Study the distribution, growing and development ability and absorb heavy metals of reed plant on
land after mining in Thai Nguyen province has showed that the reed plants were distributed in the
different terrain. The frequency of the reed is much more at the low topography place and proximity
to water and the opposite is descending. Reed plants adapted and grown well on ore mines, the
average of plant height from 1.2 to 1.9m, leaf length averaged 0.35 - 0.45m, the average of root
length from 0.2 to 0.3m. Heavy metal content of As, Pb, Cd in the soil after mining lead-zinc mine
(Cuoi Nac), titanium mine (Cay Chan), iron mine (Trai Cau) and lead-zinc mines (Lang Hich) are
overed several times the Vietnamese standard regulation which allowed in agricultural land.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự phân bố, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây sậy (phragmites autralis) trên đất sau khai thác quặng tại tỉnh Thái Nguyên - Đàm Xuân Vận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đàm Xuân Vận và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 91 - 96
91
NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY SẬY (Phragmites autralis) TRÊN ĐẤT SAU KHAI THÁC QUẶNG
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Đàm Xuân Vận, Trần Thị Phả*, Đặng Văn Minh, Hoàng Văn Hùng
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu sự phân bố, khả năng sinh trưởng, phát triển và hấp thụ kim loại nặng của cây sậy trên
đất sau khai thác quặng tại Thái Nguyên cho thấy rằng các địa hình khác nhau thì sự phân bố cũng
khác nhau, tần xuất xuất hiện cây Sậy là nhiều hơn tại các nơi có điạ hình thấp, gần nguồn nước,
càng lên cao thì sự xuất hiện càng giảm dần. Cây Sậy thích nghi và sinh trưởng, phát triển tốt trên
các mỏ khai thác quặng, chiều cao trung bình cây đạt từ 1,2 - 1,9 m, chiều dài lá đạt trung bình
0,35 - 0,45 m, chiều dài rễ trung bình từ 0,2 - 0,3 m. Hàm lượng kim loại nặng As, Pb, Cd trong
đất sau khai thác khoáng sản tại mỏ chì kẽm Cuội Nắc, mỏ titan cây Chân, mỏ sắt trại Cau và mỏ
chì kẽm Làng Hích đều vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép trong đất nông nghiệp của quy
chuẩn Việt Nam.
Từ khóa: Hấp thu, kim loại nặng, khai khoáng, cây sậy
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Ở Việt Nam hiện nay, cây Sậy (Phragmites
autralis) có nhiều trong tự nhiên ở nhiều tỉnh
thành và được sử dụng với các mục đích khác
nhau như: chống xói mòn, sạt lở và ứng dụng
sử lý nước thải cửa sông và phòng chống
thiên tai. Với những tính năng vượt trội, cây
Sậy còn sử dụng để xử lý đất ô nhiễm, trong
đó có ô nhiễm kim loại nặng. Tại các khu vực
mỏ khai thác quặng Thái Nguyên, cây sậy
thích nghi và phân bố nhiều hơn tại các khu
vực bãi thải sau khai thác quặng.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây Sậy (Phragmites
australis), là một loài cây lớn thuộc họ Hòa
thảo (Poaceae) có nguồn gốc ở những vùng
đất lầy ở cả khu vực nhiệt đới và ôn đới trên
thế giới.
Nội dung nghiên cứu
+ Điều tra sự phân bố, khả năng sinh trưởng
và phát triển của cây Sậy trong các khu khai
thác quặng, so sánh mật độ và sự phân bố ở
các mỏ khai thác khác nhau.
*
Tel: 0982.091200, Email: phacam2004@yahoo.com
+ Nghiên cứu khả năng hấp thụ kim loại
nặng của cây Sậy trên đất sau khai thác quặng
khoáng sản.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập tài liệu
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh
tế - xã hội của các khu vực khai thác mỏ
quặng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Phương pháp kế thừa
- Thu thập tài liệu, số liệu về tìnhhình đất bị ô
nhiễm KLN tại Thái Nguyên
Phương pháp khảo sát thực địa và lập ô tiêu
chuẩn (OTC)
- Phương pháp lập ô tiêu chuẩn (OTC): Lập ô
tiêu chuẩn để nghiên cứu sự phân bố của cây
Sậy trong khu vực khai thác mỏ. OTC phải bố
trí tại các vị trí có tính đại diện cao ở các khu
vực, địa hình phải tương đối đồng nhất.
