Nghiên cứu liên văn bản truyện Chí dị trung đại Việt Nam trường hợp Lĩnh nam chích quái - Nguyễn Lãm Thắng

3. KẾT LUẬN Lĩnh Nam chích quái là một trong những văn bản truyện kể giàu tính hư cấu cổ xưa nhất còn lại đến nay của văn học viết Việt Nam. Từ văn bản, chúng ta có thể phát hiện nhiều mối liên hệ với các văn bản truyện cổ tích và chuyện tín ngưỡng dân gian. Trong mối quan hệ liên cốt truyện với truyện kể dân gian, Lĩnh Nam chích quái vừa cho thấy sự vay mượn vừa thể hiện sự tương đồng ngẫu nhiên do các văn bản cùng tồn tại trong một môi trường văn hóa. Lĩnh Nam chích quái cũng chứa đựng sự tồn tại của những mảnh chuyện kể về các tín ngưỡng như thờ cây, tắm Phật, sự tôn xưng anh hùng. Trong phạm vi văn hóa rộng lớn hơn, Lĩnh Nam chích quái tất sẽ có những quan hệ liên văn bản khác, chẳng hạn, với thể chế chính trị, ngôn ngữ, . Điều này khiến văn bản mở rộng biên độ tiếp nhận từ người đọc.

pdf11 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu liên văn bản truyện Chí dị trung đại Việt Nam trường hợp Lĩnh nam chích quái - Nguyễn Lãm Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 33-43 NGHIÊN CỨU LIÊN VĂN BẢN TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP LĨNH NAM CHÍCH QUÁI NGUYỄN LÃM THẮNG - NGUYỄN VĂN LUÂN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Lĩnh Nam chích quái (Trần Thế Pháp) là tập truyện chí dị đặc sắc thời trung đại Việt Nam, ra đời vào thời Trần. Nghiên cứu từ góc nhìn liên văn bản, Lĩnh Nam chích quái bộc lộ những giá trị độc đáo của mình thông qua mối quan hệ với truyện cổ tích và những câu chuyện tín ngưỡng dân gian. Trong quan hệ với truyện cổ tích, nghiên cứu của chúng tôi phát hiện những lặp lại về cốt truyện, xem đó là kết quả chung của sự tác động bởi tâm thức cộng đồng cùng sự vay mượn của Trần Thế Pháp từ các truyện kể dân gian, đa phần là những chuyện về lễ tục tồn tại dưới dạng các văn bản xã hội: lưu truyền, hòa vào đời sống, ít lưu thành văn bản viết. Trong quan hệ với các văn bản xã hội như vậy, Lĩnh Nam chích quái lưu lại các mảnh chuyện, các tình tiết vụn mà bản thân tác giả cũng không thể xác định văn bản nguồn đích thực của nó: chi tiết về các lễ tục: Lễ tế cây, Lễ tắm Phật, thờ Phật mẫu; chi tiết mang màu sắc linh thiêng: thánh bay về trời. Liên văn bản, ở trường hợp này, là văn bản hóa một cách vô thức các chi tiết trong vô vàn văn bản đã tồn tại được nhà văn tiếp nhận trong quá trình sống trải. Từ khóa: lý thuyết liên văn bản, truyện chí dị, trung đại, Việt Nam, Lĩnh Nam chích quái 1. LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1.1. Khái lược lý thuyết Liên văn bản “Tính liên văn bản” - cách dịch Việt ngữ thông dụng của thuật ngữ “intertextuality”, được đề xuất bởi nhà lý luận người Pháp Julia Kristeva, năm 1966 – 1967, trong bài viết giới thiệu tư tưởng của nhà lý luận Nga: M. Bakhtin: “Word, Dialogue and Novel” (Ngôn từ, đối thoại và tiểu thuyết). Ban đầu, Julia Kristeva dùng “intertextuality” thay thế cho cách gọi “tính đối thoại” vốn được quen dùng cho tư tưởng của M. Bakhtin. Kristeva đã đặt một văn bản trong mối quan hệ không thể tách rời với vô số các văn bản khác. Bà nhấn mạnh đến hai trục quan hệ liên văn bản: trục ngang (horizontal axis): quan hệ giữa tác giả với độc giả và, trục đứng (vertical axis): quan hệ giữa văn bản với vô số văn bản khác. Bà phân biệt đặc tính quan hệ văn bản của “intertextuality” với các kiểu quan hệ nguồn gốc, ảnh hưởng bằng cách đề xuất khái niệm “transposition” (sự chuyển vị). Quan hệ liên văn bản giữa các văn bản, như vậy, là sự chuyển vị từ hệ thống kí hiệu này vào hệ thống kí hiệu khác, tạo thành cấu trúc mới và kéo theo những cách hiểu mới. Ở điểm này, Julia Kristeva được coi như một nhà giải cấu trúc. 34 NGUYỄN LÃM THẮNG – NGUYỄN VĂN LUÂN Tuy khái niệm “Intertextuality” được khởi đi từ J. Kristeva, nhưng trước bà khá lâu, đã được đặt ra bởi những người Nga. Các nhà Hình thức luận (Formalism) Nga nhận thấy mối liên hệ tất yếu trong hệ thống tác phẩm. Trong khi M. Bakhtin coi mỗi lời nói ra đều mang dấu ấn xã hội và nằm trong một mạng lưới vô vàn những lời