Nghiên cứu lợi ích nhóm và vấn đề nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay

Thực tiễn hoạt động của nhóm lợi ích ở Việt Nam không cân bằng, nghiêng lệch về các nhóm lợi ích có thế mạnh về kinh tế và quan hệ đã tạo ra nhận thức phiến diện về nhóm lợi ích và hoạt động của nhóm lợi ích. Theo nghĩa này, ngăn chặn lợi ích nhóm là kiểm soát việc một số nhóm lợi ích thao túng, lợi dụng chính sách nhằm đảm bảo công bằng xã hội là cần thiết về mặt thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

pdf10 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu lợi ích nhóm và vấn đề nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 1-10 1 NGHIÊN CỨU Lợi ích nhóm và vấn đề nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay Hoàng Văn Luân* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 05 tháng 11 năm 2013 Chỉnh sửa ngày 30 tháng 1 năm 2014; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 3 năm 2014 Tóm tắt: Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam cũng như những tạp chí khoa học với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Hạn chế về mặt thể chế và hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động của nhóm lợi ích ở Việt Nam đã tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nhóm lợi ích. Điều đó làm nảy sinh một số quan điểm chưa toàn diện về nhóm lợi ích, coi rằng nhóm lợi ích mang tính tiêu cực. Bài viết chứng minh nhóm lợi ích và hoạt động của nó là một tất yếu khách quan và nếu được quản trị tốt, sẽ thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quá trình chính sách công. Từ khóa: Nhu cầu, lợi ích, lợi ích nhóm, nhóm lợi ích, lợi ích công. Dẫn nhập∗ Trong những năm gần đây, vấn đề lợi ích nhóm xuất hiện nhiều trên trên các phương tiện truyền thông Việt Nam. Lợi ích nhóm còn đang được hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau song đa phần, lợi ích nhóm đang được nhìn nhận, đánh giá theo nghĩa tiêu cực, nhất là trên phương diện tuyên truyền(1) và các mạng xã hội. Vậy, _______ ∗ ĐT: 84-903264951 E-mail: luanhv@vnu.edu.vn (1) “Một trong những trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế bền vững, ổn định xã hội nước ta hiện nay là sự hiện hữu lợi ích nhóm. Tại buổi tiếp xúc với cử tri Hải Phòng ngày 4-12, trước sự bức xúc của người dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết “kiên quyết ngăn chặn lợi ích nhóm lợi ích và lợi ích nhóm là gì? Về mặt khoa học, hoạt động của nhóm lợi ích có vai trò gì trong thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội? Lợi ích nhóm là một hiện tượng xã hội mang tính tất yếu khách quan có quy luật vận động vốn có của nó giống như những quy luật nhóm để đảm bảo sự công bằng xã hội”. Đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ bày tỏ sự lo ngại về vấn đề này. Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu đích danh lợi ích nhóm tại Hội nghị Trung ương 3 (khóa XI) ngày 10-10-2011 và tiếp đó (tháng 11-2011) các đại biểu Quốc hội đã chỉ rõ hơn về lợi ích nhóm và tác hại của nó”. Xem Lê Quang: Lợi ích nhóm, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1/2013 tại px?mid=57&mzid=448&ID=1058, truy cập ngày 17/10/2013. H.V. Luân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 1-10 2 xã hội khác. Về mặt khoa học và kinh nghiệm ở một số quốc gia, hoạt động của nhóm lợi ích thực sự góp phần thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội. 1. Lợi ích và lợi ích nhóm Lợi ích xuất hiện từ nhu cầu (Lê Hữu Tầng, 1997), gắn liền với phân công lao động xã hội và sở hữu, nhất là sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Phân công lao động xã hội tạo ra hiện tượng mỗi người chỉ lao động trong một lĩnh vực cụ thể(2). Do đó, mỗi cá nhân lao động không tạo ra sản phẩm hay tư liệu trực tiếp thỏa mãn mọi nhu cầu của mình(3). Mục đích của lao động là tìm kiếm phương tiện trung gian(4) để trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu. Trong quan hệ trao đổi đó, lợi ích xuất hiện. Do đó, lợi ích trước hết là một quan hệ xã hội (Nguyễn Linh Khiếu (1999). Xét về mặt giá trị, lợi ích là phần giá trị nhu cầu hay mức độ nhu cầu được thỏa mãn thông qua hoạt động trao đổi với các chủ thể nhu cầu khác (Hoàng Văn Luân, 2011). Đến lượt nó, theo K. Marx, lợi ích lại là cái liên kết các thành _______ (2) K. Marx: ”Một khi bắt đầu có phân công lao động thì mỗi người có một phạm vi hoạt động nhất định và độc chuyên mà người đó buộc phải nhận lấy và không thể thoát ra được (Nhấn mạnh - HVL). Người đó là người đi săn, người đánh cá, hoặc người chăn nuôi, hoặc là nhà phê phán có tính chất phê phán, và người đó vẫn cứ phải làm như thế nếu không muốn mất đi những tư liệu sinh hoạt của mình”. C. Mác - Ph. Ăngghen: Toàn tập, t. 2. Nhà xuất bản CTQG HN., 1995, tr. 47). (3) Chỉ trong nền kinh tế tự cung tự cấp, mỗi gia đình đều lao động để tạo ra những sản phẩm, tư liệu thỏa mãn nhu cầu của mình: trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải, v.v.. Nhưng đây chỉ là một biểu hiện hay một giai đoạn của lịch sử sản xuất. (4) Phương tiện trung gian có thể là hiện vật trong nền kinh tế hiện vật và có thể là tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa. K. Marx: “Đối với anh ta, ý nghĩa của 12 giờ lao động không phải ở chỗ dệt, kéo sợi, khoan, v.v.. mà là ở chỗ: đó là những phương thức kiếm được tiễn khiến cho anh ta có thể ăn, đi quán rượu, ngủ...” Xem C. Mác - Ph. Ăngghen: Toàn tập, t. 6. Nhà xuất bản CTQG HN., 1993, tr. 543. viên của xã hội lại với nhau(5). Lợi ích và quan hệ lợi ích quyết định tính chất và xu hướng vận động của các quan hệ xã hội - mà thực chất là quan hệ giữa các chủ thể lợi ích. Lịch sử cho thấy, những vấn đề đấu tranh hay liên minh giữa các giai tầng xã hội, sự hình thành và mất đi của các tổ chức xã hội đều nảy sinh từ những tính chất cụ thể của quan hệ lợi ích. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản (K. Marx) hay xung đột trong quan hệ quản lý (F.W. Taylor) có nguyên nhân từ quan hệ lợi ích giữa tư sản và vô sản hay giữa giới chủ và người làm thuê. Liên minh công - nông, với tính cách là nhóm lợi ích nảy sinh từ sự thống nhất về lợi ích của hai giai cấp này trong cách mạng vô sản. Theo K. Max, trong quá trình hoạt động xã hội, các chủ thể trước hết đều là vì nhu cầu và lợi ích của mình(6). Và do lợi ích của mình mà liên kết hay đấu tranh với các chủ thể lợi ích _______ (5) K. Marx: “Nhưng vì nhu cầu của mỗi cá nhân riêng biệt không có một ý nghĩa hiển nhiên nào đối với một cá nhân vị kỷ khác có tư liệu thảo mãn nhu cầu đó; nghĩa là không có quan hệ trực tiếp nào với sự thỏa mãn nhu cầu, nên mỗi cá nhân đều buộc phải xây dựng mối quan hệ đó bằng cách là đến lượt mình lại làm kẻ môi giới giữa nhu cầu của người khác với đổi tượng (tư liệu thỏa mãn - HVL) của nhu cầu đó. Như vậy, chính tính tất yếu tự nhiên, chính đặc tính của con người, mặc dù chúng biểu hiện thành hình thức tha hóa như thế nào đi nữa, chính lợi ích là cái liên kết các thành viên của xã hội thị dân lại với nhau”. C. Mác - Ph. Ăngghen: Toàn tập, t. 2. Nhà xuất bản CTQG HN, 1995, tr. 183). (6) K. Marx: “Mỗi cảm giác của anh ta đều buộc anh ta phải tin ở sự tồn tại của thế giới và của các cá nhân khác bên ngoài anh ta. Thậm chí cái dạ dày tội lỗi của anh ta cũng hàng ngày nhắc nhở anh ta rằng thế giới bên ngoài anh ta không phải là trống rỗng, mà trái lại thực sự là cái nhét đầy dạ dày của anh ta. Mỗi hoạt động của bản chất của anh ta, mỗi đặc tính của anh ta, mỗi bản năng sinh học của anh ta đầu trở thành một nhu cầu, biến tính tự yêu mình của anh ta thành sự yêu thích của anh ta đối với sự vật khác và những người khác ở bên ngoài anh ta”. C. Mác - Ph. Ăngghen: Toàn tập, t.2. Nhà Xuất bản CTQG H., 1995, tr. 283. F.W. Taylor - cha đẻ của Thuyết quản lý theo khoa học cũng xuất phát từ mệnh đề con người kinh tế (man is a rational economic animal) để xây dựng học thuyết quản lý của mình. Xem: Principles of Scientific Management, Frederick Winslow Taylor (1911) tại Truy cập ngày 17/10/2013. H.V. Luân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 1-10 3 khác. Nhóm lợi ích và xung đột lợi ích là những biểu hiện cụ thể của những hoạt động, tác động đa chiều đó. Nhóm lợi ích, hiểu một cách chung nhất, là tập hợp các cá nhân có chung một hay nhiều lợi ích hoạt động theo một cơ chế nhất định nhằm đạt được hoặc gia tăng lợi ích chung của họ. Theo nghĩa đó, nhóm lợi ích không phải là một hiện tượng xa lạ ở Việt Nam. Sự ra đời rất sớm của các tổ chức như Liên đoàn lao động, Hội Nông dân(7) và các hội nghề nghiệp - xét về nguồn gốc và bản chất - là minh chứng cho sự tồn tại của các nhóm lợi ích của người lao động, nhóm lợi ích của nông dân, nhóm lợi ích của những người trong từng nghề tương ứng với hội nghề nghiệp của nghề đó. Vào những năm 1980, kinh tế - xã hội Việt Nam đình đốn, trì trệ và đứng trước bờ vực của khủng hoảng. Về mặt lý luận, nhu cầu nghiên cứu tổng kết thực tiễn nhằm tìm ra hướng đi mới, động lực mới cho sự phát triển trở nên cấp thiết. Đây cũng là thời kì xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về lợi ích và sự kết hợp các lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế [1], trong đó có tiếp cận lợi ích theo chủ thể: Lợi ích cá nhân - lợi ích tập thể - lợi ích xã hội. Theo tiếp cận này, lợi ích tập thể với tính cách là lợi ích của cán bộ, nhân viên của một nhà máy, xí nghiệp nhất định, là một hình thức của lợi ích nhóm và tập thể cán bộ, nhân viên