Nghiên cứu lập trình di truyền ổn định trạng thái cho lớp các bài toán hồi quy ký hiệu - Pham Thi Thuong
In this paper we propose a new method to avoid premature convergence, a common problem in genetic
programming, by increasing the diversity of the population in the process of evolution. This method
considered age and adaptability of the solution is the criteria to opimize. Evolution populations based on
two-dimensional Pareto includes individuals has the smallest age and highest adaptability. To evaluate
the method, we conducted experiments on several classes of symbolic regression problems with
increasing complexity in terms of structure. Test results show that the solution found by this method is
better than the standard genetic programming (SGP) was proposed by Koza [6], genetic programming
method stratified by age ALPS proposed Hornby [4].
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu lập trình di truyền ổn định trạng thái cho lớp các bài toán hồi quy ký hiệu - Pham Thi Thuong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU LẬP TRÌNH DI TRUYỀN ỔN ĐỊNH TRẠNG THÁI
CHO LỚP CÁC BÀI TOÁN HỒI QUY KÝ HIỆU
Pham Thi Thuong
1
; Nguyễn Lan Oanh1
1
University of Information and Communication Technology, Thai Nguyen University
TÓM TẮT —
Trong bài báo này chúng tôi đề xuất phương pháp mới để tránh hiện tượng hội tụ sớm, một vấn đề
phổ biến trong Lập trình di truyền, bằng cách tăng tính đa dạng của quần thể trong quá trình tiến
hóa. Phương pháp này xem tuổi và độ thích nghi của lời giải là các tiêu chí cần tối ưu. Quá trình tiến
hóa quần thể dựa trên mặt Pareto hai chiều gồm các cá thể có tuổi nhỏ nhất và độ thích nghi cao
nhất. Để đánh giá phương pháp, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên một số lớp các bài toán hồi quy
ký hiệu với độ phức tạp tăng dần về mặt cấu trúc. Kết quả thử nghiệm cho thấy lời giải tìm được của
phương pháp này tốt hơn so với Lập trình di truyền chuẩn (SGP) được đề xuất bởi Koza [6], phương
pháp lập trình di truyền phân tầng tuổi ALPS được đề xuất bởi Hornby [4].
Từ khóa — Bài toán hồi quy ký hiệu, Lập trình di truyền, Tối ưu đa mục tiêu Pareto.
I. GIỚI THIỆU
Một vấn đề thường gặp trong khi thực hiện các
giải thuật tiến hóa là hiện tượng chỉ đạt đến điểm
tối ưu cục bộ trong không gian các lời giải sau khi
tiến hóa đến một ngưỡng nào đó (Murphy and
Ryan, 2007). Hiện tượng này được gọi là hội tụ
sớm (Ryan, 1996; Louis and Rawlins, 1993). Mặc
dù người ta đã cố gắng khắc phục bằng cách tăng
số thế hệ, tăng thời gian huấn luyện, nhưng
chưa đạt được hiệu quả như ý muốn. Trong bài
báo này chúng tôi đề xuất một phương pháp mới
để khắc phục hiện tượng này.
Trong các nghiên cứu hiện thời thường sử
dụng cách tiếp cận thực hiện nhiều lần tìm kiếm
tiến hóa, hay nói cách khác là thực hiện nhiều lần
chạy thử nghiệm, mỗi lần chạy tương ứng với
việc khởi động lại quá trình tiến hóa để tìm kiếm
lời giải tối ưu (Auger and Hánen, 2005; Jansen,
2002). Cách tiếp cận này thường gây lãng phí tài
nguyên và không hứa hẹn nhiều khả năng tìm
được lời giải tốt.
Một trong các phương pháp để tránh hiện
tượng hội tụ sớm này là phương pháp cấu trúc
quần thể phân tầng tuổi ALPS được đề xuất bởi
Hornby (Hornby, 2006; Hornby, 2009a; Hornby,
2009b). Phương pháp này xem tuổi của cá thể là
thời gian tồn tại của gen trong cấu trúc của lời
giải khi tiến hóa qua các thế hệ. Nó phân chia
quần thể thành các tầng, mỗi tầng chứa các cá thể
với độ tuổi nhất định. Các cá thể trong từng tầng
được tiến hóa một cách độc lập. Sau mỗi thế hệ
tiến hóa một cá thể ngẫu nhiên được thêm vào
tầng trẻ nhất để tăng tính đa dạng của quần thể.
