5. Kết luận
Qua nghiên cứu bước đầu xác định được các nguồn tác động chính đến môi trường trong
giai đoạn xây dựng khu du lịch. Việc tính toán được tải lượng của một số chất trong môi trường
không khí, từ đó tính được nồng độ các chất và dự báo phạm vi ảnh hưởng nhờ phương pháp mô
hình hóa, tính toán được tải lượng và nồng độ của một số chất trong môi trường nước dựa vào
phương pháp đánh giá nhanh của theo hệ số ô nhiễm của WHO. Qua đó, dự báo được tác động
do tiếng ồn, chất thải rắn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội khu vực, đưa ra một số biện
pháp giảm thiểu các tác động một cách hợp lí
10 trang |
Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số tác động tới môi trường của dự án xây dựng khu du lịch tại xã Hoàng Đồng – Thành phố Lạng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân
1
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƢỜNG CỦA DỰ ÁN
XÂY DỰNG KHU DU LỊCH TẠI XÃ HOÀNG ĐỒNG – THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
Phí Hùng Cường - Nông Thị Thu Hường (Khoa Khoa học TN&XH - ĐH Thái Nguyên)
1. Đặt vấn đề
Lạng Sơn là một tỉnh biên giới phía Bắc, với nhiều điều kiện thuận lợi như hệ thống
đường sắt, đường bộ quốc tế, cửa khẩu quốc gia, chợ biên giới, các danh lam thắng cảnh nổi
tiếng như Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh, thành nhà Mạc, khu danh thắng Mẫu Sơn...
Hiện nay, với cơ cấu kinh tế thành phố là thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 70% [2], Công ty
Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn đã quyết định đầu tư xây dựng khu du lịch, vui chơi giải trí cao
cấp tại xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn. Dự án sẽ góp phần thu hút một lượng khách du lịch
đông đảo từ Trung Quốc và trong cả nước đến với Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh chóng của du lịch thường gây ra những tác động
không nhỏ tới môi trường. Nhiều vùng đất thiên nhiên hoang dã, không khí trong lành, cảnh
quan kì thú nhưng do bị khai thác để phát triển du lịch đã bị biến đổi nhanh chóng: ô nhiễm
không khí, ô nhiễm do các loại chất thải, diện tích có cảnh quan tự nhiên thu hẹp, cảnh quan biến
đổi, các loài động thực vật suy giảm, tệ nạn xã hội gia tăng... Do đó, cần có những biện pháp
quản lí, bảo vệ môi trường để giảm thiểu một cách tối đa những tác động tiêu cực. Để góp phần
vào việc đánh giá một cách tổng thể về vấn đề môi trường trong hoạt động xây dựng khu du lịch,
bài báo nghiên cứu một số nội dung sau: Xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí,
nước, tải lượng ô nhiễm, phạm vi tác động; dự báo những tác động chủ yếu trong quá trình thi
công; đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong thời kì xây dựng khu du lịch.
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí
Khu du lịch nằm hoàn toàn trong ranh giới hành chính của xã Hoàng Đồng, thành phố
Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn và được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp đường vào hồ Nà Tâm; phía
Nam giáp đất ruộng, cách đường Phai Trần 58,5m; phía Đông giáp đất đồi, ruộng; phía Tây giáp
hành lang quốc lộ 1A. Diện tích khu du lịch là 186,4426 ha, cách thành phố Lạng Sơn 6 km, cách
cửa khẩu Hữu Nghị 11 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía Nam [1].
1.1.2. Địa hình
Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng. Mặt bằng chia làm 2 khu: Khu đất nông nghiệp
có độ cao từ +275m đến +279m, chiếm gần 50% diện tích; khu đất lâm nghiệp và đồi trọc có độ
cao từ +285m đến +385m và có độ dốc trung bình từ 6 - 8% theo hướng từ Đông sang Tây. Trong
đó: Đất dân cư chiếm 1,3%; đất nông nghiệp chiếm 42,9%; đất lâm nghiệp chiếm 51,1%; đất giao
thông chiếm 1,4%; còn lại là các loại đất khác: Đất chưa sử dụng, đất hồ, ao, mương máng [2,6].
1.1.3. Địa chất, thủy văn
Hiện nay, chưa có số liệu khoan địa chất tổng thể, nhưng căn cứ vào các số liệu khoan địa
chất các công trình đơn lẻ xung quanh khu vực thì dự án nằm trên thềm đá caxto, địa chất ổn định.
Khu du lịch nằm ở thung lũng cánh đồng, xung quanh là đồi đất, hướng thoát nước chủ yếu là
Đông Bắc xuống Đông Nam (từ hồ Nà Tâm cấp nước cho hồ Phai Loạn), các máng trũng theo địa
hình. Khu vực này không bị úng lụt, mực nước ngầm ổn định ở độ sâu trung bình từ 5 - 8m.
