Nghiên cứu một số tổ hợp ngô nếp lai chín sớm, triển vọng cho sản xuất

- Tất cả 9 tổ hợp ngô nếp tham gia thí nghiệm có khả năng sinh trưởng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn: từ gieo đến thu hoạch bắp tươi là 58 – 62 ngày và đến thu hoạch hạt khô là 72-78 ngày, thời gian chênh lệch tung phấn và phun râu nhỏ, chỉ từ 0 – 3 ngày. - Tất cả các THL có chiều cao cây từ trung bình đến cao, độ cao đóng bắp vừa phải, hợp lý, trạng thái cây khá đẹp. Độ đồng đều khá cao, chống chịu khá với các loại sâu bệnh chính, chống gãy, đổ tốt. - Năng suất bắp tươi đạt trung bình trên 10 tấn/ha, THL5 có NSTT cao (40,5 tạ/ha) hơn cả 3 giống đối chứng. THL8 (40,2 tạ/ha) và THL4 (39,8 tạ/ha) là 2 THL cũng có NSTT cao hơn 2 đối chứng còn lại - Qua việc theo dõi và đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất và xử lý số liệu của các THL ngô nếp cho thấy 3 THL triển vọng thể hiện vượt trội hơn so với các THL khác: THL5, THL8, THL4 có chiều cao cây trung bình, trạng thái cây khá đẹp, chống chịu sâu bệnh khá, chống đổ gãy tốt, năng suất tương đối cao, chất lượng tốt. Kết quả này là cơ sở để chuyển các THL triển vọng này thành giống và sớm đưa vào sản xuất phục vụ cho nhu cầu về giống của nông dân.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số tổ hợp ngô nếp lai chín sớm, triển vọng cho sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24 17 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ NẾP LAI CHÍN SỚM, TRIỂN VỌNG CHO SẢN XUẤT Nguyễn Văn Cương1, Dương Văn Sơn2* 1 Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2 Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN TÓM TẮT Thí nghiệm đánh giá các tổ hợp lai (THL) ngô nếp chín sớm bao gồm gồm 9 THL ngô nếp lai mới được tạo ra tại Viện Nghiên cứu Ngô năm 2007-2009 và 3 đối chứng là các giống Waxy 44, MX4 và VN6. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại. Quy trình kỹ thuật được áp dụng theo quy trình của Viện Nghiên cứu Ngô. Kết quả cho thấy 9 tổ hợp ngô nếp sinh trưởng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn (72-78 ngày), chênh lệch tung phấn và phun râu từ 0 – 3 ngày. Các THL có chiều cao cây trung bình, độ cao đóng bắp vừa phải, hợp lý, trạng thái cây khá đẹp. Độ đồng đều khá cao, chống chịu khá với các loại sâu bệnh chính, chống gãy, đổ tốt, năng suất bắp tươi đạt trung bình trên 10 tấn/ha. Ba THL triển vọng là THL5 có NSTT cao (40,5 tạ/ha) hơn cả 3 đối chứng. THL8 (40,2 tạ/ha) và THL4 (39,8 tạ/ha) có NSTT cao hơn 2 đối chứng. Đây là cơ sở để đưa các THL triển vọng này thành giống vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu về giống cho nông dân. Từ khóa: Tổ hợp lai ngô nếp; chín sớm, chống chịu, năng suất, chất lượng. ∗ ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, sản xuất ngô Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng. Theo số liệu thống kê, năm 2007 diện tích trồng ngô của cả nước đạt khoảng 1.072,8 nghìn ha, năng suất đạt 39,6 tạ/ha, sản lượng đạt 4.250,9 nghìn tấn (Tạp chí NN & PT NT, Số 1, 2008). Diện tích trồng giống lai chiếm trên 90%, So với năm 1990, khi chưa trồng giống lai thì diện tích tăng 3 lần, sản lượng tăng