* Các xuất xứ keo và bạch đàn thử nghiệm
sinh trưởng tốt trong điều kiện sinh thái của
xã Cây Thị. Tăng trưởng chiều cao và Doo
của các xuất xứ keo và bạch đàn thử nghiệm
đều cao hơn đối chứng.
* Trong các xuất xứ thử nghiệm sinh trưởng
đồng đều hơn cả là Bạch đàn 20861 còn trong
các xuất xứ keo thì Keo lai đồng đều hơn cả.
* Về chất lượng sinh trưởng giai đoạn từ 6
tháng tuổi chất lượng sinh trưởng giữa các
xuất xứ có sự khác nhau tuy nhiên giai đoạn
12 tháng tuổi không có sự khác nhau rõ.
* Sinh trưởng của các xuất xứ trồng thuần và
trồng hỗn giao chưa thấy rõ sự khác biệt điều
này có thể là do trong thời kỳ này tán cây còn
nhỏ, vì vậy sự tương tác giữa chúng chưa thể
hiện rõ nét.
Như vậy, các dòng Keo, Bạch đàn nhập nội
sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai
tại xã Cây Thị. Đây là cơ sở quan trọng để lựa
chọn giống Keo, Bạch đàn thích hợp nhằm
nâng cao năng suất, sản lượng rừng trồng
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng các xuất xứ keo (Acacia) và bạch đàn (Eucalyptus) trong các mô hình trồng rừng thâm canh tại xã Cây Thị - Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đàm Văn Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 93 - 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 93
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CÁC XUẤT XỨ KEO (ACACIA) VÀ BẠCH ĐÀN
(EUCALYPTUS) TRONG CÁC MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG THÂM CANH
TẠI XÃ CÂY THỊ - HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Đàm Văn Vinh, Đặng Kim Tuyến*
Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên
Đề tài trồng thử nghiệm các xuất xứ keo và bạch đàn Keo tai tƣợng 18214, Keo lai, Keo
lá chàm 19305, Keo lá liềm 20832 với đối chứng là Keo tai tƣợng và Bạch đàn 20861 với
đối chứng là Bạch đàn Uro trong 4 mô hình trồng rừng thâm canh. Các xuất xứ keo và
bạch đàn thử nghiệm sinh trƣởng tốt trong điều kiện đất đai của xã Cây Thị. Ở giai đoạn 6
tháng và 12 tháng sau trồng tăng trƣởng chiều cao và Doo của các xuất xứ thử nghiệm
đều cao hơn đối chứng rõ. Về sự phân bố số cây ở các cấp chất lƣợng giai đoạn 6 tháng
sau trồng có sự khác nhau giữa các xuất xứ, song ở giai đoạn 12 tháng sau trồng không có
sự khác nhau. Sau 12 tháng tuổi việc trồng hỗn giao các xuất xứ chƣa ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng cũng nhƣ chất lƣợng của chúng.
Từ khóa: bạch đàn, keo, sinh trưởng, trồng rừng, xuất xứ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, công
tác trồng rừng luôn chiếm vị trí rất quan
trọng. Một trong những hƣớng nâng cao sản
lƣợng rừng trồng là chọn giống năng suất cao,
đặc biệt là trồng rừng nguyên liệu. Ở nƣớc ta,
các loài cây trồng rừng cung cấp gỗ nguyên
liệu giấy và ván dăm chủ yếu là các loài Keo
và Bạch đàn. Tuy nhiên những dòng Keo và
Bạch đàn trong nƣớc phần lớn là sinh trƣởng
kém, năng suất thấp, hiện tại chỉ đạt 6 - 8m3
gỗ/ha/năm [4]. Trong những năm gần đây một
số giống cây rừng nhập nội nhƣ một số dòng
Keo có xuất xứ từ Úc, các dòng Bạch đàn U6,
H20 đƣợc trồng khảo nghiệm ở một số
vùng của nƣớc ta đã cho năng suất cao có thể
đạt tới 14 - 17m3/ha/năm [9]. Song tại vùng
gỗ nguyên liệu ván dăm của Thái Nguyên các
giống mới khảo nghiệm rất ít và hiện tại rừng
trồng vẫn là các giống cây cũ, năng suất thấp.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp
một phần nhất định trong việc tìm ra một số
giống cây có năng suất cao để đƣa vào trồng
trong các mô hình rừng trồng rừng thâm canh
góp phần ổn định nguồn cung cấp gỗ nguyên
liệu và tăng hiệu quả kinh tế trong trồng rừng
cho ngƣời dân địa phƣơng trong vùng.