1.1.4. Khí hậu
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân
2
Theo số liệu niên giám thống kê 2006 của Cục thống kê Lạng Sơn cho thấy, khí hậu của
khu vực dự án nói riêng và của Lạng Sơn nói chung mang đậm tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Mùa đông chủ yếu gió mùa Đông Bắc, mùa hè chủ yếu gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ không khí:
Từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình là 25,40C. Từ tháng 11 đến tháng 3,
khí hậu lạnh với nhiệt độ trung bình là 15,360C; độ ẩm trung bình trong năm: 86,8%, độ ẩm cao
nhất: 90% vào tháng 8; chế độ nắng: vào các tháng 1, 2 và 3 số giờ nắng là ít nhất trong năm (33 -
42 giờ), sang tháng 4, trời ấm lên, số giờ nắng tăng lên 96 - 203 giờ. Số giờ nắng cả năm là 1.356
giờ. Lượng mưa trung bình là 120 mm, tháng 10 có lượng mưa ít nhất (6,5 mm) [2].
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân số, lao động và việc làm
Năm 2005, xã Hoàng Đồng có 9.506 người dân với 2.119 hộ gia đình, trong đó dân tộc
Nùng chiếm 45%, Tày chiếm 45%, Kinh chiếm 10%. Dân số phân bố không đồng đều. Năm
2005, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,48%, giảm 0,1% so với năm 2004. Số sinh trong năm 2005 là
148 cháu, sinh con thứ 3 là 7 cháu, so với năm 2004 giảm 2 cháu, số người thực hiện các biện
pháp kế hoạch hóa gia đình ngày càng tăng [1]. Cả xã có 1.367 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm
64,51%. Còn lại là cán bộ công nhân viên chức nghỉ hưu và các hộ kinh doanh nhỏ.
1.2.2. Mạng lưới giao thông
Hoàng Đồng có mạng lưới giao thông thuận tiện: Đường quốc lộ 1A (cũ) với chiều dài
4km, chiều rộng nền đường 8m, đã được bê tông hóa và đường quốc lộ 1A (mới), với chiều dài
hơn 4km, chiều rộng nền đường là 34m đạt tiêu chuẩn quốc gia, có đường sắt nối liền cửa khẩu
quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong quá trình
phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội với các tỉnh bạn và các nước trong khu
vực. Hệ thống giao thông liên thôn của xã tương đối phát triển nhưng phân bố không đều [2].
1.2.3. Thủy lợi và cấp, thoát nước
Xã Hoàng Đồng cho đến nay đã xây dựng các công trình thủy lợi lớn, nhỏ phục vụ tưới
tiêu cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: Hồ chứa nước Nà Tâm, Nà Kéo, Lục Khoang và Phai
Trần cùng với việc sử dụng các khe suối để lấy nước, có diện tích nước mặt 26,35 ha ao, hồ nhỏ
phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Về cấp nước sạch: Hệ thống cấp nước sinh hoạt đã
cơ bản đáp ứng được nhu cầu dân cư. Tuy nhiên, chất lượng nước chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia
do sự xuống cấp hệ thống dẫn cấp nước, do ô nhiễm nước thải của hệ thống tiêu nước, chất thải
sinh hoạt của người và gia súc. Dân cư trong các thôn sử dụng chủ yếu là nguồn nước giếng khơi
và bể nước chứa nước mưa. Một số hộ đã sử dụng nước giếng khoan, nhưng nhìn chung chất lượng
nước chưa tốt, chứa nhiều đá vôi hoặc giếng nông lấy nước ngầm ở tầng mặt bị ô nhiễm chất hữu
cơ và ô nhiễm bởi quá trình rửa trôi các chất dùng trong nông nghiệp, chất thải sinh hoạt.
2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
- Đối tượng: Dự án xây dựng khu du lịch tại xã Hoàng Đồng, thành Phố Lạng Sơn.
- Mục đích nghiên cứu: Xác định nguồn gây ô nhiễm, dự báo một số tác động đến môi
trường của hoạt động xây dựng khu du lịch, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động
xấu ảnh hưởng đến môi trường.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi xã Hoàng Đồng, thành Phố Lạng Sơn,
tỉnh Lạng Sơn, thời gian: từ tháng 11/2007 đến tháng 5/2008.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân
3
- Phương pháp nghiên cứu: Thu thập tài liệu; điều tra thực địa; liệt kê số liệu về thông số
môi trường; tổng hợp, so sánh; đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO; mô hình hóa;
phỏng vấn bán cấu trúc.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Mô tả tóm tắt dự án
Dự án xây dựng khu du lịch và vui chơi giải trí tại xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn
do Công ty Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn làm chủ đầu tư. Diện tích quy hoạch 186,4426 ha,
gồm các thôn: Nà Tâm, Lục My, Nà Lượt, Đồng Én, Phai Trần và Nặm Thỏng. Trong đó, thôn
Nà Lượt và Đồng Én được giữ lại nguyên vẹn để tổ chức thành 2 làng bảo tồn văn hóa dân tộc,
khai thác dịch vụ du lịch, hoạt động một số ngành thủ công sản xuất hàng phục vụ khách du lịch.