Phương pháp này đạt được những kết quả cải tiến
đáng kể so với SGP, tuy nhiên nó yêu cầu phải
thêm các tham số điều khiển mới như số lượng cá
thể trên mỗi tầng, số lượng tầng.
Một câu hỏi đặt ra là: Liệu có cách nào mà
không cần sử dụng thêm các tham số điều khiển
đồng thời vẫn giữ nguyên được chất lượng của lời
giải. Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đề xuất
phương pháp mới với ý tưởng lựa chọn những cá
thể có tuổi ít và độ thích nghi cao (hay giá trị hàm
lỗi thấp) cho tham gia vào quá trình tiến hóa. Lựa
chọn lời giải có tuổi nhỏ, độ thích nghi cao sẽ làm
tăng tính đa dạng của quần thể, bảo quản các lời
giải cha mẹ có độ thích nghi cao trong quần thể.
Để triển khai ý tưởng này, chúng tôi sử dụng cách
tiếp cận tối ưu đa mục tiêu Pareto. Ở đây chúng
tôi tập trung vào hai mục tiêu cần tối ưu là tuổi và
độ thích nghi của lời giải. Tuổi của lời giải là thời
gian tồn tại của gen được tính tương tự như cách
tiếp cận của Horby [4]. Quá trình tiến hóa quần
thể dựa trên mặt Pareto hai chiều gồm các cá thể
có tuổi nhỏ nhất và độ thích nghi cao nhất.
Phần tiếp theo của bài báo được tổ chức
như sau: Trong phần II, chúng tôi trình bày ngắn
gọn các kiến thức cơ bản bao gồm GP và phương
pháp tối ưu đa mục tiêu. Phần III là phương pháp
mới mà chúng tôi đề xuất. Các thiết lập thực
nghiệm được trình bày trong phần IV. Cuối cùng
là các kết quả đạt được và phần thảo luận chỉ ra
những công việc sẽ được nghiên cứu trong tương
lai.
II. KIẾN THỨC CƠ SỞ
A.Lập trình di truyền và Lập trình di truyền
ổn định trạng thái
Lập trình di truyền (GP: Genetic Programming)
được phát triển một cách có hệ thống bởi Koza [6]
năm 1992. Dựa trên những quan sát về các hệ thống
sinh học. GP sử dụng thuyết tiến hóa của Darwin để
91
Phạm Thị Thương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 91 - 96
Nitro PDF Software
100 Portable Document Lane
Wonderland
tiến hóa quần thể các lời giải cho bài toán [5, 6]. GP
có thể xem là một phương pháp máy học nhằm tối
ưu quần thể các chương trình máy tính để thực hiện
một nhiệm vụ tính toán cho trước. Giải thuật lập
trình di truyền gồm các bước như sau:
Bước 0: Khởi tạo quần thể ban đầu, P(0).
Lặp:
Bước1: Đánh giá độ thích nghi (độ tốt) của
mỗi lời giải trong quần thể P(t).
Bước 2: Lựa chọn 2 lời giải cha trong quần
thể P(t) dựa trên độ thích nghi của
chúng.
Bước 3: Thực hiện các thao tác di truyền để
thu được quần thể P(t+1)
Lặp đến tận khi các điều kiện dừng thỏa
mãn.
Với lập trình di truyền ổn định trạng thái
các lời giải con mới tạo ra được đưa vào quần thể
hiện thời và chúng có thể cạnh tranh với cha mẹ
trong quá trình tiến hóa.
B.Tối ưu đa mục tiêu
Tối ưu đa mục tiêu (Multi Object Optimization-
MOO) nhằm tối ưu các mục tiêu xung đột là vấn
đề thường gặp trong thực tế. Bài toán MOO được
mô tả như một hàm vecto f nhằm ánh xạ một dãy
gồm N tham biến (các biến quyết định) đến một
dãy gồm M mục tiêu. Bài toán này được phát biểu
một cách hình thức như sau: Tìm cực trị của hàm
mục tiêu:
))(),...,(),(()( 21 xfxfxfxfy M ,
Xxxxx N ),...,,( 21
Trong đó:
- x là véc tơ quyết định,
- y là véc tơ mục tiêu.
