Nghiên cứu nuôi điệp seo bố mẹ (Comptopallium radula Linnaeus, 1758) thành thục bằng lồng tại Vũng Ngán, Nha Trang, Khánh Hòa

1. Kết luận Vận chuyển điệp seo bố mẹ theo phương pháp khô ẩm đạt tỷ lệ sống cao (99%). Điệp seo bố mẹ nuôi thành thục sinh trưởng và phát triển tốt ở Vũng Ngán. Tốc độ tăng trưởng về kích thước và khối lượng khác nhau tùy nhóm kích thước, nhanh nhất ở nhóm H = 70-75mm, nhóm H> 75 mm tốc độ tăng khối lượng khá nhanh vì đây là nhóm tham gia sinh sản chủ yếu trong quần đàn. Tỉ lệ sống của điệp seo bố mẹ nuôi thành thục tại Vũng Ngán đạt khá cao (>80%). Điệp seo nuôi tại Vũng Ngán phát triển và thành thục tốt. Tỉ lệ thành thục trung bình 57,8%, hệ số thành thục sinh dục 17,84%. Nhóm kích thước 76-80 mm có tỷ lệ thành thục và hệ số thành thục sinh dục cao nhất (59,8% và 18,87%). Điệp seo nuôi ở Vũng Ngán có sức sinh sản tuyệt đối trung bình khá lớn: 1.375.300 ± 347.780 trứng/cá thể. Nhóm kích thước H = 76-80 mm có sức sinh sản tương đối Frg3 lớn nhất (trung bình 382.800 ± 62340 trứng/gram tuyến sinh dục).

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nuôi điệp seo bố mẹ (Comptopallium radula Linnaeus, 1758) thành thục bằng lồng tại Vũng Ngán, Nha Trang, Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 49 NGHIÊN CỨU NUÔI ĐIỆP SEO BỐ MẸ (Comptopallium radula Linnaeus, 1758) THÀNH THỤC BẰNG LỒNG TẠI VŨNG NGÁN, NHA TRANG, KHÁNH HÒA RESEARCH ON MATURITY CULTURE OF SCALLOP (Comptopallium Radula Linnaeus, 1758) BROODSTOCK IN SEA-CAGES AT VUNG NGAN, NHA TRANG, KHANH HOA Ngô Anh Tuấn1 Ngày nhận bài: 10/6/2013; Ngày phản biện thông qua: 22/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013 TÓM TẮT Điệp seo nuôi trong lồng hình chóp cụt có kích thước 40 x 45 x 30 cm. kích thước mắt lưới 2a = 3 cm. Mật độ nuôi: 10 con/lồng, với 3 nhóm kích thước chiều cao: nhóm 1: 70-75 mm, nhóm 2: 76-80 mm, nhóm 3: 81-85 mm. Treo các lồng nuôi trong các ô lồng nuôi cá ở Vũng Ngán, Nha Trang. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Vận chuyển điệp seo theo phương pháp khô ẩm đạt tỷ lệ sống cao (99%). Điệp seo sinh trưởng và phát triển tốt ở Vũng Ngán. Tốc độ tăng trưởng về kích thước và khối lượng khác nhau tùy nhóm kích thước, nhanh nhất ở nhóm1, nhóm 2 và 3 có tốc độ tăng về khối lượng khá nhanh vì đây là nhóm tham gia sinh sản chủ yếu trong quần đàn. Tỉ lệ sống của điệp seo đạt khá cao (>80 %). Điệp seo nuôi tại Vũng Ngán thành thục tốt. Tỉ lệ thành thục trung bình 57,8%, hệ số thành thục sinh dục 17,84%. Nhóm 2 có tỷ lệ thành thục và hệ số thành thục sinh dục cao nhất (59,8% và 18,87%). Điệp seo nuôi ở Vũng Ngán có sức sinh sản tuyệt đối trung bình khá lớn: 1.375.300 ± 347.780 trứng/cá thể. Nhóm 2 có sức sinh sản tương đối Frg3 lớn nhất (trung bình 382.800±62340 trứng/gam tuyến sinh dục). Từ khóa: điệp seo bố mẹ, nuôi lồng, thành thục ABSTRACT Scallops were cultured in pyramid cages which have a size of 40 x 45 x 30 cm and the mesh sized of 2a = 3 cm. The density was 10 individuals/cage in which scallops were divided into 3 groups according to the shell height (group 1: 70-75 mm, group 2: 76-80 mm, group 3: 81-85 mm). These cages were hung up the fi sh cages at Vung Ngan, Nha Trang. The results showed that scallops