3.2. Ô nhiễm môi trường không khí
Các hoạt động trên với các phương tiện thi công đầm nén, trộn, bốc xúc, vận chuyển
nguyên vật liệu... sẽ là nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn, rung... làm ảnh hưởng đến chất
lượng môi trường không khí. Nguồn gốc, các chất chỉ thị ô nhiễm môi trường không khí và đặc
trưng nguồn thải được thể hiện tại bảng 3.1.
Bảng 3.1 Nguồn gốc và chất ô nhiễm chỉ thị và đặt trưng nguồn thải
TT Nguồn gốc ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị Đặc trƣng nguồn thải
1 San lấp mặt bằng
Bụi, ồn, rung, khí thải độc hại
(SOx,CO, NOx,...)
Phân tán và không liên tục
2
Thi công xây dựng đường giao thông,
các công trình hạ tầng (vận chuyển
nguyên vật liệu, máy đầm, nén, trộn,
đóng cọc, máy lu, trạm trộn bê tông,
lắp đặt thiết bị,..)
Bụi đất đá, tiếng ồn, khí thải
độc hại (SOx,CO, NOx,...) từ
các phương tiện vận chuyển
bốc xúc, phương tiện máy
móc thi công.
Phân tán và không liên tục
3.2.1. Tải lượng các chất ô nhiễm môi trường không khí
Tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán dựa trên cơ sở nhu cầu sử dụng nhiên liệu,
khối lượng nhiên liệu vận chuyển và hệ số ô nhiễm tương ứng. Các tác động đến môi trường
không khí do quá trình thi công gồm: Bụi sinh ra do san ủi đất đá, vận chuyển và bốc dỡ nguyên
vật liệu (đá, cát, xi măng,...); bụi và các chất khí SO2, NO2, CO do khói thải của xe cơ giới vận
chuyển nguyên vật liệu. Để ước tính lượng bụi sinh ra trong quá trình san lấp, dựa vào hệ số thải
lượng bụi sinh ra trong các công đoạn theo tải lượng của WHO là: 0,17 kg bụi/tấn vật liệu trong
các công đoạn bốc xúc, san gạt, vận chuyển. Tổng lượng đất đá bốc xúc san đắp vận chuyển
trong toàn bộ dự án đã được nêu ở trên là 12.673.146,2 m3 đất [5]. Với tỉ trọng của đất đá trong
vùng là 1,2 tấn/m3, ước tính lượng bụi sinh ra là: 0,17 x 12.673.146,2 x 1,2 = 2.585.321,8 kg bụi.
Dự kiến việc san đắp mặt bằng là 2 năm, tải lượng bụi mỗi ngày là: 2.585.321,8 : 600 = 4.309
(kg/ngày) = 538,6 (kg/h) (mỗi năm tính 300 ngày và mỗi ngày 8 giờ làm việc).
Khối lượng vật liệu để xây dựng là 1.200.000 tấn (xi măng, cát, đá,...) [5]. Như vậy, nếu
quy ước hệ số phát thải tối đa của bụi phát sinh từ nguyên vật liệu xây dựng trong quá trình vận
chuyển, bốc dỡ và tập kết tương đương với hệ số phát thải bụi từ vật liệu san lấp (0,17 kg bụi/
tấn) thì tổng lượng bụi phát sinh là: 1.200.000 x 0,17 = 204.000 kg bụi. Thời gian thi công của
dự án là 2,5 năm, thì tải lượng bụi trung bình phát sinh từ vật liệu trong quá trình xây dựng là:
204.000 : 750 = 272 (kg/ngày) = 34 (kg/h). Ngoài ra, còn lượng bụi phát sinh do gió cuốn từ bụi
đường. Việc xác định tải lượng bụi phát sinh từ mặt đường khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân
4
yếu tố: Độ bẩn của đường, tốc độ của luồng xe chạy, mật độ dòng xe, điều kiện thời tiết khí
hậu,... Toàn bộ chiều dài mạng lưới giao thông trong quá trình thi công xây dựng là 18.597,17 m.
Như vậy, tải lượng bụi ước tính sẽ là: Trong giai đoạn san lấp mặt bằng, bụi từ đất đá rơi vãi là:
8,045 mg/m.s; Trong giai đoạn thi công, bụi từ nguyên vật liệu vận chuyển là: 0,51 mg/m.s.
