- Trên đất bãi huyện Trấn Yên, giống khoai
môn Bắc Kạn, khoai môn Yên Bái 1 có các
chỉ tiêu về chất lượng cao hơn so với các
giống khác, giống khoai môn Hà Giang có
chất lượng thấp nhất.
- Trên đất ruộng huyện Lục Yên, giống
khoai môn Bắc Kạn, khoai môn Yên Bái 1
cũng có các chỉ tiêu về chất lượng cao hơn
so với các giống khác, giống khoai môn Hà
Giang có chất lượng thấp nhất trong 5 giống
nghiên cứu.
- Xét một cách toàn diện, giống khoai môn
Yên Bái 1 và giống khoai môn Bắc Kạn có
năng suất và chất lượng tốt nhất, phù hợp
với việc khuyến nghị phát triển rộng trong
sản xuất.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng các giống khoai môn tại Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 3 - 7
3
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG
CÁC GIỐNG KHOAI MÔN TẠI YÊN BÁI
Nguyễn Ngọc Nông1*, Lê Viết Bảo2, Hà Thái Nguyên1
1Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
2Trường Trung học Kinh tế kỹ thuật Yên Bái
TÓM TẮT
Khoai môn là cây trồng bản địa, đƣợc trồng ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ Yên Bái, Hà
Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La...Kết quả nghiên cứu một số yếu tố chất lƣợng trong củ của 5
giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và trên đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái cho thấy: 1).Trên đất bãi tại huyện Trấn Yên, các giống có tỷ lệ vật chất khô dao động từ
25,80 đến 27,96%, hàm lƣợng Protein từ 1,34 đến 1,46%, lipit từ 0,14 đến 0,28%, khoáng từ 1,02
đến 1,27%, tinh bột chiếm tỷ lệ từ 18,76 đến 24,32%, xơ tổng số từ 0,60 đến 1,29%. Giống khoai
môn Yên Bái 1 và giống khoai môn Bắc Kạn có các chỉ tiêu về chất lƣợng cao hơn so với các
giống khác; 2). Trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên, các giống có tỷ lệ vật chất khô từ 25,39
đến 27,69 %, Protein từ 1,27 đến 1,37%, lipit từ 0,15 đến 0,31%, khoáng từ 1,05 đến 1,29%, tinh
bột chiếm tỷ lệ từ 18,91 đến 24,32%, xơ tổng số từ 0,61 đến 1,25%. Cũng nhƣ trên đất bãi, các
giống khoai môn Yên Bái 1 và giống khoai môn Bắc Kạn có các chỉ tiêu về chất lƣợng cao hơn so
với các giống khác trong thí nghiệm.
Từ khóa: Khoai môn, ruộng 1 vụ, đất bãi, chất lượng.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Cây khoai môn có tên khoa học là Colocasia
esculenta (L.) Schott, đã đƣợc trồng từ lâu tại
một số địa phƣơng ở miền núi phía Bắc nhƣ
Lục Yên- Yên Bái, Bắc Kạn, Thuận Châu- Sơn
La... đã trở thành một cây trồng đặc sản của địa
phƣơng. Mỗi giống khoai môn có những đặc
điểm riêng quyết định đến chất lƣợng. Để so
sánh chất lƣợng của các giống khoai môn qua
phân tích một số chỉ tiêu về chất lƣợng đƣợc
trồng trên đất ruộng một vụ và đất bãi tại Yên
Bái là hết sức quan trọng và cần thiết; đây sẽ là
cơ sở cho việc mở rộng riện tích trên đất ruộng
một vụ và đất bãi khi đất nƣơng rẫy gần thu
hẹp và không còn khả năng canh tác. Nghiên
cứu, phân tích các chỉ tiêu chất lƣợng củ của
các giống khoai môn là cơ sở quan trọng để
đánh giá toàn diện về các giống và khả năng
phát triển sản xuất khoai môn tại tỉnh Yên Bái.
Đánh giá, so sánh chất lƣợng các giống khoai
môn thông qua phân tích một số chỉ tiêu về
chất lƣợng làm cơ sở để xác định đƣợc giống
khoai môn triển vọng, phù hợp với điều kiện
khí hậu đất đai tại địa phƣơng trên đất ruộng 1
vụ lúa tại huyện Lục Yên và trên đất bãi huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
*
Tel: 0983640215; Email: ngocnongtn@yahoo.com.vn
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nội dung
Phân tích một số chỉ tiêu chất lƣợng của 5
giống khoai môn trên 2 loại đất: Đất ruộng
một vụ lúa tại xã Liễu Đô, huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái; và đất bãi tại xã Đào Thịnh,
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Thời gian
nghiên cứu: năm 2011.