gần 8 lần. Điều này khẳng định, việc chọn tạo các giống ngô lai chúng ta đã đi đúng hướng. Đối với các loại ngô thực phẩm, đặc biệt là ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh), tuy sản lượng chưa nhiều nhưng nhu cầu sử dụng các giống ngô này trong thời gian gần đây đang tăng lên rất nhanh. Ở nước ta, ngô nếp chiếm khoảng 10% diện tích ngô cả nước, với các giống thụ phấn tự do (TPTD) là chủ yếu. Việc trồng và tiêu thụ ngô nếp chất lượng cao làm lương thực, ‘làm quà’ không chỉ phù hợp với tập quán của các dân tộc ít người miền núi, đồng bằng mà còn là ở ∗ Tel: 0912 349 765, Email:duongvanson60@gmail.com các vùng kinh tế phát triển (thành thị). Các giống ngô nếp giúp người sản xuất có thu nhập khá. Thân lá ngô được tận dụng cho chăn nuôi, thời gian cây ngô chiếm đất không dài (từ 60-70 ngày). Hiện tại, giá giống nếp lai rất cao (khoảng từ 170.000 đ đến 220.000 đồng/kg). Mặc dù giá cao nhưng người sản xuất vẫn chấp nhận vì thu nhập từ sản xuất ngô nếp vẫn cao hơn một số cây trồng khác. Vì vậy, nhu cầu về các giống ngô nếp lai giá thành thấp cho sản xuất đang trở nên bức thiết. Việc nghiên cứu, chọn tạo các giống ngô thực phẩm, đặc biệt là các giống ngô nếp lai nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập cho người trồng là công việc quan trọng và thường xuyên của các nhà chọn giống ngô. Trong chương trình chọn tạo giống ngô lai, khâu quan trọng nhất là chọn tạo dòng thuần từ các nguồn nguyên liệu. Tiếp theo là đánh giá khả năng kết hợp của các dòng và tìm ra các tổ hợp lai tốt ở các vụ và vùng sinh thái. Công việc khảo sát và đánh giá các giống mới là công việc bắt buộc của quá trình chọn tạo giống. Hàng năm, chương trình chọn tạo các giống ngô nếp lai của Việt Nam đã chọn tạo được những tổ hợp ngô nếp có triển vọng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24 18 Trên cơ sở đánh giá các tổ hợp để sớm giới thiệu cho sản xuất những giống ngô nếp lai tốt. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu thí nghiệm Thí nghiệm gồm 9 giống ngô nếp lai mới được tạo ra tại Viện Nghiên cứu Ngô, với 3 đối chứng là các giống Waxy 44, MX4 và VN6. TT Tên tổ hợp Nguồn gốc Đặc điểm 1 THL1 Viện Nghiên cứu Ngô Lai đơn 2 THL2 nt Lai đơn 3 THL3 nt Lai đơn 4 THL4 nt Lai đơn 5 THL5 nt Lai đơn 6 THL6 nt Lai đơn 7 THL7 nt Lai đơn 8 THL8 nt Lai đơn 9 THL9 nt Lai đơn 10 VN 6 (ĐC) nt TPTD 11 MX 4 (ĐC) Cty GCTMN Lai quy ước 12 Waxy 44 (ĐC) Syngenta Lai đơn Phương pháp nghiên cứu * Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 12 giống tương ứng với 12 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, mỗi công thức gieo 4 hàng/1 lần nhắc lại. Khoảng cách gieo: 60cm x 25cm x 1cây/hốc. Mật độ: 6,5 vạn cây/ha. * Quy trình kỹ thuật: theo quy trình kỹ thuật của Viện nghiên cứu ngô. * Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI): giai đoạn ngô đạt chỉ số diện tích lá cao nhất, LAI = số m2 lá/m2 đất * Ẩm độ khi thu hoạch(%): lấy mẫu như khi tính tỷ lệ hạt/bắp, đo bằng máy Kett-Grainer Trong đó: - Số B/C: Số bắp/cây; - Số HH/B: Số hàng hạt/bắp; - Số H/H: Số hạt/hàng. * Năng suất hạt thực thu (tạ/ha) ở ẩm độ 14%: Y = FW * SH * (10 0 - MC) * 100 