Trong giai đoạn san nền của khu vực dự án, tổng khối lượng san nền cả đào và đắp nền là
12.673.146,2 m
3
đất. Với tỉ trọng của đất trong vùng là 1,2 tấn/ m3, lượng đất phải đào đắp là
15.207.775 tấn. Ước tính mỗi xe chở tối đa 16 tấn (sử dụng nhiên liệu Diezel) nên lượng xe ô tô
cần thiết để vận chuyển khối lượng đất đào và đắp sẽ là 950.486 lượt xe/2 năm (thời gian san nền
mặt bằng là 2 năm). Ta có thể dự báo được lưu lượng xe san lấp mặt bằng khu vực dự án như sau:
Bảng 3.2. Lưu lượng xe san lấp mặt bằng dự án
Diện tích san đắp (ha) Lƣu lƣợng (xe/năm) Lƣu lƣợng (xe/ngày) Lƣu lƣợng (xe/h)
116.34 253.463 1584 198
Căn cứ vào tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với loại xe tải sử dụng dầu DO,
Diezel có tải trọng 3,5 - 16 tấn, hệ số ô nhiễm bụi, CO, SO2, NO2 do các phương tiện thải ra
được thể hiện trong bảng 3.3. Qua đó có thể tính toán được tải lượng của các chất trong môi
trường không khí trong giai đoạn san lấp bởi công thức:
Tải lƣợng = Lƣu lƣợng xe x Hệ số ô nhiễm [10]
(kg/1000 km.h) (xe/h) (kg/1000km)
Bảng 3.3. Hệ số và tải lượng của một số chất ô nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn san đắp
Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (Kg/1000km)(*) Tải lƣợng (kg/1000km.h) Tải lƣợng (mg/m.s)
Bụi 0,9 178,2 0,05
CO 2,9 574,2 0,16
SO2 4,15S 821,7S 0,228S
NO2 1,44 285,12 0,08
Nguồn: [7]
Bảng 3.4. Hệ số và tải lượng của một số chất ô nhiễm môi trường không khí trong khi thi công xây dựng
Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (Kg/1000km)(*) Tải lƣợng (kg/1000km.h) Tải lƣợng (mg/m.s)
Bụi 0,9 11,7 0,0033
CO 2,9 37,7 0,01
SO2 4,15S 53,9S 0,015S
NO2 1,44 18,72 0,0052
Nguồn: [7]
Bảng 3.5: Tổng hợp tải lượng các chất ô nhiễm trong 2 giai đoạn
Chất ô nhiễm đơn vị Giai đoạn san đắp Giai đoạn thi công
Bụi (muội xe+ vật liệu) mg/m.s 8,095 0,5133
CO mg/m.s 0,16 0,01
SO2 mg/m.s 0,114 0,0075
NO2 mg/m.s 0,08 0,0052
Ước tính khối lượng vật tư thiết bị cần vận chuyển là 1.200.000 tấn, quy ra khoảng
75.000 lượt xe (tải trọng 3,5 - 16 tấn) tiêu chuẩn lưu thông ra - vào khu vực dự án, số phương
tiện giao thông dịch vụ ra vào khu vực xây dựng là 3.750 xe (5% số xe tiêu chuẩn). Thời gian thi
công của dự án kéo dài 2,5 năm, vậy dự báo lưu lượng xe hàng ngày ở khu vực dự án là 105 lượt
xe/ngày hay 13 lượt xe/h. Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện vận tải thải ra
trong ngày cao điểm tại khu vực dự án là (đối với xe chạy ngoài thành phố).
3.2.2. Nồng độ các chất ô nhiễm môi trường không khí
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân
5
Khi xây dựng công trình, sẽ có nhiều phương tiện, máy móc tham gia thi công. Ngoài ra,
số lượng xe chở nguyên vật liệu đến công trình sẽ làm tăng lưu lượng giao thông tại khu vực dự
án. Các thiết bị này khi hoạt động trên công trường sẽ gây ra các tác động đến môi trường không
khí: Ô nhiễm bụi do đất, đá, cát... Ô nhiễm nhiệt do quá trình thi công và các phương tiện giao
thông. Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công... Bỏ qua sự ảnh
hưởng của các nguồn ô nhiễm khác trong khu vực, các yếu tố ảnh hưởng của địa hình, coi nguồn
đường chỉ là vận chuyển thi công xây dựng. Lượng thải tính trên đơn vị dài của nguồn đường
trong đơn vị thời gian của chất ô nhiễm được thế hiện trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển trong khu vực thi công khi san đắp
TT Khoảng cách x (m) Nồng độ bụi
(mg/m3)
Nồng độ CO
(mg/m3)
Nồng độ SO2
(mg/m3)
Nồng độ NO2
(mg/m3)
1 5 0,46 0,0062 0,0062 0,04
2 10 0,29 0,004 0,004 0,026
3 15 0,22 0,003 0,003 0,02
4 20 0,18 0,002 0,002 0,016
5 30 0,14 0,0018 0,0018 0,012
6 50 0,09 0,0013 0,0013 0,0082
TCVN
5937-2005
Trung bình 1h 0,3 30 0,2 0,35
Trung bình 24h 0,2 - - 0,125
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhận xét: Qua tính toán một cách định lượng như trên, so sánh với TCVN 5937-2005
nhận thấy rằng, các khí SO2, CO, NO2 đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, tại khoảng
cách 5m tính từ tim đường, bụi có nồng độ gấp 1,53 lần (trung bình 1h) và gấp 2,3 lần (trung
bình 24h). Nồng độ bụi trong bán kính 15m vẫn vượt so với tiêu chuẩn (trung bình trong 24h).