Phƣơng pháp nghiên cứu
* Vật liệu nghiên cứu: 5 giống khoai môn
đƣợc thu thập tại các địa phƣơng khu vực
phía Bắc, gồm: Khoai môn Yên Bái 1
(KMYB 1), khoai môn Yên Bái 2 (KMYB 2),
khoai môn Yên Bái 3 (KMYB 3); khoai môn
Bắc Kạn (KMBK), khoai môn Hà Giang
(KMHG).
* Điều kiện đất thí nghiệm: 1). Đất ruộng 1
vụ tại xã Liễu Đô, huyện Lục Yên: pH KCL:
4,7; OC: 1,42%; 0,14% N; 0,10% P2O5; 0,19
% K2O. 2). Đất soi bãi tại xã Đào Thịnh,
huyện Trấn Yên: pH KCL: 4,26; OC: 1,04%;
0,09% N; 0,12% P2O5; 0,25% K2O.
* Bố trí thí nghiệm đồng ruộng: Trên cả 2 loại
đất, bố trí thí nghiệm gồm 5 giống, 5 công
thức (CT), 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối
Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 3 - 7
4
ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD): CT 1: Khoai
môn Yên Bái 1 (Đối chứng), CT 2: khoai môn
Yên Bái 2, CT 3: Khoai môn Yên Bái 3, CT
4: Khoai môn Hà Giang, CT 5: Khoai môn
Bắc Kạn. Mật độ trồng 33.000 cây/ha. Lƣợng
phân bón/ha: 0,5 tấn vôi bột, 20 tấn P/C, 80kg
N, 100kg P2O5, 100kg K2O.
*Chỉ tiêu chất lượng củ và phương pháp phân
tích: Protein %: Phƣơng pháp KJELDHAL
trên máy Gerhard; Lipit %: Bằng máy
SOXHLET; Tinh bột %: Phƣơng pháp thuỷ
phân bằng axit; Tỷ lệ xơ %: Bằng máy
ANKOM; Hệ số khô kiệt bằng máy xác định
độ ẩm hồng ngoại.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đánh giá một số chỉ tiêu chất lƣợng củ của
các giống khoai môn trên đất bãi tại huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011
Qua nghiên cứu và kết quả phân tích một số
chỉ tiêu về chất lƣợng trong củ của các giống
khoai môn trong thí nghiệm, thu đƣợc kết quả
ở bảng 1.
Số liệu bảng 1 thấy rằng vật chất khô của các
giống từ 25,80 đến 27,96%, trong đó giống
khoai môn Hà Giang có tỷ lệ vật chất khô
thấp nhất đạt 25,80% thấp hơn so với đối
chứng là 2,06%. Các giống khoai môn Yên
Bái 1, Yên Bái 2, Yên Bái 3, Bắc Kạn không
có sự khác biệt so với đối chứng ở mức tin
cậy 95%.
Tỷ lệ protein của các giống không có sự
chênh lệch, dao động từ 1,34 đến 1,46% ở
mức tin cậy 95%, trong đó giống khoai môn
Yên Bái 1 đạt 1,46%.
Tỷ lệ lipit của các giống cũng không có sự
chênh lệch, đạt từ 0,14 (KMHG) đến 0,28%
(KMYB 1) ở mức tin cậy 95%. Tỷ lệ chất
khoáng của các giống không có sự chênh lệch,
đạt từ 1,02 đến 1,27% ở mức tin cậy 95%.
Hàm lƣợng tinh bột là một chỉ tiêu quan trọng
quyết định đến tỷ lệ bột của củ khoai môn,
các giống trong thí nghiệm có hàm lƣợng tinh
bột đạt từ 18,76 đến 24,32 trong đó cao nhất
là giống khoai môn Bắc Kạn đạt 24,32% sau
đó đến giống khoai môn Yên Bái 1 và đạt
24,18%, thấp nhất là giống khoai môn Hà
Giang chỉ đạt 18,76% thấp hơn so với đối
chứng là 5,32%.
Tỷ lệ xơ của các giống có sự chênh lệch, cao
nhất là khoai môn Hà Giang đạt 1,29%, cao
hơn đối chứng là 0,64%, giống đối chứng có
tỷ lệ xơ thấp đạt 0,65%, thấp nhất là khoai
môn Bắc Kạn đạt 0,60%.
