Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Nguyên và định hướng phát triển

Đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Nguyên cần được tăng cường bổ sung về số lượng để đảm bảo lực lượng cán bộ phục vụ trên địa bàn. Cần tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông nhất là cán bộ khuyến nông cấp xã, nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của nông dân về công tác khuyến nông. Lượng cán bộ khuyến nông Thái Nguyên hiện nay có trình độ chuyên môn tốt, có cơ cấu về giới, về độ tuổi và thành phần dân tộc phù hợp điều kiện của địa phương. Đa số cán bộ khuyến nông là có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, luôn mong muốn được học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và phương pháp khuyến nông tuy nhiên, lực lượng cán bộ khuyến nông cơ sở (xã, thôn bản) còn mỏng

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Nguyên và định hướng phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Quang Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 61 - 67 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Hà Quang Trung *, Ứng Trọng Khánh, Nguyễn Thị Thắc, Trần Lê Duy Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên ra đời rất sớm và khẳng định sự trƣởng thành của mình thông qua các thành tích đáng kể về sự phát triển nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Thái Nguyên. Sự hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã có đóng góp đáng kể vào sự công cuộc công nghiệp hóa (CNH) nông nghiệp và nông thôn, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định an sinh xã hội, giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình tổ chức hoạt động, đội ngũ cán bộ cán bộ khuyến nông còn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, bất cập nhƣ: nhận thức của một bộ phận ngƣời dân chƣa cao; kinh phí triển khai các mô hình hạn hẹp; kiến thức chuyên môn chƣa đáp ứng yêu cầu; lực lƣợng cán bộ khuyến nông còn mỏng chƣa sâu sát đến cơ sở thôn bản; các chế độ chính sách ƣu đãi cho cán bộ khuyến nông còn ít và chƣa thực sự thỏa đáng; Sự phối hợp giữa các cấp, các ban ngành tại các địa phƣơng còn thiếu đồng bộ, hiệu quả công tác chƣa cao Từ khóa: Thực trạng, đội ngũ cán bộ, hệ thống khuyến nông, Thái Nguyên.  ĐẶT VẤN ĐỀ Yếu tố con ngƣời trong việc đánh giá và phân tích các tổ chức, hệ thống tổ chức là hết sức quan trọng. Tổ chức vững mạnh khi có số lƣợng và chất lƣợng nguồn lực đảm bảo. Đối với hệ thống khuyến nông điều này càng đƣợc thể hiện sâu sắc hơn, đội ngũ cán bộ khuyến nông luôn là lực lƣợng nòng cốt trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động khuyến nông. Đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, tuy nhiên trong quá trình tổ chức các hoạt động khuyến nông cũng còn bộc lộ nhiều bất cập. Để có đƣợc những định hƣớng phát triển đội ngũ cán bộ khuyến nông trong thời gian tới cần có sự đánh giá khách quan về thực trạng của đội ngũ cán bộ khuyến nông. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về đội ngũ cán bộ khuyến đề xuất một số định hƣớng phát triển đội ngũ cán bộ khuyến nông, nhằm ngày càng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng cán bộ khuyến nông. Góp phần đƣa công tác khuyến nông ngày càng đi sâu, gắn bó với đời sống của nông dân và trở thành một phần không thể thiếu đƣợc trong sản xuất  Tel: 0983640154 nông - lâm - ngƣ nghiệp và phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng điều tra là đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, với số lƣợng cán bộ khuyến nông