Giả sử xét bài toán cực tiểu, với 2 véc tơ
quyết định a, b trong X, chúng ta nói a ―trội‖ hơn
(dominates) b: ba khi và chỉ khi:
)(:,...,2,1)()(:,...,2,1 afMjbfafMi jii
< )(bf j
Véc tơ quyết định mà không bị vượt trội
bởi các véc tơ quyết định khác thì được gọi là véc
tơ tối ưu Pareto. Một họ gồm tất cả các lời giải
trội (y) hoặc không bị vượt trội bởi véc tơ khác
được gọi là tập tối ưu Pareto (Pareto set) hoặc mặt
tối ưu Pareto (Pareto-optimal front). Hình 1- Ví
dụ cho mặt tối ưu Pareto.
Hình 1- Mặt tối ưu Pareto 2 mục tiêu.
Một số giải thuật tiến hóa đa mục tiêu thông
thường để tìm mặt tối ưu Pareto thông dụng gồm
[3]:
- Niched Pareto GA (NPGA)
- Non-dominated sorting GA (NSGA)
- Elitist Non-dominated Sorting GA (NSGA II)
- Strength – Pareto EA (SPEA)
- Pareto – archived evolution strategy (PAES)
Trong bài báo này chúng tôi sử dụng
phương pháp NSGAII để triển khai ý tưởng đề
xuất (chúng tôi gọi phương pháp mới này là
AFMPGP – Age Fitness Multi Pareto Genetic
Programming).
III. PHƯƠNG PHÁP ĐỀ XUẤT
Phần này mô tả chi tiết phương pháp do chúng tôi
đề xuất. Phương pháp này cũng gồm các bước
như trình bày trong mục II.A.
1.Tuổi của gen (Age)
Khái niệm về tuổi của lời giải là thời gian tồn tại
của gen trong cấu trúc của lời giải qua các thể hệ
đã được sử dụng trong phương pháp ALPS.
ALPS được xem là một trong các phương pháp
tốt để tránh hiện tượng hội tụ sớm (Hornby,
2006). Phương pháp AFMPGP sử dụng phép đo
tuổi tương tự như phương pháp của Hornby, và
xem tuổi là một tiêu chí cần tối ưu.
Trong quần thể ban đầu, tất cả các cá thể
được khởi tạo với tuổi là một. Khi lai ghép và đột
biến, giá trị tuổi của các lời giải con là tuổi của lời
giải cha hoặc mẹ lớn nhất cộng với một, hay nói
cách khác tuổi được đo bởi thời gian tồn tại của
phần gen trong lời giải cha hoặc mẹ mà tồn tại lâu
nhất trong quần thể cộng với một.
2. Quần thể Age-Fitness Pareto
Quần thể được biểu diễn bởi mặt Pareto hai chiều
gồm các lời giải có tuổi nhỏ nhất và độ thích nghi
cao nhất. Nhiệm vụ học là xác định mặt Pareto
tối ưu. Trong quá trình tiến hóa, mặt Pareto sẽ
chứa các lời giải trội, mỗi lời giải trên mặt chỉ bị
92
Phạm Thị Thương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 91 - 96
Nitro PDF Software
100 Portable Document Lane
Wonderland
thay thế hay bị loại bỏ bởi lời giải có độ thích
nghi thấp hơn và tuổi trẻ hơn. Hơn nữa để góp
phần khắc phục hiện tượng hội tụ sớm, trong quá
trình tiến hóa chúng tôi bổ sung thêm vào quần
thể hiện thời một lời giải được sinh ngẫu nhiên
mới.
3. Biểu diễn lời giải
Lời giải được biểu diễn bởi cấu trúc cây.
Các nút trong của cây là các hàm và các lá là các
ký hiệu kết thúc. Hình 2 là ví dụ minh họa cho
cấu trúc cây lời giải. GP áp dụng cho bài toán hồi
quy ký hiệu nhằm tìm mô hình khớp với tập dữ
liệu cho trước.
Hình 2. Cấu trúc cây lời giải GP
4. Khởi tạo quần thể
Quần thể ban đầu chứa các cây lời giải với chiều
cao nằm trong giới hạn [a, b] cho trước, với a, b
là các số nguyên xác định giới hạn dưới, giới hạn
trên. Các cây này được sinh ngẫu nhiên với 50%
gồm các cây đầy đủ và 50% các cây thông
thường.