Đánh giá một số chỉ tiêu chất lƣợng củ của
các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ
tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
Kết quả nghiên cứu và phân tích một số chỉ
tiêu trong củ của các giống khoai môn trong
thí nghiệm trên đất ruộng một vụ tại huyện
Lục Yên, tỉnh Yên Bái thu đƣợc kết quả ở
bảng 2.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về chất lượng trong củ của các giống khoai môn trên đất bãi
tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Giống VCK(%) Protein(%) Lipit (%)
Khoáng
(%)
Tinh bột
(%)
Xơ tổng
số (%)
KMYB1 (Đ/C) 27,86 1,46 0,28 1,23 24,18 0,65
KMYB2 27,78 1,34 0,27 1,16 24,04 0,77
KMYB3 27,04 1,38 0,27 1,18 23,32 0,75
KMHG 25,80 1,36 0,14 1,27 18,76 1,29
KMBK 27,96 1,41 0,26 1,02 24,32 0,60
CV (%) 2,4 1,9 4,2 3,1 0,3 2,9
LSD05 1,23 0,50 0,19 0,68 0,14 0,45
Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 3 - 7
5
Bảng 2: Một số chỉ tiêu chất lượng trong củ của các giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ
tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Giống VCK(%) Prtein(%) Lipit (%)
Khoáng
(%)
Tinh bột
(%)
Xơ tổng
số (%)
KMYB1 (Đ/C) 27,31 1,36 0,31 1,22 24,32 0,61
KMYB2 26,35 1,27 0,30 1,18 24,28 0,69
KMYB3 26,46 1,31 0,27 1,17 23,42 0,78
KMHG 25,39 1,32 0,15 1,29 18,91 1,25
KMBK 27,69 1,37 0,28 1,05 24,29 0,62
CV (%) 1,9 1,8 3,0 1,6 1,5 3,0
LSD05 0,94 0,45 0,14 0,34 0,63 0,44
Số liệu bảng 2 thấy rằng vật chất khô của các
giống từ 25,39 đến 27,69%, trong đó giống
khoai môn Hà Giang có vật chất khô thấp
nhất đạt 25,39% thấp hơn so với đối chứng là
1,92%. Giống khoai môn Yên Bái 2 thấp hơn
so với đối chứng là 0,2%, các giống khoai
môn Yên Bái 3, Bắc Kạn không có sự khác
biệt so với đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Tỷ lệ protein của các giống không có sự
chênh lệch, dao động từ 1,27 đến 1,37% ở
mức tin cậy 95%, trong đó giống khoai môn
Yên Bái 1 đạt 1,36%. Kết quả này trùng với
kết quả nghiên cứu trên đất bãi tại huyện
Trấn Yên.
Tỷ lệ lipit của các giống cũng không có sự
chênh lệch, đạt từ 0,15 (KMHG) đến 0,31%
(KMYB 1) ở mức tin cậy 95%. Tỷ lệ chất
khoáng của các giống không có sự chênh lệch,
đạt từ 1,05 đến 1,29% ở mức tin cậy 95%.
Hàm lƣợng tinh bột đạt từ 18,91 đến 24,32%
trong đó cao nhất là giống khoai môn Yên Bái
1 đạt 24,32%, thấp nhất là giống khoai môn
Hà Giang đạt 18,91 thấp hơn đối chứng là
5,41% sau đó đến giống khoai môn Yên Bái 3
thấp hơn so với đối chứng là 0,90%. Các
giống khoai môn Yên Bái 1,Yên Bái 2, Bắc
Kạn không có sự sai khác ở mức tin cậy 95%.
Tỷ lệ xơ trong củ cao nhất là giống khoai môn
Hà Giang đạt 1,25%, cao hơn đối chứng là
0,64%, giống đối chứng có tỷ lệ xơ thấp đạt
0,61 % sau đó đến giống khoai môn Bắc Kạn
đạt 0,60%.