khác; trong mạng lưới ấy “Bất kì lời nói nào cũng nhằm để được đáp lại và không thể tránh khỏi ảnh hưởng sâu xa của lời đáp” [1, tr. 110]. Từ khi xuất hiện, thuật ngữ “intertextuality” được sử dụng, diễn giải hết sức phong phú qua hệ thống tư tưởng của nhiều nhà lý thuyết: R. Bathes, J. Derrida, M. Foucault, Gérard Genette, Michael Riffaterre với những quan điểm dị biệt, phức tạp. Trong số đó, R. Bathes có lẽ là người có đóng góp lớn hơn cả cho việc phát triển ý niệm về tính liên văn bản. Ông cho rằng, mỗi văn bản được viết ra là một không gian đa chiều kích mà ở đó, hội tụ rất nhiều những văn bản khác thuộc những nền văn hóa khác nhau. Trong mối quan hệ này, mỗi văn bản mang tính chất “ở giữa” (the between-ness). Không một văn bản nào là độc sáng cả. Tìm hiểu ý nghĩa một văn bản, do đó, buộc lòng phải đặt vào mối quan hệ của các văn bản khác, đi vào các văn bản khác. Điều đó khiến cho ý nghĩa của văn bản là một bội số, một bội số định định và không dừng triển hạn. R. Bathes dùng thuật ngữ “mosaics of citations” (bức tranh khảm kết đính các trích dẫn) để hình dùng về văn bản như là liên văn bản: “bất cứ văn bản nào cũng được tạo nên như một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác” [2, tr. 37]. Cũng như R. Bathes – nhà giải cấu trúc người Pháp, Michel Foucault coi mỗi cuốn sách có biên giới vượt ra bên ngoài cấu trúc nội tại tự trị của nó, hòa lẫn vào vô vàn những cuốn sách, văn bản khác. Một nhà lý luận khác là Michael Riffaterre vận dụng khái niệm liên văn bản vào việc đọc thơ. Theo ông, người đọc đọc một bài thơ không phải từ con số không, mà xuất phát từ những kiến thức đã có được về thơ nói chung, đó là một hệ thống những văn bản khác với bài thơ bắt đầu được đọc. Lối đọc đó, Michael Riffaterre gọi là “một bài thơ được đọc ngược chiều về thi tính” (A poem is read poetically backwards) [3]. Ra đời từ thập niên 60 – thế kỷ XX, khái niệm liên văn bản không ngừng được khai triển theo nhiều hướng khác nhau. Song nhìn chung, lý thuyết liên văn bản nhấn mạnh đến các mối quan hệ mà một văn bản có thể có với các văn bản khác ngoài nó. Mối quan hệ này luôn hiện tồn trong mọi văn bản và “kín đáo” đến mức, nhiều khi, không thể tìm ra cội nguồn những văn bản đan xen, hòa lẫn nhau. Tư tưởng về liên văn bản không cốt phát lộ nguồn gốc hoặc so sánh cách thức và hiệu năng của các kí hiệu trên văn bản mà hướng đến sự khẳng định: không tồn tại sự độc sáng hay nói cách khác, không tồn tại quyền lực “thượng đế” của chủ thể tạo lập đối với chính văn bản của mình. Lý do là, mọi văn bản, thậm chí, mỗi từ, đều đã từng được dùng, được kết tinh từ các văn bản trước đó. 1.2. Khả năng ứng dụng của Liên văn bản trong nghiên cứu truyện chí dị trung đại Việt Nam Nếu mọi văn bản đều là liên văn bản như R. Bathes khẳng định thì phương pháp nghiên cứu liên văn bản khả dụng trong hầu hết các trường hợp văn bản văn học thời trung đại NGHIÊN CỨU LIÊN VĂN BẢN TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM... 35 Việt Nam, trong đó có truyện chí dị. Song, sự đòi hỏi tìm ra đặc trưng của một loại hình văn bản văn học là yêu cầu bắt buộc để phương pháp liên văn bản có ý nghĩa. Cũng như các tác phẩm khác thời trung đại, truyện chí dị chứa đựng một dạng thức liên văn bản rất phổ biến: điển cố, điển tích. Việc dùng điển cố, điển tích như một phương thức trích dẫn hàm súc các văn bản đã có từ vô số thư tịch khác nhau của văn hóa Trung Quốc, của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo. Ngoài ra, có thể nhận thấy hệ thống các văn bản truyện cổ dân gian, những câu chuyện văn hóa đan cài, xen lẫn tạo nên kết cấu mỗi tác phẩm như chúng ta đang có. Khả năng ứng dụng nghiên cứu liên văn bản trong truyện chí dị trung đại, vì thế, đầy triển vọng và rộng mở. Tuy nhiên, như Graham Allen đánh giá, sự mở rộng vô hạn nội hàm khái niệm liên văn bản có thể khiến nó có nguy cơ trở nên vô nghĩa. Do vậy, với một đối tượng khảo sát cần tìm ra tính đặc thù từ đó quy định một phạm vi nhất định. Phạm vi nghiên cứu liên văn bản truyện chí dị theo chúng tôi nên dừng ở hai cấp độ: cấp độ tư tưởng và cấp độ thủ pháp. Cấp độ tư tưởng bao gồm sự ảnh hưởng, vay mượn, xiển dương hay phản bác một hệ thống quan niệm văn hóa, triết học, chính trị đã có. Cấp độ thủ pháp chính là những dấu vết xây dựng văn bản dưới tác động của những văn bản tồn tại từ trước. Trong phạm vi truyện chí dị trung đại, những dấu vết ấy chủ yếu tập trung ở ba khía cạnh: -­‐ Trích dẫn điển tích, điển cố. -­‐ Dấu vết các văn bản truyện kể dân gian trong kết cấu. -­‐ Dấu vết các câu chuyện tín ngưỡng dân gian được tiếp thu. Một vấn đề quan trọng khác được đặt ra: cần phân biệt sự nghiên cứu liên văn bản với phương pháp Nghiên cứu ảnh hưởng văn bản hay phương pháp So sánh văn bản. So sánh văn bản nằm trong hệ thống của văn học so sánh. Cả so sánh văn bản và nghiên cứu liên văn bản đều tìm đến những văn bản có mối liên quan, đặt chúng cạnh nhau để xem xét, song, nếu so sánh văn bản đặt mục đích chỉ ra tương đồng và dị biệt thì liên văn bản không dừng lại ở đó: khẳng định mọi văn bản đều có quan hệ với các văn bản đã có. Nếu nghiên cứu ảnh hưởng đặt mục đích tìm sự tác động của văn bản có trước đến văn bản có sau thì nghiên cứu liên văn bản nhằm mở rộng mối quan hệ ấy: không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, hữu thức do dụng ý của nhà văn mà là ảnh hưởng vô thức, không sắp đặt. Trong Truyền kì mạn lục, các cốt truyện: Truyện cây gạo, Truyện ở đền Hạng vương, Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, chịu ảnh hưởng bởi: Truyện nàng Ái Khanh, Mẫu đơn đăng kí, Long đường linh hội lục, trong Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc) do Nguyễn Dữ có thể đã đọc sách của Cù Hựu. Nghiên cứu ảnh hưởng có thể đặt vấn đề tác động từ tập truyện đời Minh (Trung Quốc) đến tập truyện đời Trần – Hồ (Việt Nam). Tiễn đăng tân thoại còn ảnh hưởng đến Ugetsu Monogatari (Vũ nguyệt vật ngữ) ra đời cuối thế kỷ XVIII của Ueda Akinari. Nghiên cứu so sánh có thể đặt cạnh nhau 3 tập truyện để tìm kiếm: (1) sự vay mượn và sáng tạo của các tác giả Việt Nam và Nhật Bản so với tác giả Trung Quốc, (2) sự tương đồng và khác biệt của Nguyễn Dữ và Ueda Akinari khi cùng chịu ảnh hưởng từ Cù Hựu. Nghiên cứu liên văn bản Truyền kì mạn lục còn mở rộng các quan hệ văn bản giữa: Truyền kì 36 NGUYỄN LÃM THẮNG – NGUYỄN VĂN LUÂN mạn lục với truyện kể dân gian Việt Nam về các nhân vật: Từ Thức, Hồ Tông Thốc, Vũ Thị Thiết; các quan niệm văn hóa Việt Nam và phương Đông về cõi tiên, thủy giới, ma quỷ, Các liên hệ văn bản này vẫn đương nhiên tồn tại dù chúng ta không thể tìm ra bằng chứng về việc Nguyễn Dữ đã đọc một văn bản truyện dân gian cụ thể nào đó. Trường hợp Lĩnh Nam chích quái cũng vậy. Không có cơ sở thuyết phục nào để chứng minh Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh đã đọc một văn bản truyện cổ tích hay truyện tín ngưỡng cho dù các mối quan hệ ấy vẫn luôn tồn tại trong văn bản. Nghiên cứu liên văn bản đồng nghĩa với việc đi tìm các mối quan hệ văn bản được gợi ra từ chính văn bản Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp. 2. LIÊN VĂN BẢN LĨNH NAM CHÍCH QUÁI 2.1. Về văn bản Lĩnh Nam chích quái Lĩnh Nam chích quái 嶺南摭怪 (Góp nhặt những câu chuyện kì quái ở đất Lĩnh Nam) ra đời khoảng đời Trần. Từ lâu, Trần Thế Pháp vẫn được coi là người mở đầu cho quá trình biên soạn tác phẩm. Các học giả từ trước tới nay đa phần ủng hộ quan điểm đó nhưng vì không có cứ liệu chắc chắn nên chỉ dám nói là “tương truyền”. Trong Kiến văn tiểu lục, mục Thiên chương, Lê Quý Đôn viết: “Sách Lĩnh Nam chích quái tương truyền tác giả là Trần Thế Pháp” [4, tr. 169]. Học giả đời Nguyễn - Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, mục Văn tịch chí cũng nói: “Lĩnh Nam chích quái, 3 quyển. Không biết ai làm, tương truyền là Trần Thế Pháp soạn” [5, tr. 165]. Trong khi khảo cứu kho sách Hán Nôm, Trần Văn Giáp bảo lưu ý kiến của Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú và không đưa thêm thông tin gì mới về tác giả Lĩnh Nam chích quái. Trong các quan điểm về tác giả mở đầu Trần Thế Pháp, ý kiến của nho sĩ Đặng Minh Khiêm ở thế kỷ XVI có cơ sở chắc chắn hơn cả. Phần phàm lệ sách Việt giám vịnh sử thi