đó là nhóm lợi ích. Tuy nhiên, cùng với sự hội nhập cả về thực tiễn và nhận thức khoa học, thực tế hoạt động của nhóm lợi ích ở Việt Nam giai đoạn suy thoái kinh tế từ năm 2009 đến nay, nhóm lợi ích cần được hiểu một cách cụ thể và phù hợp với _______ (7) Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có tiền thân là Công hội đỏ được thành lập năm 1929. Hội Nông dân Việt Nam có tiền thân từ Nông hội đỏ (1926 - 1929), Nông hội (tháng 3 năm 1937), v.v Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thành lập ngày 6 tháng 8 năm 2001, v.v thực tiễn hơn, đặc biệt là khía cạnh tác động, ảnh hưởng đến chính sách(8) của nhóm lợi ích. Nhóm lợi ích (Interest group) là các tổ chức được hình thành một cách tự nguyện tìm cách tạo ra lợi thế cho việc thực hiện lợi ích của nó(9) bao gồm các công ty, tổ chức từ thiện, các nhóm dân sinh, các hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội thương mại, v.v... Nhóm lợi ích xuất hiện ở Đức, Hoa Kỳ và sau đó phổ biến ở các xã hội công nghiệp phương Tây. Lịch sử hình thành này được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn tiền công nghiệp (1830 - 1870), nhóm lợi ích xuất hiện như những tổ chức từ thiện hỗ trợ người nghèo. Thành viên của nhóm này là những người thuộc tầng lớp trung lưu. Giai đoạn hai (1860 - đầu những năm 1900) tương ứng với quá trình công nghiệp hóa, nhóm lợi ích mang nhiều dấu ấn của giai tầng xã hội như tổ chức công đoàn (nhóm lợi ích của công nhân) và các tổ chức của người sử dụng lao động. Thời kỳ này các tổ chức của nông dân cũng được thành lập nhiều nhằm đại diện cho lợi ích của nông dân. Giai đoạn 3 - giai đoạn xã hội công nghiệp (sau năm 1920 đến những năm 1950), các nhóm lợi ích với tính cách là hội nghề nghiệp xuất hiện phổ biến. Giai đoạn 4 - giai đoạn hậu công nghiệp xuất hiện các nhóm lợi ích bảo vệ cho những lợi ích hậu công nghiệp như môi trường, quyền con người, v.v...[2]. Như đã đề cập, hoạt động của con người là để thỏa mãn nhu cầu, để chiếm lĩnh lợi ích và _______ (8) Thường được gọi là vận động hành lang, vận động chính sách (lobby). (9) Trong cuốn The Interest Group Society, Nhà Xuất bản Clyde Wincox, tái bản lần 5, năm 2009, Jeffrey Berry cho rằng Nhóm lợi ích là tổ chức của những cá nhân có chung mục tiêu và cố gắng tác động, gây ảnh hưởng đến chính sách công (An interest group is an organized body of individuals who share some goals and who try to influence public policy). H.V. Luân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 1-10 4 qua đó sáng tạo ra lịch sử(10) thì việc các chủ thể lợi ích tự nguyện hợp sức với nhau nhằm bảo vệ và hơn nữa là củng cố, làm gia tăng lợi ích của họ cũng là một tất yếu lịch sử. Xuất phát từ lợi ích của mình và khát vọng không ngừng làm gia tăng lợi ích của mình, trong những trường hợp nhất định, các chủ thể lợi ích cần và phải liên kết với nhau thành nhóm lợi ích theo nguyên lý tính trội của hệ thống(11). Sự xuất hiện của nhóm lợi ích là một tất yếu khách quan, phản ánh sự đa dạng của lợi ích và các quan hệ lợi ích của đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển, quá trình đa dạng và phức tạp hóa của lợi ích và các quan hệ lợi ích càng diễn ra nhanh chóng và có thể vượt trước sự điều tiết, điều chỉnh của nhà nước thông qua công cụ pháp luật và chính sách hiện hành(12). Do đó, các nhóm lợi ích cần có tiếng nói, có tác động đến các nhà hoạch định để kịp thời điều chỉnh chính sách nhằm hợp thức, hợp pháp hóa lợi ích của họ. 2. Nhóm lợi ích ở một số quốc gia Ở một số quốc gia như Canada, Đức, đặc biệt là Hoa Kỳ, nhóm lợi ích và hoạt động của _______ (10) K. Marx: “Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”. C. Mác - Ph. Ăngghen: Toàn tập, t.3, Nhà Xuất bản CTQG H., 1995, tr. 40. (11) Gareth Morgan: “The visions, values, and sense of purpose that bind an organization together can be used as a way of helping every individual understand and absorb the mission and challenge of the whole enterprise”. (12) Do tính độc lập tương đối, ý thức pháp luật và chính trị (được hiểu chung là chính sách) với tính cách là những yếu tố của ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Hơn nữa, từ ý thức pháp luật, ý thức về chính sách đến việc xây dựng và thực thi một bộ luật, một chính sách cũng thường có một độ trễ nhất định. nhóm lợi ích được thừa nhận công khai như một trong những kênh vận động chính sách đồng thời ở góc độ khác lại là kênh phản biện chính sách. Sự đa dạng của các nhóm lợi ích ở Hoa Kỳ có thể được phân thành một số loại cơ bản: Nhóm lợi ích kinh tế (Nhóm lợi ích kinh doanh - Business Interest Groups, Nhóm lợi ích nông nghiệp - Agricultural Interest Groups, Nhóm lợi ích người lao động - Labor interest groups, v.v..); Nhóm