Qua kết quả phân tích chất lƣợng, giống khoai
môn Bắc Kạn và giống khoai môn Yên Bái 1
có chất lƣợng củ cao hơn so với các giống
còn lại trên cả 2 loại đất nghiên cứu. Trong số
5 giống thì giống khoai môn Hà Giang có
chất lƣợng thấp nhất, tỷ lệ tinh bột thấp, hàm
lƣợng xơ cao. Giống khoai môn Yên Bái 1
mặc dù một số chỉ tiêu về chất lƣợng không
phải cao nhất nhƣng có lợi thế là giống địa
phƣơng, khả năng thích ứng rộng tại Yên Bái,
năng suất cao nên sẽ đƣợc lựa chọn là giống
có triển vọng để mở rộng diện tích và phát
triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa tại Yên
Bái. Giống khoai môn Bắc Kạn là giống có
chất lƣợng thơm ngon, có thể bổ sung vào cơ
cấu giống của địa phƣơng trong thời gian tới.
So sánh một số chỉ tiêu chất lƣợng trong củ
của các giống khoai môn trên đất ruộng
một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Trên đất ruộng vật chất khô thấp hơn trên đất
bãi, điều này có thể lý giải rằng trên đất ruộng
hàm lƣợng nƣớc trong đất lớn nên trong củ có
hàm lƣợng nƣớc nhiều hơn trên đất bãi, tuy
nhiên sự chênh lệch không nhiều, trong 5
giống nghiên cứu thì giống khoai môn Yên
Bái 2 có sự chênh lệch vật chất khô cao nhất.
Tỷ lệ protein của các giống khoai môn trên
đất ruộng đều thấp hơn trên đất bãi, tỷ lệ
chênh lệch từ 0,07 đến 0,1%. Tỷ lệ lipit có
trong củ của các giống khoai môn trên đất
ruộng cao hơn trên đất bãi, tuy nhiên sự
chênh lệch rất nhỏ từ 0,01 đến 0,03%, giống
khoai môn Yên Bái 3, tỷ lệ lipit là nhƣ nhau ở
cả 2 loại đất (bảng 3a).
Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 3 - 7
6
Bảng 3a: So sánh một số chỉ tiêu chất lượng trong củ (vật chất khô, protein, lipit)
của các giống khoai môn trên hai loại đất
Giống
Vật chất khô (%) Protein (%) Lipit (%)
Đất ruộng
1 vụ
Đất
bãi
So
sánh
Đất
ruộng
1 vụ
Đất
bãi
So
sánh
Đất
ruộng
1 vụ
Đất
bãi
So
sánh
KMYB1 (Đ/C) 27,31 27,86 -0,55 1,36 1,46 -0,10 0,31 0,28 0,03
KMYB2 26,35 27,78 -1,43 1,27 1,34 -0,07 0,30 0,27 0,03
KMYB3 26,46 27,04 -0,58 1,31 1,38 -0,07 0,27 0,27 0,00
KMHG 25,39 25,80 -0,41 1,32 1,36 -0,04 0,15 0,14 0,01
KMBK 27,69 27,96 -0,27 1,37 1,41 -0,04 0,28 0,26 0,02
Bảng 3b: So sánh một số chỉ tiêu về chất lượng trong củ (khoáng, tinh bột, xơ)
của các giống khoai môn trên hai loại đất
Giống
Khoáng (%) Tinh bột (%) Xơ tổng số (%)
Đất ruộng
1 vụ
Đất
bãi
So
sánh
Đất
ruộng
1 vụ
Đất
bãi
So
sánh
Đất
ruộng
1 vụ
Đất
bãi
So
sánh
KMYB1 (Đ/C) 1,22 1,23 -0,01 24,32 24,18 0,14 0,61 0,65 -0,04
KMYB2 1,18 1,16 0,02 24,28 24,04 0,24 0,69 0,77 -0,08
KMYB3 1,17 1,18 -0,01 23,42 23,32 0,10 0,78 0,75 0,03
KMHG 1,29 1,27 0,02 18,91 18,76 0,15 1,25 1,29 -0,04
KMBK 1,05 1,02 0,03 24,29 24,32 -0,03 0,62 0,60 0,02
Tỷ lệ chất khoáng trong củ của các giống
khoai môn trên đất ruộng cao hơn so với đƣợc
trồng trên đất bãi đối với giống khoai môn
Yên Bái 2, khoai môn Hà Giang, khoai môn
Bắc Kạn. Đối với giống khoai môn Yên Bái 1
và Yên Bái 3 thì tỷ lệ này lại ngƣợc lại. Tỷ lệ
chênh lệch cũng nhƣ một số chỉ tiêu khác là
không đáng kể giữa các giống trên 2 loại đất,
chỉ từ 0,01 đến 0,03%. Hàm lƣợng tinh bột
của các giống khoai môn trên đất ruộng có xu
hƣớng cao hơn trên đất bãi, riêng giống khoai
môn Bắc Kạn cho kết quả ngƣợc lại, sự chênh
lệch từ 0,03 đến 0,24%. Hàm lƣợng chất xơ
trong củ các giống khoai môn trên đất ruộng
có xu hƣớng thấp hơn trên đất bãi, sự chênh
lệch từ 0,02 đến 0,08%.