tập (năm 1520), ông viết: “trong những năm Hồng Thuận, tôi vào Sử quán, thường trộm có ý muốn thuật cổ, hiềm rằng các sách ở bí thư các trải qua binh hỏa nên khuyết mất nhiều. Tôi chỉ còn thấy được toàn tập sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký của Phan Phu Tiên, Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp” [6]. Vấn đề văn bản cũng phức tạp không kém. Hiện nay Lĩnh Nam chích quái còn lưu lại 15 bản Hán văn, nhưng không có bản nào hoàn toàn giống nhau. Trong đó, nhiều truyện có ở bản này mà không có ở bản kia. Số lượng các truyện có ở hầu hết các bản là 22 truyện. Những khảo sát của chúng tôi trong bài này đều dựa vào bản kí hiệu A.33 tàng trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm được Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San dịch. 2.2. Liên cốt truyện Lĩnh Nam chích quái và truyện cổ tích Việt Nam Mô hình tuyến tính trong Lĩnh Nam chích quái là dấu vết đậm nét của mô hình cốt truyện truyện kể dân gian. Kiểu cốt truyện là yếu tố đầu tiên được Trần Thế Pháp chú trọng. Toàn bộ hai mươi hai truyện kể hoàn toàn thống nhất về cách thức tổ chức sự kiện. Chúng ta có thể hình dung qua giản đồ sau: NGHIÊN CỨU LIÊN VĂN BẢN TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM... 37 Khởi đầu: thời gian và không gian diễn ra câu chuyện ð Diễn tiến: các sự kiện chính ð Kết quả của câu chuyện. Ứng chiếu giản đồ này vào các truyện, chúng ta có được sự phân tách cụ thể và tương đối sáng rõ. Dưới đây là cách mở đầu và kết thúc cốt truyện của tất cả 22 truyện trong Lĩnh Nam chích quái. Truyện Cốt truyện Mở đầu Kết thúc Truyện Họ Hồng Bàng - 50 người con theo mẹ, 50 người con theo cha, tổ tiên người Bách Việt hình thành. Truyện ngư tinh - Không gian: Ở biển đông có con tinh ngư xà - Long Quân giết ngư tinh. Truyện Hồ tinh - Không, thời gian: Thành Thăng Long xưa hiệu là Long Biên - Long Quân sai lục bộ thủy phủ dâng nước bắt hồ tinh. Truyện Đổng Thiên Vương - Thánh Gióng đánh tan giặc Ân. Truyện Nhất Dạ Trạch - Hùng Vương truyền đến đời thứ 3 - Quang Phục đánh tan giặc Lương, tự xưng Triệu Việt Vương. Truyện Mộc tinh - Đất Phong Châu thời thượng cổ - Pháp sư chém chết Thần Xương Cuồng. Truyện Cây cau - Thời thượng cổ có một vị quan lang sức vóc cao lớn - Ba người chết hóa thành cây cau, cây trầu và phiến đá. Người nước Nam dùng trầu cau làm vật lễ cưới hỏi, lễ tết. Truyện Bánh chưng - Sau khi Hùng Vương phá được giặc Ân - Vua truyền ngôi cho Lang Liêu. 21 người anh em của vua giữ các nơi phiên trấn. Truyện Dưa hấu - Về đời Hùng Vương có viên quan tên là Mai Tiêm - Vua ra chiếu phục chức cho An Tiêm. Truyện Chim bạch trĩ - Về đời vua Thành Vương nhà Chu, Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là họ Việt Thường đem chim Bạch trĩ sang tiến cống - Sứ giả nước Nam được “ban 5 cỗ biền xa” về nước. Truyện Lý Ông Trọng - Cuối đời Hùng Vương có người ở xã Thụy Hương - Lý Thân tự vẫn. Tần Thủy Hoàng đúc tượng đồng, đặt hiệu là Ông Trọng. Truyện Giếng Việt - Giếng Việt ở miền Trâu Sơn huyện Vũ Ninh Truyện Rùa Vàng - Vua An Dương Vương nước Âu Lạc là người Ba Thục - Trọng Thủy lao đầu xuống giếng chết. Truyện hai bà Trinh linh phu nhân họ Trưng - Theo sách Sử kí thì Hai Bà Trưng vốn dòng họ Hùng () ở huyện Mê Linh, đất Phong Châu - Triều Trần sắc phong cho hai bà. Truyện Man Nương Thời Hiến đế nhà Hán, - Man Nương không bệnh mà chết. Truyện Nam Chiếu Thời Hán Vũ đế, thừa tướng nước Nam Việt là Vũ Gia không phục Truyện sông Tô Lịch Năm Hàm Thông thứ 6, vua Đường Ý Tông sau Cao Biền. - Cao Biền bị giết. Truyện núi Tản Viên Núi Tản Viên ở phía tây kinh thành Thăng Long nước Việt Nam - Thần Tản Viên vào núi An Uyên “lập điện nghỉ ngơi”. Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt Năm Thiên Phúc nguyên niên đời vua Lê Đại Hành - Giặc Tống đại bại trên sông Như Nguyệt. Truyện Từ Đạo Hạnh và Ông họ Từ tên Lộ, tự là Đạo - Sư Minh Không tạ thế năm Tân 38 NGUYỄN LÃM THẮNG – NGUYỄN VĂN LUÂN Nguyễn Minh Không Hạnh, ở chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích Sửu, niên hiệu Thái Bình thứ 22. Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải Thuyền sư Dương Không Lộ ở chùa Nghiêm Quang huyện Hải Thanh - Sư Thông Huyền tịch. Vua xuống chiếu quyên 30 hộ phụng thờ hương hỏa, phong 2 con làm quan để thưởng công. Truyện Hà Ô Lôi Năm Thiệu Phong đời Trần Dụ Tông có người làng Ma La là Đặng Sĩ Doanh - Hà Ô Lôi bị “giã” chết, trước khi chết, ngâm 4 câu thơ quốc ngữ để lại. Cách mở đầu và kết thúc như trên đã tồn tại trong truyện kể dân gian. Trong 22 truyện, 6 truyện hoàn toàn trùng cốt truyện với truyện cổ tích, bao gồm: Truyện Lý Ông Trọng, Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không, Truyện núi Tản Viên, Truyện Rùa Vàng, Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải, Truyện Hà Ô Lôi. Các truyện này đều được chép trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam do Nguyễn Đổng Chi biên soạn. Sau đây, chúng tôi đối chiếu cốt truyện Lĩnh Nam chích quái với Truyện kể dân gian để làm rõ vấn đề qua hai trường hợp tiêu biểu: “Truyện Đổng Thiên Vương” và “Truyện Hà Ô Lôi”. 2.2.1. Cốt truyện Truyện núi Tản Viên trong Lĩnh Nam chích quái và Truyện Thánh Gióng trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Nhiều chi tiết nòng cốt trong Truyện núi Tản Viên đã từng xuất hiện trong Truyện Thánh Gióng, cụ thể: - Mẹ Thánh Gióng ướm vào vết chân khổng lồ, về sau, sinh ra Gióng. - Thánh Gióng: + Từ khi ra đời đến 3 tuổi, không lớn, không biết nói năng. + Khi có giặc xâm lược, vùng dậy đòi đi đánh giặc. + Cả làng chăm nuôi, lớn nhanh như thổi, thành tráng sĩ. + Vũ khí đuổi giặc: nón sắt, ngựa sắt. + Đánh giặc xong bay về trời. Trước nay, giới nghiên cứu thường căn cứ vào thời gian ra đời trước – sau để kết luận tác giả Lĩnh Nam chích quái chịu ảnh hưởng từ cốt truyện truyện dân gian. Thực ra, mối liên hệ này không đơn giản như vậy. Sáu chi tiết trên đều nhằm xây dựng hình ảnh người hùng đánh giặc cứu nước, vì thế, cố gắng thể hiện cái phi thường: ra đời phi thường, trưởng thành phi thường, kết thúc phi thường. Nguyên tắc “phi thường hóa” chính là cách người Việt quan niệm về những hình tượng cùng loại hình anh hùng và được ánh xạ trong sử thi dân gian cũng như các truyện kể danh tướng thời trung đại. Chúng ta có thể tìm ra không ít câu chuyện cùng chứa đựng một loại chi tiết nào đó, sự lặp lại nhiều lần như thế hình thành các motif như cách chúng ta thường gọi. Chẳng hạn, motif ra đời phi thường không chỉ có trong Lĩnh Nam chích quái mà còn có trong Sự tích Doãn Công dẹp giặc Tô Định, Sự tích Câu Mang thời Hùng Vương, Sự tích Đà NGHIÊN CỨU LIÊN VĂN BẢN TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM... 39 Công thời Hùng Vương, Mỗi chi tiết cụ thể thuộc một motif nào đó cũng liên đới trong nhiều câu chuyện khác nhau. Chẳng hạn, chi tiết “bay về trời” có trong truyền thuyết Hai Bà Trưng, truyền thuyết Thánh Linh Lang, truyền thuyết Thạch Tướng Quân. Như vậy có thể khẳng định, quan hệ liên văn bản giữa cốt truyện Truyện núi Tản Viên trong Lĩnh Nam chích quái và Truyện Thánh Gióng trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam cùng tồn tại trong tâm thức văn hóa của người Việt thời sơ sử và trung đại. 2.2.2. Cốt truyện truyện cổ tích Hà Ô Lôi và truyện Hà Ô Lôi trong Lĩnh Nam chích quái Về mặt cốt truyện, truyện Hà Ô Lôi trong Lĩnh Nam chích quái có những chi tiết từng xuất hiện trong truyện cổ tích Hà Ô Lôi, bao gồm: + Thần Ma La chiếm đoạt vợ Đặng Sĩ Doanh (Dinh) sinh ra Hà Ô Lôi. + Hà Ô Lôi có vẻ bề ngoài xấu xí (đen như bị sét đánh). + Hà Ô Lôi 15 tuổi hầu cận bên vua Trần. + Hà Ô Lôi được Lã Động Tân giúp, trở nên tài hoa: hát hay, từ chương thi phú sành sỏi, được nhiều phụ nữ quyền quý yêu. + Hà Ô Lôi chinh phục và tư thông với quận chúa A Kim. + Hà Ô Lôi tư thông với con nhiều nhà vương hầu + Hà Ô Lôi bị Minh Uy Vương dùng cối giã chết. Trong trường hợp này, việc cùng tồn tại một số chi tiết thuộc cốt truyện dẫn đến sự tương đồng về tư tưởng truyện: đề cao đời sống tự do. Bảo lưu tư tưởng chủ đạo là nguyên tắc tiếp biến trong hầu hết các truyện chí dị có sử dụng cốt truyện dân gian. Những biến đổi tình tiết trong Lĩnh Nam chích quái so với truyện cổ tích