+ Cách lập OTC: Lập ô tiêu chuẩn với chiều
dài cùng hướng với đường đồng mức, chiều
rộng vuông góc với đường đồng mức, diện
tích mỗi OTC là 1000 m2 với chiều dài ô là
50m, chiều rộng ô là 20 m. Các OTC đại diện
cho các địa hình vùng đất trũng, đất bằng,
sườn rốc, đỉnh núi trong khu vực khai thác.
Phương pháp xác định sinh khối thực vật
Các loài thực vật lựa chọn nghiên cứu sau khi
lấy về phòng thí nghiệm được rửa và lau bằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đàm Xuân Vận và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 91 - 96
92
khăn sạch rồi đem cân trên cân điện tử tại
phòng thí nghiệm. Mẫu đại diện cho 3 mức
chiều cao. Sau khi cân xong đem sấy ở 60-
700C trong 7 giờ rồi đem cân. Tiếp tục sấy
đến khi khối lượng không đổi. Cân lại và lấy
giá trị cuối cùng.
Phương pháp phân tích đất và thực vật
- pH(KCl): Được chiết bằng dung dịch KCl 1N,
đo bằng máy pH meter, tỷ lệ đất nước là 1/2,5
- Chất hữu cơ xác định bằng phương pháp
Dumas trên thiết bị phân tích đa nguyên tố
CNS TruSpec LECO USA.
- Xác định hàm lượng KLN trong đất và trong
các loài thực vật bằng máy ASS M6 -
Thermo.
Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được tổng hợp, phân tích và xử lý
bằng phần mềm MS Excel và SAS 9.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Điều tra sự phân bố, khả năng sinh trưởng
và phát triển của cây sậy trong khu vực
nghiên cứu
Sự phân bố của cây Sậy
Tiến hành khảo sát vùng thực bì trên đất sau
khai thác quặng kim loại tại các mỏ trong
vùng nghiên cứu bằng phương pháp lập ô tiêu
chuẩn. OTC được bố trí tại các vị trí có địa
hình tương đối đồng nhất ở chân đồi, sườn
đồi và đỉnh đồi. Diện tích môi ô tiêu chuẩn là
1.000 m2 (chiều dài OTC 50 m, chiều rộng
OTC 20 m).
Sự phân bố của cây Sậy được trình bày ở
bảng 1.
Bảng 1 là kết quả cho thấy sự xuất hiện của
cây Sậy trên các điểm mỏ điều tra là khác
nhau. Trong số các mỏ được khảo sát thì cây
Sậy có sự phân bố rộng. Cây Sậy thích nghi
và phân bố rộng tại các khu vực có nồng độ ô
nhiễm kim loại nặng cao. Mỏ có sự phân bố
cây Sậy lớn nhất là mỏ chì kẽm Làng Hích
(494 khóm /OTC) tiếp đó là ở mỏ sắt (175
khóm/ OTC) và mỏ Titan (57 khóm/OTC) và
mỏ chì kẽm Cuội Nắc (37 khóm/OTC).
Trong các địa hình khác nhau thì sự phân bố
cũng khác nhau, tại các nơi có điạ hình thấp,
gần nguồn nước thì tần xuất xuất hiện cây Sậy
là nhiều hơn. Càng lên cao thì sự xuất hiện
càng giảm dần.
Trong cùng một mỏ khai thác thì tại các địa
điểm gần cống thải, bể xử lý nước thải thì cây
Sậy xuất hiện càng nhiều.
Bảng 1. Sự phân bố của cây Sậy tại một số mỏ khai thác trong khu vực nghiên cứu
Điểm mỏ Số TT OTC Vị trí OTC
Số lượng
(Khóm/OTC)
Số lượng (cây/ khóm) Số lượng
(Cây/ OTC) Max Min
Mỏ chì kẽm
Cuội Nắc
01 Thung lũng 37 15 3 333
02 Sườn đồi 34 32 3 408
03 Đỉnh đồi 27 21 3 324
Mỏ Titan
Cây Trâm
04 Thung lũng 57 15 4 513
05 Sườn đồi 34 29 3 442
06 Đỉnh đồi 27 54 7 567
Mỏ sắt Trại
Cau
07 Chân đồi 175 45 3 3675
08 Sườn đồi 87 54 4 1458
09 Đỉnh đồi 77 47 6 2387
Mỏ chì kẽm
Làng Hích
10 Ven suối 175 175 4 1575
11 Bãi bằng 494 9 3 2964
12 Sườn đồi 121 13 4 968
Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Sậy
Đánh giá sự phát triển của cây Sậy trên khu vực nghiên cứu
Sự sinh trưởng và phát triển của cây Sậy được thể hiện ở bảng 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đàm Xuân Vận và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 91 - 96
93
Kết quả quan sát cho thấy sự phát triển của
cây Sậy trên các mỏ là khá đồng đều, chứng
tỏ cây có khả năng thích nghi cao đối với môi
trường ô nhiễm kim loại nặng.