had a high survival rate (99%) when they were transported by humid and dry method. The scallops had a high growth rate at Vung Ngan in which the growth rate in size and weight differed depended on the shell height groups. For example, the growth rate in height and weight was highest in group 1. However, the growth rate in weight of scallops in group 2 and 3 was also quite high because of they was a main spawing group in population. The survival rate of scallops was quite high (> 80%). The broodstock of scallops matured very well at Vung Ngan. The average of maturity rate and maturity coeffi cient was 57.8% and 17.84%, respectively, in which the group 2 had a highest value of 59.8% and 18.87%. The scallops had a quite high of absolute fecundity (1,375,300 ± 347,780 eggs/individual). The group 2 had a highest of relative fecundity – Frg3 (average: 382,800 ± 62,340 eggs per gram of gonad). Keywords: Broodstock, scallop, cages culture, maturity 1 TS. Ngô Anh Tuấn: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 50 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở vùng biển Khánh Hòa, điệp seo là một đối tượng hải sản có giá trị về dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Chính vì lí do đó mà việc khai thác điệp seo chưa được hợp lý: kích thước khai thác nhỏ 40-70 mm (điệp chưa tham gia sinh sản lần đầu) chiếm tỷ lệ lớn đã làm cho nguồn lợi bị suy giảm nghiêm trọng [3]. Để góp phần bảo vệ và tái tạo nguồn lợi điệp seo đã có các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học cũng như đã sản xuất giống nhân tạo thành công, nhưng tỷ lệ sống vẫn còn rất thấp. Nguồn điệp seo bố mẹ chủ yếu khai thác ngoài tự nhiên nên khó chủ động trong sản xuất giống. Do vậy tiến hành nuôi vỗ tạo nguồn điệp seo bố mẹ, chủ động trong quá trình sinh sản nhân tạo là cần thiết. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Điệp seo Comptopallium radula (Linnaeus, 1758) Hình 1. Điệp seo Comptopallium radula Linnaeus, 1758 2. Địa điểm nghiên cứu Điệp seo bố mẹ được thu mua từ ngư dân tại Vạn Giã, Vạn Ninh, Khánh Hòa, rồi được vận chuyển tới nuôi vỗ tại trạm nuôi biển Vũng Ngán, vịnh Nha Trang. 3. Phương pháp nghiên cứu Hình 2. Nuôi điệp seo bố mẹ tại Vũng Ngán 3.1. Phương pháp vận chuyển điệp seo bố mẹ Điệp seo được vận chuyển bằng thùng xốp có nắp đậy, phía dưới lót lớp báo hoặc rong khô để giữ ẩm trong quá trình vận chuyển đồng thời tạo độ êm giúp cho điệp không bị va đập gây vỡ vỏ trong quá trình vận chuyển. Xếp điệp seo thành từng lớp một, không để điệp seo đè lên nhau, cứ 1 lớp điệp seo thì có một lớp giấy báo thấm nước để giữ ẩm. 3.2. Phương pháp nuôi Điệp seo được nuôi trong lồng hình chóp cụt có kích thước 40 x 45 x 30 cm. Kích thước mắt lưới 2a = 3 cm. Mật độ nuôi: 10 con/lồng, với 3 nhóm kích thước chiều cao: nhóm 1: 70-75 mm, nhóm 2: 76 - 80mm, nhóm 3: 81 - 85. Treo các lồng nuôi trong các ô lồng nuôi cá ở Vũng Ngán. Định kỳ 15 ngày tiến hành kiểm tra sinh trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ thành thục của điệp seo. 3.3. Xác định các thông số - Các yếu tố môi trường: nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế (oC), độ mặn được đo bằng tỷ trọng kế (‰), pH được đo bằng test