không nhiều, tổng số cán bộ khuyến nông toàn tỉnh năm 2008 là 133 ngƣời, chúng tôi tiền hành điều tra 1/2 số lƣợng cán bộ khuyến nông theo địa bàn toàn tỉnh. Tổng số phiếu điều tra là 68 ngƣời, Nội dung điều tra CBKN chủ yếu là: Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông; Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ khuyến nông; một số vấn đề cần quan tâm nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông. Tổng hợp số liệu theo phƣơng pháp phân tổ thống kê, có sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu. Phƣơng pháp phân tích số liệu: áp dụng các phƣơng pháp phân tích truyền thống nhƣ so sánh số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân. Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp phân tích định lƣợng khác. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Nguyên Khuyến nông Thái Nguyên hiện nay chỉ có ở 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp huyện (thị xã, thành phố), không có mạng lƣới cán bộ, cộng tác viên khuyến nông cơ sở chính thức trên toàn tỉnh. Tổng số cán bộ, công nhân viên trong hệ Hà Quang Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 61 - 67 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thống khuyến nông toàn tỉnh Thái Nguyên năm 2008 là 135 ngƣời, giảm 26 ngƣời so với năm 2003. Số CBKN cấp huyện có 114 ngƣời (chiếm 88,1%), cấp tỉnh có 19 ngƣời (chiếm 11,9%). Từ tháng 07/2004 cơ cấu hệ thống khuyến nông Thái Nguyên đã đƣợc tổ chức lại theo Quyết định số 1570/QĐ-UB của UBND tỉnh: Thành lập chính thức các trạm khuyến nông huyện, đổi mới tổ chức trung tâm khuyến nông tỉnh, giảm cán bộ cấp tỉnh tăng cƣờng cán bộ cấp huyện. Mặt khác trong thời gian qua, nhiều cán bộ khuyến nông có kinh nghiệm và năng lực đƣợc điều chuyển công tác sang những vị trí mới ở cả cấp tỉnh và huyện. Chính vì vậy từ năm 2003 đến năm 2008 cán bộ khuyến nông tỉnh giảm 14 ngƣời (46,7%), cán bộ khuyến nông huyện giảm 12 ngƣời (9,2%). Trong 2 năm 2006 và 2007 số cán bộ khuyến nông đƣợc tuyển dụng và tăng cƣờng thêm nên số cán bộ diện hợp đồng tăng lên nhiều hơn trƣớc. Với lực lƣợng cán bộ khuyến nông nhƣ hiện nay thì có thể nói nguồn nhân lực khuyến nông Thái Nguyên còn thiếu về số lƣợng và yếu về mặt kinh nghiệm. Mỗi cán bộ khuyến nông huyện phải phụ trách trên một địa bàn rộng lớn (2-3 xã, thị trấn), thực hiện cả chức năng, nhiệm vụ của khuyến nông cơ sở. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động và có ít thời gian để tiếp xúc với ngƣời dân cũng nhƣ đổi mới phƣơng pháp khuyến nông, tự nâng cao kỹ năng, kiến thức cho bản thân. Kết quả điều tra, phỏng vấn hộ nông dân cho thấy: 100% số ý kiến nói rằng họ đƣợc gặp và tiếp xúc với các cán bộ phụ trách nông nghiệp, khuyến nông của xã trong năm; 62% ý kiến cho biết họ không đƣợc gặp gỡ cán bộ khuyến nông tỉnh; 49% ý kiến cho biết họ đƣợc gặp cán bộ khuyến nông huyện (1-3 lần/năm). Nhƣ vậy, cán bộ khuyến nông huyện không thể gánh vác nhiệm vụ thay thế cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở bởi họ không thể thu hẹp địa bàn đƣợc phân công, càng không thể thực hiện việc tiếp xúc, thúc đẩy, hỗ trợ cho một số lƣợng nông dân quá lớn (trên 2500 ngƣời với khoảng 1300 hộ). Điều này một lần nữa cho thấy việc xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở mà trƣớc hết là CBKN xã thực sự cấp thiết. Bảng 01. Số lƣợng cán bộ khuyến nông Thái Nguyên năm 2003 - 2008 (Đơn vị tính: người) STT Đơn vị Năm 2003 Năm 2008 Biên chế Hợp đồng Tổng số Biên chế Hợp đồng Tổng số 1 TT. Khuyến nông 24 6 30 13 3 16 2 