Cây Sậy trên các mỏ khai thác quặng sinh
trưởng và phát triển tốt, chiều cao trung bình
cây đạt từ 1,2 - 1,9 m, chiều dài lá đạt trung
bình 0,35 - 0,45 m, chiều dài rễ trung bình từ
0,2 - 0,3 m.
Địa hình có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển
của cây Sậy, ở những nơi địa hình thấp, gần
nguồn nước có độ ẩm cao thì cây sinh trưởng
phát triển mạnh hơn những nơi cao.
Tại nơi gần các cống thải, bể xử lý nước thải
hay giáp xưởng chế biến thì cây Sậy phát
triển mạnh hơn các khu vực khác.
Trong khu vực nghiên cứu điều tra cây Sậy
luôn có sự xuất hiện một số loại cây khác
như: lau, re, xuyến chi, dương xỉ.
Sinh khối của cây Sậy trên các mỏ khai thác
Kết quả xác định sinh khối thực vật được thể
hiện trên trong bảng 3.
Bảng 2: Sự sinh trưởng và phát triển của cây Sậy trên khu vực nghiên cứu
Điểm
mỏ
Số
OTC
Số
lượng
(Khóm/
OTC)
Số
lượng
(Cây/
OTC)
Chiều cao
cây (cm)
Chiều dài
lá (cm)
Chiều dài rễ
(cm)
Đường
kính
thân TB
(cm)
Tình
hình
phát
triển Max Min Max Min Max Min
Mỏ chì
kẽm
Cuội
Nắc
01 37 333 2,32 0,9 65 22 60 9 0,3 Tốt
02 34 408 1,9 0,8 57 19 40 7 0,35 TB
03 27 324 1,8 0,8 60 16 40 5 0,3 Tốt
Mỏ
Titan
Cây
Trâm
04 57 513 1,6 0,6 62 33 45 8 0,3 Tốt
05 34 442 1,8 0,5 57 31 58 12 0,4 Tốt
06 27 567 2,2 0,8 51 29 46 9 0,4 TB
Mỏ sắt
Trại
Cau
07 87 1458 2,7 0,9 47 9 55 5 0,3 Tốt
08 175 3675 2,67 0,9 45 8 50 12 0,35 Tốt
09 77 2387 2,68 1,1 41 9 46 7 0,4 Tốt
Mỏ chì
kẽm
Làng
Hích
10 175 1575 2,7 0,8 72 8 55 6 0,35 Tốt
11 494 2964 2,3 0,5 37 8 52 8 0,15 Tốt
12 121 968 1,7 0,7 59 9 49 6 0,3 TB
Bảng 3: Kết quả xác định sinh khối cây Sậy trên các mỏ nghiên cứu
TT Điểm mỏ Số TT OTC
Số
lượng
(Khóm/
OTC)
Khối lượng
tươi/khóm
(g)
Khối lượng
tươi/OTC (g)
Khối lượng
khô/OTC
(g)
1 Mỏ chì kẽm Cuội Nắc
01 37 960 31.450 6.604,50
02 34 1394 47.396 9.953,16
03 27 850 25.920 5.443,20
2 Mỏ Titan Cây Trâm
04 57 765 43.605 14.389,65
05 34 1280 43.520 14.361,60
06 27 1050 28.350 9.355,50
3 Mỏ sắt Trại Cau
07 175 1560 273.000 66.885,00
08 87 2465 214.455 52.541,48
09 77 1755 135.135 33.108,08
4 Mỏ chì kẽm Làng Hích
10 175 945 165.375 58.377,38
11 494 126 62.244 21.972,13
12 121 405 49.005 17.298,77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đàm Xuân Vận và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 91 - 96
94
Căn cứ vào kết quả điều tra thực địa và bảng
3 ta thấy sinh khối cây tại các mỏ có sự khác
biệt lớn. Tại mỏ sắt Trại Cau cây sậy phân bố
nhiều, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt,
sinh khối cây khô trên ô tiêu chuẩn cao
(33,108 - 66,885 kg/OTC). Mỏ chì kẽm Làng
Hích có sinh khối khô đạt 17,298 - 58,377
kg/OTC, mỏ titan Cây Châm có sinh khối đạt
9,355 - 14,389 kg/OTC và mỏ chì kẽm Cuội
Nắc có sinh khối 5,443 - 9,953 kg/OTC.