Do đó, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân đang thi công trong phạm vi gần đường vận chuyển
đất đá. Chủ dự án cần có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi cụ thể trong giai đoạn này. Áp
dụng công thức tính toán trên, chúng ta có kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm do các
phương tiện thi công trong giai đoạn xây dựng, được thể hiện trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển thi công trong giai đoạn xây dựng
TT Khoảng cách x(m)
Nồng độ bụi
(mg/m3)
Nồng độ CO
(mg/m3)
Nồng độ NO2
(mg/m3)
Nồng độ SO2
(mg/m3)
1 5 0,029 0,00057 0,00043 0,0003
2 10 0,019 0,00036 0,00027 0,00019
3 15 0,014 0,00027 0,0002 0,00014
4 20 0,011 0,00022 0,00017 0,00012
5 30 0,0086 0,00017 0,00013 < 10-4
6 50 0,006 0,00012 < 10-4 < 10-4
TCVN
5937-2005
Trung bình 1h 0,3 30 0,2 0,35
Trung bình 24h 0,2 - - 0,125
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhận xét: Trong giai đoạn vận chuyển VLXD, qua tính toán và so sánh với TCVN 5937 -
2005, nhận thấy nồng độ các chất ô nhiễm như bụi, SO2, CO, NO2 thấp hơn rất nhiều so với tiêu
chuẩn cho phép; Việc định lượng ước tính tải lượng bụi phát sinh từ bụi do gió cuốn bụi đường là
rất khó khăn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trên thực tế, mật độ giao thông tại khu vực thi công tăng
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân
6
sẽ gây ô nhiễm bụi; Ảnh hưởng ô nhiễm môi trường không khí từ các phương tiện vận chuyển
trong khu vực thi công chủ yếu tác động đến công nhân và các hộ dân gần khu vực.
3.2.3. Tác động đến môi trường không khí
Trong thời gian xây dựng, các hộ dân ở 2 thôn Đồng Én và Nà Lượt bị ảnh hưởng trực
tiếp bởi lượng bụi và các khí thải từ các phương tiện thi công gây ra. Bởi 2 thôn này được nằm
trong quy hoạch bảo tồn VHDT của dự án. Người dân và công nhân trong khu vực thi công có
thể bị mắc một số bệnh sau: Bệnh bụi phổi: bệnh này có khả năng làm sơ hóa phổi và làm giảm
chức năng hô hấp. Trong trường hợp này, bệnh bụi phổi thường gặp là bệnh silicose (do nhiễm
bụi silic SiO2); các bệnh khác như: các bệnh đường hô hấp (mũi, họng, khí quản,..), bệnh ngoài
da (nhiễm trùng da, khô da, viêm da,...), bệnh về mắt (kích thích màng tiếp hợp, viêm mắt,...),
bệnh về đường tiêu hóa, Qua đợt khảo sát sáng ngày 18/01/2008 tại công trường thi công, hoạt
động san lấp mặt bằng là chủ yếu, rất ít công nhân trên công trường, chỉ có 2 xe ủi, 3 xe xúc và 4
xe vận tải đang chở đất. Qua phương pháp phỏng vấn, đối tượng phỏng vấn là lái xe tại công
trường, số lượng phỏng vấn: 3 người, hỏi về tình trạng sức khỏe thì cả 3 người đều mắc bệnh khô
da khi làm việc tại đây do hàng ngày tiếp xúc với bụi và một phần bởi thời tiết. Các bệnh này có
thể phòng tránh được khi công nhân sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động. Tại thời điểm này,
hoạt động san lấp mặt bằng đang diễn ra tại phía Bắc khu vực dự án, chưa san lấp đến 2 thôn Đồng
Én và thôn Nà Lượt nên chưa có dấu hiệu ô nhiễm môi trường tại 2 thôn này. Vào mùa đông, các
hộ dân sống ở phía Nam khu vực dự án (Nặm Thoỏng, Phai Trần) sẽ chịu ô nhiễm bụi hơn mùa hè,
do ở cuối hướng gió, nên cần có những giải pháp hợp lí nhằm ngăn gió thổi gây ảnh hưởng đến các
hộ dân sống trong vùng.