như gia tăng một số nội dung liên quan đến triều đại, dân tộc, bộc lộ thái độ xã hội của tác giả cũng không làm mờ đi mối liên hệ khá rõ nét về cốt truyện và tư tưởng ở trên. Sở dĩ có sự tương liên tư tưởng như vậy vì Truyện Hà Ô Lôi ở cả văn bản truyền miệng lẫn văn bản viết cùng chịu tác động bởi một môi trường văn hóa, lịch sử thời trung đại. Trong đó yếu tố tác động rõ nhất là quy định hà khắc về quan hệ nam nữ của luân lý Nho giáo, sự đối lập giữa lý luận đạo đức với thực tiễn diễn ra trong triều chính và xã hội. Hình tượng Hà Ô Lôi của Trần Thế Pháp gợi dẫn đến hình tượng Hà Ô Lôi trong truyện kể dân gian. Đi tìm quan hệ liên văn bản ở hai cặp truyện trên phần nào cho thấy mục đích của tác giả Lĩnh Nam chích quái không phải là phục hồi một văn bản cụ thể nào bởi ngay tên truyện nhiều khi cũng được đổi khác. Những tình tiết tương đồng được sử dụng ở nhiều văn bản khác nhau có giá trị chất liệu đã từng tồn tại hàng trăm năm trong lòng đời sống dân tộc. Từ đây, các nhà văn dân gian góp nhặt thành truyện cổ tích, các nhà văn bác học góp nhặt và thêm bớt theo sự chi phối của thiết chế quyền lực đương thời mà tạo thành. Các chi tiết tương đồng trong hai truyện không hoàn toàn do chuyển dịch từ cổ tích sang văn học viết mà xuất phát từ sự tiếp thu nhiều nguồn trước và trong quá trình tạo lập của Trần Thế Pháp và các tác giả đời sau. Như vậy, điều kiện tạo nên tính liên 40 NGUYỄN LÃM THẮNG – NGUYỄN VĂN LUÂN văn bản trong Lĩnh Nam chích quái với các sáng tác dân gian và trung đại là tính chất cùng loại hình. 2.3. Những “mảnh” chuyện tín ngưỡng dân gian trong văn bản Lĩnh Nam chích quái Tình tiết: phong thánh cho những người hùng gần như là yêu cầu bắt buộc đối với sự tổ chức, sáng tạo truyện của Trần Thế Pháp. Đó là dấu vết về quan hệ khăng khít đáng kinh ngạc giữa văn bản Lĩnh Nam chích quái thời Lý – Trần với truyện kể của những nghệ sĩ dân gian. Trong Lĩnh Nam chích quái, những người có công đều được phong thánh và ban danh tước cao quý. Người ban danh tước cho những người anh hùng là các đời vua thuộc hai triều đại Lý, Trần. Dân chúng tôn xưng những nhân vật anh hùng là “Bố” (Bố Cái đại vương), “Mẹ” (Mẹ Âu Cơ), “Mẫu” (Mẫu Liễu Hạnh),, ở mức độ tâm linh thì suy tôn là Phật (Phật Mẫu Man Nương), Thánh (Thánh Gióng), và được thờ phụng ở nhiều nơi. Có thể coi đó là những “mảnh” chuyện mà Trần Thế Pháp và các nhà nho tiếp nhận từ vô số những câu chuyện về tín ngưỡng tồn tại trong dân gian và trong tâm thức người Việt. Khi người bình dân kể những câu chuyện về Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, họ đã gọi nhân vật của mình là các vị thánh bất tử. Trần Thế Pháp hay Vũ Quỳnh đời sau cũng coi những vị ấy là thánh trong các câu chuyện của mình. Việc lưu giữ những mảnh chuyện tín ngưỡng cho thấy các tác giả dù là người bình dân hay trí thức Nho học đều sùng kính đối với những người có công đánh giặc, cải tạo điền thổ và mở mang nghề nông. Không chỉ chịu sự tác động và ảnh hưởng từ văn bản dân gian, các văn bản viết Lĩnh Nam chích quái còn biểu hiện những dấu ấn lịch sử khá rõ. Những người anh hùng trong Lĩnh Nam chích quái đều được suy tôn bởi các triều đại chính trị cụ thể nào đó. Tại sao các triều đại lúc đó lại ra sức truy phong tước hiệu như vậy ? Có lẽ cả hai triều Lý, Trần đều cho đó là kế hay giữ nước và bảo tồn vệ chế độ. Chúng ta biết rằng, giữ nước và bảo vệ chế độ, trong chiều dài lịch sử, không phải khi nào cũng đi kèm nhau. Ở thời Lý Trần, hai mục đích đó gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Trong giai đoạn các triều đại mở đầu nền độc lập, thể chế, văn hóa, văn học cần được xây dựng; thống nhất và toàn vẹn cương vực lãnh thổ cần được bảo vệ - những nguyên tắc của một quốc gia độc lập Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại việc sắc phong danh tước, tôn xưng thánh thần bên cạnh những cuộc hành binh nhằm tiễu trừ các đội quân nổi dậy cát cứ ngoài Bắc (vùng miền núi phía bắc: Lạng Sơn, Thái Nguyên), trong Nam (Vùng Thanh, Nghệ). Chi tiết tạc tượng Phật và tôn xưng Phật mẫu trong Lĩnh Nam chích quái gợi đến tư tưởng “hòa quang