5. Đánh giá độ thích nghi của lời giải
Trong bài báo này chúng tôi sử dụng công thức
đo giá trị lỗi là tổng giá trị tuyệt đối của sự chênh
lệch giữa đầu ra thực sự của lời giải học được và
giá trị mong đợi:
n
i
iip ope
1
||
Trong đó:
ep là giá trị lỗi của lời giải p trong quần thể.
oi là đầu ra mong đợi của quan sát thứ i trong tập
dữ liệu huấn luyện.
pi là đầu ra thực tế của lời giải p của quan sát i
trong tập huấn luyện.
Độ thích nghi fp của lời giải được tính theo
công thức:
p
p
e
f
1
1
6.Chọn lọc cạnh tranh Pareto
Chúng tôi sử dụng phương pháp chọn lọc cạnh
tranh để lựa chọn các lời giải cha mẹ. Các lời giải
cha mẹ được lựa chọn phải thỏa mãn đồng thời
hai tiêu chuẩn tối ưu đó là tuổi ít và có độ thích
nghi cao: Tại mỗi thế hệ, k lời giải được lựa chọn
ngẫu nhiên, trong k lời giải này, chọn 2 trong k
lời giải theo cách chọn lọc cạnh tranh để đưa vào
quần thể kế tiếp.
7. Các toán tử di truyền
a. Phép lai ghép
Cặp lời giải cha mẹ được lựa chon sẽ được lai
ghép với nhau sử dụng phương pháp trao đổi chéo
để sinh ra hai lời giải con:
-Chọn ngẫu nhiên một nút trên cây cha 1
-Chọn ngẫu nhiên một nút trên cây cha 2
-Tráo đổi hai nút này cùng với các cây con của
chúng.
Hình 4 là ví dụ cho phép lai ghép. Bốn lời
giải gồm hai cha và hai con được đưa vào quần
thể hiện thời.
Hình 4: Ví dụ phép lai ghép a) Cây lời giải cha 1
b) cây lởi giải cha 2, c) cây lời giải con 1, d) cây
lời giải con 2.
b. Phép đột biến
Phép đột biến được tiến hành trên một cá thể cha
bằng cách chọn ngẫu nhiên một cây con trên cây
cha và thay cây con đó bởi cây con được sinh
ngẫu nhiên mới. Lời giải cha và lời giải con sinh
ra lại được đưa vào quần thể ban đầu. Hình 5 là ví
dụ cho phép đột biến.
+
* ln
1 2 x
*
/ -
x 2 x *
7 4
+
* ln
1 2 x
*
/
x 2
*
1 2
a)
+
ln
x
-
x *
7 4
c)
b)
d)
93
Phạm Thị Thương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 91 - 96
Nitro PDF Software
100 Portable Document Lane
Wonderland
(a) (b)
Hình 5: Ví dụ phép đột biến, (a) cây con trái được
lựa chọn để đột biến, (b) thay thế cây con đột biến
bởi cây con sinh ngẫu nhiên mới
Chúng tôi xác định kích cỡ của quần thể
ban đầu – tương tự như kích cỡ của quần thể của
giải thuật tiến hóa truyền thống. Sau mỗi thế hệ
tiến hóa, kích cỡ của quần thể là lớn hơn gấp đôi
so với kích thước ban đầu. Chúng tôi thực hiện
quá trình loại bỏ các cá thể bị vượt trội trong quần
thể đến khi thu được kích thước quần thể ban đầu
hoặc cho đến khi không tìm được các cá thể
không trội được để loại bỏ chúng để thu được mặt
tối ưu hai mục tiêu Pareto. Các cá thể trong mặt
tối ưu này lại tiếp tục tham gia vào quá trình tiến
hóa tại thế hệ tiếp theo và quy trình lại được lặp
lại cho đến khi số thế hệ tối đa thỏa mãn hoặc tìm
được lời giải đúng hoặc có độ thích nghi nhỏ hơn
ngưỡng α cho phép.
Chúng tôi đã tiến hành lập trình thử nghiệm
phương pháp đề xuất trên lớp các bài toán hồi quy
ký hiệu với độ phức tạp tăng dần. Với nghiên cứu
này, chúng tôi xem độ phức tạp của bài toán tăng
khi cấu trúc của lời giải của bài toán tăng. Cấu
trúc lời giải bài toán được biểu diễn như một cây
lời giải với các nút trong là các hàm và các nút lá
là các ký hiệu kết. Phương pháp đề xuất được so
sánh với SGP – Lập trình di truyền gốc với các
thao tác tiến hóa chuẩn, phương pháp ALPS được
xem là phương pháp tốt để tránh hiện tượng hội tụ
sớm. Kết quả thực nghiệm cho thấy phương pháp
đề xuất tìm được giải pháp tốt hơn đáng kể so với
SGP và phương pháp ALPS, thậm chí trong
trường hợp độ phức tạp của bài toán tăng dần.