Khả năng hấp thụ kim loại nặng của cây
Sậy trên đất bãi thải sau khai thác quặng
Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng
Trong quá trình khảo sát tại khu vực nghiên
cứu, tôi đã tiến hành lấy mẫu đất và tập chung
phân tích hàm lượng tổng số của 4 nguyên tố,
đó là: As, Pb, Cd. Kết quả phân tích được thể
hiện trong bảng 4.
Từ kết quả phân tích đất tại bảng 4 ta thấy,
trong tất cả các mẫu phân tích đều chứa hàm
lượng của 3 nguyên tố kim loại nặng. Tuy
nhiên, điều đáng chú ý đó là tất cả các mẫu
phân tích đều có hàm lượng kim loại nặng
vượt quá quy chuẩn cho phép. Cụ thể:
Tại mỏ chì kẽm Cuội Nắc hàm lượng Pb cao
hơn từ 4,2 - 4,8 lần, hàm lượng Cd cao gấp 10
- 17 lần, hàm lượng As cao hơn gấp 14,6 -
20,8 lần tiêu chuẩn cho phép.
Mỏ titan cây Châm 1 có, hàm lượng Pb cao
hơn từ 2,7 - 7,1 lần, hàm lượng Cd cao gấp 13
- 15 lần, hàm lượng As cao hơn gấp 9,5 - 21,3
lần tiêu chuẩn cho phép.
Mỏ sắt Trại Cau có hàm lượng Pb cao hơn từ
2,4 - 5,1 lần, hàm lượng Cd cao gấp 15,5 -
18,5 lần, hàm lượng As cao hơn gấp 15,1 -
33,6 lần tiêu chuẩn cho phép.
Mỏ titan Cây Châm 2 có hàm lượng Zn gấp
từ 5,7 - 8,7 lần, hàm lượng Pb cao hơn từ 10,2
- 25,8 lần, hàm lượng Cd cao gấp 1,49 - 3,4
lần, hàm lượng As cao hơn gấp 4,4 - 12,8 lần
tiêu chuẩn cho phép.
Mỏ chì kẽm Làng Hích có hàm lượng Pb cao
hơn từ 14,5 - 18,4 lần, hàm lượng Cd cao gấp
2,3 - 2,8 lần, hàm lượng As cao hơn gấp 5 -
10,8 lần tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 4. Kết quả phân tích mẫu kim loại nặng tại khu vực nghiên cứu
Mỏ khai thác KH Mẫu
Các chỉ tiêu
Pb (mg/kg) Cd (mg/kg) As (mg/kg)
Mỏ chì - kẽm Cuội Nắc
Đ1 321,98 34,38 185,49
Đ2 342,80 32,82 176,70
Đ3 291,24 21,18 250,31
Mỏ Titan Cây Trâm 1
Đ4 340,56 24,96 114,39
Đ5 189,92 18,24 141,75
Đ6 351,68 30,48 256,12
Đ7 225,98 26,34 220,94
Mỏ sắt Trại Cau
Đ8 375,68 37,14 269,64
Đ9 357,12 35,22 182,35
Đ10 174,84 31,44 404,01
Mỏ Titan Cây Trâm 2
Đ11 1566,89 6,81 53,64
Đ12 718,23 2,99 154,80
Đ13 1810,52 5,69 121,05
Mỏ chì - kẽm Làng Hích
Đ14 1293,62 4,64 61,20
Đ15 1016,24 5,76 122,40
Đ16 1137,93 2,79 130,05
QCVN: 03:2008/BTNMT 70 2 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đàm Xuân Vận và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 91 - 96
95
Khả năng hấp thụ kim loại nặng của cây Sậy trên đất bãi thải sau khai thác quặng
Để đánh giá khả năng hút kim loại nặng tại vùng đất ô nhiễm sau khai thác quặng, trên mỗi điểm
mỏ nghiên cứu tiến hành lấy toàn bộ rễ, thân, lá của 03 mẫu cây Sậy đại diện cho các điều kiện
địa hình khác nhau (chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi), bảo quản rối mang về xử lý và phân tích hàm
lượng các KLN Pb, Cd, As trong các bộ phận của cây. Kết quả phân tích trình bày ở bảng 5.