Tóm lại: Các giống khoai môn trồng trên 2 loại
đất có các chỉ tiêu chất lƣợng dao động khác
nhau, tuy nhiên sự chênh lệch không lớn.
KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ
Kết luận
- Trên đất bãi huyện Trấn Yên, giống khoai
môn Bắc Kạn, khoai môn Yên Bái 1 có các
chỉ tiêu về chất lƣợng cao hơn so với các
giống khác, giống khoai môn Hà Giang có
chất lƣợng thấp nhất.
- Trên đất ruộng huyện Lục Yên, giống
khoai môn Bắc Kạn, khoai môn Yên Bái 1
cũng có các chỉ tiêu về chất lƣợng cao hơn
so với các giống khác, giống khoai môn Hà
Giang có chất lƣợng thấp nhất trong 5 giống
nghiên cứu.
- Xét một cách toàn diện, giống khoai môn
Yên Bái 1 và giống khoai môn Bắc Kạn có
năng suất và chất lƣợng tốt nhất, phù hợp
với việc khuyến nghị phát triển rộng trong
sản xuất.
Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 3 - 7
7
Đề nghị
Lựa chọn giống khoai môn Yên Bái 1và
giống khoai môn Bắc Kạn vào cơ cấu giống
chủ yếu của địa phƣơng trong những năm tới.
Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật khác cho 2 giống trên để hoàn thiện
quy trình kỹ thuật áp dụng trong sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Thạch Hoành, Nguyễn Viết Hƣng (2011),
“Chỉ tiêu đánh giá giống và kỹ thuật trồng cây có
củ”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Văn Viết
(2004). “Tài nguyên di truyền khoai môn - sọ ở
Việt Nam”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc (2005).
Cây có củ và kỹ thuật thâm canh, quyển 3, khoai
môn – sọ. Nhà xuất bản Lao động xã hội.
4. Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Đình Thi,
Hoàng Hải, Nguyễn Đình Điệp (2005), Báo cáo
kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và
năng suất của một số giống khoai môn ở vùng
núi phía Bắc”.
SUMMARY
RESEARCH ON SOME NORMS ON THE QUALITY
OF TARO VARIETIES IN YEN BAI PROVINCE
Nguyen Ngoc Nong1*, Le Viet Bao2, Ha Thai Nguyen1
1College of Agriculture and Forestry - TNU
2Yen Bai School of Economics and Technology
Taro is an indigenous plant seen in most of the Northern mountainous provinces like Yen Bai, Ha
Giang, Bac Kan, Lang Son, Son La... Each variety has its own characteristics, that have created
differences between varieties in each locality. Research on 5 taro varieties in 2011 on 1-crop
farmland in Luc Yen district and alluvial land in Tran Yen district, Yen Bai province, when
analyzing some substances in taro, have shown some results as follows:1).On alluvial land at Tran
Yen district, the proportion of dry matter ranged from 25.80 to 27.96 %, protein content from 1.34
to 1.46 %, lipid content from 0.14 to 0.28 %, mineral ratio from 1.02 to 1.27 %, the percentage of
starch was from 18.76 to 24.32 %, total fibrous matter was from 0.60 to 1.29 %. In which, Yen Bai
1 taro variety and Bac Kan taro variety have higher quality indicators than other varieties in the
experiment;2). For taro varieties on 1-crop farmland in Luc Yen district, the proportion of dry
matter was from 25.39 to 27.69 %, protein content from 1.27 to 1.37 %, lipid content from 0.15 to
0.31 %, mineral ratio from 1.05 to 1.29 %, starch percentage from 18.91 to 24.32 %, total fibrous
matter from 0.61 to 1.25 %. As well as research results on alluvial land, Yen Bai 1 taro variety and
Bac Kan taro variety have higher quality indicators than other varieties in the experiment.
Key words: Taro, 1-crop farmland, alluvial land, quality.
Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện: 15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014
Phản biện khoa học: GS.TS Nguyễn Thế Đặng - Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
*
Tel: 0983640215; Email: ngocnongtn@yahoo.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_mot_so_chi_tieu_chat_luong_cac_giong_khoai_mon_ta.pdf