IV. THIẾT LẬP THỰC NGHIỆM
A. Lớp các bài toán
Để đánh giá hiệu quả của phương pháp đề xuất,
chúng tôi kiểm thử trên 2 bài toán hồi quy ký hiệu
F1, F2. Trong đó bài toán F2 có cấu trúc hàm mục
tiêu biến đổi từ đơn giản đến phức tạp. Bảng 1.
Mô tả các bài toán này.
Bảng 1: Một số bài toán hồi quy ký hiệu
Lớp
bài
toán
Các công thức với độ phức tạp
giải pháp tăng dần
F1 cos(x)+sin(x) + sin
2
(x)
F2 1. x
2
+x (F1.1)
2. x3+x2+x (F1.2)
3. x4+x3+x2+x (F1.3)
4. x5+x4+x3+x2+x (F1.4)
5. x6+x5+x4+x3+x2+x (F1.5)
B. Thiết lập tham số thực nghiệm
Các tham số được sử dụng trong thực nghiệm được
chỉ ra trong Bảng 2. Đây là các tham số với các giá
trị thường được sử dụng trong các nghiên cứu và
các thực nghiệm của GP [7].
Bảng 2: Bảng các tham số thực nghiệm
Các tham số Các giá trị
Kích cỡ quần thể 500
Số thể hệ, điều kiện dừng 100, α = 0.01
Phương pháp lựa chọn cạnh tranh
Kích cỡ lựa chọn 2
Xác suất lai ghép 0.9
Xác suất đột biến 0.05
Chiều cao tối đa của các
cây lời giải trong quần thể
ban đầu
6
Chiều sâu tối đa của cây
lời giải trong các quần thể
15
Các ký hiệu không kết
thúc
+, -, *, / (protected
one), sin, cos, exp,
log (protected one)
Các ký hiệu kết thúc X
Tập huần luyện 60 điểm ngẫu nhiên
trong khoảng [-1,1]
Công thức fitness Độ thích nghi của
lời giải
Số lần thử nghiệm 30 lần chạy
V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phần này mô tả các thông tin, kết quả thực
nghiệm và một số trao đổi thảo luận. Trong các
thực nghiệm này, độ thích nghi của cá thể tốt nhất
trong tiến trình tiến hóa được tính trung bình qua
30 lần chạy và đồ thị kết quả tương ứng chỉ ra
như Hình 6, Hình 7. Trong đó Hình 6 là trung
bình fitness của cá thể tốt nhất của 30 lần chạy
cho bài toán F1. Hình 7 là các kết quả trung bình
của cá thể tốt nhất của 30 lần chạy cho bài toán
F2.
Các kết quả thực nghiệm cho thấy phương
pháp đề xuất (AFMPGP, đường trên cùng) là hiệu
+
* -
1 2 3 4
+
* -
1 2 x *
7 4
94
Phạm Thị Thương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 91 - 96
Nitro PDF Software
100 Portable Document Lane
Wonderland
quả hơn so với SGP (đường thứ 3) và phương
pháp ALPS (đường thứ 2), thậm chí khi học các
bài toán với độ phức tạp tăng dần F2.