pH. - Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng theo ngày (g/con/ngày): DWG = Khối lượng sau - Khối lượng trước ----------------------------------------------------------------------------- Thời gian nuôi (ngày) - Tăng trưởng tuyệt đối về kích thước theo ngày (g/con/ngày): DLG = Kích thước sau - Kích thước trước ----------------------------------------------------------------------------- Thời gian nuôi (ngày) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 51 - Xác định giai đoạn thành thục sinh dục theo thang 5 bậc của Braley (1984), Nash (1988). - Hệ số thành thục sinh dục được xác định theo công thức của Ito (1990): GI (%) = Wsd(g)/Wtm(g) X 100 Trong đó: Wsd: khối lượng tuyến sinh dục (g); Wtm: khối lượng thân mềm (g). - Xác định sức sinh sản: + Sức sinh sản tuyệt đối (Fa): số lượng noãn bào phát triển sớm nhất ở giai đoạn trước khi đẻ của toàn bộ buồng trứng. Đơn vị tính: trứng/cá thể điệp cái. + Sức sinh sản tương đối (Frg): Là tỷ số giữa sức sinh sản tuyệt đối của một cá thể (Fa) với khối lượng toàn thân (Frg1= Fa/Wtt, trứng/g khối lượng toàn thân điệp cái trứng/g); khối lượng thân mềm (Frg2= Fa/Wtm, khối lượng thân mềm điệp cái); khối lượng tuyến sinh dục (Frg3= Fa/Wsd, trứng/g khối lượng tuyến sinh dục điệp cái). - Làm tiêu bản buồng trứng và tinh sào của điệp seo theo phương pháp Sheckan & Hrapchack (1980). - Phương pháp phân tích mẫu thực vật phù du + Xác định thành phần loài thực vật nổi theo phương pháp hình thái so sánh bằng cách quan sát các đặc điểm hình thái cấu tạo tế bào tảo: sử dụng kính hiển vi quang học có độ phân giải cao, dưới vật kính 10-40, quan sát hình thái tế bào tảo theo từng ngành tảo. + Tài liệu phân loại: Dựa vào hình dạng cơ thể, hình dạng tế bào, màu sắc, hình dạng thể màu. Định loại theo tài liệu của Ankihiko Shirota (1996), Dương Đức Tiến (1996), Trương Ngọc Anh (1993), Tôn Thất Pháp (2009). + Xác định định tính thành phần thực vật nổi bằng buồng đếm hồng cầu Neubauer Improved: phương pháp định lượng tế bào bằng buồng đếm tế bào máu Neubauer Improved; độ sâu 0.1 mm; diện tích ô vuông nhỏ nhất: 0.0025 mm2. 3.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Excel, số liệu trình bày dưới dạng giá trị trung bình (Mean) ± Độ lệch chuẩn (SD). Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố One way Anova được sử dụng để đánh giá sự sai khác giữa các nghiệm thức thí nghiệm. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Kỹ thuật tuyển chọn và vận chuyển điệp seo bố mẹ 1.1. Kỹ thuật tuyển chọn điệp seo bố mẹ Điệp seo bố mẹ được tuyển chọn theo tiêu chuẩn: khỏe mạnh, vỏ nguyên vẹn, không dị dạng màu sắc tươi sáng, các gờ phóng xạ và phiến sinh trưởng trên vỏ rõ ràng, có kích thước H >70 mm. Điệp có cơ khép vỏ lớn, màng áo không bị teo. 1.2. Kỹ thuật vận chuyển điệp seo bố mẹ Điệp seo được vận chuyển theo phương pháp khô ẩm. Kết quả vận chuyển được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Kết quả vận chuyển điệp seo bố mẹ Đợt Số lượng Điệp seo ban đầu (con) Số lượng điệp seo khỏe mạnh sau vận chuyển (con) Tỷ lệ sống (%) Điều kiện vận chuyển 1 2 3 4 60 88 74 46 59 87 74 46 98,3 98,3 100 100 Nhiệt độ: 27-29oC Quãng đường: 60km Thời gian: 1h15-2h Với quãng đường 60km, thời gian vận chuyển 1h15 đến 