Bảng 5: Khả năng hấp thụ KLN của cây Sậy trên đất bãi thải sau khai thác
ĐVT: mg/kg
Mỏ Khai Thác KH
Thân + lá Rễ
Pb Cd As Pb Cd As
Mỏ chì - kẽm Cuội
Nắc
C1 25,52 7,95 19,67 80,17 19,68 167,69
C2 20,42 6,43 16,26 68,45 17,48 161,65
C3 33,47 5,84 31,64 144,27 23,03 190,72
Mỏ Titan Cây Trâm
1
C4 34,75 6,36 15,17 163,69 25,93 113,67
C5 45,31 7,94 24,29 92,51 20,04 172,15
C6 47,90 8,83 32,39 100,48 27,62 233,81
C7 55,88 6,29 16,67 112,36 33,38 187,94
Mỏ sắt Trại Cau
C8 30,43 8,08 32,33 97,78 26,13 197,37
C9 33,46 8,49 30,43 102,40 27,35 173,23
C10 36,48 8,89 34,53 108,96 28,57 308,96
Mỏ Titan Cây Trâm
2
C11 70,47 3,93 8,68 196,21 6,45 60,26
C12 75,54 1,75 25,35 161,86 3,62 80,67
C13 66,63 0,96 22,38 161,05 5,14 92,42
Mỏ chì - kẽm Làng
Hích
C14 72,42 7,43 7,96 137,97 3,33 104,10
C15 76,58 2,45 13,27 131,34 5,13 126,64
C16 75,45 1,25 16,20 154,62 2,76 93,93
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng kim
loại nặng trong tất cả các mẫu phân tích của
cây Sậy đều rất cao.
- Hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng hấp
thụ trong các mỏ khai thác là khác nhau, cụ thể:
Hàm lượng Pb trung bình hấp thụ trong mỏ chì
kẽm Cuội Nắc là 62,05 mg/kg, mỏ titan cây
Châm 1 là 81,61 mg/kg, mỏ sắt Trại Cau 68,25
mg/kg, mỏ titan cây Châm 2 là 121,96 mg/kg và
mỏ chì kẽm Làng Hích 108,26 mg/kg.
Hàm lượng Cd hấp thụ trung bình trong mỏ chì
kẽm Cuội Nắc trung bình là 13,04 mg/kg, mỏ
titan cây Châm 1 là 17,04 mg/kg, mỏ sắt Trại
Cau 17,91 mg/kg, mỏ titan cây Châm 2 là 3,64
mg/kg và mỏ chì kẽm Làng Hích 3,72 mg/kg.
Hàm lượng As hấp thụ trung bình trong mỏ
chì kẽm Cuội Nắc trung bình là 97,93 mg/kg,
mỏ titan cây Châm 1 là 99,51 mg/kg, mỏ sắt
Trại Cau 129,47 mg/kg, mỏ titan cây Châm 2
là 48,29 mg/kg và mỏ chì kẽm Làng Hích
60,35 mg/kg.
- Hàm lượng kim loại nặng hấp thụ của cây
Sậy trong rễ lớn hơn so với thân lá.
Tại mỏ chì kẽm Cuội Nắc hàm lượng Pb gấp
từ 3,14 - 4,31 lần trong thân lá, hàm lượng Cd
gấp từ 2,45 - 3,94 lần, hàm lượng As gấp từ
6,02 - 9,94 lần.
Mỏ Titan Cây Châm 1 hàm lượng Pb gấp từ
2,01 - 4,71 lần trong thân lá, hàm lượng Cd
gấp từ 2,52 - 4,30 lần, hàm lượng As gấp từ
7,08 - 11,27 lần.