lợi ích môi trường (Environmental Groups như Sierra Club và Greenpeace); Nhóm lợi ích công (Public-Interest Groups như Nader Organizations, The League of Women Voters); v.v.. Nhóm lợi ích hoạt động công khai. Họ có thể thuê các chuyên gia vận động hành lang nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng đến các chuyên gia hoạch định chính sách. Vận động hành lang được điều chỉnh bởi Luật Vận động hành lang(13) (The Federal Regulation of Lobbying Act) ban hành năm 1946 và Luật sửa đổi Luật Vận động hành lang (Lobbying Disclosure Act) năm 1995. Hiệu quả vận động của nhóm lợi ích phụ thuộc vào quy mô nhóm (tài chính, đội ngũ chuyên gia, v.v), tính tổ chức của nhóm, người lãnh đạo và kỹ thuật, chiến thuật vận động của nhóm. Về thực chất, hoạt động của nhóm lợi ích là quá trình phản biện chính sách - một phương thức hiệu quả của quá trình chính sách công (hoạch định, tổ chức thực hiện chính sách, đánh giá và điều chỉnh chính sách): Vận động chính sách để có lợi cho nhóm lợi ích của mình đồng thời có thể đưa ra những phân tích nhằm chỉ rõ những bất hợp lý của những nhóm lợi ích khác như một chiến thuật của vận động chính sách. _______ (13) Theo Luật này, các cá nhân, tổ chức vận động hành lang được nhận tiền với mục đích gây ảnh hưởng đến các nhà làm luật, các nhà hoạch định chính sách nhưng phải đăng ký trước. Cá nhân, tổ chức vận động hành lang phải có giấy phép vào phải có báo cáo công khai hàng quý về hoạt động vận động của mình. H.V. Luân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 1-10 5 Phản biện chính sách là xu hướng phổ biến, tất yếu nhằm nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của quá trình chính sách công. Tuy với phương thức mang tính đặc thù(14), Việt Nam không nằm ngoài tính phổ quát đó. 3. Vai trò của nhóm lợi ích Xét từ góc độ triết học, hoạt động của các nhóm lợi ích tạo ra sự cân bằng (sự thống nhất) lợi ích của các nhóm và một cách có ý thức hay không họ đang tạo ra lợi ích chung [3](15) và đó là cơ sở của sự thống nhất trong hành động xã hội. Ở một khía cạnh nhất định, hoạt động của nhóm lợi ích góp phần tạo ra sự cân bằng, toàn diện của quá trình chính sách. Nhờ đó, nhà nước - cơ quan ban hành chính sách - mới thực sự trở thành người đại diện cho các tầng lớp xã hội và là trung tâm tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của toàn xã hội. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nước phương Tây đều rơi vào căn bệnh trầm trọng: mâu thuẫn giai cấp gay gắt, gần như không thể điều hòa được. Phân tích mâu thuẫn này cùng với những mâu thuẫn xã hội khác, V.I. Lenin đã dự báo chủ nghĩa đế quốc là đêm trước của cuộc cách mạng vô sản. Chúng ta biết, cùng với sự gia tăng tính bạo lực, tùy tiện trong quản lý của giới chủ là sự hình thành và phát triển của các tổ chức nghiệp _______ (14) Khoản 2, Điều 2, Quyết định 97/2009/QĐ-TTg ghi rõ: Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai dưới danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ. (15) K. Marx: “Sức mạnh duy nhất ràng buộc họ với nhau và đặt họ quan hệ với nhau là lòng vị kỷ, là điều lợi riêng, là lợi ích tư nhân. Nhưng chính vì mỗi người chỉ lo cho mình mà không lo cho người khác, cho nên tất cả bọn họ, do một sự nhịp nhàng đã định trước của sự vật, hay do sự che chở của một Thượng đế rất khôn khéo, đều chỉ làm một công việc có lợi cho cả hai bên, cho điều lợi chung, cho lợi ích chung”. đoàn nhằm bảo vệ lợi ích của người lao động làm thuê đã dẫn đến những cuộc đình công quy mô lớn trong sản xuất công nghiệp ở các nước phương Tây. F.W. Taylor gọi đó là xung đột trong quan hệ quản lý - Xung đột giữa một bên là giới chủ quản lý theo phương thức tùy tiện và bạo lực hay còn gọi là quản lý bằng quả đấm(16) và một bên là người làm thuê lãn công, biểu tình, đập phá máy móc hay còn gọi là hành động lính tráng một cách có hệ thống(17). Đứng trước hiện tượng này, các chính phủ buộc phải ban hành các luật về lao động(18) buộc giới chủ phải đảm bảo lợi ích tối thiểu của người lao động. Sự điều chỉnh chính sách công cùng với sự thay đổi trong phương pháp quản lý(19) của giới chủ đã phần nào giải quyết được xung đột trong quan hệ quản lý tạo điều kiện để công nghiệp tiếp tục phát triển. Ở các quốc gia khi hoạt động của các nhóm lợi ích còn hạn chế là nguyên nhân dẫn đến lợi ích công không được quan tâm thỏa đáng, dẫn đến hiện tượng “tranh chấp lợi ích công”(20). Indonesia là quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ). Những cảnh báo về nguy cơ cạn kiệt nguồn nhiên liệu này cùng với nhu cầu sử dụng nhiên liệu sinh học ngày càng tăng của thị trường thế giới đã thúc đẩy chính phủ khuyến khích mạnh mẽ đầu tư trồng dầu cọ (đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư, trợ cấp, giảm thuế, bắt buộc sử dụng nhiên liệu sinh học, hỗ trợ và đến bù thu hồi đất, v.v). Những chính sách này đã tạo ra _______ (16) Tiếng Anh: The rule of thump. (17) Tiếng Anh: Systematic soldiering. (18) Luật Lao động Anh (Employers and Workmen Act) năm 1875, Luật Tiêu chuẩn lao động (The Fair Labor Standards Act) của Hoa Kỳ năm 1938. (19) F.W. Taylor (1856 - 1915) - cha đẻ của thuyết quản lý theo khoa học, được đánh giá là người mở ra kỷ nguyên vàng trong quản lý của Mỹ vào những năm đầu của thế kỷ XX. (20) Nguyên nghĩa tiếng Anh: Public interest litigation. Xem Po Jen Yap và Holning Lau (2011): Public Interest Litigation in Asia, Nhà xuất bản Routledge. H.V. Luân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 1-10 6 sự gia tăng nhanh chóng diện tích đất trồng dầu cọ của Indonesia(21). Quá trình này không chỉ đồng thời làm mất đi một lượng lớn đất rừng tự nhiên, phá vỡ đa dạng sinh học mà còn làm gia tăng phát thải CO2(22) gây hậu quả nghiêm trọng về môi trưởng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích công. Với diện tích rừng nhiệt đới lớn thứ 3 thế giới và tốc độ phá rừng để trồng dầu cọ điển hình như ở Lalimantan(23), Indonesia cũng là một trong những nước phát thải các khí nhà kính lớn nhất thế giới. Ở đây, chúng ta thấy trong cuộc đấu tranh giữa cơ sở trồng dầu cọ và người dân bản địa, các cơ sở trồng dầu cọ luôn chiếm ưu thế nhờ sự trợ giúp của thể chế với các biện minh về tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, v.v.. Chương trình Dầu cọ bền vững chỉ có được khi có sự lên tiếng và ủng hộ của khách hàng lớn khi họ có những yêu cầu nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn xã hội và môi trường(24) của sản phẩm. _______ (21) Theo Tổ chức lương thực thế giới (2008), năm 2006 Indonesia có 4,1 triệu ha đất rừng tròng dầu cọ thì đến năm 2008, con số này đã đạt 7,9 triệu ha. (22) Rừng nhiệt đới có đất giầu than bùn. Nó chỉ ổn định khi hoàn toàn bị ngập nước khi còn rừng nhiệt đới. Khi rừng nhiệt đới bị phá để trồng dầu cọ (một loại cây ít có khả năng giữ nước), sẽ xảy ra tình trạng khô hạn. Khi đó, oxy đi vào than bùn, gây ra quá trình phân hủy vi sinh vật rất nhanh chóng và giải phóng lượng khí CO2 khổng lồ vào khí quyển. (23) Kalimantan thuộc đảo Borneo - nơi có nhiều rừng nhiệt đới và đất giầu than bùn. Theo Kimberly M. Carlson, Lisa M. Curran, Gregory P. Asner, Alice McDonald Pittman, Simon N. Trigg và J. Marion Adeney (Carbon emissions from forest conversion by Kalimantan oil palm plantations, Nature Climate Change, tháng 7 năm 2012), từ năm 1990 - 2010, diện tích trồng dầu cọ trên toàn Kalimantan đã lên tới 538.346 km2. (24) Năm 2010, hai khách mua dầu cọ lớn nhất của Indonesia là Nestlé và Unilever, đã đình chỉ hợp đồng mua hàng khi nhà cung cấp địa phương bị cáo buộc là có liên quan đến việc phá rừng để mở rộng diện tích trồng dầu cọ. Các khách hàng lớn khác từ Liên minh châu Âu cũng đã cam kết từ năm 2015 trở đi sẽ chỉ nhập dầu cọ của Indonesia theo CSPO (Certified Scrum Product Owner). Để bảo vệ lợi ích của mình, các nhóm lợi ích thường có những tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách của nhà nước thông qua vận động chính sách. Vận động chính sách từ cả các nhóm lợi ích liên quan và thêm vào đó là phản biện chính sách của các tầng lớp dân cư khác giúp các nhà hoạch định và thực thi chính sách có cái nhìn sâu hơn và đa chiều hơn về các loại lợi ích của chính sách. Kết quả hiển nhiên là những chính sách đó mang tính toàn diện, khả thi hơn và có thể đi vào cuộc sống. Hơn nữa, sự tham gia của các nhóm lợi ích vào quá trình chính sách nâng cao hiệu quả của chính sách thông qua việc cung cấp các thông tin mà các chuyên gia hoạch định chính sách - với tính cách là một hoặc một số cá nhân cụ thể luôn hữu hạn về thông tin và năng lực. Thông tin từ nhóm lợi ích có thể là thông tin thuộc các lĩnh vực cụ thể cũng có thể là các thông tin mang tính chuyên gia. Trừ khi các nhà hoạch định chính sách không muốn hoặc cố tình không biết(25), các thông tin từ nhóm lợi ích chắc chắn là những thông tin tham khảo bổ ích cho quá trình chính sách. Do đó, dưới góc độ này, hoạt động của nhóm lợi ích góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách công của quốc gia. Mặc dù có những đặc thù cụ thể song hầu hết các quốc gia phát triển đều thừa nhận sự tồn _______ (25) Việc quyết định xây dựng Nhà máy thủy điện Xayaburi (Lào) là một dẫn chứng điển hình. Rộng 800 nghìn km vuông, lưu vực sông Mê Công là nguồn cá đất liền lớn nhất trên thế giới, và là nơi sinh sống của 65 triệu người từ 6 quốc gia: Myanmar, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Việt Nam, và Cambodia. “Đa số cư dân là người