2h thì tỷ lệ sống của điệp seo theo phương pháp vận chuyển khô ẩm là rất cao (99%). So với phương pháp vận chuyển ướt, tỷ lệ sống của điệp chỉ đạt 86% [3]. Do đặc tính đóng mở vỏ của điệp seo trong không khí làm mất nước trong xoang màng áo, nên việc vận chuyển điệp seo đi xa là khá khó khăn so với nhiều loài động vật thân mềm hai vỏ khác, đặc biệt là giai đoạn điệp thành thục sinh dục. Vì vậy, vận chuyển khô ẩm đã khắc phục được tình trạng trên, góp phần nâng cao tỷ lệ sống của điệp seo trong quá trình vận chuyển. 2. Điều kiện môi trường tại Vũng Ngán, Nha Trang, Khánh Hòa Bảng 2. Một số yếu tố môi trường tại Vũng Ngán Giá trị Yếu tố Giá trị trung bình Khoảng biến thiên Nhiệt độ (oC) 28,13 ± 1,41 25,5 - 30,0 Độ mặn (‰) 32,93 ± 1,11 30 - 35 pH 8,15 ± 0,35 7,8 - 8,5 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Điều kiện môi trường của Vũng Ngán là khá ổn định. Sự chênh lệch về các yếu tố thủy lý hóa là không đáng kể. Lý do chính có lẽ là vì Vũng Ngán được lưu thông nước thường xuyên, vùng nước ít bị ô nhiễm từ các nguồn nước thải. Đặc biệt là ở đây gần như không bị ảnh hưởng bởi phù sa của sông Cái, do đó độ mặn cũng như pH không biến động lớn. So sánh với kết quả nghiên cứu của Ngô Anh Tuấn (2005) về đặc điểm phân bố của điệp seo ở Vạn Ninh (nhiệt độ nước 25-31oC, độ mặn 29-35‰, pH 7,5-8,5) [3], thì có thể thấy rằng điều kiện môi trường ở Vũng Ngán là thuận lợi và thích hợp cho việc nuôi thành thục điệp seo bố mẹ. 3. Nguồn thức ăn tự nhiên tại Vũng Ngán 3.1. Thành phần thực vật phù du tại Vũng Ngán Thành phần thực vật phù du được xác định gồm có 43 giống loài tảo thuộc 3 ngành tảo: tảo silic, tảo lam, tảo giáp. Trong đó ngành tảo Silic chiếm ưu thế với 18 chi, 34 loài chiếm 79,08%; ngành tảo Giáp Pyrrophyta với 3 chi, 6 loài chiếm 13,95%; ngành tảo Lam Cyanobacteriophyta với 2 chi, 3 loài chiếm 6,97%. Hình 3. Tỷ lệ phần trăm 3 ngành tảo Silic, Giáp, Lam 3.2. Sinh vật lượng sinh vật phù du tại Vũng Ngán Hình 4. Sinh vật lượng sinh vật phù du tại Vũng Ngán Sinh vật lượng của thực vật phù du ở Vũng Ngán là khá nghèo. Cao nhất ở đợt thu mẫu thứ 2 với 109 tế bào/ml, thấp nhất là lần 1 chỉ với 65 tế bào/ml. Mật độ thực vật phù du ở Vũng Ngán là rất thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của điệp seo, nhất là trong giai đoạn tích lũy năng lượng để cung cấp cho tuyến sinh dục phát triển. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành bổ sung thức ăn cho điệp seo bằng bột ngũ cốc dinh dưỡng. Bột ngũ cốc với hàm lượng 50g được cho vào các bình nhựa 500ml, có đục lỗ để cho nước vào hòa tan chất dinh dưỡng. Các bình nhựa sau đó được thả xuống lồng nuôi, mỗi lồng cho một bình ngũ cốc. Sau khoảng thời gian 2 tuần lấy bình lên, vệ sinh bằng cách đổ hết lượng bột thừa, rửa sạch, sau đó bổ sung lượng bột mới. Điệp seo là loài ăn lọc, thức ăn là sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ nên việc bổ sung bột ngũ cốc dinh dưỡng như trên đã cung cấp thêm thức ăn cho điệp, chính vì vậy qua các lần kiểm tra điệp sinh trưởng và phát triển tốt. 4. Sinh trưởng của điệp seo bố mẹ Sinh trưởng của điệp seo bố mẹ theo khối lượng và kích thước được trình bày ở hình 5. Hình 5. Sinh trưởng của điệp seo theo nhóm kích thước Ở