Hình 6: Đồ thị trung bình fitness của lời giải
tốt nhất với bài toán F1
Hình 7: Đồ thị trung bình fitness của lời giải
tốt nhất với bài toán (F2)
VI. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất phương
pháp mới (AFMPGP) dựa trên việc sử dụng phép
đo tuổi của lời giải dựa trên thời gian tồn tại của
các gen như phương pháp ALPS được đề xuất bởi
Hornby. Chúng tôi xem tuổi và độ thích nghi của
lời giải là hai tiêu chí tối ưu, lựa chọn các cá có
tuổi ít và độ thích nghi cao tham gia vào quá trình
tiến hóa. Điều này sẽ là tăng tính đa dạng trong
quần thể và bảo quản được các lời giải tốt đã hoạc
được trước đó. Mặt khác cách tiếp cận lập trình di
truyền ổn định trạng thái được chúng tôi sử dụng
trong bài báo này nhằm tăng tốc độ hội tụ nhằm
đảm bảo khả năng sớm tìm được giải pháp tốt
trong quá trình tiến hóa. Mặt khác, cách tiếp cận
tối ưu đa mục tiêu Pareto NSGAII [3] được chúng
tôi sử dụng để cài đặt AFMPGP. Tiếp theo
AFMPGP được tiến hành thử nghiệm trên lớp bài
toán có độ phức tạp cấu trúc lời giải tăng dần. Kết
quả thử nghiệm chỉ ra AFMPGP có thể chất
lượng lời giải tốt hơn so với SGP và ALPS, thậm
chí khi độ phức tạp của bài toán cần học tăng dần
về cấu trúc, điều này có nghĩa nó có tiềm năng
trong việc tránh hiện tượng hội tụ sớm.
Trong các nghiên cứu tiếp, chúng tôi sẽ tiến
hành thử nghiệm phương pháp trên các bài toán
có độ phức tạp tăng dần (số lượng biến tăng).
Tiếp đó, đề xuất mô hình phức tạp hơn cho tối ưu
đa mục tiêu.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Angeline, P. J. Pollack, ―Evolutionary Module
Acquisition‖, Proceedings of the 2nd Annual
Conference on Evolutionary Programming, pp.
154-163, MIT Press, 1993.
[2] Andrew H. Wáton., Dr. Ian C. Parmee., Steady
State Genetic Programming with Constrained
Complexity Crossover, Processdings oF the
Second Annual Conference July 13-16, 1997,
Standford University.
[3] Chun-Wei Seah, Yew-Soon Ong, Ivor W. Tsang,
Siwei Jiang, ―Pareto Rank Learning in Multi-
objective, WCCI 2012 IEEE World Congress on
Computational Intelligence June, 10-15, 2012 -
Brisbane, Australia
[4] Gregory S. Hornby, ―A STEADY-STATE
VERSION OF THE AGE-LAYERED
POPULATION STRUCTURE EA‖, GENETIC
PROGRAMMING THEORY AND PRACTICE
VII, 2009.
[5] Michael Schmidt and Hod Lipson, ―SYMBOLIC
REGRESSION OF IMPLICIT EQUATIONS‖,
Genetic Programming Theory and Practice VII,
Genetic and Evolutionary Computation, DOI
10.1007/978-1-4419-1626-6_5, 2010.
[6] John R. Koza, "Genetic Programming On the
Programming of Computers by Means of Natural
Selection", The MIT Press Cambridge,
Massachusetts London, England, 1998
[7] Riccardo Poli, William B. Langdon, Nicholas F.
McPhee, "A Field Guide to Genetic Programming",
ISBN 978-1-4092-0073-4 (softcover), 2008
F1
F2
95
Phạm Thị Thương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 91 - 96
Nitro PDF Software
100 Portable Document Lane
Wonderland
SUMMARY
A STUDY OF STEADY – STATE GENETIC PROGRAMMING FOR A
CLASS OF SYMBOLIC REGRESSION PROBLEMS
Pham Thi Thuong
1
; Nguyen Lan Oanh
1
In this paper we propose a new method to avoid premature convergence, a common problem in genetic
programming, by increasing the diversity of the population in the process of evolution. This method
considered age and adaptability of the solution is the criteria to opimize. Evolution populations based on
two-dimensional Pareto includes individuals has the smallest age and highest adaptability. To evaluate
the method, we conducted experiments on several classes of symbolic regression problems with
increasing complexity in terms of structure. Test results show that the solution found by this method is
better than the standard genetic programming (SGP) was proposed by Koza [6], genetic programming
method stratified by age ALPS proposed Hornby [4].
Key words: Symbolic Regression Problem, Genetic Programming, MultiObjective Pareto Optimization.
* Tel: 0912838646, email: ptthuong@ictu.edu.vn
91
91
96
Phạm Thị Thương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 91 - 96
Ngày nhận bài:30/10/2014; Ngày phản biện:25/11/2014; Ngày duyệt đăng: 31/5/2015
Phản biện khoa học: TS. Vũ Mạnh Xuân – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN
Nitro PDF Software
100 Portable Document Lane
Wonderland
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_51688_55540_1542016151114file15_3202_2046722.pdf