P * (100 - 14) Trong đó: - FW: khối lượng bắp tươi của ô thí nghiệm khi thu hoạch; - SH: tỷ lệ hạt tươi/bắp tươi (%); - MC: ẩm độ hạt lúc thu hoạch (%); - P: diện tích ô thí nghiệm (m2). * Nhiễm sâu đục thân; bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, đổ gẫy thân, đổ rễ: được đánh giá theo thang điểm từ 1-5. * Chất lượng: Đánh giá bằng cảm quan-luộc và ăn thử khi thu hoạch bắp tươi sau đó cho điểm. * Xử lý số liệu: Xử lý bằng chương trình Excel, phân tích phương sai ANOVA. Chương trình Vienngo 2.0 Nguyễn Đình Hiền. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Sinh trưởng và phát triển Qua bảng 1 cho thấy, các tổ hợp lai (THL) có thời gian từ gieo đến trỗ cờ không dài, chỉ từ 37 – 42 ngày, hầu hết các THL đều trỗ muộn hơn đối chứng WX44; khoảng thời gian chênh lệch giữa trỗ cờ, tung phấn và phun râu từ 1 – 2 ngày. Đây là một đặc tính quan trọng và thuận lợi cho quá trình thụ phấn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Các THL có thời gian từ khi gieo đến thu bắp tươi biến động từ 56 – 62 ngày và đến thu hoạch khô từ 72 – 78 ngày, kết quả này cho thấy đây là các THL có thời gian sinh trưởng (TGST) ngắn (< 105 ngày), rất được ưa chuộng trong điều kiện sản xuất hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24 19 Bảng 1. Thời gian sinh trưởng của các THL ngô nếp TT THL Thời gian sinh trưởng từ mọc đến . (ngày) Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Thu bắp tươi Thu hoạch (lá bi khô) 1 THL1 40 42 42 59 73 2 THL2 41 43 42 60 74 3 THL3 41 43 42 59 73 4 THL4 41 43 43 61 76 5 THL5 41 42 42 60 74 6 THL6 41 43 42 60 75 7 THL7 40 42 43 58 73 8 THL8 42 43 42 61 74 9 THL9 42 44 44 62 78 10 MX4 40 41 42 58 73 11 WAX44 37 39 39 56 72 12 VN6 42 44 43 62 77 TB 41 43 42 60 75 Bảng 2. Các chỉ tiêu về hình thái của các THL TT Tên THL Cao cây (cm) Cao bắp (cm) Số lá Chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2dất) X CV% X CV% 7 - 9 lá Chín sữa 1 THL1 214,7 10,1 97,4 11,0 19,2 0,625 2,286 2 THL2 214,5 5,7 101,3 9,5 19,5 0,561 2,231 3 THL3 201,4 4,9 87,9 12,3 18,2 0,422 2,022 4 THL4 208,1 5,2 106,2 8,1 19,2 0,619 2,369 5 THL5 198,6 12,1 86,7 10,9 18,0 0,628 2,388 6 THL6 194,9 11,1 93,2 8,0 18,2 0,579 2,179 7 THL7 225,4 5,2 115,6 9,4 19,4 0,368 2,148 8 THL8 200,5 5,9 119,7 9,6 19,7 0,739 2,429 9 THL9 200,3 5,4 96,6 7,0 19,2 0,359 1,959 10 MX4 206,9 8,6 92,9 19,5 17,8 0,682 1,882 11 WAX44 201,8 10,4 93,5 8,7 19,2 0,499 1,999 12 VN6 208,3 11,3 110,3 11,7 18,8 0,652 2,362 TB 206,3 8.0 101,1 10,5 18,9 0,561 2,188 Các THL ngô nếp thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng dài hơn so với giống đối chứng từ 1-4 ngày. Giống đối chứng WAX44 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (72 ngày) và THL9 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 78 ngày. Điều này rất thuận lợi trong việc bố trí luân canh cây trồng nhằm tăng lợi nhuận trong sản xuất, rất thích hợp cho bố trí vào các thời vụ như hè thu và đông muộn ở các tỉnh Miền Bắc hoặc vụ 2 ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc. Một số đặc trưng về hình thái cây * Chiều cao cây (bảng 2) của các THL dao động từ 194,9 - 225,4 cm, thấp nhất là THL6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24 20 (194,9cm), cao nhất là THL7 (225,4cm). Một số THL có chiều cao hợp lý cho việc tận dụng ánh sáng như: THL1, THL2, THL4, THL5, THL6, THL8. Tất cả các THL có độ đồng đều khá cao (gia trị Cv = 4,9% - 12,1%.). Một số THL có độ biến động khá lớn (THL5 với Cv=12,1%, VN6 với CV =11,3%), THL6 với CV= 11,1%).. * Chiều cao đóng bắp (bảng 4) từ 86,7 – 119,7cm, đồng đều khá cao (Cv=7,0 – 19,5%). Hầu hết các THL đều đóng bắp ở giữa thân cây. * Số lá trung bình của các THL từ 19,5-18 lá/cây. Nhiều lá nhất là THL8 (19,5) và ít lá nhất là THL5 (18 lá), giống đối chứng MX4 có số lá ít hơn THL8. * Chỉ số diện tích lá (LAI) tăng dần qua các giai đoạn và đạt cao nhất vào thời kỳ chín sữa của cây, giá trị LAI từ 1,882-2,429. THL8 có chỉ số diện tích lá lớn nhất 2,429, Giống đối chứng MX4 có chỉ số diện tích lá nhỏ nhất 1,882. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh và đổ, gãy của các tổ hợp lai Theo dõi và đánh giá trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của ngô ta thu được bảng số liệu sau (bảng 3): * Qua bảng theo dõi cho thấy có tới hơn 50% số THL bị nhiễm sâu đục thân (Ostrinia nubinanis) với các mức độ khác nhau. Có một số THL (THL1, THL4, THL5, THL6) và VN6 bị nhiễm nhẹ (điểm 1) và thể hiện tính chống chịu hơn hẳn các THL (THL2, THL6, THL8, THL9, WAX44) bị nhiễm mức điểm 2. THL bị nhiễm nặng nhất là THL3 và MX4 - điểm 3. * THL1, THL2, THL5, THL8, WAX44 (Đ/C) không bị nhiễm bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani), các THL còn lại đều bị nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ nhất (điểm 2: có vết bệnh ở sát gốc). * Bệnh đốm lá gồm đốm lá lớn (H. turicum) và đốm lá nhỏ (H. maydis). 3 THL (THL1, THL2, THL4) và Đ/C (MX4, VN6) thể hiện khả năng chống bệnh rõ rệt, chúng bị nhiễm bệnh đốm lá ở mức độ rất nhẹ. Các THL còn lại đều bị nhiễm bệnh đốm lá với tỷ lệ khác nhau. Trong đó THL6 và THL9 bị nhiễm bệnh nặng nhất -điểm 3, còn lại nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ. * Chống đổ, gãy: một số ít THL không bị đổ rễ như THL1, THL2, THL8, WAX44 (Đ/C), các THL còn lại đều bị đổ rễ với tỷ lệ khác nhau trong đó THL6 bị đổ rễ với tỷ lệ lớn nhất. Hầu hết các THL đều bị gãy thân do ảnh hưởng của mưa lớn khi sắp thu hoạch. THL1, THL2, THL8 và WAX44 bị gãy thân với tỷ lệ thấp (<5% ). Bảng 3. Đặc tính chống chịu của các tổ hợp ngô nếp lai TT Tên THL Khô vằn (điểm) Đốm lá (điểm) Sâu đục thân (điểm) Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm) 1 THL1 1 1 1 0,0 1 2 THL2 1 1 2 0,0 1 3 THL3 2 2 3 1,3 2 4 THL4 2 1 1 0,5 2 5 THL5 1 2 1 1,8 3 6 THL6 2 3 2 3,2 2 7 THL7 2 2 1 3,0 3 8 THL8 1 2 2 1,0 1 9 THL9 2 3 2 0,0 1 10 MX4 (ĐC1) 2 1 3 1,2 2 11 WAX44 (ĐC2) 1 2 2 0,0 1 12 VN6 (ĐC3) 2 1 1 1,4 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24 21 Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô nếp lai tham gia thí nghiệm TT Tên THL Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số HH/B Số H/H P1000 (g) TL H/B (%) X CV% X CV% 1 THL1 15,4 5,3 4,13 4,6 14,8 30,0 237 74,1 2 THL2 15,7 4,9 4,25 7,2 15,0 29,3 232 76,8 3 THL3 15,6 3,4 4,14 2,6 