TP. Thái Nguyên 9 0 9 9 1 10 3 Huyện Đại Từ 12 0 12 11 4 15 4 Huyện Phổ Yên 17 0 17 8 4 12 5 Huyện Phú Bình 16 2 18 16 0 16 6 H. Phú Lƣơng 17 0 17 15 2 17 7 Huyện Võ Nhai 14 0 14 12 0 12 8 Huyện Đồng Hỷ 16 4 20 12 4 16 9 Huyện Định Hóa 16 4 20 14 1 15 10 TX Sông Công 4 0 4 4 0 4 Tổng cộng 145 16 161 114 19 133 Cơ cấu (%) 90,06 9,94 100,00 85,71 14,29 100,00 Nguồn: Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên Kết quả tổng hợp về đặc điểm của lực lƣợng cán bộ, công nhân viên khuyến nông toàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy: Về giới tính: Nam giới chiếm đa số 57,1%, nữ chiếm 42,9%. Đây là dấu hiệu tốt cho việc triển khai các hoạt động khuyến nông tại Thái Nguyên. Về dân tộc: Dân tộc Kinh chiếm (54,1%), các dân tộc Tày, Nùng chiếm 36,8%, dân tộc khác (Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu, Cao Lan..) chiếm 9,1%. Điều này phù hợp với định hƣớng Hà Quang Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 61 - 67 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên khuyến nông trong thời gian tiếp theo đó là ƣu tiên các hoạt động tại các vùng dân tộc, vùng sâu vùng xa của Đảng, Nhà nƣớc. Về thời gian công tác trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại địa phƣơng: Đa số cán bộ thời gian công tác trong lĩnh vực nông lâm nghiệp từ 11- 20 năm chiếm 38,5%. Đây là một ƣu thế tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo bồi dƣỡng lực lƣợng cán bộ khuyến nông thế hệ sau. Về trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Nguyên chúng tôi trình bày qua bảng 03: Bảng 02. Đặc điểm cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Nguyên năm 2008 TT Chỉ tiêu Cấp tỉnh Cấp huyện Tổng cộng SL % SL % SL % Tổng số 16 100,0 117 100,0 133 100,0 1 Theo giới tính - Nam 10 62,5 66 56,4 76 57,1 - Nữ 6 37,5 51 43,6 57 42,9 2 Theo dân tộc - Kinh 12 75,0 60 51,2 72 54,1 - Tày, Nùng 4 25,0 45 38,5 49 36,8 - Dân tộc khác 0 0,00 12 10,3 12 9,1 3 Theo thời gian công tác - Từ 1-5 năm 3 18,7 18 15,4 21 15,8 - Từ 6-10 năm 4 25,0 35 29,9 39 29,3 - Từ 11- 20 năm 5 31,3 45 38,5 50 37,6 - Trên 20 năm 4 25,0 19 16,2 23 17,3 Nguồn: Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên Bảng 03: Trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông (ĐVT: Người) STT Đơn vị Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Ngành khác ĐH CĐ-TC ĐH CĐ-TC ĐH CĐ-TC ĐH CĐ-TC 1 TTKN tỉnh 5 1 3 4 3 2 TP TháiNguyên 5 2 1 2 3 Đại Từ 6 4 1 3 1 4 Phổ Yên 6 3 1 2 5 Phú Bình 6 3 1 1 3 2 6 Phú Lƣơng 3 3 4 1 3 2 1 7 Võ Nhai 3 2 2 2 3 8 Đồng Hỷ 8 5 1 2 9 Định Hóa 4 2 1 3 2 2 1 10 Sông Công 3 1 Tổng số 49 3 27 5 16 4 20 9 Nguồn: Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên Về ưu điểm: Cán bộ khuyến nông có trình độ đại học trở lên chiếm 81,5% trên tổng số cán bộ khuyến nông toàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó 97,3% đƣợc đào tạo chính quy. Về nhược điểm: Chƣa cân đối về số lƣợng giữa các ngành, ngành trồng trọt chiếm 36,3%, ngành lâm nghiệp chiếm 11,9%, ngành chăn nuôi và thú y chiếm tỷ lệ 20,0%, các ngành khác là 13,3%, không có cán bộ chuyên ngành thủy sản. Kết quả điều tra cán bộ trung tâm khuyến nông, Trạm khuyến nông cho biết nguyên nhân của thực trạng trên là việc tuyển dụng cán bộ không thuộc thẩm quyền của khuyến nông. Lựa chọn chuyên ngành tuyển dụng chƣa bám sát điều kiện sản xuất tại địa Hà Quang Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 61 - 67 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên phƣơng, yêu cầu tuyển dụng là tốt nghiệp đại học chính quy nên rất