3.3. Ô nhiễm môi trường nước
3.3.1. Tác động do nước mưa chảy tràn
Vào những khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực của dự án sẽ cuốn theo đất,
cát, chất cặn bã, dầu mỡ rơi rớt xuống nguồn nước tiếp nhận. Nếu lượng nước này không được
quản lí tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực lớn đến nguồn nước mặt, nước dưới đất và đời sống
thủy sinh trong khu vực. Nước mưa còn có thể bị ô nhiễm khi chảy qua các khu vực sân bãi có
chứa các chất thải như: bãi chứa nguyên liệu, khu vực thi công ngoài trời... tính chất ô nhiễm của
nước mưa trong trường hợp này bị ô nhiễm cơ học (đất, cát, rác), ô nhiễm hữu cơ và dầu mỡ. Vấn
đề ô nhiễm nước mưa sẽ kéo theo sự ô nhiễm nguồn nước, gây tác động đến môi trường nước tại
khu vực dự án. Lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực của dự án đối với môi trường xung quanh
được tính toán theo công thức thực nghiệm sau: Q = 0,278 x h x F x (m3/s) [4].
Trong đó: Q: Lưu lượng tính toán (m3/s); 0,278: Hệ số quy đổi đơn vị; H: Cường độ mưa
tính toán (mm/h). h= 100mm/h; F: Diện tích khu vực thi công (186,44 ha); : Hệ số dòng chảy,
lấy trung bình bằng 0,6. Như vậy, lưu lượng nước mưa trung bình chảy tràn trong khu vực dự án
là: Q= 0,278 x 100 x 186,44 x 0,6 = 3109,8 (m
3
/s).
Qua tính toán trên cho thấy, lưu lượng nước mưa ở khu vực dự án là tương đối lớn. Nếu
các tuyến cống thoát nước có bùn cặn lắng đọng nhiều thì khi nước mưa thoát không kịp sẽ gây
úng ngập tức thời. Nước mưa và nước thải tràn lên, chảy theo bề mặt, cuốn theo các chất bẩn gây
ô nhiễm môi trường xung quanh. Trong nước mưa đợt đầu thường chứa lượng lớn các chất bẩn
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân
7
tích lũy trên bề mặt như dầu, mỡ, bụi... của quá trình thi công xây dựng từ những ngày không
mưa. Lượng chất bẩn tích tụ trong một thời gian được xác định như sau:
G= Mmax [1- exp(- kz.T) x F (kg) [5]
Trong đó: Mmax- lượng bụi tích lũy lớn nhất trong khu vực dự án; (Mmax= 220kg/ha); Kz-
Hệ số động học tích lũy chất bẩn ở khu vực dự án (Kz= 0,3kg/ngày); T- thời gian tích lũy chất
bẩn (15 ngày); F- diện tích khu vực thi công (F= 186,44 ha).
Áp dụng công thức ta có: G= 220[1- exp(- 0,3.15)]x186,44 = 20,858 kg.
Như vậy, lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày ở khu vực dự án là 20,858 kg, sẽ
theo nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án gây tác động không nhỏ tới đời sống thủy sinh và
gây ô nhiễm nguồn nước khu vực. Nước mưa chảy tràn qua bề mặt khu đất dự án mang theo các
chất ô nhiễm trên mặt đất như xi măng, váng dầu nhớt, chất thải sinh hoạt của công nhân, sẽ lắng
đọng, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm của thôn và môi trường sinh thái khu vực. Nguy cơ dẫn
đến mắc một số bệnh như: bệnh về mắt, bệnh da liễu, tiêu hóa,... hàm lượng chất bẩn nhiều có
khả năng lây lan thành dịch bệnh. Thảm thực vật bị ảnh hưởng bởi sự úng cục bộ của nước mưa.
Chủ dự án cần quan tâm tới việc lắp đặt hệ thống thu gom nước mưa tại 2 thôn này, tránh ảnh
hưởng đến cuộc sống của người. Ngoài ra, sẽ tác động không nhỏ đến nước tại hồ Nà Tâm, ảnh
hưởng đến sinh vật thủy sinh trong hồ, bởi đây là nơi tiếp nhận nguồn nước gây bồi lắng, giảm
lượng ôxi trong nước, ảnh hưởng đến tập tính của sinh vật dưới nước.