Tel: 0984287719; Email: tuyendangkimtuyen31@yahoo.com.vn
MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Lựa chọn đƣợc những xuất xứ và mô hình
trồng rừng thâm canh hiệu quả nhất góp phần
đáp ứng đƣợc nhu cầu nguyên liệu cho nhà
máy Ván dăm Thái Nguyên.
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá sinh trƣởng các dòng Keo , Bạch
đàn trong các mô hình trồng rừng thâm canh.
- Đánh giá chất lƣợng sinh trƣởng của các xuất
xứ trong các mô hình trồng rừng thâm canh.
Phương pháp nghiên cứu
Các mô hình trồng rừng thâm canh được thiết
kế như sau:
- Mô hình 1: xuất xứ Keo tai tƣợng Acacia
mangium 18214 (18214) trồng thuần với mật
độ 1660cây/ha, cự ly trồng 3x2m.
- Mô hình 2: xuất xứ Keo lai (A.mangium x
A.auriculiformis) (KL) trồng thuần với mật độ
1660cây/ha (cự ly trồng 3x2m).
- Mô hình 3: xuất xứ Bạch đàn Eucaliptus
urophyla 20681 (20861) và xuất xứ Bạch đàn
cao sản Uro (đối chứng- BĐ ĐC) hỗn giao
theo dải lần lƣợt với xuất xứ Keo tai tƣợng
(đối chứng- K ĐC), mật độ chung 1.660
cây/ha (cự ly trồng 3 x 2m).
- Mô hình 4: mô hình tổng hợp
Đàm Văn Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 93 - 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 94
+ Xuất xứ Keo lá tràm Acacia auriculiformis
19305 (19305), xuất xứ Keo lá liềm Acacia
crassicarpa 20832 (20832), Keo tai tƣợng
Acacia mangium 24840 (24840), Hỗn giao
theo dải lần lƣợt mỗi xuất xứ 5 hàng, Mật độ
chung là 1.660 cây/ha (cự ly trồng 3 x 2m).
Trong tất cả các mô hình bón lót mỗi hố
0,15kg phân NPK . Khi cây trồng đƣợc 12
tháng kết hợp với chăm sóc rừng trồng lại bón
bổ sung mỗi gốc cây là 0,15 kg phân NPK.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
Công tác ngoại nghiệp: Lập các OTC diện
tích 1000m
2
(25x40m) đại diện cho địa hình.
Mỗi mô hình lập 2 OTC, riêng mô hình 4 lập
3 OTC
* Điều tra đất đai: - Phƣơng pháp đào quan
sát phẫu diện đất theo hƣớng dẫn của Giáo
trình đất [2].
* Điều tra cây bụi thảm tươi: điều tra trên các
ô dạng bản 5x5m [9].
* Điều tra sinh trưởng Doo, chiều cao của
các dòng Keo, Bạch đàn (định kỳ 1 tháng/lần)
lấy mẫu theo phƣơng pháp hệ thống . Phân
loại sinh trƣởng của cây trồng theo 3 cấp: tốt,
trung bình, xấu. [6].
Công tác nội nghiệp
* Tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn
mẫu của D00, Hvn bằng công cụ Desriptive
statistics
* Xác định lượng tăng trưởng tuyệt đối và
tương đối theo phƣơng pháp Vũ Tiến Hinh [3]
* So sánh sinh trưởng bằng hàm ZTEST và
so sánh phân bố số cây ở các cấp chất lượng
bằng hàm CHITEST trong phần mềm
Microsoft Excel [7].