thiếu nguồn nhân lực. Mặt khác, công tác khuyến ngƣ của tỉnh chủ yếu do Trung tâm Giống nuôi trồng thủy sản tỉnh đảm nhiệm, quy mô sản xuất nuôi trồng thủy sản của tỉnh Thái Nguyên còn nhỏ lẻ, phân tán, đội ngũ cán bộ chuyên ngành thủy sản có trình độ đại học còn ít. Các ý kiến đều cho rằng việc điều chỉnh lại cơ cấu ngành nghề là thực sự cần thiết, trƣớc mắt cần tuyển dụng và đào tạo nghiệp vụ khuyến ngƣ cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành thủy sản. Công tác đào tạo, tập huấn đối với cán bộ khuyến nông và nông dân Để đánh giá về năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Nguyên chúng tôi đã điều tra về tình hình đào tạo, tập huấn cho cán bộ khuyến nông của tỉnh trong giai đoạn 2003- 2008 về số lần tham gia đào tạo, tập huấn và nội dung các khóa đào tạo, tập huấn cán bộ khuyến nông đƣợc tham gia đào tạo. Kết quả đƣợc thể hiện tại bảng 04. Bảng 04: Số lần đƣợc đào tạo, tập huấn của cán bộ khuyến nông STT Số lượng khóa đào tạo, tập huấn Số ngày Số người Tỷ lệ (%) 1 Kỹ thuật nông lâm nghiệp 3-5 68 100,0 - Từ 1- 10 lớp 0 0,0 - Từ 11- 20 lớp 27 39,7 - Từ 21 - 50 lớp 23 33,8 - Trên 50 lớp 18 26,5 2 Phương pháp khuyến nông 2-5 68 100,0 - Từ 1- 10 lớp 27 39,7 - Từ 11- 20 lớp 32 47,0 - Từ 21 - 50 lớp 8 11,8 - Trên 50 lớp 1 1,5 3 Kinh tế - Thị trường 2-3 32 47,1 - Từ 1- 10 lớp 22 32,2 - Từ 11- 20 lớp 10 14,7 - Từ 21 - 50 lớp 0 0,0 - Trên 50 lớp 0 0,0 4 Các lớp khác 2-3 11 16,2 - Từ 1- 10 lớp 9 13,2 - Từ 11- 20 lớp 2 2,9 - Từ 21 - 50 lớp 0 0,0 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 Hầu hết cán bộ khuyến nông đã đƣợc đào tạo về kỹ thuật và nghiệp vụ khuyến nông, trong đó có tới 60,3% cán bộ khuyến nông đã đƣợc tham gia trên 20 lớp đào tạo về kỹ thuật nông lâm nghiệp. Số lớp đào tạo về nghiệp vụ khuyến nông cho cán bộ khuyến nông còn ít, có 39,7% số ngƣời đƣợc phỏng vấn đã đƣợc đào tạo từ 1-10 lớp nghiệp vụ khuyến nông trong thời gian công tác. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy: nội dung của các lớp đào tạo nghiệp vụ khuyến nông còn nghèo nàn, đơn điệu, mới chỉ dừng lại ở việc hƣớng dẫn xây dựng ô mẫu trình diễn với các kỹ thuật thực hành. Còn các nghiệp vụ khuyến nông khác: Lập kế hoạch khuyến nông, kiểm tra, giám sát các hoạt động khuyến nông, lập kế hoạch vay vốn, sử dụng vốn và thu hồi vốn, truyền thông khuyến nông, phƣơng pháp khuyến nông có sự tham giavẫn còn ít hoặc chƣa đƣợc đào tạo (chủ yếu là do thiếu kinh phí). Đây là vấn đề quan trọng trong việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông cần đƣợc chú ý trong thời gian tới. Các lớp đào tạo về quản lý kinh tế và các lĩnh vực khác còn ít, mới chỉ có 59,3% số ngƣời đã đƣợc đào tạo về kiến thức kinh tế- thị trƣờng và 20,4% số ngƣời đƣợc đào tạo về các lĩnh vực khác (khuyến công, thủy lợi, tin học ứng dụng). Nhƣ vậy đối với cán bộ Hà Quang Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 61 - 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 khuyến nông yêu cầu phải có kiến thức đa ngành thì đây cũng là vấn đề về chất lƣợng cần chú ý để đội ngũ cán bộ khuyến nông hoạt động có hiệu quả. Qua tổng hợp ý kiến các cán bộ khuyến nông đƣợc phỏng vấn thì có tới 66,7% số ngƣời đánh giá hiệu quả của các lớp đào tạo là tốt, 30% cho là khá và 3,3% cho là trung bình. Thông qua đào tạo một số CBKN đã trở thành cán bộ kỹ thuật đa ngành, có thể triển khai nhiều loại hình TBKT: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, quản lý kinh tế Nhờ đó mà trong những năm qua mặc dù đội ngũ CBKN còn mỏng nhƣng các chƣơng trình triển