nghèo, 81% nguồn protein trong dinh dưỡng của họ là từ cá sông (Guy Ziv - Giáo sư môi trường Đại học Stanford, California, Hoa Kỳ, 2012). Ngoài ra, với kết quả nghiên cứu của mình, Guy Ziv cũng cho rằng những con đập thủy điện trên những nhánh sông Mê Công có thể gây thiệt hại nhiều hơn. Tuy nhiên, trong báo cáo cuối cùng về dự án (Feasibility Study Xayaburi Hydroelectric Power Project, Lao DPR - Final Report) của Công ty Ch. Karnchang, Thái Lan (Ch. Karnchang Public Company Limited) - Công ty lập dự án và kí hợp đồng xây dựng, chuyển giao đã không đề cập đến thiệt hại này và Chính phủ Lào cũng chỉ căn cứ vào Báo cáo này để quyết định. H.V. Luân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 1-10 7 tại và hoạt động của các nhóm lợi ích và có các quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động của các nhóm lợi ích(26). Như vậy, nhóm lợi ích là một hiện tượng khách quan, là kết quả tự nguyện tập hợp của các cá nhân có cùng lợi ích. Dù được thừa nhận hay không thừa nhận, các nhóm lợi ích thường có những tác động, ảnh hưởng đến quá trình chính sách nhằm đảm bảo, thậm chí làm gia tăng lợi ích của nhóm. Ở một khía cạnh nhất định, hoạt động của nhóm lợi ích góp phần tạo ra sự cân bằng, toàn diện của quá trình chính sách. Nhờ đó, nhà nước - cơ quan ban hành chính sách - mới thực sự trở thành người đại diện cho các tầng lớp xã hội và là trung tâm tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của toàn xã hội. Nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân là nhà nước mà ở đó, người dân có quyền tham gia vào công việc của nhà nước(27). Do đó, hoạt động của các nhóm lợi ích phần nào thể hiện vai trò của các tầng lớp, cộng đồng, nhóm xã hội vào quá trình chính sách của nhà nước. Theo R. Allen Hays, nhóm lợi ích là cơ chế quan trọng để công dân bày tỏ quan điểm, nhu cầu của họ đối với các nhà hoạch định chính sách của nhà nước(28). Thông qua đại diện của mình để tác động đến quá trình chính sách nên, về đại thể, nhóm lợi ích có thể được coi là một hình thức dân chủ đại diện tự nguyện. _______ (26) Luật vận động hành lang (Lobbying Act (R.S.C. 1985, c. 44 (4th Supp.) năm 1985 và sửa đổi năm 2008 của Canada, Các quy tắc trình tự (Rules of Procedure) của Cộng hòa Liên bang Đức. (27) Khoản 1, Điều 2, Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có ghi: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. (28) R. Allen Hay, The Role of Interest Groups. 4. Vấn đề nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay Thực tiễn phát triển của Việt Nam những năm qua đã cho thấy sự tồn tại và hoạt động của các nhóm lợi ích như là một hiện tượng tất yếu lịch sử. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan và chủ quan nên sự hình thành và hoạt động của các nhóm lợi ích có những biểu hiện khác thường và không đóng góp vào quá trình dân chủ, công khai và công bằng xã hội. Đó là lý do, ở Việt Nam, nhóm lợi ích thường được gắn với ý nghĩa xấu, tiêu cực. Hầu hết các nhóm lợi ích thuộc lĩnh vực công liên quan đến môi trường sinh thái, người tiêu dùng, v.v... hoạt động mang tính hình thức, ít có những hoạt động vận động chính sách hiệu quả. Do đó, môi trường sinh thái không những không được cải thiện mà còn có phần trầm trọng hơn; vấn đề an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái vẫn luôn là vấn đề bức xúc đối với người tiêu dùng Việt Nam. Những vụ việc trầm trọng về môi trường, về quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam chủ yếu là do nhân dân lên tiếng, báo chí vào cuộc và các cơ quan quản lý Việt Nam. Các hội, hiệp hội trong lĩnh vực này hầu như không có tiếng nói chứ chưa nói đến hành động bảo vệ cho những lợi ích công này(29). Một cách tương tự, mặc dù có đại diện với cơ cấu tổ chức rộng khắp song các nhóm lợi ích của nông dân, công nhân(30). Ở Việt Nam cũng _______ (29) Trong vụ Vedan (năm 2008), Vụ chôn thuốc trừ sâu ở Thanh Hóa, chỉ có người dân, báo chí, Cảnh sát môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường vào cuộc chứ chưa thấy sự hiện diện của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (trong vụ Vedan) và Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa (trong vụ trôn thuốc trừ sâu). (30) Tổ chức Hội nông dân và tổ chức công đoàn mà cao nhất là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam là những thể chế được tổ chức rộng rãi đại diện cho lợi ích của nông dân và công nhân Việt Nam. H.V. Luân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 1-10 8 hoạt động kém hiệu quả. Hệ quả tất yếu là nhiều lợi ích của nông dân và công nhân không được giải quyết một cách thỏa đáng đã dẫn tới những vụ việc nghiêm trọng trong thu hồi đất cũng như những hậu quả trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Có