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN
Sinh trƣởng của lâm phần biểu thị sự thích
ứng của các xuất xứ, sinh trƣởng của cây rừng
phụ thuộc vào đặc điểm nội tại của từng xuất
xứ song cũng phụ thuộc chặt chẽ vào lập địa
và ngoại cảnh. Các nhân tố điều tra: chỉ tiêu
về đƣờng kính, chiều cao là những chỉ tiêu
cấu thành nên sản lƣợng. Chất lƣợng sinh
trƣởng là chỉ tiêu biểu thị khả năng thích ứng
với điều kiện hoàn cảnh, đƣợc phản ánh thông
qua chất lƣợng cây tốt, trung bình, xấu.
Lƣợng tăng trƣởng là chỉ tiêu phản ánh sức
sinh trƣởng nhanh hay chậm của từng dòng,
từng giống. Tổng hợp kết quả theo dõi ở 2
giai đoạn sau trông 6 và 12 tháng tuổi đƣợc
kết quả sau:
Kết quả điều tra sinh trưởng các dòng Keo,
Bạch đàn giai đoạn 6 tháng tuổi
Bảng 1. Sinh trƣởng các xuất xứ Keo, Bạch đàn giai đoạn 6 tháng tuổi
Mô
hình
Loài
cây
Chiều cao Đường kính gốc
Hvn
(m)
Sh
(m)
CV h
(%)
∆h (m) ∆h%
Doo
(cm)
Sd (cm)
CV d
(%)
∆d
(cm)
∆d%
1 18214 1,70 0,40 23,53 0,61 55,96 1,90 0,48 25,26 0,63 33,16
2 KL 2,32 0,46 19,83 0,83 55,70 2,70 0,71 26,30 0,89 32,96
3
K ĐC 1,44 0,33 22,92 0,56 63,64 1,68 0,41 24,40 0,62 36,90
20681 2,10 0,43 20,48 0,77 57,89 2,39 0,42 17,57 0,87 36,40
BĐ ĐC 1,56 0,39 25,00 0,59 60,82 1,70 0,56 32,94 0,62 36,17
4
19305 1,87 0,47 25,13 0,67 55,83 2,04 0,58 28,43 0,63 30,88
20832 1,65 0,39 23,64 0,62 60,19 1,61 0,52 32,30 0,64 39,75
24840 1,71 0,38 22,22 0,63 58,33 1,93 0,49 25,39 0,62 32,12
Ghi chú
Sh, Sd- Sai tiêu chuẩn chiều cao và đường kính gốc
CV h và CVd - Hệ số biến động chiều cao và đường kính gốc
∆h, ∆d - Lượng tăng trưởng tuyệt đối chiều cao và đường kính gốc
∆h%, ∆d% Lượng tăng trưởng tương đối chiều cao và đường kính gốc
Tƣ̀ kết quả nghiên cƣ́u thể hiện ở bảng trên
cho thấy: Sau trồng 6 tháng
- Về chiều cao: Chiều cao các xuất xứ chênh
lệch nhau khá lớn, chiều cao cao nhất vẫn là
Keo lai, thấp nhất là Keo tai tƣợng (đc).Về
Đàm Văn Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 93 - 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 95
lƣợng tăng trƣởng chiều cao tƣơng đối cho
thấy cao hơn trên 60% là Keo tai tƣợng (đc),
Keo lá liềm 20832 và Bạch đàn 20681, các
xuất xứ còn lại trong khoảng 55 – 59%. Trong
từng mô hình sai tiêu chuẩn và hệ số biến
động của các xuất xứ cũng có sự khác nhau
nhƣng thấp hơn cả là Bạch đàn 20861 sau đó
đến Keo tai tƣợng (đc), đây là 2 xuất xứ đồng
đều hơn cả về chiều cao.
- Về đƣờng kính gốc: đƣờng kính gốc các
xuất xứ chênh lệch nhau khá lớn, thấp nhất
Keo lá liềm 20832 (1,61cm) cao nhất vẫn là
Keo lai trong mô hình 2 (2,70cm). Về lƣợng
tăng trƣởng Doo tƣơng đối cho thấy cao nhất
Keo lá liềm 20832 (39,75%) sau đó đến Keo
tai tƣợng (đc), Bạch đàn 20681 và Bạch đàn
Uro, thấp hơn nữa là Keo tai tƣợng 18214,
Keo tai tƣợng 24840 thấp nhất là Keo lá chàm
19305. Sai tiêu chuẩn và hệ số biến động về
Doo cũng có sự khác nhau nhƣng đồng đều
hơn cả là Bạch đàn 20861
Với kết quả trên ta thấy sự khác nhau về sinh
trƣởng chiều cao và Doo sau trồng 6 tháng có
sự ảnh hƣởng một phần từ cây con lúc trồng
tuy nhiên cũng đã bắt đầu có sự khác nhau về
sinh trƣởng giữa các xuất xứ.