khai trên địa bàn tỉnh đều đạt kết quả tốt. Đây cũng là cơ sở để trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đào tạo kỹ sƣ Khuyến nông với kiến thức tổng hợp: Trồng trọt, chăn nuôi- thú y, lâm nghiệp, thủy sản, phƣơng pháp khuyến nông và kiến thức về nông thôn. Một số đánh giá về cán bộ khuyến nông Thái Nguyên Việc đánh giá về cán bộ khuyến nông thông khảo sát và phỏng vấn các nhà quản lý và các hộ nông dân có ý nghĩa quan trọng trong việc đƣa ra các định hƣớng phát triển. Qua khảo sát thực tế và tham khảo ý kiến các chuyên gia chúng tôi phân SWOT về cán bộ khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhƣ sau: Điểm mạnh - Hiểu biết chuyên môn sâu - Trình độ học vấn cao - Có nhiều kinh nghiệm - Có kỹ năng truyền đạt - Nhiệt tình với công việc Điểm yếu - Còn hạn chế hiểu biết về chuyên môn đa ngành, kinh nghiệm ti ếp cận nông dân chƣa nhiều - Chƣa có sƣ̣ đồng đều về đ ội ngũ cán bộ khuyến nông ở các cấp, các địa phƣơng Cơ hội - Công tác xã hội hóa khuyến nông ngày càng mạnh - Học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm - Cơ hội tiếp cận với tiến bộ KHKT - Tạo ra sự phát triển vững mạnh của hệ thống khuyến nông Thách thức - Có nhiều nông dân có hiểu biết r ộng và hiểu sâu về sản xuất nông lâm nghiệp - Một số ngƣời dân hiểu biết còn hạn chế và ít cởi mở khi làm việc - Phụ cấp nghề nghiệp thấp Hình 1: Phân tích SWOT về cán bộ khuyến nông Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ khuyến nông Thái Nguyên Qua đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, căn cứ vào định hƣớng phát triển nông nghiệp và nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ định hƣớng phát triển hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi đƣa ra một số định hƣớng phát triển đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Nguyên nhƣ sau: Một là: Phát triển đội ngũ cán bộ khuyến nông phải đảm bảo cân đối về cơ cấu ngành nghề, giới tính, phù hợp với định hƣớng phát triển nông nghiệp và nông thôn của tỉnh. Hai là: Ƣu tiên tuyển chọn cán bộ khuyến nông đa ngành để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đa dạng, đa cấp của nông dân trên địa bàn tỉnh. Ba là: Có chế tài hợp lý để phát triển hệ thống khuyến nông viên cơ sở đến cấp xã, thôn bản. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ đối với cán bộ khuyến nông công tác tại các địa bàn khó khăn và các đợt công tác có tính chất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con ngƣời. Bốn là: Tìm nguồn kinh phí để tổ chức đào tạo lại và đào tạo tăng cƣờng năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông hiện tại, nhằm đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập kinh tế thế giới. Phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với các Hà Quang Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 61 - 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 cơ sở đào tạo nhất là phối hợp với trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông. KẾT LUẬN Đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Nguyên cần đƣợc tăng cƣờng bổ sung về số lƣợng để đảm bảo lực lƣợng cán bộ phục vụ trên địa bàn. Cần tăng cƣờng đội ngũ cán bộ khuyến nông nhất là cán bộ khuyến nông cấp xã, nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của nông dân về công tác khuyến nông. Lƣợng cán bộ khuyến nông Thái Nguyên hiện nay có trình độ chuyên môn tốt, có cơ cấu về giới, về độ tuổi và thành phần dân tộc phù hợp điều kiện của địa phƣơng. Đa số cán bộ khuyến nông là có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp, luôn