Tại mỏ sắt Trại Cau hàm lượng Pb gấp từ
2,98 - 3,21 lần trong thân lá, hàm lượng Cd
gấp từ 3,21 - 3,23 lần, hàm lượng As gấp từ
5,69 - 8,94 lần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đàm Xuân Vận và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 91 - 96
96
Ở mỏ Titan cây Trâm 2 hàm lượng Pb gấp từ
2,14 - 2,41 lần trong thân lá, hàm lượng Cd
gấp từ 1,64 - 5,35 lần, hàm lượng As gấp từ
4,12 - 6,94 lần. Tại mỏ chì kẽm Làng Hích
hàm lượng Pb gấp từ 1,71 - 2,54 lần, hàm
lượng Cd gấp từ 31,64 - 5,35 lần, hàm lượng
As gấp từ 5,79 - 13,07 lần.
KẾT LUẬN
+ Trong số 5 khu vực mỏ khai thác được khảo
sát thì cây Sậy có sự phân bố khác nhau.
Trong các địa hình khác nhau thì sự phân bố
cũng khác nhau, tại các nơi có điạ hình thấp,
gần nguồn nước thì tần xuất xuất hiện cây Sậy
là nhiều hơn. Càng lên cao thì sự xuất hiện
càng giảm dần. Trong cùng một mỏ khai thác
thì tại các địa điểm gần cống thải, bể xử lý
nước thải thì cây Sậy xuất hiện nhiều hơn.
Cây Sậy trên các mỏ khai thác quặng thích
nghi và sinh trưởng sinh trưởng, phát triển tốt,
chiều cao trung bình cây đạt từ 1,2 - 1,9 m,
chiều dài lá đạt trung bình 0,35 - 0,45 m,
chiều dài rễ trung bình từ 0,2 - 0,3 m.
+ Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất sau
khai thác khoáng sản tại mỏ chì kẽm Cuội
Nắc, mỏ titan cây Chân, mỏ sắt trại Cau và
mỏ chì kẽm Làng Hích được đánh giá thông
qua hàm lượng kim loại nặng của 3 nguyên tố
Pb, Cd, As trong đất đều vượt quá quy chuẩn
cho phép trong đất nông nghiệp của Việt Nam
nhiều lần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Trần Thiện
Cường, Nguyễn Đình Giáp, 2010, Giáo trình “Ô
nhiễm môi trường đất và biện pháp xử lý”, Nxb
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Lê Văn Khoa, 2007, Chỉ thị sinh học môi
trường, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Trần Thị Phả (2009). Sự tích lũy KLN trong đất
và thực vật tại khu vực mỏ sắt Trại Cau - huyện
Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. Kỷ yếu Hội nghị
khoa học trẻ toàn Quốc khối Nông – Lâm – Ngư –
Thủy năm 2009, lần thứ 5, trang 359-364
4. Trần Thị Phả (2012). Nghiên cứu khả năng tích
tụ một số KLN trong đất và trong rễ các loài thực
vật chủ yếu tại khu vực khai thác quặng ở huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đề tài cấp Bộ, mã số
B2010-TN02-10.
5. Lương Thị Thúy Vân (2012), “Nghiên cứu sử
dụng cỏ Vetiver để cải tạo đất bị ô nhiễm Pb, As
sau khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên”,
Luận án tiến sỹ, Khoa học môi trường, Trường
Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên.
SUMMARY
RESEARCH ON THE DISTRIBUTION, GROWTH AND DEVELOPMENT
ABILITY AND HEAVY METAL ABSORPTION BY REED PLANT (Phragmites
autralis) ON LAND AFTER MINED IN THAI NGUYEN PROVINCE
Dam Xuan Van, Tran Thi Pha*, Dang Van Minh, Hoang Van Hung
Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
Study the distribution, growing and development ability and absorb heavy metals of reed plant on
land after mining in Thai Nguyen province has showed that the reed plants were distributed in the
different terrain. The frequency of the reed is much more at the low topography place and proximity
to water and the opposite is descending. Reed plants adapted and grown well on ore mines, the
average of plant height from 1.2 to 1.9m, leaf length averaged 0.35 - 0.45m, the average of root
length from 0.2 to 0.3m. Heavy metal content of As, Pb, Cd in the soil after mining lead-zinc mine
(Cuoi Nac), titanium mine (Cay Chan), iron mine (Trai Cau) and lead-zinc mines (Lang Hich) are
overed several times the Vietnamese standard regulation which allowed in agricultural land.
Key words: absorption, heavy metal, mining, reed
Ngày nhận bài: 29/3/2013; Ngày phản biện:24/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Chí Hiểu - Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
*
Tel: 0982.091200, Email: phacam2004@yahoo.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_39475_43013_41020138354791_0742_2051921.pdf