. Study on the economic effi ciency of the offshore longline fi shhery in Khanh Hoa province, Vietnam. Tromso
College, Norway.
11. Vietsea, 2009. General developed project of Khanh Hoa fi shery during 2015 -2020. The department of Khanh Hoa
Agriculture and Rural development, Vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_su_tac_dong_cua_chinh_sach_ho_tro_xang_dau_cua_ch.pdf