mong muốn đƣợc học tập, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức và phƣơng pháp khuyến nôngtuy nhiên, lực lƣợng cán bộ khuyến nông cơ sở (xã, thôn bản) còn mỏng. Về cơ cấu chuyên môn chƣa hợp lý, công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông còn nhiều bất cập: Thiếu tài liệu tập huấn cho TOT, không có tài liệu về Marketing, phát triển kinh doanh, phƣơng pháp khuyến nông và các kỹ năng khác liên quan tới lập kế hoạch, kiểm tra và đánh giá các hoạt động khuyến nông. Khuyến nông Thái Nguyên cần có kế hoạch tuyển dụng và sắp xếp lại cơ cấu ngành nghề cán bộ khuyến nông gắn với điều kiện thực tiễn và nhu cầu của ngƣời dân, ƣu tiên các ngành thủy sản, khuyến nông. Tăng cƣờng đổi mới công tác đào tạo, tập huấn, quan tâm đến các nội dung về xây dựng, lập kế hoạch, giám sát đánh giá, kinh tế - thị trƣờng và đổi mới phƣơng pháp khuyến nông. Tỉnh và các cơ quan chuyên môn cần có kế hoạch về kinh phí cho hoạt động khuyến nông, thực hiện xã hội hóa công tác khuyến nông và tận dụng triệt để các nguồn kinh phí hỗ trợ từ nƣớc ngoài cho công tác khuyến nông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ NN&PTNT, (2008). Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông 15 năm 1993-2008. [2].Nguyễn Viết Khoa, (2007). Khái quát hệ thống khuyến nông Thái Nguyên. Kiến nghị tăng cường hệ thống. [3]. Trung tâm khuyến nông Thái Nguyên (2001). SNV, Khuyến nông Thái Nguyên với sự tham gia của người nông dân, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. [4].Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo kết quả hoạt động khuyến nông năm 2006. [5].Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo kết quả hoạt động khuyến nông năm 2006. [6].Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo kết quả hoạt động khuyến nông năm 2007. [7]. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo kết quả hoạt động khuyến nông năm 2008. Nguyễn Thị Quốc Dung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 40 - 45 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên SUMMARY THE CURRENT SITUATION OF AGRICULTURAL EXTENSIONISTS IN THAI NGUYEN PROVINCE AND ORIENTATIONS FOR THE DEVELOPMENT Ha Quang Trung  , Ung Trong Khanh, Nguyen Thi Thac, Tran Le Duy College of Economics and Technology - Thai Nguyen University Extension systems Thai Nguyen was born very early and confirmed its growth through significant achievements in the development of agriculture and the rural provinces of Thai Nguyen. The activities of extension staff in Thai Nguyen province in recent years has contributed significantly to the industrialization of agriculture and rural areas, contribute to improving the economic life, poverty reduction, stable social security, better solve problems of agriculture, rural areas and farmers in the province. In the process of organizing activities, staff extension officers also encountered many problems, inadequacies such as awareness of the part of people is not high, expense of deploying limited model; expertise does not meet requirements, force extension staff also has thin closely to grassroots village other preferential policies for agricultural extension staff less and not really satisfactory, The distribution of the various levels and departments in the local synchronous, yet highly effective work. Key words: Situations, staff, system, extension, Thainguyen.  Tel: 0983640154

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_doi_ngu_can_bo_khuyen_nong_tinh_thai_nguyen_va_di.pdf
Tài liệu liên quan