nhóm 3 (kích thước 81-86 mm), khối lượng của điệp biến thiên theo thời gian không đồng đều. Nguyên nhân là do đây là nhóm có khả năng thành thục cao nhất. Khi khối lượng điệp seo tăng nhanh là thời điểm tuyến sinh dục của điệp phát triển ở giai đoạn thành thục để tiến hành sinh sản. Sau khi sinh sản, khối lượng của điệp giảm đi rõ rệt. Ở nhóm 2 (kích thước 76-80 mm), sự tăng về khối lượng không đều và đạt đỉnh cao sau 45 ngày nuôi. Ở thời điểm này điệp đã thành thục sinh dục nên đạt khối lượng lớn. Sau đó giảm khối lượng do điệp sinh sản, tuy nhiên sự giảm khối lượng của Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53 nhóm này kéo dài chứng tỏ sự thành thục sinh dục và tham gia sinh sản giữa các cá thể của nhóm không đồng đều. Nhóm 1 (kích thước 70-75 mm), là nhóm có kích thước bé nhất do đó đang trong quá trình sinh trưởng nhanh về kích thước và khối lượng, tích lũy chất để thành thục sinh dục. Vì thế tốc độ tăng trưởng là lớn nhất trong 3 nhóm. Trong nhóm này đã có một số cá thể thành thục sinh dục đa số là con đực. 5. Sự thành thục sinh dục của điệp seo Bảng 3. Tỷ lệ thành thục, hệ số thành thục và tỷ lệ sống của điệp seo Nhóm kích thước H (mm) Tỷ lệ thành thục (%) Hệ số thành thục (%) Tỷ lệ sống (%) 70-75 55,9a 15,72a 85,5a 76-80 59,8b 18,87b 87,2a 81-86 57,7a 17,83a 78,3b Trung bình 57,8 17,84 80,25 Ghi chú: Trong cùng một cột, chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (độ tin cậy p<0,05) Kết quả nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ thành thục của điệp seo nuôi vỗ tại Vũng Ngán, Nha Trang trung bình đạt 57,8 %. Trong đó, nhóm 2 (76-80 mm) có tỷ lệ thành thục, hệ số thành thục sinh dục và tỷ lệ sống cao nhất (tương ứng 59,8 %, 18,87 % và 87,2%) so với các nhóm khác (bảng 3). 6. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của điệp seo Sức sinh sản tuyệt đối của điệp seo là khá lớn trung bình: 1.375.300 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối Frg3 (trứng/gramWsd) có sự sai khác ở các nhóm kích thước. Nhóm kích thước H = 76-80 mm có số trứng trên 1g buồng trứng lớn nhất: Tb (382.800 ± 62.340 trứng). Đây là nhóm kích thước tham gia sinh sản chính trong quần đàn điệp seo nuôi tại Vũng Ngán. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc tuyển chọn điệp seo bố mẹ để cho sinh sản nhân tạo. Hình 6. Điệp seo bố mẹ thành thụcGhi chú: Điệp đực thành thục: cơ quan sinh dục căng đầy, màu trắng sữa. Trên tiêu bản mô học: tinh trùng rời, hình tròn, bắt màu tím đậm. Điệp cái thành thục: cơ quan sinh dục căng đầy, màu vàng đậm. Trên tiêu bản mô học: trứng rời, có hình dạng bầu dục hay quả lê, nhân to rõ. Bảng 4. Sức sinh sản của điệp seo theo nhóm kích thước Kích thước H (mm) Sức sinh sản tuyệt đối Trứng/cá thể(x103) Sức sinh sản tương đối (Frg) Trứng/gam(x103) Frg1 Frg2 Frg3 70-75 (n=16) 469 - 1.974 1.328,5 ± 640,10a 8,8 - 17,4 14,2 ± 4,03a 42,9 - 64,1 52,3 ± 9,98a 265,8 - 398,8 334,3 ± 64,78a 76-80 (n=18) 1.350 - 1.783 1.567,3 ± 216,50b 14,4 - 21,9 19,2 ± 4,17b 57,7 - 81,8 71,5 ± 12,43b 326,9 - 450,0 382,8 ± 62,34b 81-86 (n=12) 1.050 - 1.492 1.230,1 ± 186,73c 10,8 - 14,7 13,1 ± 1,69c 47,9 - 62,2 56,8 ± 6,17c 135 - 373 323 ± 60,43c Trung bình 1.375,3 ± 347,78 15,5 ± 3,30 60,2 ± 9,53 346,7 ± 62,52 Ghi chú: Trong cùng một cột, chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (độ tin cậy p<0,05). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Vận chuyển điệp seo bố mẹ theo phương pháp khô ẩm đạt tỷ lệ sống cao (99%). Điệp seo bố mẹ nuôi thành thục sinh trưởng và phát triển tốt ở Vũng Ngán. Tốc độ tăng trưởng về kích thước và khối lượng khác nhau tùy nhóm kích thước, nhanh nhất ở nhóm H = 70-75mm, nhóm H> 75 mm tốc độ tăng khối lượng khá nhanh vì đây là nhóm tham gia sinh sản chủ yếu trong quần đàn. Tỉ lệ sống của điệp seo bố mẹ nuôi thành thục tại Vũng Ngán đạt khá cao (>80%). Điệp seo nuôi tại Vũng Ngán phát triển và thành thục tốt. Tỉ lệ thành thục trung bình 57,8%, hệ số thành thục sinh dục 17,84%. Nhóm kích thước 76-80 mm có tỷ lệ thành thục và hệ số thành thục sinh dục cao nhất (59,8% và 18,87%). Điệp seo nuôi ở Vũng Ngán có sức sinh sản tuyệt đối trung bình khá lớn: 1.375.300 ± 347.780 trứng/cá thể. Nhóm kích thước H = 76-80 mm có sức sinh sản tương đối Frg3 lớn nhất (trung bình 382.800 ± 62340 trứng/gram tuyến sinh dục). 2. Kiến nghị Khu vực Vũng Ngán có các điều kiện thuận lợi cho việc nuôi vỗ thành thục điệp seo (theo hình thức nuôi ghép trong các lồng nuôi cá biển để tận dụng thức ăn dư thừa và làm sạnh môi trường nuôi cá), do đó cần mở rộng quy mô cũng như số lượng điệp nuôi tại đây nhằm đáp ứng nhu cầu sinh sản nhân tạo sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Chính, Nguyễn Thị Xuân Thu, 1995. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm Điệp quạt (Chlamys nobilis Revee, 1852), Hải sâm (Holuthuria scaba Jaeger, 1883). Đề tài KN 04-08, Bộ Thủy sản. 2. FAO, 2002. Cẩm nang sản xuất và sử dụng thức ăn tươi sống để nuôi thủy sản. Phòng thí nghiệm nuôi trồng thủy sản và Trung tâm tra cứu Artemia Đại học tổng hợp Ghent, Bỉ. 3. Ngô Anh Tuấn, 2005. Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo điệp seo (Comptopallium radula Linnaeus, 1758). Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Nha Trang. Tiếng Anh 4. Antony C.Jesen. 2000. Scallop Fishseries & aquaculture in France. CanadianTechnical Reports of Fisheries and Aquatic Sciences: 12 – 52. 5. Coutteau, P. and Sorgeloos, 1992. The requirement for live algal and their replacement by artifi cial diets in the hatchery and nursery rearing of bivalve molluscs. Aninternational survey. J. Shellfi sh res. 11: 467 – 476. 6. Doug Caines, 1996. Scallop in America (Scallop industry gets start with fi st spat collection in 1996): 34 – 46. 7. FAO, 1991. Training manual on breeding and culture of scallop and Sea cucumber in China. Yellow Sea Fisheries Reseach Institute in Quingdao (RAS/90/002): 16 – 58. 8. Harly O. Halvorson, Goudey, Rolin Johnson, Dale Leavitt, Ron Smolowitz, Richard Taylor, 1999. Sea scallop Aquaculture in China. Sea scallop working Group Policy Center for Marine Biosciences and Technology. University of Massachusetts, Boston: 12 -42. 9. Hosheng Yang, FusuiZhang, 2002. Scallop culture in China: Theores and practices. Institute of Oceanology, Chinese Acadamy of Sciences Qingdao 266071, P.R: 70 – 106.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_nuoi_diep_seo_bo_me_comptopallium_radula_linnaeus.pdf
Tài liệu liên quan