thể thấy, những nhóm lợi ích kém hiệu quả ở Việt Nam thường phổ biến ở những trường hợp: Nhóm lợi ích mà người đại diện của nó không hưởng lợi trực tiếp từ nhóm lợi ích mà họ đại diện (Hội Nông dân, Công đoàn) hoặc hưởng lợi từ những hoạt động khác (Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Hội bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam). Việc không trực tiếp hưởng lợi trực tiếp từ nhóm lợi ích tạo ra hiện tượng “ăn quả không rào cây” - một hiện tượng trái với lẽ phải thông thường ở Việt Nam “Ăn cây nào, rào cây ấy” - cái lẽ thường nhưng cũng không kém phần hiện đại: quyền lợi gắn liền với trách nhiệm. Trong khi đó, một số nhóm lợi ích hoạt động mạnh, bằng cách này, cách khác có quan hệ mật thiết với một số nhà hoạch định chính sách đến mức được gọi là nhóm lợi ích thân hữu(31). Những nhóm lợi ích này với tiềm lực kinh tế mạnh và sự vận động bằng kinh tế với nhiều hình thức khác nhau đã tạo ra sự nghiêng lệch trong cán cân chính sách - vốn cần thiết phải cân bằng với tính cách là người đại diện cho các tầng lớp dân cư của xã hội. Trong những năm vừa qua, nhóm lợi ích ngân hàng không những đã tạo nên nhiều hệ lụy _______ (31) Trong mục Lo ngại những “nhóm lợi ích thân hữu”, Báo Thanh Niên, Số 17(6535), Thứ tư, 12.11.2013, Thái Sơn đã nêu lời phát biểu của Tổng Thanh tra Chính phủ: “Phát biểu tại cuộc đối thoại (về phòng, chống tham nhũng lần thứ 12, ngày 12 tháng 11 năm 2013 với chủ đề “vai trò của doanh nghiệp và khu vực tư nhân trong công tác phòng, chống tham nhũng”), Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh bày tỏ lo ngại sự cấu kết giữa doanh nghiệp và các quan chức tha hóa sẽ hình thành những “nhóm lợi ích thân hữu”, có khả năng tác động tiêu cực tới quá trình xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật”, tr. 7. cho sự phát triển của doanh nghiệp mà còn cho cả kinh tế vĩ mô Việt Nam. Khủng hoảng kinh tế là thời điểm các doanh nghiệp cần được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để trụ vững và vượt qua khủng hoảng. Do đó, hầu hết các quốc gia đều tìm mọi biện pháp hạ lãi suất cho vay. Đặc biệt, Cục Dự trữ Liên bang Hoa kỳ (FED) đã có những lần giảm lãi suất kỷ lục. Theo đó, mức lãi suất đang từ 5% (năm 2007) đã giảm dần xuống 1% (cuối năm 2008) và từ 17/12/2008 hạ xuống mức thấp kỷ lục từ 0 - 0,25%(32). Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại phải tiếp cận dòng vốn giá cao. Theo công bố chính thức của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 1/12/2009 là 12%(33). Trên thực tế, doanh nghiệp phải tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất cao hơn nhiều. Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 do Nhóm tư vấn Chính sách kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: “Vào cuối năm (2011), mặc dù đã giảm vài điểm phần trăm nhưng lãi suất cho vay các hoạt động sản xuất đến vẫn ở mức gần 20% trong khi lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân hầu hết vẫn ở mức 22-24% [4]”. Lãi suất cho vay cao phần là do lãi suất huy động cao. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại vẫn hưởng chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay ở mức 4- 5%(34). Nhờ đó, “... hầu hết các ngân hàng thương mại lớn đều có lợi nhuận năm 2011 lớn hơn năm 2010 bất chấp tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn mọi năm. ROE trung bình của tám ngân hàng niêm yết đã tăng từ 18,83% năm _______ (32) PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu: Cần hiểu đúng các loại lãi suất công bố, website của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. cle&id=1563&catid=43&Itemid=90, Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013. Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này, mức lãi suất này là lãi suất cơ sở (Fed Funs Rate), lãi suất cơ bản (Prime Rate) được các ngân hàng công bố thường cao hơn mức lãi suất cơ sở từ 2 - 3,5%. (33) Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. D=4352. (34) Theo các chuyên gia và số liệu thống kê, mức thông thường là khoảng 3%. H.V. Luân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 1-10 9 2010 lên 19,68% năm 2011” [4]. Hệ quả tất yếu của vấn đề này là doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và đang đứng trước nguy cơ phá sản hoặc ngừng hoạt động kéo theo tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng thương mại có xu hướng tăng cao. Sự không bình đẳng của các nhóm lợi ích ở Việt Nam có nguyên nhân từ nạn tham nhũng của một số nhà hoạch định và thực thi chính sách. Lợi thế luôn thuộc về nhóm lợi ích có tiềm lực kinh tế, hoạt động mạnh thông qua vận động, thậm chí mua chuộc. Số còn lại ít tiềm lực kinh tế, vận động chính