Từ kết quả của việc sử dụng tiêu chuẩn U của
phân bố chuẩn tiêu chuẩn so sánh chiều cao
và đƣờng kính gốc cho thấy:
- Các dòng keo và bạch đàn thử nghiệm trong
các mô hình đều có sinh trƣởng về chiều cao
và đƣờng kính gốc đều cao hơn so với Keo tai
tƣợng (đc), tuy nhiên chúng tôi nhận thấy
đƣờng kính gốc của xuất xứ Keo lá liềm
20832 không có sự khác nhau rõ so với Keo
tai tƣợng (đc).
Qua kiểm tra chất lƣợng cây các xuất xứ
trong các mô hình chúng tôi nhận thấy phân
bố số cây ở các cấp chất lƣợng có sự khác
nhau (χ2n=26,8014, χ205=23,6848).
Kết quả điều tra sinh trưởng các dòng Keo,
Bạch đàn giai đoạn 12 tháng tuổi
Tƣ̀ kết quả nghiên cƣ́u thể hiện ở bảng 2 cho
thấy: Sau trồng 12 tháng sinh trƣởng chiều
cao, Doo và kết quả sử dụng tiêu chuẩn U
kiểm tra khác nhau về chiều cao, đƣờng kính
gốc giữa các xuất xứ mới thử nghiệm với các
xuất xứ đối chứng không có sự khác biệt lớn
so với giai đoạn 6 tháng tuổi. Về lƣợng tăng
trƣởng tƣơng đối chúng tôi nhận thấy có quy
luật gần giống với giai đoạn 6 tháng tuổi
nhƣng giảm hơn nhiều. Điều này là do lúc
này chiều cao và đƣờng kính gốc ban đầu ở
giai đoạn này đã cao hơn nhiều so với ban đầu
của giai đoạn 6 tháng tuổi.
Với kết quả kiểm tra sự phân bố số cây ở các
cấp chất lƣợng chúng tôi thấy ở giai đoạn này
không có sự khác nhau giữa các xuất xứ
(χ2n=4,9406, χ205=23,6848).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua kết quả theo dõi sinh trƣởng của các xuất
xứ trong giai đoạn từ khi trồng đến 12 tháng
tuổi chúng tôi có một số kết luận nhƣ sau:
Bảng 2. Sinh trƣởng các xuất xứ Keo, Bạch đàn giai đoạn 12 tháng tuổi
Mô
hình
Loài cây
Chiều cao Đường kính gốc
Hvn (m) Sh (m) CV h (%) ∆h (m) ∆h% Doo (cm) Sd (cm) CV d (%) ∆d (cm) ∆d%
1 18214 2,58 0,58 22,48 0,48 22,86 2,41 0,59 24,48 0,28 11,62
2 KL 3,39 0,65 19,17 0,57 20,21 3,29 0,84 25,53 0,32 9,73
3
K ĐC 2,20 0,49 22,27 0,42 23,60 2,17 0,51 23,50 0,27 12,44
20681 3,06 0,59 19,28 0,52 20,47 2,94 0,49 16,67 0,30 10,20
BĐ ĐC 2,38 0,57 23,95 0,45 23,32 2,19 0,70 31,96 0,27 12,33
4
19305 2,87 0,69 24,04 0,54 23,18 2,55 0,70 27,45 0,28 10,98
20832 2,54 0,57 22,44 0,49 23,90 2,14 0,67 31,31 0,29 13,55
24840 2,62 0,55 20,99 0,49 23,00 2,41 0,59 24,48 0,27 11,20
Đàm Văn Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 93 - 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 96
* Các xuất xứ keo và bạch đàn thử nghiệm
sinh trƣởng tốt trong điều kiện sinh thái của
xã Cây Thị. Tăng trƣởng chiều cao và Doo
của các xuất xứ keo và bạch đàn thử nghiệm
đều cao hơn đối chứng.