đồng trần” của phái thiền Phật giáo Trúc Lâm mà nhà Trần sử dụng để trị nước. Sách vở còn ghi lại sự kiện: khi một vị vua Trần băng hà, triều đình đã cho dân chúng vào tận trong cung để tỏ lòng thương tiếc. Trong bối cảnh đó, các vị đức Thánh trong lịch sử dân tộc sẽ liên kết tinh thần toàn dân trong các cuộc đấu tranh do triều đình lãnh đạo dân chúng. Tôn thờ các thánh và phổ biến sự tôn thờ đó bằng văn bản là một cách bảo vệ dân tộc và bảo vệ triều đại khỏi mọi sự tổn thương. Dùng sắc phong đối với các anh hùng làm tăng thanh thế và sức mạnh thực sự của triều đại. Đó không gì khác hơn là NGHIÊN CỨU LIÊN VĂN BẢN TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM... 41 sự can thiệp của quyền lực chính trị đối với các biểu tượng thần linh. “nhiều cơ sở thờ cúng thần linh được dựng lên trong khuôn khổ chính quyền mới ở kinh đô Thăng Long từ khi Lý Thái Tổ dời về” [7, tr. 97]. Hơn mọi hình thức khác, các tập tục là nơi lưu giữ kí ức thời cổ xưa của người Việt. Tục ăn trầu, nhuộm răng, các tục lệ tắm Phật, tục hèm cho thấy diện mạo đời sống tinh thần của cư dân nông dân nghiệp Việt Nam thời cổ xưa. Cũng như các thiết chế chính trị, các tín ngưỡng cũng hiện hữu trong văn bản Lĩnh Nam chích quái thông qua các biểu tượng. Sách Lĩnh Nam chích quái có liên quan chặt chẽ với những câu chuyện tín ngưỡng về sản xuất và sinh hoạt của người dân nông nghiệp. Các “mảnh” văn bản ghi chép về tục lệ cầu mưa, Lễ tế thần cây, tắm Phật hiện hữu rải trong nhiều truyện. Trong hai triều đại Lý, Trần, hoạt động cầu mưa diễn ra ở Phật Pháp Vân. Năm 1137, cầu ngay ở chùa Báo Thiên, trong kinh thành. Lĩnh Nam chích quái gợi đến Lễ tế cây, Lễ tắm Phật ở miền Bắc. Lễ tế cây diễn ra là vùng trung du phía Bắc, đất Bạch Hạc. Truyện Man Nương ghi chép chi tiết từ gốc tích Lễ tắm Phật liên quan đến người đàn bà Man Nương cùng cuộc thụ thai và sinh nở kỳ lạ với sư Già La: “Ngày mồng tám tháng tư, Man Nương tự nhiên mà hóa, xá lị gói chôn trong chùa. Nhân dân lấy đó làm ngày sinh của Phật. Hàng năm cứ tới ngày này, trai gái già trẻ bốn phương đến tụ tập ở chùa để vui chơi, diễn đủ các trò ca, múa và đàn địch mãi thành tục lệ, gọi là Hội tắm Phật, tới nay vẫn còn” [8, tr. 179]. Chúng ta cũng thấy sự xuất hiện của tín ngưỡng thờ cây linh thiêng. “Bấy giờ Man Nương đã ngoài 80 tuổi, cũng vừa lúc cái cây kia bị đổ, trôi ra bến sông trước chùa, quanh quẩn ở đấy không chịu đi. Dân tranh nhau chặt làm củi, nhưng rìu búa đều sứt mẻ hết, bèn rủ hơn ba trăm người trong xóm giềng đến kéo vào vẫn không chuyển. Gặp lúc Man Nương xuống bến rửa tay, lay động thử chơi, cây bỗng di chuyển. Mọi người đều kinh ngạc, nhân đó bảo Man Nương kéo lên bờ. Sư sãi cùng Man Nương gọi thợ mộc đến ngay bờ sông tạc bốn pho tượng Phật” [9, tr. 179]. Những ghi chép trên đây của Trần Thế Pháp gợi đến những ghi chép của dân gian về Thạch Thần: “Tương truyền, khi toán thợ tạc bốn pho tượng Phật là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện khi cưa vấp phải hòn đá, cưa bị gãy rời. Toán thợ ném hòn đá ấy xuống sông, đá vừa chạm nước, một luồng hào quang liền phát ra rực rỡ giữa dòng. Sĩ Nhiếp biết chuyện cho tìm hòn đá, nhưng phường đánh cá tìm mãi không thấy đá. Sĩ Nhiếp cho tìm Man Nương đến, mong cậy nhờ người nhiều phép lạ ra tìm. Man Nương bơi thuyền ra sông, nàng vừa khấn dứt lời, hào quang bỗng rực sáng khắp mặt sông. Viên đá vụt nhảy lên khỏi mặt nước rồi rơi vào giữa thuyền. Sau đó hòn đá được thờ là Thạch Phật, nhiều người gọi đó là đức Thạch Quang để ghi nhớ viên đá phát ra ánh sáng chói loà” [10]. Nếu mở rộng quan hệ liên văn bản ra ngoài phạm vi tín ngưỡng Việt Nam, chúng ta thấy tục lễ Tế thần có lịch sử xa xưa ở nhiều bộ tộc trên thế giới, nổi bật nhất là các bộ tộc vùng Nam Mĩ và Đông Nam Á mà nhiều nơi vẫn bảo lưu đến nay và được ghi chép nhiều trong các thần tích, thần phả. Người Inka của Peru dùng những bé gái để tế thần linh (được gọi là Capacochas). Đế chế Maya cổ xưa dùng những cô gái xinh đẹp, đồng trinh 14 tuổi để tế thủy thần với quan niệm về làm vợ thần linh. 42 NGUYỄN LÃM THẮNG – NGUYỄN VĂN LUÂN Nguồn cội của