15,0 30,5 217 68,3 4 THL4 14,8 5,1 4,30 1,9 16,4 29,1 186 73,6 5 THL5 14,1 4,7 4,14 2,8 14,4 26,6 181 72,4 6 THL6 14,4 5,5 4,09 4,1 15,2 29,3 214 75,9 7 THL7 14,7 6,5 4,20 3,7 16,0 32,1 186 71,4 8 THL8 14,0 6,4 4,32 3,9 15,2 27,4 246 73,2 9 THL9 11,7 7,3 4,25 4,7 14,6 23,6 189 63,3 10 MX4 (đc) 14,7 5,8 4,42 5,1 13,4 28,4 255 70,3 11 WAX44 (đc) 12,9 7,1 4,61 2,8 16,4 27,8 221 72,0 12 VN6 (đc) 15,4 6,0 4,35 6,9 14,6 31,1 237 74,2 TB 14,5 5,7 4,30 4,2 15,1 28,8 214 72,1 Ghi chú:THL: tổ hợp lai; HH/B: hàng hạt/bắp; H/H: hạt/hàng; TLH/B: tỷ lệ hạt/bắp; P1000: khối lượng 1000hạt. Bảng 5. Năng suất và chất lượng các THL TT THL NSBT (tạ/ha) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Chất lượng (1-5 điểm) Độ dẻo Vị ngọt Mùi thơm 1 THL1 84 57,7 35,5 1 3 2 2 THL2 94 45,2 33,8 2 2 2 3 THL3 97 62,6 36,0 2 2,5 5 4 THL4 121 64,3 39,8 1 1,5 2 5 THL5 129 64,7 40,5 1 1 1,5 6 THL6 102 61,9 38,5 2,5 3 2 7 THL7 89 62,0 32,8 2,5 2 3 8 THL8 125 64,1 40,0 1 1,5 1,5 9 THL9 95 51,2 34,5 2 2,5 2 10 MX4 107 63,1 38,6 1 2 2,5 11 WAX44 128 65,6 40,2 2 2,5 2 12 VN6 115 61,5 39,5 1 2 2,5 Ghi chú NS T: năng suất bắp tươi; NSLT: năng suất lý thuyết;NSTT : năng suất thực thu); Đ1: rất dẻo rất ngọt, rất thơm; Đ2: không dẻo, không ngọt, không thơm. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của các THL * Chiều dài bắp (cm) tại bảng 4 của các THL từ 11,7 – 15,7 cm. ngắn nhất là THL9 (11,7cm), ngắn hơn giống Đ/C1 (14,7cm), Đ/C 2 (12,9cm), Đ/C 3 (15,4cm). THL có bắp dài nhất là THL 2 (15,7cm), dài hơn các giống đối chứng. * Đường kính bắp (cm) của các THL từ 4,09 – 4,61cm trong đó THL có đường kính lớn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24 22 nhất là THL 8 (không kể đối chứng Wax44) và THL có đường kính nhỏ nhất là THL6. Chỉ tiêu này khá ổn định, độ biến động thấp như THL1, THL2, THL3, WAX44 * Số hàng hạt/bắp của các THL không có sự chênh lệch lớn (13,4 –16,4 hàng). Trong đó giống đối chứng có số hàng/bắp lớn nhất là Wax44 (16,4 hàng) và THL có số hàng/bắp nhỏ nhất cũng là giống MX4 (13,4 hàng). * Số hạt/hàng của các THL có sự chênh lệch rõ rệt (từ 23,6 – 32,1 hạt/hàng). Trong đó một số THL có số hạt/hàng lớn hơn giống đối chứng. * Tỷ lệ hạt/bắp của các THL trong khoảng từ 63,3 – 76,8 %, đối với ngô nếp như vậy được đánh giá khá cao. Trong đó THL2 có tỷ lệ hạt/bắp cao nhất (76,8 %) và THL9 có tỷ lệ hạt/bắp thấp nhất (63,3%). * Khối lượng 1000 hạt (P1000) dao động trong khoảng 181 – 255g. Trong đó có giống đối chứng WAX44 có P1000 hạt là lớn nhất 255g và THL2 có P1000 hạt là nhỏ nhất 181g. Ngoài ra có một số THL cũng có P1000 hạt lớn như: THL8 (246g), THL1 và VN6 (237g), THL2 (232g). * Năng suất bắp tươi (tạ/ha) của các THL khá đồng đều, dao động trong khoảng 84-129 tạ/ha. Trong đó THL5 có NST cao nhất (129 tạ/ha) cao hơn cả các giống đối chứng MX4 (107 tạ/ha), WAX44(128 tạ/ha), VN6(115 tạ/ha). Ngoài ra còn có một số THL cũng có năng suất bắp tươi tương đối cao như: THL8 (125 tạ/ha),THL4 (121 tạ/ha) cao hơn 2 giống Đ/C MX4 và VN6. Đối với ngô thực phẩm, việc đánh giá năng suất và chất lượng bắp tươi là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong chọn giống thực