* Trong các xuất xứ thử nghiệm sinh trƣởng
đồng đều hơn cả là Bạch đàn 20861 còn trong
các xuất xứ keo thì Keo lai đồng đều hơn cả.
* Về chất lƣợng sinh trƣởng giai đoạn từ 6
tháng tuổi chất lƣợng sinh trƣởng giữa các
xuất xứ có sự khác nhau tuy nhiên giai đoạn
12 tháng tuổi không có sự khác nhau rõ.
* Sinh trƣởng của các xuất xứ trồng thuần và
trồng hỗn giao chƣa thấy rõ sự khác biệt điều
này có thể là do trong thời kỳ này tán cây còn
nhỏ, vì vậy sự tƣơng tác giữa chúng chƣa thể
hiện rõ nét.
Nhƣ vậy, các dòng Keo, Bạch đàn nhập nội
sinh trƣởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai
tại xã Cây Thị. Đây là cơ sở quan trọng để lựa
chọn giống Keo, Bạch đàn thích hợp nhằm
nâng cao năng suất, sản lƣợng rừng trồng.
Kiến nghị
* Tiếp tục theo dõi các mô hình của đề tài cho
đến tuổi khai thác của từng dòng Keo, Bạch
đàn để có kết luận chính xác hơn. Nghiên cứu
bổ sung một số biện pháp kỹ thuật nhƣ phát
dọn thực bì, tỉa thƣa, chặt nuôi dƣỡng, cho
các loài cây khác ngoài loài Keo, Bạch đàn.
* Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm, tính chất
công nghệ của gỗ rừng trồng ở các cỡ tuổi lớn
hơn để xác định tuổi khai thác hợp lý cho chất
lƣợng và hiệu quả cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Thế Dũng (2005), Báo cáo tổng kết
đề tài nghiên cứu khoa học, Viện khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam.
[2]. Nguyễn Thế Đặng (1999), Giáo trình đất,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[3]. Vũ Tiến Hinh (1997), Điều tra rừng,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[4]. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ,
Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2000 - 2006.
[5]. Lê Đình Khả (2003), Chọn tạo giống và
nhân giống một số loài cây trồng rừng
chủ yếu ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.
[6]. Ngô Kim Khôi (1998), Thống kê toán học
trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp.
[7]. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất (1996),
Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực
nghiệm nông lâm nghiệp trên máy vi tính,
Nxb Nông nghiệp.
[8]. Mai Quang Trƣờng, Lƣơng Thị Anh
(2007), Giáo trình trồng rừng, Nxb Nông
nghiệp.
[9]. Hoàng Xuân Tý và Cs (1995), Nâng cao
công nghệ thâm canh trồng rừng Bạch
đàn, Keo, Bồ đề và sử dụng cây họ đậu
cải tạo đất nâng cao sản lượng rừng, Đề
tài khoa học cấp Nhà nƣớc (1992 - 1995).
SUMMARY
TO RESEARCH GROWTH OF SOME NEW VARIETIES OF ACACIA AND EUCALYPTUS
IN INTENSIVE PLANTATION FOREST IN CAY THI- DONG HY DISTRICT, THAI
NGUYEN
Dam Van Vinh, Dang Kim Tuyen
College of Agriculture and Forestry - TNU
The project tested 4 varieties of Acacia: 18214,, 19305, 20832, Hybrid Acacia (A.mangium x
A.auriculiformis) with Acacia mangium as control and Eucalyptus 20861 with control is E. uro in 4
models of reforestation. The project results showed that: The soil in Cay Thi is suitable for all trial
varieties. In stages of 6 and 12 months-after-planting growth of height and diameter of all trial
varieties of Acacia and Eucalyptus is better than controls. In the stage of 6 months-after-planting the
distribution in number of tree quality was different among the varieties but in 12 months-after-
planting stage there are no different among them. In the stages affect of planting variety mixture by
stripes on growth and tree quality is not clear.
Key words: Acacia, Ecalyptus, varities, growth, reforestation
Đàm Văn Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 93 - 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 97
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_sinh_truong_cac_xuat_xu_keo_acacia_va_bach_dan_eu.pdf