các câu chuyện tín ngưỡng được các nhà biên soạn Lĩnh Nam chích quái trích dẫn khá mờ nhạt. Có lẽ ngay chính Trần Thế Pháp cũng khó xác định được ông đã trích dẫn từ văn bản cụ thể nào. Nguyên nhân ở chỗ, các lễ tục tín ngưỡng bao giờ cũng tham gia vào đời sống trước tiên, do đó, trở thành một dạng văn bản đặc biệt: văn bản xã hội. Từ trạng thái này, lễ tục tín ngưỡng được tiếp thu bởi người tham dự môi trường sống ấy, trong đó có Trần Thế Pháp với tư cách nhà văn. Như vậy, mỗi chữ, mỗi tên riêng, mỗi sự kiện khi được Trần Thế Pháp văn bản hóa trong Lĩnh Nam chích quái thực chất không phải là sản phẩm độc sáng. Văn bản nguồn trong quan hệ với các văn bản khác không chỉ là một văn bản cụ thể mà còn là các văn bản trừu tượng – một thứ văn bản xã hội – nơi người viết trích dẫn một cách vô thức trong quá trình sống trải để tạo ra tác phẩm. 3. KẾT LUẬN Lĩnh Nam chích quái là một trong những văn bản truyện kể giàu tính hư cấu cổ xưa nhất còn lại đến nay của văn học viết Việt Nam. Từ văn bản, chúng ta có thể phát hiện nhiều mối liên hệ với các văn bản truyện cổ tích và chuyện tín ngưỡng dân gian. Trong mối quan hệ liên cốt truyện với truyện kể dân gian, Lĩnh Nam chích quái vừa cho thấy sự vay mượn vừa thể hiện sự tương đồng ngẫu nhiên do các văn bản cùng tồn tại trong một môi trường văn hóa. Lĩnh Nam chích quái cũng chứa đựng sự tồn tại của những mảnh chuyện kể về các tín ngưỡng như thờ cây, tắm Phật, sự tôn xưng anh hùng. Trong phạm vi văn hóa rộng lớn hơn, Lĩnh Nam chích quái tất sẽ có những quan hệ liên văn bản khác, chẳng hạn, với thể chế chính trị, ngôn ngữ,. Điều này khiến văn bản mở rộng biên độ tiếp nhận từ người đọc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bakhtin (2003). Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, (tái bản lần 2). [2] J. Kristeva (1986). “The Kristeva Reader”, Toril Moi (edited), Columbia University Press, New York, Dialogue.pdf. [3] Dẫn theo Nguyễn Hưng Quốc (2005). “Văn bản và liên văn bản”, rkId=4890, cập nhật: 21.4.2005. [4] Phan Huy Chú (1992). Lịch triều hiến chương loại chí, tập III, NXB Khoa học xã hội. [5] Lê Quý Đôn (1977). Lê Quý Đôn toàn tập, tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [6] Đặng Minh Khiêm . Vịnh sử thi tập, bản chữ Hán, kí hiệu VHv.1506, tờ 2a, Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội. [7] Tạ Chí Đại Trường (2006). Thần, Người và Đất Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội [8] Nhiều tác giả (1997). Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 1 (Trần Nghĩa biên soạn), NXB Thế giới, Hà Nội. [9] Nhiều tác giả (1997). Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 1 (Trần Nghĩa biên soạn), NXB Thế giới, Hà Nội. NGHIÊN CỨU LIÊN VĂN BẢN TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM... 43 [10] Nguyễn Hữu Bỉnh (2009). “Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về Thạch thần”, al=baobacninh, cập nhật: 24/01/2009. Title: A STUDY OF FANTASTIC STORIES IN MEDIEVAL PERIOD IN VIETNAM FROM INTERTEXTUALITY PERSPECTIVE, CASE OF SELECTION OF STRANGE TALES IN LINH NAM Abstract: Written in the period of Tran dynasty, the Selection of strange tales in Linh Nam (Lĩnh Nam chích quái) comprises a range of intriguingly fantastic stories. From intertextuality perspective, we conduct a thorough study aiming at comparing the work with folktales. Some research findings and preliminary conclusions can be, in short, drawn as following: Firstly, the collection has sometimes re-used storylines in fairy tales that results from, we believe, either the common sense, the shared belief among the community or the intended mimic by the author Tran The Phap. Secondly, there has been a number of literary details in the Selection, not written in any book, are derived from traditional rite. Keywords: intertextuality perspective, fantastic story, medieval period, Vietnam, Strange tales in Linh Nam ThS. NGUYỄN LÃM THẮNG ThS. NGUYỄN VĂN LUÂN Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf27_436_nguyenlamthang_nguyenvanluan_07_nguyen_lam_thang_6894_2020364.pdf
Tài liệu liên quan