phẩm, không chỉ năng suất bắp tươi cao mà còn mẫu mã đẹp và phải có chất lượng cao (bảng 5). * Năng suất lý thuyết (tạ/ha) của các THL có NSLT từ 45,2 – 65,6 tạ/ha. Giống ĐC WAX44 có NSLT cao nhất đạt 65,6 tạ/ha, còn một số THL có tiềm năng năng suất khá lớn như: THL4 (64,3 tạ/ha), THL5 (64,7 tạ/ha), THL8 (64,1 tạ/ha). * Năng suất thực thu (tạ/ha) là một chỉ tiêu rất quan trọng, góp phần quyết định trực tiếp tới năng suất của giống lai. NSTT của các THL dao động trong khoảng 32,8 - 40,5 tạ/ha. Trong đó THL5 có NSTT cao nhất (40,5 tạ/ha) và cao hơn cả 3 giống đối chứng. Đồng thời ta cũng nhận thấy THL4 (39,8 tạ/ha) và THL8 (40,2 tạ/ha) là 2 THL cũng có NSTT khá (cao hơn 2 đối chứng còn lại là VN6 (39,5 tạ/ha) và MX4 (38,6 tạ/ha). Kết quả này cho thấy, THL8 vừa có năng suất bắp tươi cao lại vừa cho năng suất hạt khô cao nhất (bảng 5 và hình 1). 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 TH L1 TH L2 TH L3 TH L4 TH L5 TH L6 TH L7 TH L8 TH L9 M X4 W AX 44 VN 6 Tên THL N ăn g su ất NSTT Hình 1. Đồ thị năng suất thực thu của 12 THL ngô nếp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24 23 Ngô nếp trong thực tế chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu ăn tươi, vì vậy chỉ tiêu liên quan đến chất lượng là hết sức cần thiết. Tại thời điểm thu, bắp luộc được đánh giá về độ dẻo, vị ngọt, mùi thơm. Kết quả cho thấy các THL dẻo và có mùi vị thơm, ngon; Một số THL tiêu biểu hơn như: THL1, THL2, THL8 dẻo, ngọt vừa và thơm. Qua đánh giá năng suất và chất lượng cho thấy THL1 và THL8 có năng suất bắp tươi và hạt khô cao nhất, đồng thời cũng có cấu trúc bắp khá đẹp và chất lượng thơm ngon, đây là những THL có triển vọng. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận - Tất cả 9 tổ hợp ngô nếp tham gia thí nghiệm có khả năng sinh trưởng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn: từ gieo đến thu hoạch bắp tươi là 58 – 62 ngày và đến thu hoạch hạt khô là 72-78 ngày, thời gian chênh lệch tung phấn và phun râu nhỏ, chỉ từ 0 – 3 ngày. - Tất cả các THL có chiều cao cây từ trung bình đến cao, độ cao đóng bắp vừa phải, hợp lý, trạng thái cây khá đẹp. Độ đồng đều khá cao, chống chịu khá với các loại sâu bệnh chính, chống gãy, đổ tốt. - Năng suất bắp tươi đạt trung bình trên 10 tấn/ha, THL5 có NSTT cao (40,5 tạ/ha) hơn cả 3 giống đối chứng. THL8 (40,2 tạ/ha) và THL4 (39,8 tạ/ha) là 2 THL cũng có NSTT cao hơn 2 đối chứng còn lại - Qua việc theo dõi và đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất và xử lý số liệu của các THL ngô nếp cho thấy 3 THL triển vọng thể hiện vượt trội hơn so với các THL khác: THL5, THL8, THL4 có chiều cao cây trung bình, trạng thái cây khá đẹp, chống chịu sâu bệnh khá, chống đổ gãy tốt, năng suất tương đối cao, chất lượng tốt. Kết quả này là cơ sở để chuyển các THL triển vọng này thành giống và sớm đưa vào sản xuất phục vụ cho nhu cầu về giống của nông dân. Đề nghị - Ba THL triển vọng (THL5, THL8, THL4) cần được trồng và đánh giá trên diện rộng. - Đưa THL1, THL2 và THL8 có đặc điểm hình thái, chất lượng và năng suất tốt vào khảo nghiệm tại các vùng sinh thái khác ở các thời vụ khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Vũ Đình Long, Bùi Đình Long, Bùi Mạnh Cường, Lê Quý Kha và Nguyễn Thế Hùng (1997). Cây Ngô - Nguồn gốc di truyền và quá trình phát triển. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Nguyễn Thị Lâm, Trần Hồng Uy (1997) “Loài phụ ngô nếp trong tập đoàn ngô địa phương ở Việt Nam” Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm, 1997. Số 12, 522-524. [3]. Nguyễn Thị Nhài (2005). Đánh giá một số đặc điểm nông sinh họcvà khả năng kết hợp của một số dòng ngô nếp phục vụ chương trình chọn tạo giống ngô nếp lai ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam. [4]. Nguyễn Văn Cương (1995). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của một số dòng tự phối ngô trong công tác chọn tạo giống. Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. [5]. Phan Xuân Hào, Nguyễn Thị Nhài và CS “Kết quả bước đầu nghiên cứu và chọn tạo giống ngô nếp lai ở Việt Nam” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 01 - 2007. [6]. Phan Xuân Hào và cs (1997) “Giống ngô nếp ngắn ngày VN2” Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm, 1997, Số 12, 525-527. [7]. Bauman Loyyal, F. (1981). Revew of menthods used by breederd to develop superior corn inbreds. 36th annual corn and sorghum reseach Conference. [8]. Bear, R. P., M. L. Vineyard, et al. (1958). Development of ”amylomaize. Corn hybrids with high amylose starch. II Results of breeding efforts.” Agron. J. 50: 598. [9]. Gonzales F. C. and Vasal S. K. (1999). Some consideration in seed production of conventional hybrid. Lecture for advanced course of maize breeding, CIMMYT. [10]. Smith, C. W., J. Betran, et al. (2004). Corn, Origin, History, Technology, and Production. John Wiley Sons, Inc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24 24 SUMMARY RESEARCHING ON SOME STICKY MAIZE HYBRIDS WITH EARLY MATURITY, PROMOTING TO PRODUCTION Nguyen Van Cuong1, Duong Van Son2∗ 1Hanoi Agricultural University, 2 College of Agriculture and Forestry - TNU The experiment on assessment of corn hybrids with early maturity are consisted 9 new hybrids, that are selected by Maize Research Institute in 2007-2009 years and 3 control corn varieties Waxy 44, MX4 and VN6. The experiment was carried out by Random Complete Block (RCB) with 3 replications. The corn plantation is used by method of Maize Research Institute. 9 hybrids are good growing, early maturity (72-78 days), time between tasseling and silking is from 0 to 3 days. Plant height is medium, ear height is suitable, good plant form. The tolerance to mainly diseases and pest and fall is good. The fresh ear yield is than 10 tons/ha. Three promising hybrids are THL5 with high yield (40,5 quintals/ha), higher than 3 controls. THL8 (40,2 quintals/ha) and THL4 (39,8 quintals/ha) higher than 2 controls. These are basic to develop these hybrids as national varieties for farmer need of varieties for sticky corn production. Key words: Sticky maize; early maturity, tolerance, yield, quality. ∗ Tel: 0912 349 765, Email:duongvanson60@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_to_hop_ngo_nep_lai_chin_som_trien_vong_cho.pdf
Tài liệu liên quan