sách yếu, thậm chí không vận động mặc dù cũng có sự ủng hộ của một số chuyên gia độc lập nhưng vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi về chính sách. Năng lực lắng nghe [5] của một số nhà hoạch định và thực thi chính sách đã và đang chịu sự tác động mạnh của việc vận động chính sách như một lẽ tất yếu vì họ cũng là những con người cụ thể luôn đặt ra và giải quyết bài toán quan hệ giữa lợi ích và rủi ro trong thực tế ở Việt Nam. Lợi ích và nhận thức lợi ích tạo thành mục đích hoạt động của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Do đó, nó quyết định tính chất của mối quan hệ giữa các chủ thể hoạt động: Hợp tác hay cạnh tranh. Hợp tác giữa các chủ thể có cùng lợi ích và nhằm tăng cường lợi ích đó tạo thành nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích khác nhau có phương thức tổ chức, tiềm lực (kinh tế và quan hệ) khác nhau nên có mức độ ảnh hưởng đến quá trình vận động chính sách khác nhau và có mức độ hưởng lợi khác nhau. Quá trình này có thể làm nảy sinh xung đột lợi ích(35). _______ (35) Được hiểu là sự vi phạm lợi ích lẫn nhau. Theo Luật xung đột lợi ích của Canada (Canada: Conflict of Interest Act (S.C. 2006, c. 9, s. 2, tr. 5), xung đột lợi ích là khi một cá nhân dùng quyền hạn, chức năng của mình làm gia tăng cơ hội, điều kiện thực hiện lợi ích của mình, người thân hoặc người khác một cách không hợp luật. Như vậy, nhóm lợi ích và hoạt động của nhóm lợi ích là một tất yếu khách quan, có tác động tích cực đến tiến bộ và công bằng xã hội. Hoạt động của nhóm lợi ích cũng là một trong những hình thức của dân chủ đại diện, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quá trình chính sách. Sự tồn tại và hoạt động của nhóm lợi ích luôn phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi quốc gia trong những thời điểm lịch sử cụ thể. Căn cứ vào cấu trúc chính trị, truyền thống chính trị, các nhóm lợi ích sẽ lựa chọn những chiến thuật, cách thức phù hợp để tiếp cận vào hệ thống chính trị trong việc vận động chính sách. Và do đó, tính chất tiêu cực hay tích cực của nhóm lợi ích và hoạt động của nhóm lợi ích có những biểu hiện cụ thể. Thực tiễn hoạt động của nhóm lợi ích ở Việt Nam không cân bằng, nghiêng lệch về các nhóm lợi ích có thế mạnh về kinh tế và quan hệ đã tạo ra nhận thức phiến diện về nhóm lợi ích và hoạt động của nhóm lợi ích. Theo nghĩa này, ngăn chặn lợi ích nhóm là kiểm soát việc một số nhóm lợi ích thao túng, lợi dụng chính sách nhằm đảm bảo công bằng xã hội là cần thiết về mặt thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Ngăn chặn, kiểm soát sự thao túng của một số nhóm lợi ích là một yêu cầu song vấn đề quan trọng là quản trị xung đột lợi ích và các nhóm lợi ích nhằm tạo động lực phát triển xã hội trong bối cảnh mới. Đó là hướng nghiên cứu còn bỏ ngỏ ở Việt Nam hiện nay. Tài liệu tham khảo [1] Vũ Hữu Ngoạn, Khổng Doãn Hợi: Về sự kết hợp các lợi ích kinh tế, Nhà Xuất bản Thông tin Lý luận, H., 1983. [2] Thomas, Clive S. (ed.), First World Interest Groups, A Comparative Perspective, (Westport: Greenwood Press), 1993. H.V. Luân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 1-10 10 [3] C. Mác - Ph. Ăngghen: Toàn tập, t 2, 3, 23. Nhà xuất bản CTQG HN., 1995. [4] Nhóm tư vấn Chính sách kinh tế vĩ mô (Ủy ban Kinh tế của Quốc hội): Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu, Nhà xuất bản Tri thức, H., 2012. [5] Dương Trung Quốc, “Năng lực lắng nghe bị hạn chế phải chăng do Chính phủ chưa tin vào dân, vào những người không nằm trong bộ máy tư vấn gần gũi của Chính phủ hay còn vì lợi ích nhóm”, Báo Thanh niên, số 160(6012), Thứ sáu, 8.6.2012, tr. 7. Interest Group and Some Issues on Interest Group in Vietnam Hoàng Văn Luân VNU University of Social Sciences and Humanities, 336 Nguyễn Trãi Road, Thanh Xuân Dist., Hanoi, Vietnam Abstract: Group interests and groups of interests have been mentioned more and more on the mass media in Vietnam as well as in the scientific journals with different ways of accessibility. Limitations in terms of the institution and legal corridor relating to the activities of the group of interests in Vietnam have created the inequality between the groups of interests, resulting in having a number of imperfect viewpoints arisen concerning the interest group, believing that the interest group bears passitivity. The paper proves that the interest group and its activities are the objective inevitability and if it is well governed, it will help boost social progress and equality as well as raising efficiency and effectiveness in the process of public policy. Keywords: Demand, interest, group of interests, public interest.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_1_0503.pdf