3.3.2. Tác động của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ
(BOD/ COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật... Căn cứ vào lượng nước thải của
công nhân trên công trường là khoảng 24m3/ ngày (120l/người/ngày), với số công nhân khoảng
200 người, ta có thể xác định được nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt qua
phương pháp đánh giá nhanh. Từ đó ta có kết quả tính toán như trong bảng sau:
Bảng 3.8: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt
Tải lượng tính cho 200 người
Chất ô nhiễm Khối lƣợng
(g/người/ngày)
Tải lƣợng
(kg/ngày)
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Không xử lí Xử lí bằng bể tự hoại TCVN 6772-2000
BOD5 45 - 54 9,0 - 10,8 216 - 259,2 54 - 64,8 40
COD 72 - 102 14,4 - 20,4 345,6 - 489,6 86,4 - 122,4 -
TSS 70 - 145 14,0 - 29,0 336 - 696 134,4 - 278,4 60
Tổng N 6 - 12 1,2 - 2,4 28,8 - 57,6 14,4 - 28,8 -
Tổng P 0,4 - 0,8 0,16 - 0,80 3,84 - 19,2 2,304 - 11,52 -
Amôni 2,4 - 4,8 0,48 - 0,96 11,52 - 23,04 2,304 - 4,608 -
Tổng coliform (106- 109/100ml) 5x103
Từ kết quả tính toán cho thấy, khi so sánh với tiêu chuẩn TCVN 6772 - 2000 (mức 3) áp
dụng đối với nước thải sinh hoạt chưa có hệ thống thu gom xử lí nước thải tập trung cho thấy
hàm lượng BOD5
gấp 5,4 - 6,4 lần so với tiêu chuẩn, TSS gấp 5,6 - 11,6 lần so với tiêu chuẩn.
Như vậy, nước thải sinh hoạt mà không được xử lí, đổ thải ra ngoài sẽ tác động xấu đến thủy vực
nơi tiếp nhận như các suối trong vùng, hồ Nà Tâm... có thể gây phú dưỡng, hàm lượng oxi thấp,
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật dưới nước. Ngoài ra, còn ảnh
hưởng đến nhu cầu sử dụng nước trong khu vực, gây ô nhiễm môi trường, nặng mùi xú uế, ảnh
hưởng đến nguồn nước ngầm tại khu vực 2 thôn Đồng Én và Nà Lượt trong khu vực dự án.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân
8
3.3.3. Nước thải từ quá trình thi công
Nước thải từ quá trình thi công xây dựng kết cấu hạ tầng như: nước rửa nguyên vật liệu,
nước vệ sinh máy móc thiết bị thi công, nước dưỡng hộ bê tông và đặc biệt là nước thải thi công
trên công trường có chứa sản phẩm của quá trình xây dựng như vôi vữa, xi măng có hàm
lượng chất rắn lơ lửng cao, pH cao, gây ô nhiễm nguồn nước mặt như các suối, khi mưa to, nước
mưa chảy tràn kéo theo nước thải thi công sẽ trở thành vấn đề môi trường nghiêm trọng.
4. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trƣờng
4.1. Giảm thiểu các tác động đối với môi trường không khí
Lựa chọn đơn vị thi công có thiết bị và phương tiện thi công cơ giới hiện đại, có kĩ thuật
cao. Sử dụng các loại xe vận tải có động cơ đốt trong có hiệu suất cao, tải lượng khí thải nhỏ và
độ ồn thấp. Không sử dụng xe, máy quá cũ để vận chuyển vật liệu và thi công; không chở vật
liệu rời quá đầy, quá tải và phải có bạt che phủ trong quá trình vận chuyển. Khuyến khích sử
dụng xe có thùng kín để ngăn chặn khả năng phát tán bụi ra môi trường, hạn chế được tình trạng
chở vượt tải trọng của xe; để đảm bảo an toàn giao thông khu vực và không cuốn bụi, tốc độ lưu
thông tối đa của các phương tiện tham gia giao thông trong công trường là 5km/h; hạn chế sử
dụng còi trong khu vực dân cư, trong trường hợp công trình phải thi công vào buổi tối hoặc ban
đêm, hạn chế những công việc gây tiếng ồn lớn. Sử dụng các tín hiệu báo sáng như tín hiệu nhấp
nháy thay thế cho còi hoặc chuông để thông báo thay ca, đổ bê tông...; triển khai công tác giảm
thiểu bụi đất bằng các biện pháp đơn giản là tưới nước thường xuyên các tuyến đường; trang bị
các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như mũ, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động,..;
đối với hoạt động vận chuyển và thi công, cần hạn chế hoạt động vào các giờ cao điểm mà nhân
dân ăn uống, nghỉ ngơi (từ 11h đến 1h trưa và ban đêm từ 18h đến 6h); kiểm tra mức ồn, rung
trong quá trình xây dựng, từ đó đặt ra lịch thi công phù hợp, tránh chồng chéo, hạn chế việc tập
kết vật tư vào cùng một thời điểm; để giảm thiểu tiếng ồn, đối với máy móc có mức ồn cao như
máy phát điện, máy nén khí, máy đóng cọc,... thì cần thiết phải lắp đặt các thiết bị giảm âm.
Trong trường hợp không giảm nguồn ồn thì bảo vệ công nhân làm việc ở môi trường ồn bằng
cách sử dụng các dụng cụ chống ồn cá nhân như nút tai và bao tai; trồng các dải cây xanh có lá
um tùm xung quanh 2 thôn Đồng Én và Nà Lượt vừa đảm bảo trong sạch môi trường, ngăn cách
giữa khu vực thi công và khu dân cư để giảm tiếng ồn và phát tán bụi.
4.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước
Xây dựng hệ thống thu gom nước mưa và định hướng dòng chảy ngay từ giai đoạn đầu
của quá trình thi công san lấp mặt bằng, xây dựng để hạn chế lượng nước mưa chảy tràn kéo theo
các chất bẩn trong khu vực, gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Các tuyến cống chính để thoát nước
mưa trong khu vực dự án bao gồm: Nước tràn, nước xả lũ của hồ Nà Tâm, nước mưa vùng hạ
lưu đập được tập trung về ao chứa đầu cống thoát, mức nước ao chưa dâng cao sẽ chảy vào
miệng cống thu đưa vào cống thoát chính chạy dọc đường trung tâm; nước mưa, nước xả vào các
hồ ở sân golf được thu vào cống bao phía Đông và thoát vào cống hộp; nước mưa khu vực phía
Tây Bắc của dự án chảy theo rãnh hở dọc quốc lộ 1A (sát ranh giới khu đất) đến đầu thôn Đồng
Én thì thu vào cống hộp đường trung tâm; nước mưa khu vực phía Đông, Tây đường trung tâm
thu vào cống tròn BTCT đưa vào cống hộp đường trung tâm; đặt cống thu nước mưa cho 2 thôn
Nà Lượt và Đồng Én ở điểm trũng nhất để tránh ngập úng, thoát ra hệ thống thoát nước chung
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân
9
của thành phố ở cuối khu đất dự án; Quá trình thi công đến đâu gọn đến đấy, không dàn trải trên
toàn bộ diện tích nhằm hạn chế lượng mưa kéo theo chất bẩn, nhất là vào mùa mưa.
5. Kết luận
Qua nghiên cứu bước đầu xác định được các nguồn tác động chính đến môi trường trong
giai đoạn xây dựng khu du lịch. Việc tính toán được tải lượng của một số chất trong môi trường
không khí, từ đó tính được nồng độ các chất và dự báo phạm vi ảnh hưởng nhờ phương pháp mô
hình hóa, tính toán được tải lượng và nồng độ của một số chất trong môi trường nước dựa vào
phương pháp đánh giá nhanh của theo hệ số ô nhiễm của WHO. Qua đó, dự báo được tác động
do tiếng ồn, chất thải rắn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội khu vực, đưa ra một số biện
pháp giảm thiểu các tác động một cách hợp lí
Summary
This paper initially examines some effects on evironment while establishing a touring
zone project in Hoang Dong village - Lang Son city. It determines resources causing air and
water environment pollution, capacity of pollution, the sphere of effect at the executive stage of
the building construction; foresees some major effects in the building period. Due to these base,
we promote methods that minimize the bad effects influencing on the environment caused by
building activity.
Tài liệu tham khảo
[1]. Cục Thống kê Lạng Sơn. Niên Giám thống kê 2001 -2005, Lạng Sơn, 2006.
[2]. Công ty Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn, Giải trình kinh tế kĩ thuật Dự án thành lập Công ty
Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn- tháng 01/2006.
[3]. Trung tâm kĩ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp Hà Nội. Báo cáo đánh giá tác động
môi trường dự án công ty Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn (xã Hoàng Đồng - Thành phố Lạng Sơn - Tỉnh
Lạng Sơn), Hà Nội, 2007.
[4]. Uỷ ban nhân dân xã Hoàng Đồng. Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-
2010 xã Hoàng Đồng, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, 12/2005.
[5]. WHO, 1995. Các tiêu chuẩn chất lượng không khí- Các tiêu chuẩn chất lượng không khí
được đề xuất cho khu vực Tây Thái Bình Dương. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Geneva.
[6]. Phạm Ngọc Đăng, (2003). Môi trường không khí. Nxb Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội.
[7]. Trần Đức Hạ, (2004). Quản lí chất lượng nước mặt. Nxb Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân
10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_1001_9482_2_2082_2053101.pdf